Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Lời mở đầu 1

Chương I: Tổng quan về công ty dệt 19-5 Hà Nội 2

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty dệt 19-5 Hà Nội 2

a. Lịch sử hình thành 2

b. Các giai đoạn phát triển 2

2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất 4

3. Đặc điểm chủ yếu của Công ty dệt 19-5 Hà Nội 5

a. Đặc điểm về sản phẩm 5

b. Đặc điểm công nghệ sản xuất 6

c. Đặc điểm về lao động 7

d. Đặc điểm về vốn kinh doanh 9

e. Máy móc thiết bị 11

f. Đặc điểm về nguyên vật liệu 13

i. Bộ máy sản xuất 14

k. Thị trường, khách hàng 15

h. Bộ máy quản lý 17

l. Tài sản vô hình 20

Chương 2: Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty dệt 19-5 Hà Nội 21

1. Phân tích mặt hàng tiêu thụ 21

2. Phân tích thị trường tiêu thụ của Công ty 23

3. Phân tích thực trạng tiêu thụ 25

Chương 3: Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm 28

1. Đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường 28

2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 28

3. Hoàn thiện chính sách sản phẩm 29

4. Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 31

Kết luận 32

 

doc34 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a doanh nghiệp. Bộ phận lập kế hoạch phải căn cứ vào cân đối công nhân khâu dệt với các khâu dây chuyền, với bộ phận sản xuất phụ, phục vụ và phù trợ khác, trình độ và của người công nhân ( năng suất lao động, trình độ tổ chức phối hợp của bộ phận quản lý hướng đào tạo công nhân mới, kế hoạch lamf tăng ca, thêm giờ phù hợp với quy định.... để lập các chỉ tiêu, con số thích hợp, phản ánh đúng năng lực của công ty đồng thời kích thích người lao động phấn khởi làm việc. d. Đặc điểm về vốn kinh doanh Thời kỳ trước đây, nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là do Nhà nước cấp. Song kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính. Công ty phải chủ động trong vấn đè tìm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ 2 nguồn: - Nnguồn do nhà nước cấp. - Nguồn của công ty( được trích từ các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ phúc lợi xã hội). Nhìn chung, không chỉ riêng mà còn hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau. Vấn đề này càng trở nên khó khăn với Công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Khi sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ trên thị trường tư liệu sản xuất nên có đặc điểm: khối lượng hàng bán lớn, thời gian khách hàng nợ đọng tiền vốn với số tiền lớn là không thể tránh được nếu công ty muốn bán được hàng và giữ mối quan hệ làm ăn với khách hàng. Bảng biểu: Tổng hợp nguồn vốn. Đơn vị: 1000 đồng Năm Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% 2000 4.180.003 27,81 10.850.824 72,19 15.030.827 100 2001 9.239.885 46,61 11.020.477 53,39 20.260.362 100 2002 13.858.972 50,73 13.458.994 49,27 27.317.966 100 Nguồn: Phòng tài vụ – Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo bảng trên cho chúng ta thấy vốn chủ chiếm một tỷ lệ cao điều đó chứng tỏ doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về tài chính. Đối với vốn chủ sở hữu qua các năm từ năm 2000 đến năm 2002 tăng 2.608.170.000 đồng do công ty đã đưa dây chuyền kéo sợi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng tỷ trọng của vốn chủ giảm xuống qua các năm do tỷ trọng của vốn vay tăng lên nhanh. Đối với vốn vay của công ty năm 2002 là 13.858.972.000 đồng chiếm 50,73% tỷ trọng vốn kinh doanh, bằng 150% của năm 2001 và bằng 331% năm 2000. Như vậy, chỉ sau 2 năm lượng vốn vay để đưa vào sản xuất kinh doanh tăng nhanh, hơn 3 lần so với năm 2000 để phù hợp với tình hình mở rộng thị trường tiêu thụ và mở rộng sản xuất, công ty đã phải vay một số lượng vốn để đầu tư vào kinh doanh. Bảng biểu: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị: 1000 đồng. Năm Vốn NSNN Vốn tự bổ sung Vốn liên doanh Tổng Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % 2000 8.374.969 77,18 923.610 8,51 1.552.245 14,31 10.850.824 100 2001 8.474.969 76,90 993.263 9,01 1.552.245 14,09 11.020.477 100 2002 10.900.618 80,99 1.006.618 7,48 1.552.245 11,53 13.458.994 100 Bảng biểu: Cơ cấu nguồn vốn vay Đơn vị: 1000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vay ngắn hạn 361.958 8,66 4.919885 53,25 11.958.972 86,29 Vay dài hạn 3.818.045 91,34 4.320.000 46,75 1.900.000 13,71 Tổng 4.180.003 100 9.239.885 100 13.858.972 100 Nguồn: Phòng tài vụ- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Bảng biểu: Kết cấu vốn của công ty Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Lượng % Lượng % Lượng % Tổng vốn 15.030.827 100 20.260.362 100 27.317.966 100 Vốn lưu động 4.054.624 26,98 4.598.387 22,70 5.835.752 21,36 Vốn cố định 10.976.203 73,02 15.661.975 77,30 21.482.214 78,64 Nguồn: Phòng tài vụ- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Vốn cố định và vốn lưu động đều tăng qua các năm từ năm 2000 đến năm 2002. Nhưng nếu xét về số tương đối thì vốn lưu động giảm dần do lượng vốn lưu động tăng chậm hơn lượng vốn cố định. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất chú trọng cho công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Vốn cố định chiếm một tỷ lớn trong nguồn vốn năm 2000 là 73,02%, năm 2001 là 77,30%, năm 2002 là 78,64%. Qua các năm vốn cố định tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Hàng năm, công ty đầu tư vào tài sản cố định là rất lớn, năm 2001 là 15.661.975.000 đồng so với năm 2000 là 4.685.772.000 đồng về số tương đối tăng 4,184%. Năm 2002 tăng 5.820.239.000 đồng so với năm 2001, về số tương đối tăng 1,336%, so với năm 2000 vốn cố định tăng 10.506.011.000 đồng, tăng gấp 2 lần, bằng 195,72% so với năm 2000. e. Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị thì trong những năm gần đây, công ty đã từng bước hiện đại hoá một số khâu trong dây chuyên sản xuất bằng việc đầu tư mới máy móc thiết bị. Đặc biệt cuối năm 1998 đầu năm 1999 công ty có đầu tư 24 máy dệt UTAS của Tiệp với số tiền lên tới 60 tỷ đồng. Tiếp đó đầu năm 2002 công ty tiếp tục mua 2 máy đậu và một máy se để hoàn thiện và nâng cao năng suất sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay các máy móc thiết bị của công ty có sự đan xen của nhiều thế hệ nhưng chủ yếu vẫn là những máy móc có từ những năm 60 tới nay đã lạc hậu nhưng vẫn sử dụng được. Bảng biểu: Hệ thống máy thuộc dây chuyền kéo sợi TTT Danh mục thiết bị số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Công suất Nguyên giá (1000đ) GTCL (1000đ) 1 Máy chải FA201 3 TQ 1997 2002 7,5 650.500 214.300 2 Máy chải FA201B 8 TQ 1998 2001 7,5 1.455.000 1.300.000 3 Máy gép FA302-1 3 TQ 1997 2000 4,5 341.300 114.000 4 Máy gép FA302 4 TQ 1998 2001 4,5 455.000 405.000 5 Máy thô FA401 1 TQ 1997 2002 20 729.700 240.000 6 Máy thô FA415 3 TQ 1998 2001 20 1.611.000 1.438.000 7 Máy con FA506 4 TQ 1997 2002 21 1.593.451 526.000 8 Máy ống GAO13 2 TQ 2001 2002 4,5 560.000 500.000 9 Máy suốt cao su 1 TQ 2001 2002 1,5 24.000 21.000 Bảng biểu: Hệ thống máy móc dây chuyền dệt vải TT Danh mục thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Công suất Nguyên giá(1000đ) GTCL (1000đ) 1 Máy đậu 1381 1 TQ 1965 1966 4,5 18.536 0 2 Máy đậu RZ10 1 BL 1991 1992 4,5 2.573 0 3 Máy se R813 2 TQ 1993 1994 17 294.710 0 4 Máy se A631 7 TQ 1962 1963 7 16.334 0 5 Máy se FA 1 TQ 2001 2002 7 410.000 365.000 6 Máy ống 1331 1 TQ 1995 1996 3,4 14.481 0 7 Máy suốt YA300 4 LX 1998 1999 1,7 5.000 3.500 8 Máy dệt UTAS 24 Tiệp 1998 1999 1,1 2.458.971 1.527.000 9 Máy dệt 1511KH 44 TQ 1965 1994 0,6 185.658 0 Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Theo các bảng số liệu trên, có những thiết bị đã khấu hao hết thậm chí tái khấu hao hết nhiều lần, song vẫn đang còn sử dụng. Tuy nhiên, công ty vaanc đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao nhất có thể cho phép. Hướng đi của công ty trong tương lai sẽ là nhập thêm một số máy móc thiết bị của Hàn Quốc, Nhật Bản và EU. f. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một yếu tố đầu vào quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Đó không phải là vấn đề phức tạp song lại đòi hỏi phải cung ứng kịp thời, đủ, đúng chủng loại để đảm bảo cho chất lượng đầu ra. Nguyên vật liệu trong nước: từ quý 4/1998 công ty bông đã chuyển về cho công ty quản lý, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng bông, chế biến và tiêu thụ. Cây bông từ nay có thị trường lớn và ổn định là các công ty sản xuất sợi với nhu cầu mỗi năm một tăng, dự báo đến năm 2010 là 150.000 tấn. Việc tăng sản lượng trong nước sẽ giảm được nhu cầu nhập khẩu, tránh được sự tác động của tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện cho người nông dân và các lực lượng khác có công ăn việc làm, đòng thời chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của tổng công ty và của nhà nước. Nguyên vật liệu nhập khẩu: nguyên vật liệu bông vẫn phải nhập tới 90%, trong tình hình hiện nay việc nhập bông còn rất tản mạn, tổng công ty nhập một phần, phần lớn do các doanh nghiệp tư nhân nhập nên giá cả cũng rất khác nhau. Bởi vậy, đây là một lĩnh vực cần tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện cho việc tiết kiệm, giảm giá thành sản phẩm và chủ động trong sanr xuất kinh doanh khi thị trường có biến động. Hiện nay, đối tác cung cấp nguyên vật liệu bông cho công ty là các nguồn cung cấp sợi từ các nhà cung ứng trong nước khác nhau như: sợi Huế, sợi 8-3, sợi Hà Nội.... Sợi được dùng cho sản xuất chủ yếu ở đây là sợi cotton 100%, ngoài ra còn dùng cả sợi Peco( bông pha chế Polysete), sợi tổng hợp, sợi đay,....trong đó: - Sợi cotton chiếm 70% đến 75% - Sợi các loại chiếm 25% đến 30% Nguồn bông do thị trường trong nước cung cấp hầu như không đáng kể nên chủ yếu phải nhập ngoại, gồm có: Bông Tây Phi, bông Liên Xô, bông Mỹ, bông ấn độ. i. Bộ máy sản xuất Công ty có 4 phân xưởng * Phân xưởng sợi: sản xuất các loại sợi 100% cotton phục vụ cho sản xuất vải bạt. Đánh ống Sợi con Cung bông Thô ghép Chải * Phân xưởng dệt: sản xuất chủ yếu các loại vải phục vụ cho ngành công nghiệp may giầy. Dệt Sợi dọc- Mắc sợi dọc Sợi ngang- suốt tự động Đánh ống Se sợi (dọc; ngang) Đậu sợi (dọc; ngang) Sợi đơn * Phân xưởng may: Thực hiện gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu cho công ty liên doanh Việt- Sin 19-5. May Cắt Giáp mẫu Chải vải * Ngành hoàn thành: Hoàn tất các sản phẩm của công ty. Nhập kho Đóng kiện Nhuộm Đo gấp KCS Soạn hàng : Thuê ngoài gia công. : Tự sản xuất. * Tổ chức bộ máy ở các phân xưởng: - Quản đốc phân xưởng: người được giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi mặt quản lý của phân xưởng bao gồm quản lý kỹ thuật sản xuất, vật tư, kỹ thuật, lao động và chất lượng sản phẩm. - Phó giám đốc phân xưởng: là người được giám đốc bổ nhiệm giúp việc cho quản đốc và chịu sự phân công đảm nhiệm một phần chính công việc của phân xưởng. - Trưởng ca sản xuất: là người được giám đốc bổ nhiệm giúp việc cho quản đốc phân xưởng quản lý sản xuất và 5 mặt quản lý của một ca sản xuất. - Các tổ chức từ đầu đến cuối dây chuyền có tổ trưởng sản xuất người trực tiếp quản lý công nhân sản xuất. Sơ đồ quy trình sản xuất: PX Hoàn Thành PX May PX Dệt PX Sợi k. Thị trường, khách hàng Trên cơ sở xác định sản phẩm của công ty có tính chất công nghiệp, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thị trường cho mình.Khách hàng chủ yếu của công ty là các xí nghiệp giầy vải( ký hợp đồng với số lượng lớn). Bên cạnh đó, một số loại vải bạt của công ty cũng đang được tiêu thụ phục vụ cho may quần áo của công nhân, cho các đơn vị quân đội, hậu cần may quân trang. Với tính chất mặt hàng như vậy, chiến lược tiêu thụ của công ty là bán hàng trực tiếp, tích cực chào hàng đến từng đơn vị khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng trên cơ sở đó nhằm nắm bắt một cách đầy đủ, chính xác nhất nhu cầu của khách hàng, ký kết các hợp đồng là căn cứ vững chắc cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Hiện nay, thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh thành phố miền Nam và miền Bắc. Với thị phần tương ứng là: 70% ở miền Nam và 30% ở miền Bắc. Với thị trường hiện có, công ty vẫn gặp không ít khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp nhà nước có, doanh nghiệp tư nhân có, khách hàng ngày càng khó tính, chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh chưa tới độ khốc liệt, sống còn. Sản phẩm của công ty vẫn có vị thế trên thị trường, đặc biệt là miền Nam chiếm thị phần chủ yếu của công ty lên tới hơn 70%. Đó là thị phần trong nước, công ty đang tích cực trong việc tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài, đó là xâm nhập thị trường Mỹ và EU. Để thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty chúng ta hãy xem số liệu sau đây: Bảng biểu: Tình hình sản xuất sản phảm chủ yếu Nội dung Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 KH TH KH TH KH TH Tuyệt đối % Tuyệt đối % GTSXCN Tỷ đồng 21,3 23,5 26,6 27 31,5 33,43 3,5 14,89 6,43 23,81 Bạt 2,3 1000m 1700 1948,3 1800 1990,1 1850 2070 41 2,15 79,9 4,1 Bạt 8 1000m 23 25,1 24 25,5 25 29 0,4 1,6 3,5 13,2 Bạt 10 1000m 25 31 26 33 27 38 2 6,5 5. 15,2 Lọc đường 1000m 240 235 240 245 250 256 10 4,3 11 4,5 Bạt khác 1000m 37 38,5 39 40,5 42 45 2 5,2 4,5 11,1 Tẩy nhuộm 1000m 600 675 680 681,8 700 702 6,8 10 20,2 12,9 Sợi 1000kg 40 185 190 420 211 150 3,75 21 1,13 Bảng biểu: tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Nội dung Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 KH TH KH TH KH TH Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu Tỷ đồng 30,2 31,5 32,5 33,21 41 41,56 1,71 5,43 8,39 25,26 Bạt 2,3 1000m 1,8 1,95 1,9 1,95 1,95 2,04 1,71 0,09 0,09 4,62 Bạt 8 1000m 22 25,1 23 25,5 28 28,5 0,4 1,59 3 13,2 Bạt 10 1000m 25 31 26 33 27 38 2 6,5 5 15,2 Lọc đường 1000m 240 235 240 245 245 253 10 4,3 8 3,27 Bạt khác 1000m 37 38,5 39 40,5 42 43 1,5 3,9 3 7,5 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Nói chung, các sản phẩm của công ty và giá trị sản xuất công nghiệp của công ty không ngừng tăng lên qua các năm gần đây là biểu hiện tốt phản ánh khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, qua bảng số liệu của công ty ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng tăng cao, chứng tỏ sản phẩm của doanh ngày càng được thị trường chấp nhận và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường vải công nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường. h. Bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình trực tuyến chức năng: * Ban lãnh đạo gồm có 1 Giám Đốc và 2 phó giám đốc trong đó: 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật đầu tư và sản xuất; 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh và nội chính. * Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc điều hành công việc, bao gồm 9 phòng: - Phòng kế hoạch thị trường: lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý công tác kỹ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất. - Phòng tài vụ: hoạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính kế toán. - Phòng KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá mua về và hàng sản xuất của công ty, thường trực ISO. - Phòng lao động- tiền lương: tuyển dụng, đào tạo nhân lực, quản lý lao động, giải quyết chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động. - Phòng vật tư: cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá. - Phòng kiểm toán: kiểm tra hệ thống kế toán và một số nghiệp vụ của các phòng ban khác. - Phòng hành chính bảo vệ: đảm bảo an toàn, an ninh trong công ty, thực hiện văn hoá công ty. - Phòng y tế đời sống: chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động. Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Giám Đốc PGĐ Nội chính PGĐ kỹ thuật- đầu tư Phòng hành chính bảo vệ Phòng y tế đời sống Ngành hoàn thành Phòng kế hoạch thị trường Phòng lao động tiền lương Phòng tài vụ Phòng vật tư Phòng quản lý chất lượng Phòng kỹ thuật sản xuất Phân xưởng dệt Phân xưởng sợi Phòng kiểm toán thống kê Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ KCS Tổ kho bốc xếp QMR l. Tài sản vô hình Song song với sự phát triển về mặt sản xuất kinh doanh, công ty còn có các hoạt động tích cực góp phần phát triển nền kinh tế xã hội chung cho toàn công ty nói riêng và cả nước nói chung. Công ty có các hoạt động văn hoá xã hội như: - Chăm lo cải thiện đời sống, vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân cho một người lao động kế hoạch năm 2001 đạt 850.000 đồng. - Chăm lo bữa ăn giữa ca, ca sáng, ca 3 cho người lao động đạt chất lượng cao. - Chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên: hàng năm khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát. - Tặng quà sinh nhật cho cán bộ công nhân viên( theo cùng một tháng sinh), tiêu chuẩn 50.000 đồng. - Trang bị nhu cầu cần thiết cho lao động nữ. - Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình thương binh, gia đình cán bộ công nhân viên khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Tuyên dương và tặng thưởng quà cho con cán bộ công nhân viên đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, trợ giúp tiền học nhân ngày khai giảng năm học mới. - Tổ chức vui tết trung thu, tặng quà ngày 1/6 cho con em cán bộ công nhân viên. - Tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong công ty đã đạt được nhiều giải về chạy, cầu lông, bóng bàn.... Sau 43 năm hoạt động công ty đã được tặng thưởng: - Một huân chương lao động hạng nhất. - Một huân chương lao động hạng nhì. - Một huân chương lao động hạng ba. - Một huân chương chiến công hạng ba. Đảng bộ trong công ty nhiều năm liền đạt huân chương đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm 2001 đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc. Công đoàn công ty nhiều năm liền được liên đoàn lao động thành phố Hà Nội tặng cờ danh hiệu đơn vị có hoạt động công đoàn vững mạnh xuất sắc. Đoàn Thanh Niên Công Sản Hồ Chí Minh đạt danh hiệu vững mạnh. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức QMS cấp chứng chỉ ISO 9002 và đang triển khai TQM và ISO 14.000. Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Chương 2 phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Phân tích về mặt hàng tiêu thụ. Như chúng ta đã biết, trong cơ chế thị trường thì việc sản xuất hàng hoá phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường, phụ thuộc vào sự đòi hỏi của thị trường mà ta đáp ứng. Chứ ta không thể sản xuất thứ mà ta có để cung cấp cho thị trường mà không cần biết nó có làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng hay không. Công ty Dệt 19/5 cũng vậy, trong thời kỳ bao cấp việc sản xuất và tiêu thụ đã có Nhà Nước bao cấp tất cả nhưng bước sang nền kinh tế thị trường công ty phải hứng chịu tất cả các quy luật cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Với công ty Dệt 19/5 hà nội, để vượt qua sự thử thách đầy sóng gió công ty đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, nắm bắt nhanh các quy luật của nền kinh tế thị trường cùng với tinh thần năng động sáng tạo, tập thể công ty Dệt 19/5 đã đưa ra được biện pháp hữu hiệu đưa công ty dần đi vào ổn định sản xuất và tăng trưởng dần trong những năm gần đây. Qua các cuộc biến động thăng trầm phát triển của công ty theo đó chức năng nhiệm vụ sản xuất của công ty cũng thay đổi theo cho phù hợp với tình hình chung của đất nước. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty từ chỗ chuyên sản xuất các loại mặt hàng dệt kim như khăn mặt, bit tất để xuất khẩu, công ty đã dần chuyển hướng sang sản xuất các loại vải bạt công nghiệp phục vụ chủ yếu cho các đơn vị sản xuất giầy và các đơn vị quốc phòng trong nước. Đồng thời tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các loại vải bạt nặng, đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cho đến nay các sản phẩm vải bạt, đặc biệt là các loại vải bạt tẩy nhuộm đang là những mặt hàng chiến lược của công ty. Bảng: Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tiêu thụ Doanh thu Tiêu thụ Doanh thu Tiêu thụ Doanh thu 1 Bạt 2 % 27,45 23,59 29,06 22,64 29,14 21,5 2 Bạt 3 % 22,06 19,5 23,35 17,05 21,37 17,39 3 Bạt 8 % 10,26 13 10,9 13,15 11,31 14,36 4 Bat 10 % 7,07 6,49 7,86 6,57 7,5 6,5 5 Vải lọc % 0,86 6,49 0,98 7,69 0,98 6,5 6 Vải chéo % 1,06 74.10-6 92.10-6 75.10-6 93.10-6 74.10-6 7 Vải phin % 8,06 2,5 1,2 2,52 1,2 2,5 8 Vải tẩy nhuộm % 23,18 28,43 26,5 30,85 18,45 30,81 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Hoạt động tiêu thụ của công ty trong những năm từ 2000 đến 2002 nhìn chung đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đặc biệt với vải tẩy nhuộm, thực tế đã vượt xa so với kế hoạch đã đề ra. Qua hoạt động tiêu thụ ta thấy vải nhuộm chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu mặt hàng tiêu thụ, tỷ trọng vải tẩy nhuộm tăng mạnh qua các năm. Bảng: Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sản lượng(m) Doanh thu(tr.đ) Sản lượng(m) Doanh thu(tr.đ) Sản lượng(m) Doanh thu(tr.đ) 1 Tổng số 2.531.335 41.796 2.649.990 43.051,43 2.830.660 46.540,58 2 Vải bạt các loại trong đó 1.800.335 26.167,4 1.887.853 25.581,43 2.830.660 46.540,58 3 Bạt2 739.260 9.863,8 770.309 9.750,08 825.000 10.007,35 4 Bạt 3 594.000 8.150,3 618.948 7.340,613 604.895 8.095,588 5 Bạt 8 287.100 5.433,5 290.158,2 5.661,707 320.400 6.863,688 6 Bạt 10 190.440 2.716,7 208.438,5 2.830,801 212.530 3.031,788 7 Vải lọc 25.100 2.716,7 26.154,2 3.130,801 28.010 3.031,788 8 Vải phin 235 3,1 244,87 3,2302 264 3,459544 9 Vải chéo 31.000 1.044,9 32.302 1.088,786 34.560 1.166,09 10 Vải tẩy nhuộm 675.000 11.866,9 703.350 13.185,31 805.440 14.343,25 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Qua hoạt động tiêu thụ ta thấy vải nhuộm chiếm vị trí tương đối trong cơ cấu mặt hàng tiêu thụ, tỷ trọng vải tẩy nhuộm tăng nhanh qua các năm. năm 2000 vải tẩy nhuộm tiêu thụ được 675.000 mét chiếm 23,17% trong cơ cấu, doanh thu 11.866,9 triệu đồng chiếm 28,39% trong cơ cấu, đến năm 2001 sản lượng tăng lên 703.350 mét chiếm 26,55% trong cơ cấu, doanh thu tăng lên 13.285,31 triệu đồng chiếm 30,85% trong cơ cấu. đến năm 2002, các con số này lần lượt là 805.440 mét(28,45%), 14.343,25 triệu đồng(30,81%). Chứng tỏ mặt hàng này chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của công ty Dệt 19/5. Phân tích thi trường tiêu thụ của công ty Để tiêu thụ được sản phẩm của mình, công ty dệt 19/5 không ngừng tìm kiếm đối tác để bán được hàng. Phương châm của công ty là bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Mà như chúng ta đã biết sản phẩm của công ty là vải công nghiệp cho nên thị trường chủ yếu của công ty là bao gồm các công ty sản xuất giầy vải, may mặc các đơn vị quốc phòng, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, rượu, bia.... trải dài từ Bắc tới Nam. Đó là chưa kể thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Đối với thị trường các doanh nghiệp sản xuất giầy vải hiện nay theo điều tra thị trường nhu cầu tiêu thụ trung bình khoảng 10 triệu mét/năm. theo liệt kê một số khách hàng tiêu thụ thường xuyên của công ty cho thấy các đơn vị sản xuất giầy vải là những bạn hàng lớn và chủ yếu của công ty. Sản lượng tiêu thụ của hàng năm của các đơn vị này chiếm 70% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Bảng: Một số thị trường thường xuyên của công ty TT Thị trường tiêu thụ Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sản lượng(m) Giá trị(tr.đ) Sản lượng(m) Giá trị(tr.đ) Sản lượng(m) Giá trị(tr.đ) 1 Giầy Hiệp Hưng 274182 3388.57 285697.6 3530.89 305982.2 3781.583 2 Giầy Thuỵ Khuê 189668 1815.759 197634.1 1892.021 211666.1 2026.354 3 Giầy An Lạc 329789 3322.66 343640.1 3462.212 368038.6 3708.029 4 Giầy Thống Nhất 184298 1848.459 192038.5 1926.094 205673.3 2062.847 5 Giầy Thăng Long 337130 3890.53 351289.5 4053.932 376231 4341.761 6 Giầy da Sài Gòn 147030 1604.748 153205.3 1672.147 164082.8 1790.87 7 Giầy da xuất khẩu 159196 1815.81 165882.2 1892.074 177659.9 2026.411 8 Giầy Dân Sinh HP 172033 2091.525 179258.4 2179.369 191985.7 2334.104 9 Quân đoàn 2 20570 339.405 21433,94 353.66 22955.75 378.77 10 Quân đoàn 3 15730 305.56 16390.66 318.3935 17554.4 340999.5 11 Công ty 26 263600 5294.207 274671.2 5469.674 294172.9 5858.021 12 Công ty 32 170066 3132.78 177208.8 3264.357 189790.6 3496.126 13 Quân đoàn 7 38564 109.246 40183.69 113.8343 43036.73 121.9166 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Qua bảng thống kê sản lượng tiêu thụ ở các đơn vị sản xuất giầy vải nhìn chung khá ổn định và tăng nhẹ trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ cho thấy sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Song với dung lượng thị trường nhỏ như vậy, việc mở rộng thị trường tiêu thụ sang khách hàng tiềm năng và tăng sản lượng tiêu thụ là rất cần thiết và có ý nghĩa về mọi mặt trong hoạt động sản xuất của công ty. Qua phân bố địa lý các mặt hàng cho thấy các đơn vijnayf chủ yếu nằm ở khu vực phía Nam( chiếm tới 70% tổng doanh thu) và một số ít nằm ở phía Bắc. Sản lượng tiêu thụ qua các năm cho thấy các thị trường này vẫn chưa được khai thác triệt để. Đặc biệt là thị trường khu vực miền Bắc, gần công ty song sản lượng tiêu thụ còn khiêm tốn. Đối với các công ty may những năm vừa qua là thời điểm thăng hoa trong các hoạt động tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Nhu cầu vải công nghiệp của các đơn vị này quá lớn, trung bình 18 triệu mét mỗi năm để sản xuất áo khoác hai lớp, áo Jăcket, quần kaki....Tuy nhiên, các bạn hàng thuộc thành phần này của công ty rất ít, chỉ có dệt may công nghiệp Hà Nội và Dệt 8-3 là hai bạn hàng lâu năm của công ty. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm theo quý trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC517.doc
Tài liệu liên quan