Đề tài Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.

4. Giả thiết khoa học.

5. Phương pháp nghiên cứu.

6. Cấu trúc của đề tài.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận.

1.1. Một số khái niệm.

1.2. Quan điểm của Hồ Chủ Tịch, của Đảng.

1.3. Vị trí, vai trò và đặc điểm.

1.4. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ củ giáo dục đạo đức.

1.5. Định hướng về phát triển giáo dục đạo đức của Đảng

1.6. Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức.

1.7. Những căn cứ để đánh giá về đạo đức.

Chương 2: Thực trạng tình hình giáo dục đạo đức.

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế -xã hội địa phương.

2.2. Những ảnh hưởng của tình hình kinh tế -xã hội.

2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức.

2.4. Điều tra thực trạng giáo dục đạo đức.

Chương 3: Những biện pháp để nâng cao chất lượng.

3.1. Làm cho đội ngũ giáo viên và các lực lượng.

3.2. Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp.

3.3. Điều tra cơ bản tình hình học sinh .

3.4. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường .

3.5. Quản lý việc nâng cao chất lượng .

3.6. Công tác của giáo viên chủ nhiệm .

3.7. Xây dựng cơ quan, môi trường sư phạm.

3.8. Chỉ đạo tốt việc đánh giá .

3.9. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận .

2. Kiến nghị.

Trang

01

01

02

03

03

04

04

05

05

05

07

08

10

14

16

18

19

19

20

20

22

30

30

31

36

37

37

39

41

42

42

46

46

46

 

 

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh, thông qua môn học, thông qua các tiết dạy lồng ghép trong chương trình để giáo dục đạo đức hình thành cho các em có nhân cách sống theo những hành vi, những chuẩn mực đạo đức đã được xã hội quy định. Để làm được việc này mỗi một giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 1.6.4. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tác động đến công tác giáo dục cho học sinh: - Đối với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Đây chủ yếu là lực lượng giáo viên trẻ và số học sinh khối 9 có học lực và hạnh kiểm tốt được kết nạp vào chi đoàn, đã phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, nhất là đối với đội thiếu niên tiền phong giúp đỡ và hướng các bạn vào những hoạt động, những sinh hoạt đoàn thể vui chơi lành mạnh. Qua đó giúp cho các em, các bạn hiểu về tình bạn, tình thầy trò, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi cần. - Đối với đội thiếu niên tiên phong Hồ Chí Minh: Đây là tổ chức chính trị trong nhà trường, đội thường xuyên tổ chức các hoạt động theo chương trình, kế hoạch hướng cho học sinh tu dưỡng, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy, đội cùng với nhà trường giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên chăm chỉ. - Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh, họ giữ vai trò là cầu nối giữa nhà trường và gia đình, cùng phối kết hợp để giáo dục con em phát triển nhân cách một cách toàn diện. Tóm lại, nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh bậc THCS vì ở lứa tuổi này, các em đang tập làm người lớn, các em thích khám phá, nếu không có sự giáo dục đúng mực, phù hợp, đúng đắn thì chất lượng hàng năm hẳn sẽ không cao, chính vì vậy vai trò của nhà giáo trong nhà trường được xem là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. 1.7. Những căn cứ để đánh giá về đạo đức học sinh THCS - Căn cứ vào mục đích và kế hoạch đào tạo được Bộ giáo dục quy định; theo quyết định số: 305/QĐ ngày 26/03/1986 và quyết định số: 329/QĐ ngày 31/03/1990. - Căn cứ vào chỉ thị nhiệm vụ từng cấp học ban hành theo quyết định số: 1108/QĐ ngày 02/02/1987 tập trung vào các điểm chủ yếu sau: + Nhận thức, tình cảm làm nền tảng cho hành động đẹp đẽ. + Hành động cụ thể được biểu hiện qua các hoạt động học tập, lao động, rèn luyện thân thể, vui chơi. + Tác dụng của cá nhân đối với tập thể. + Ý thức tự phê bình, thái độ tự giác đấu tranh những sai lầm, khuyết điểm của mình. - Hạnh kiểm của học sinh chủ yếu được đánh giá qua các hành vi, thái độ, cư xử trong phạm vi nhà trường và phù hợp với thời gian, điều kiện được giáo dục, với trình độ phát triển và nhận thức về tâm sinh lý của học sinh. - Xem xét một cách đúng mực, khách quan những biểu hiện về hành vi đạo đức và thái độ cư xử, trong mối quan hệ và gia đình. Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN XÃ IA GA HUYỆN CHƯPRÔNG 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Ia ga là một xã vùng III của huyện Chưprông, Xã được thành lập vào tháng 06/2002, có 7 thôn Xã có diện tích tự nhiên là 12.277 ha với dân số 3.680 người, phần lớn dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và trồng cây công nghiệp ngắn hạn ( trên 90%). Đa số các thôn ở rãi rác, dân cư thưa thớt, cách xa trường (từ 03- 10km), trình độ dân trí còn thấp, sự chênh lệch về trình độ văn hóa giữa các thôn trong xã tương đối cao. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào cây nông nghiệp ngắn ngày, sắn, ngô ... Những gia đình có kinh tế, việc làm ổn định họ rất quan tâm đến việc học, việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cho con em họ, nhưng ngược lại cũng có rất nhiều gia đình do mãi làm kinh tế hoặc vì đồng tiền mà lãng quên việc chăm lo và giáo dục con cái, dẫn đến con họ có những biểu hiện hư hỏng, điều này ảnh hưởng nhiều đến nhà trường và xã hội. Qua các vấn đề về tình hình kinh tế xã hội của địa phương, sự tác động của các yếu tố gia đình trên địa bàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, công tác giáo dục nói riêng và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức hình thành nhân cách cho học sinh. 2.2. Những ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội đối với việc giáo dục đạo đức học sinh 2.2.1. Thuận lợi: - Trường chúng tôi được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, UBND, HĐND xã Ia ga và các Ban ngành, đoàn thể trên địa bàn xã. - Đa số nhân dân và cán bộ công chức, giáo viên rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các em, thường có những biện pháp hợp lý để giáo dục đạo đức hoặc phối hợp giáo dục khi thấy những biểu hiện sai phạm về đạo đức ngoài mức cho phép. 2.2.2. Khó khăn: - Do đặc thù dân cư sống rãi rác, xa trường học, hơn nữa nhiều gia đình mãi làm kinh tế, để mặt con cái tự lo liệu lấy bản thân. Do buông lõng chăm sóc, bảo ban nên các em đã không tự điều chỉnh được hành vi của mình trước những tệ nạn xã hội . - Học sinh thích chơi hơn thích học, nhiều gia đình lo làm kinh tế hơn chăm con nên việc phối hợp giáo dục gặp nhiều khó khăn. - Hơn nữa các lực lượng xã hội chưa thực hiện hết nhiệm vụ của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Ngô Quyền, xã Ia ga , huyện Chư prông 2.3.1. Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng: Hàng năm, Hiệu trưởng nhà trường đã chú trọng đặc biệt đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, thường xuyên quán triệt giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường chú trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh qua các môn học, qua các hoạt động vui chơi, giải trí hay lao động ... Song việc chỉ đạo, đề ra kế hoạch chưa được cụ thể, chưa sát với đối tượng cần được giáo dục, mới dừng lại ở mức giao cho giáo chủ nhiệm chịu trách nhiệm giáo dục. Chỉ đạo việc dạy lồng ghép giáo dục đạo đức qua môn học, nhất là môn Giáo dục công dân chưa thường xuyên. Chỉ đạo phối kết hợp với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã có nhưng mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức. Chưa có biện pháp giáo dục ngăn chặn những hành vi vi phạm xảy ra. Việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở chưa kịp thời, chưa đạt yêu cầu đề ra. 2.3.2. Giáo viên chủ nhiệm: - Nhìn chung đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, có quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên việc giáo dục này chỉ giới hạn ở lớp, ở giờ dạy của mình, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phân loại đối tượng, chưa có biện pháp phù hợp để giáo dục cho có hiệu quả. Hơn nữa giáo viên chủ nhiệm chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, ban nề nếp trong nhà trường để giáo dục đạo đức cho các em. - Một số ít giáo viên chủ nhiệm chưa nhiệt tình, sáng tạo để tìm ra biện pháp thích hợp để uốn nắn kịp thời những hành vi sai phạm của học sinh. - Việc liên hệ với gia đình phụ huynh chưa kịp thời. - Việc giáo dục đạo đức các em qua hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa chú trọng, chỉ làm lấy lệ. 2.3.3. Giáo viên bộ môn: - Số giáo viên bộ môn chưa hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh: + Chưa lồng ghép hoặc lồng ghép chưa đều, việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài học, qua các tiết học. + Chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức bài học, chưa quan tâm đến những biểu hiện sai phạm về đạo đức của học sinh. + Khi có biểu hiện sai phạm giáo viên bộ môn chỉ có nhiệm vụ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng hoặc ban nề nếp coi như là xong nhiệm vụ. + Còn có số ít giáo viên phớt lờ trước những biểu hiện sai phạm của học sinh. Chính vì sự phối hợp không đồng đều nầy đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục đạo đức và điều chỉnh hành vi đạo đức của học sinh trong nhà trường. 2.3.4. Tổ chức đoàn thanh niên và đội thiếu niên Hồ Chí Minh: Trong nhà trường THCS, tổ chức đoàn, đội gồm nhiều phân đoàn, chi đội được BCH chi đoàn và BCH liên đội quản lý và giáo dục phối hợp cùng với các lực lượng trong trường. Các em sinh hoạt và hoạt động qua các chủ đề chủ điểm từng tháng, tiết sinh hoạt đội trong tuần… Song sự kết hợp, lồng ghép giáo đạo đức cho các em thường xem nhẹ mới chỉ dừng lại ở hoạt động vui chơi, chưa thu hút được số học sinh hay nghịch. 2.3.5. Ban đại diện cha mẹ học sinh: Tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ hoạt động ở mức là biết kết quả sau từng giai đoạn, chưa trực tiếp phối kết hợp để cùng giáo dục đạo đức cho học sinh; họ cho rằng đây là nhiệm vụ của nhà trường, khi có sự vụ là do công an, tổ an ninh giải quyết hoặc nhà trường lo. Có những phụ huynh đành cam chịu trước sự hư hỏng của con mình hoặc có phụ huynh biết những sai phạm của con phụ huynh khác nhưng không báo để có hướng giải quyết kịp thời. Điều này đã làm cho việc giáo dục đạo đức học sinh không đồng bộ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục đạo đức hàng năm của nhà trường. 2.4. Điều tra thực trạng giáo dục đạo đức ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông hiện nay 2.4.1. Tìm hiểu nhận thức về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông . Để tìm hiểu nhận thức về giáo dục đạo đức cho học sinh tôi đã tiến hành điều tra các nhóm đối tượng nghiên cứu ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông trên địa bàn gồm : Cán bộ quản lý, một số giáo viên chủ nhiệm, một số giáo viên bộ môn anh chị tổng phụ trách và 4 ông trưởng ban đại diện hội cha mẹ học sinh, kết quả như sau: Bảng 1: Nhận thức về quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh: Đối tượng điều tra S.lượng người được điều tra Hiểu về vấn đề giáo dục đạo đức Đã tham gia giáo dục Có Chưa rõ Không Thường xuyên Chưa t/xuyên K. phải chức năng n/vụ Cán bộ quản lý 04 03 01 0 0 0 0 Giáo viên chủ nhiệm 29 29 0 0 29 0 0 Giáo viên bộ môn 14 10 04 0 08 06 0 Tổng phụ trách đội 01 01 0 0 01 0 0 Ban đại diện cha mẹ học sinh 04 02 01 01 0 01 03 Qua số liệu thống kê cho thấy hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh chưa thực sự được quan tâm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có một số học sinh có những biểu hiện sai phạm về vấn đề đạo đức. Đúng như Nghị quyết IX Ban chấp hành TW đã nhận định “ Việc giáo dục đạo đức, chính trị trong các trường học hiện nay chưa được quan tâm đúng mức ” . 2.4.2. Trong quá trình tìm hiểu các đồng chí phó hiệu truởng trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông, Câu hỏi 1: Xin đồng chí cho biết ở trường đồng chí vấn đề giáo dục đạo đức học sinh được triển khai và tiến hành thực hiện như thế nào? Trả lời: “Chúng tôi luôn quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu cấp học. Phân loại đối tượng học sinh, phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng xã hội để tiến hành giáo dục”. Câu hỏi 2: Thế còn bộ môn giáo dục công dân, đồng chí chỉ đạo thực hiện, bố trí, sắp xếp đội ngũ như thế nào? Có phân cho giáo viên chủ nhiệm dạy không? Trả lời: “Nhà trường rất coi trọng bộ môn này, chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình theo quy định của bộ giáo dục, phân công giáo viên có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo giảng dạy, tuyệt đối chúng tôi không giao cho giáo viên chủ nhiệm dạy hoặc phân chéo môn như một số trường đã làm. Hàng tháng chúng tôi có kiểm tra đánh giá qua dự giờ hoặc kiểm tra hồ sơ, giáo án”. Qua hai nội dung trả lời trên của đồng chí hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Viết Xuân tôi nhận định rằng: sở dĩ trường này có chất lượng giáo dục đạo đức cao hơn so với những trường khác là do họ thực hiện tốt được hai nội dung trả lời trên. 2.4.3. Điều tra thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường: Bảng 2: Thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông Năm học Tổng số Tổng số lớp Tổng số học sinh Trình độ ĐH Trình độ CĐ Trình độ TC CBQL GV CBQL GV 2007- 2008 03 35 25 594 02 07 14 14 2008- 2009 03 35 26 610 02 11 12 12 2009 - 2010 04 39 27 635 03 13 14 12 Qua bảng số liệu thống kê ta thấy những năm gần đây đội ngũ giáo viên ngày một tăng về số lượng và nâng về chất lượng, số lượng giáo viên có trình độ đại học ngày một tăng nhanh; năm 2007- 2008 có 02 cán bộ quản lý và có 07 giáo viên có trình độ đại học; đến năm 2009- 2010 có 03 cán bộ quản lý và 13 giáo viên có trình độ đại học vượt trên chuẩn 45,9%. Với trình độ đó họ có đủ khả năng và điều kiện để giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh khi có một kế hoạch cụ thể, phù hợp và làm tốt công tác quản lý, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh. 2.4.4. Tìm hiểu về vấn đề quan tâm đến giáo dục đạo đức học sinh ở địa phương: Tôi đã gặp, trao đổi, phỏng vấn một số đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh: - Với đồng chí Rmah Định – Bí thư xã Ia ga. + Hỏi: Xin đồng chí cho biết suy nghĩ của mình về tình hình đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh ở địa phương? + Trả lời: Tình hình đạo đức học sinh ở xã Ia ga những năm gần đây địa phương có những biểu hiện vi phạm hành vi đạo đức nghiêm trọng xảy ra tại địa phương . Đảng ủy đã thường xuyên lãnh đạo chính quyền và các lực lượng xã hội quan tâm, có biện pháp giáo dục song kết quả chưa cao. - Gặp gỡ vào trao đổi với đồng chí Chanh – Bí thư đoàn thanh niên của xã: + Hỏi: Xin đồng chí cho biết nhiệm vụ của đoàn viên thanh niên với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong tình hình hiện nay? + Trả lời: Hiện nay ở địa phương có một số bộ phận thanh thiếu niên có những biểu hiện vi phạm đạo đức đã được các cơ quan chức năng giải quyết. còn biện pháp giáo dục thì chủ yếu là do gia đình và nhà trường. Sự phối kết hợp của các lực lượng xã hội, các đoàn thể chúng tôi chưa làm được. - Để nắm được tình hình giáo dục đạo đức các em ở các hộ gia đình, tôi đã làm cuộc điều tra một số gia đình có con em đang học tại trường thông qua giáo viên chủ nhiệm gồm 3 câu hỏi và thu được kết quả như sau: + Anh (chị) có suy nghĩ gì về tình hình vi phạm đạo đức của học sinh trong thời gian hiện nay ? (câu hỏi này chúng tôi dành 50 gia đình). Kết quả: 80% trả lời “ Là mối lo ngại cho gia đình và xã hội ”. 20% trả lời “ Đó là tất yếu do xã hội ” + Anh ( Chị ) có thường xuyên giáo dục đạo đức cho con cái ở gia đình không ? ( câu hỏi này dành cho 30 gia đình ) Kết quả: 70% trả lời “ thường xuyên quan tâm ”. 20% trả lời “ không thường xuyên ”. 10% trả lời “ chưa quan tâm ”. + Anh (chị) đã quan tâm, tạo điều kiện cho con em học tập cho tốt chưa ? ( chẳng hạn có phòng học riêng, góc học tập riêng, thường xuyên xem sách vở học tập của con cái ? ...)- ( câu hỏi này dành cho 25 gia đình). Kết quả: 50% trả lời “ đã có quan tâm thường xuyên ”. 30% trả lời “ đã có quan tâm, nhưng chưa quan tâm thường xuyên ”. 20% trả lời “ chưa quan tâm, còn khoán trắng cho nhà trường ”. Chúng tôi so sánh kết quả giáo dục đạo đức của trường với sự trả lời của cha mẹ học sinh thì số học sinh vi phạm đức thì đều rơi vào gia đình chưa thường xuyên hoặc chưa quan tâm đến giáo dục, hay học tập của con cái. Qua tìm hiểu các đối tượng tôi nhận thấy: Đảng ủy địa phương có quan tâm coi trọng công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, song chính quyền địa phương, các đoàn thể và các lực lượng xã hội và một số cha mẹ học sinh chưa có sự quan tâm, chưa có biện pháp hữu hiệu để cùng với nhà trường giáo dục các em. Hiện tại họ đang khoán trắng cho nhà trường trong vấn đề này. Vậy trách nhiệm của nhà trường là phải làm cho họ hiểu: “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của Nhân dân ”. 2.4.5. Điều tra giáo dục đạo đức thông qua môn học Điều tra tình hình giáo dục đạo đức thông qua các môn học, đặc biệt là môn học giáo dục công dân, của học sinh trường THCS Ngô Quyền. - Tôi đã tiến hành dự giờ dạy của giáo viên và thống kê kết quả như sau: Bảng 3: Tình hình giáo dục đạo đức thông qua bài học, tiết dạy: Hình thức dự giờ Tổng số tiết dự Có giáo dục đạo đức qua tiết học Giáo dục chưa rõ ràng Không giáo dục đạo đức Dự đại trà 20 09- 45% 04- 20% 07- 35% Dự giờ dạy chuyên môn GDCD 11 06- 54,6% 02- 18,2% 03- 27,3% Qua bảng thống kê cho thấy đa số giáo viên bộ môn chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các tiết dạy, bài học. Bảng 4: Thống kê tình hình hạnh kiểm của học sinh từ năm học 2007- 2008 đến 2009 -2010 như sau: Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 2007- 2008 594 2008- 2009 610 2009- 2010 635 Nguồn: Qua số liệu thống kê chất lượng hai mặt giáo dục hàng năm của trường. Nhìn vào diễn biến kết quả chất lượng về mặt đạo đức của học sinh ở bảng tổng hợp; ta thấy tỉ lệ học sinh được xếp loại tốt hàng năm có tăng lên nhưng số học sinh bị xếp loại trung bình cũng có chiều hướng gia tăng. Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vi phạm đạo đức học sinh bằng cách gửi phiếu điều tra đến giáo viên chủ nhiệm ở các khối, lớp trong toàn trường. Bảng 5: Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm đạo đức: Lớp Do thiếu hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức Do ảnh hưởng của môi trường xã hội Do giáo dục gia đình Lớp 6 21 16 19 Lớp 7 15 08 10 Lớp 8 32 13 23 Lớp 9 05 06 07 Với số liệu thống kê ở bảng 5 chúng ta nhận thấy rõ, những sai phạm về đạo đức của học sinh do thiếu hiểu biết về chuẩn mực đạo đức xã hội không phải là ít so với ảnh hưởng của môi trường xã hội. Vấn đề này còn tồn tại một phần là giáo dục của nhà trường; đồng thời giáo dục của gia đình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, và sẽ thiếu nếu không nói đến môi trường xã hội. Có lần tôi nhìn thấy học sinh tự ý làm bẩn hành lang và sân trường. Tôi gọi một số học sinh hỏi và được biết: “Mấy em thấy bạn làm, mấy em bắt chước bạn”. Thêm một điều vô lý nữa là các giáo viên bộ môn qua lại nhưng không hề nói gì. * Những lổi học sinh hay mắc phải: - Không chấp hành tốt nội quy của nhà trường đề ra. - Không tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, của lớp, của đoàn, của đội đề ra. - Nói tục, chửi thề - Thường gây gỗ với bạn bè trong và ngoài nhà trường. - Có những biểu hiện không trung thực, trộm cắp vặt đồ dùng học tập của bạn bè, của nhà trường. - Phá hoại tài sản của nhà trường. * Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, có một số nguyên nhân cơ bản sau: - Các em thiếu những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức cần thiết dẫn đến những hành vi sai phạm về đạo đức. - Một số gia đình chưa có biện pháp giáo dục con đúng cách. Họ còn trông chờ vào nhà trường và xã hội. - Sự ảnh hưởng của kinh tế- xã hội, của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đến việc hình thành nhân cách học sinh. - Chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội chưa thấy hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ, chưa có sự phối kết hợp với nhà trường để giáo dục các em. Từ những thực trạng trên, làm thế nào để giải quyết được vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, là người vừa giảng dạy, vừa quản lý tôi luôn suy nghĩ để tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiện của nhà trường, thực tế của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh của trường và ngày một có hiệu quả hơn. Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN XÃ IA GA HUYỆN CHƯ PRÔNG Nhà trường, gia đình và xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu trong giáo dục chất lượng học sinh, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường, người cán bộ quản lý phải ý thức được việc giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, phải tiến hành thường xuyên đồng thời phải biết gắn kết trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường với các tổ chức đoàn thể, xã hội, gia đình cùng chăm lo giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách cho học sinh. Để thực hiện tốt những vấn đề nêu trên, Hiệu trưởng cần thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu như sau: 3.1. Làm cho đội ngũ giáo viên và các lực lượng giáo dục khác nắm được yêu cầu, nội dung và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh Biện pháp này có tác dụng thống nhất lực lượng giáo dục, tạo những tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các biện pháp khác. Vào đầu năm học, căn cứ vào chỉ thị nhiệm vụ năm học của ngành để xây dựng kế hoạch năm học của trường. Hiệu trưởng thông qua các phiên họp Hội đồng giáo dục, các cuộc họp cha mẹ học sinh, Hội đồng nhân dân để tuyên truyền phổ biến các yêu cầu của năm học mới, những việc cần thiết phối hợp. Đặc biệt là công tác tư tưởng chính trị, đạo đức. Hiệu trưởng cần tập trung vào các điểm trọng tâm, những điểm mới để sữa chữa những lệch lạc, sai sót của năm học trước. Hiệu trưởng phải làm cho họ hiểu được giáo dục đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách học sịnh, đồng thời giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà phải mọi người, mọi lực lượng đều tham gia giáo dục đạo đức, giáo dục ở mọi nơi mọi lúc. Như Mác có câu nói:” Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, nhân tố con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội, sự phồn vinh của đất nước. 3.2. Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 3.2.1. Đối với đội ngũ giáo viên: - Đây là lực lượng chủ yếu và là người trực tiếp giáo dục rèn luyện đạo đức cho các em học sinh vì vậy Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn quán triệt đến từng giáo viên về yêu cầu lồng ghép giáo dục đạo đức khi giảng dạy hay tổ chức các hoạt động giáo dục khác. Thông qua bài giảng, giáo dục cho các em tình cảm trong sáng, lành mạnh, dần hình thành cho các em những hành vi, nhân phẩm tốt đẹp. - Chú trọng môn Giáo dục công dân, phân công giáo viên phù hợp với trình độ, năng lực của từng người, chú ý không bố trí dạy chéo chuyên môn đối với bộ môn này. Ví dụ: Không nên bố trí giáo viên dạy Toán, Lý Hoá hoặc giáo viên chủ nhiệm giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. - Hiệu trưởng cần đặt ra yêu cầu giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức thông qua môn học thành tiêu chuẩn công tác của mỗi giáo viên và coi đó là nội dung cần kiểm điểm, đánh giá trong các dịp sơ kết, tổng kết cuối kỳ, cuối năm học... - Đối với giáo viên mới ra trường, Hiệu trưởng cần hướng dẫn các tổ chức giúp đỡ họ, để họ có thêm năng lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, phấn đấu:” Mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. 3.2.2. Đối với các đoàn thể nhà trường 3.2.2.1. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: - Đây là tổ chức chính trị trong nhà trường, phần lớn là giáo viên trẻ tuổi, và số học sinh lớp 9 đã được kết nạp. Vậy, cần tiên phong và thể hiện là lực lượng xung kích trong các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động phong trào. - Cần xây dựng kế hoạch hoạt động thật chi tiết ngay từ đầu mỗi năm học, qua giai đoạn thực hiện cần kiểm tra đánh giá xem kết quả từ đó để điều chỉnh kịp thời. - Hiệu trưởng cần lưu tâm và phối hợp với lực lượng này, lên kế hoạch cụ thể để hoạt động có hiệu quả. 3.2.2.2. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: - Hoạt động của Đội là bề nổi trong mọi hoạt động của nhà trường. Dưới sự lãnh đạo của Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh, đội xây dựng kế hoạch hoạt động ngày từ đầu năm học theo chủ đề, chủ điểm hoặc qua sinh hoạt đội để thu hút các học sinh vào các hoạt động vui chơi bổ ích. Qua các buổi sinh hoạt của đội giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy hoặc giáo dục đạo đức thông qua tổ chức hội thi “nét đẹp đội viên”, “vòng tay bè bạn”, “uống nước nhớ nguồn”. - Phát động phong trào đọc và làm theo báo đội, giáo dục các em học tập những điều hay lẽ phải, tránh những biểu hiện hành vi không tốt, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên chăm ngoan. - Phát huy vai trò của Đội thiếu niên tiền phong trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hoạt động nhân dịp các ngày lễ lớn. Ví dụ: nhân dịp 20/11 nhà trường chỉ đạo chi Liên đội tổ chức hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam lấy chủ đề là: “Nói lời hay làm việc tốt”. Thực hiện sự chỉ đạo trên, Đội tiến hành xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá như sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch. - Thời gian: Từ ngày 02 đến ngày 30 tháng 11 (4 tuần). - Thành phần: + Thực hiện: Tập thể học sinh trong toàn trường. (lớp + GVCN) + Giám sát: Ban nề nếp và đội cờ đỏ. - Nội dung: xây dựng một số tiêu chí 1. Không đùa nghịch tới mức dẫn đến gây gổ đánh nhau. 2. Không nói tục, chửi thề dù ở lớp hoặc nơi nào. 3. Không bẻ cành, làm hỏng cây xanh hay phá hoại tài sản chung. 4. Vứt rác đúng nơi quy định. 5. Phát hiện trường hợp vi phạm, báo cáo kịp thời. ... l Nếu trường hợp nào vi phạm một trong những tiêu chí trên sẽ trừ điểm thi đua của lớp “5 điểm”. - Hình thức: Triển khai đại trà. - Tổng kết: Khen thưởng lớp có số điểm dương tối đa theo từng khối. Bước 2: Các bước tiến hành - Họp, xây dựng kế hoạch. - Thực hiện. - Kiểm tra đánh giá. Bước 3: Kết quả Qua đợt phát động, theo số liệu thống kê đã thu được kết quả như sau: + Lớp 6A có 02 học sinh vi phạm tiêu chí 1,2 nên lớp bị trừ 10 điểm. + Lớp 6B có 01 học sinh vi phạm tiêu chí 3 nên lớp bị trừ 05 điểm. + Lớp 6C không có học sinh vi phạm nên lớp không có điểm trừ. Vậy qua đợt phát động này lớp 6C được xếp nhất khối 6. Cứ như vậy lần lượt đến khối 7, 8, 9. Bảng 6: Thống kê tình hình vi phạm của học sinh qua đợt phát động. Lớp Những trường hợp vi phạm Tổng điểm trừ Tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông.doc
Tài liệu liên quan