Chương 1: Sơ Lược Về Công Ty 1
I. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của công ty cổ phần dược Phú Thọ 1
1. Lịch sử hình thành 1
1.1 Chức năng và nhiệm vụ 1
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính 2
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 3
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 4
2.1 lao động của công ty 4
2.2 Về cụng nghệ 7
2.2.1 Quy trỡnh cụng nghệ 7
2.2.2 Mỏy múc thiết bị 9
2.3 Đặc điểm về vốn 11
2.4Đặc điểm về nguyờn vật liệu đầu vào 12
2.5 Sản phẩm của cong ty 14
II. đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp 16
III. Đánh giá chung 19
1 Thành tựu 19
2 Tồn tại 20
Chương 2:Thực trạng về vấn đề tiêu thụ của công ty cổ phần DƯợC PHú THọ 21
I. Các đặc điểm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ 21
1.Tình hình cung ứng thuốc trên thị trường 21
2. Tình hình tiêu dùng thuốc trên thị trường 24
II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 27
1. Phân tích thị trường tiêu thụ của Công Ty 27
1.1. Thị phần của Công Ty 27
1.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng của Công Ty 28
2. Phân tích chính sách định giá của Công Ty 30
3. Phân tích tình hình tiêu thụ qua hệ thống kênh phân phối của Công Ty 32
4. Phân tích tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm 38
5. Các hoạt động hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm 40
6. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công Ty thông qua nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất 42
6.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 42
6.2. Nghiệp vụ bao gói, nhãn hiệu 43
6.3. Nghiệp vụ bảo quản thành phẩm ở kho 46
III. đánh giá về thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 47
2. Những hạn chế còn tồn tại 48
3. Nguyên nhân 51
Chương III một số giảI pháp cho hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần dược phú thọ 52
I. Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty cổ phần dược phú thọ trong thời gian tới 52
1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian tới 52
1.1. Thuận lợi 52
1.2. Khó khăn 53
2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ccông ty trong thời gian tới 56
2.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển 56
II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược Phú Thọ 57
1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường 57
2. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược thị trường 59
2.1. Đối với thị trường truyền thống 59
2.2. Đối với thị trường mới 61
3. Động viên các thành viên của mạng lưới phân phối 61
4. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 63
5. Phấn đấu giảm giá thành sản phẩm 66
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công cụ cạnh tranh Công Ty đã áp dụng chính sách giá linh hoạt.
3. Phân tích tình hình tiêu thụ qua hệ thống kênh phân phối của Công Ty
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công Ty đã từng bước xây dựng một hệ thống kênh phân phối khá hoàn chỉnh. Hiện nay Công Ty đang áp dụng dạng kênh phân phối hỗn hợp để đưa sản phẩm của Công Ty đến với người tiêu dùng. Tức là Công Ty vừa tổ chức trực tiếp bán sản phẩm đến tận tay người sử dụng vừa khai thác lợi thế trong hệ thống phân phối của người mua trung gian.
Sơ đồ : hệ thống kênh phân phối của Công Ty
Công Ty dược phú thọ
Người sử dụng
Hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân; bệnh viện
Cty dược phẩm TƯ 1, cty dược dược liệu TƯ 1
Cty dược phẩm ở các tỉnh thành
Đại lý của cty ở các tỉnh thành
Hiệu thuốc,nhà thuốc
Bệnh viện,
cơ sở y tế
Kênh trực tiếp
Kênh gián tiếp 1 cấp
Kênh gián tiếp 2 cấp
Kênh trực tiếp: Sản phẩm của Công Ty trực tiếp đến tận tay người sử dụng thông qua các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trực thuộc Công Ty .. Các nhân viên bán hàng của Công Ty trước đây làm công ăn lương nhưng gần đây Công Ty đã quyết định khoán sản phẩm cho từng cửa hàng để khuyến khích tính năng động của nhân viên, đẩy nhanh khối lượng sản phẩm bán ra. Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm, nhân viên bán hàng phải có nhiệm vụ thu thập thông tin phản hồi từ phía người sử dụng sản phẩm của Công Ty . Qua đó, Công Ty trực tiếp nắm bắt được những nhận xét, phản ứng từ phía người tiêu dùng về những ưu, nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sử dụng để từ đó Công Ty có những biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp. Nhờ vậy mà luôn đảm bảo sự giao tiếp chặt chẽ giữa Công Ty và người sử dụng sản phẩm, đảm bảo cho Công Ty có thể thích ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường luôn tăng lên và biến đổi không ngừng. Bên cạnh đó Công Ty còn sử dụng cả đội ngũ nhân viên tiếp thị đi bán và giới thiệu thuốc đến tận tay người sử dụng, đặc biệt là trong những dịp Công Ty đưa sản phẩm mới vào thị trường. Như vậy đội ngũ tiếp thị đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm của Công Ty , đặc biệt là sản phẩm mới đến với người tiêu dùng. Nhận thức được điều đó, Công Ty đã không ngừng đào tạo bồi dưỡng trình độ cho họ. Doanh số thu được qua kênh tiêu thụ trực tiếp này chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của Công Ty
Kênh gián tiếp 1 cấp: Theo kênh này, sản phẩm của Công Ty đến với người sử dụng thông qua trung gian bán lẻ là các hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân, các bệnh viện, cơ sở y tế. Những người này có thể mua thuốc trực tiếp tại Công Ty hoặc mua tại các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công Ty (như đã nêu ở trên) để bán lại cho người sử dụng. Đây là loại kênh ngắn có ưu điểm thuận tiện cho người tiêu dùng, có thể mua thuốc của Công Ty ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào với số lượng nhỏ lẻ, chủng loại đa dạng. Công Ty đã khá thành công trong việc sử dụng đội ngũ trình dược viên đến các hiệu thuốc, nhà thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của Công Ty , đặc biệt là những sản phẩm mới và thiết lập quan hệ mua bán với các cơ sở này. Tỷ lệ tiêu thụ qua kênh này đạt khoảng 13%-15% tổng doanh thu của Công Ty .
Kênh gián tiếp 2 cấp: Doanh số của Công Ty thu được chủ yếu từ việc phân phối trong kênh tiêu thụ này. Công Ty đã thực hiện những hợp đồng kinh tế lớn với các công ty dược phẩm trị giá lên tới hàng tỷ đồng. Các công ty dược này đều có mạng lưới phân phối rộng khắp bao gồm các đại lý, các cửa hàng, hiệu thuốc lớn nhỏ... Do đó, doanh số tiêu thụ qua các công ty dược này thường cao, chiếm khoảng 20%-25% tổng doanh thu của Công Ty . Ngoài việc giao dịch với các công ty dược phẩm địa phương như công ty dược phẩm Bắc Giang, Nam Hà, Tuyên Quang,... Công Ty còn liên hệ với các tuyến tỉnh, thành phố để mở đại lý của mình tại tỉnh đó nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ của Công Ty
Tỷ lệ tiêu thụ qua hệ thống đại lý của Công Ty chiếm phần lớn tổng doanh thu của Công Ty , khoảng 58%-60%. Do đó, Công Ty rất coi trọng việc phân phối sản phẩm qua hệ thống đại lý, đặc biệt là việc phân bố số lượng đại lý ở các tỉnh thành sao cho phù hợp. Số lượng đại lý trên một địa bàn quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của Công Ty trên địa bàn đó: Một mặt dễ xuất hiện tình trạng chồng chéo, giẫm đạp lên nhau, sự cạnh tranh bất hợp tác giữa các đại lý, mặt khác gây khó khăn cho Công Ty trong việc quản lý quá nhiều Công Ty trên cùng một địa bàn. Nhưng nếu số lượng đại lý quá ít cũng không có lợi do khả năng phân phối sản phẩm ra thị trường kém. Số lượng đại lý hiện nay của Công Ty cụ thể như sau:
Bảng 14: Số lượng đại lý của Công Ty phân bố ở các khu vực
Khu vực
Số đại lý
Khu vực
Số đại lý
Hà Nội
2
Hòa Bình
1
Hải Phòng
1
Lai Châu
1
Quảng Ninh
1
Lào Cai
1
Hải Dương
1
Yên Bái
1
Hà Tây
1
Cao Bằng
1
Ninh Bình
1
Lạng Sơn
1
Phú Thọ
2
Thanh Hoá
1
Nguồn: Tài liệu phòng thị trường
Bảng 15: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của năm 2003 và năm 2004
Đơn vị: Triệu đồng
Hình thức
Năm 2003
Năm 2004
Giá trị
t
Giá trị
Tỷ trọng
Bán lẻ qua cửa hàng của XN
3.865
5%
4.332
5,1%
Hiệu thuốc, nhà thuốc
4.792
6,2%
7.393
8,7%
Bệnh viện
4.094
5,3%
5.608
6,6%
Công ty dược phẩm TƯ và địa phương
19.331
25%
16.760
19,6%
Đại lý của xí nghiệp
45.218
58,5%
50.907
60%
Tổng cộng
74000
100%
80.000
100%
Nguồn: Tài liệu phòng thị trường
Bảng số liệu trên cho thấy: Nhìn chung doanh số tiêu thụ từ các kênh phân phối năm 2004 đều cao hơn so với năm 2003. Tổng doanh thu của Công Ty năm 2004 đạt 80.000 triệu đồng, tăng 9,96% so với năm 2003.
Do làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị ở các bệnh viện, cơ sở y tế, các hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân nên doanh thu từ kênh này tăng lên nhanh chóng: Doanh thu từ khối hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân năm 2004 đạt 7.393 triệu đồng, tăng 54,3%; khối bệnh viện đạt 5.608 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2003. Số lượng các hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân có quan hệ mua bán với Công Ty ngày càng tăng. Năm 2004, mở thêm 4 đại lý của mình ở các tỉnh Hà Tây, Ninh Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, do đó mà doanh thu từ hệ thống đại lý của Công Ty tăng 13% so với năm 2003, đạt 50.907 triệu đồng, chiếm 60% tổng doanh thu toàn Công Ty . Tuy nhiên năm 2004, khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua công ty dược phẩm trung ương 1 - một khách hàng lớn của Công Ty và một số công ty dược phẩm địa phương giảm đáng kể đã làm cho doanh thu từ kênh này giảm hơn 2.500 triệu đồng: Năm 20003đạt 19.331 triệu đồng, chiếm 25% tổng doanh thu của Công Ty , sang năm 2004 giảm xuống còn 16.760 triệu đồng, chỉ chiếm 19,6% tổng doanh thu của Công Ty .
4. Phân tích tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm
Là một đơn vị sản xuất thuốc tân dược các loại được cấp giấy phép sản xuất và lưu hành trong toàn quốc.
Theo tác dụng: có thể chia sản phẩm của xí nghiệp thành các nhóm sau:
Thuốc kháng sinh các loại
Thuốc vitamin và thuốc bổ các loại
Thuốc ho hen suyễn và lao
Thuốc tim mạch, thần kinh
Thuốc sốt rét
Theo cách sử dụng: có thể chia sản phẩm thành các loại:
Thuốc uống: Viên nén, viên bao phim, viên bao đường, viên bao cứng, viên nang mềm, thuốc bột siro, cồn thuốc.
Thuốc tiêm: Thuốc tiêm tĩnh mạch, thuốc tiêm bắp thịt, thuốc bột pha tiêm.
Các loại cao xoa, dầu gió.
- Như vậy có thể thấy rằng sản phẩm của Công Ty là rất đa dạng và đa dụng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất là các mặt hàng thuộc nhóm kháng sinh như Ampicillin, Tetracillin, Penicillin, Amoxicllin..., chiếm gần 40% doanh số tiêu thụ. Năm 2004, doanh thu từ nhóm kháng sinh đạt 32.556 triệu đồng, tăng 12,4% so với năm 2003. Vitamin cũng là mặt hàng chủ lực của Công Ty với đầy đủ các chủng loại như Vitamin A, B1, B6, B12, C chiếm khoảng 25% tổng doanh thu. Năm 2004, giá trị bán ra của các loại vitamin đạt 21.070 triệu đồng, tăng hơn 30% so với năm 2002. Từ đó có thể thấy rằng thuốc kháng sinh và thuốc vitamin là 2 mặt hàng chủ chốt của Công Ty , doanh số tiêu thụ của 2 mặt hàng này luôn chiếm trên 60% tổng doanh thu. Thế nhưng theo báo cáo của phòng kế toán thì tỷ lệ lãi suất của 2 mặt hàng này rất thấp (khoảng từ 1%-3%, thậm chí là 0%. Tuy nhiên Công Ty vẫn phải duy trì sản xuất để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh của nhân dân, để tạo công ăn việc làm cho công nhân. Mặt khác, đối Công Ty thì đây là những sản phẩm chính để giữ vững thị trường mục tiêu, tạo nguồn tài trợ cho những chiến lược mở rộng thị trường.
Do đặc điểm tiêu dùng của người dân ở từng khu vực thị trường là khác nhau nên mặt hàng, sản lượng tiêu thụ trên các địa bàn cũng khác nhau. Thị trường Thanh Hoá, tiêu thụ rất mạnh các loại vitamin của Công Ty . Trong khi đó các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu lại có nhu cầu lớn về thuốc kháng sinh thông thường.
Việt nam là một nước nhiệt đới gió mùa nên có rất nhiều bệnh có nguyên nhân từ sự thay đổi của thời tiết, do vậy những thuốc thông thường như cao xoa, dầu gió có nhu cầu rất cao. Nhưng Công Ty lại chưa có thế mạnh về những sản phẩm này. Các loại cao xoa, dầu gió sức cạnh tranh còn thấp, doanh số tiêu thụ không cao, chỉ chiếm xấp xỉ 3% tổng doanh thu, trị giá bán ra của mặt hàng này không tăng mà có xu hướng giảm: năm 2002 là 2.272 triệu đồng, năm 2003 là 2.151 triệu đồng, năm 2004 là 2.269 triệu đồng. Thiết nghĩ Công Ty nên đầu tư sâu hơn vào các sản phẩm loại này để nâng cao khả năng cạnh tranh của chúng.
Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của Công Ty ,khoảng 14%. Năm 2004 doanh số tiêu thụ từ nhóm sản phẩm loại này đạt 11.402 triệu đồng, tăng 7.7% so với năm 2003 và tăng 14,8% so với năm 2002.
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam giống như các nước đang phát triển khác, chủ yếu tiêu dùng các thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau, hạ nhiệt, vitamin... nhưng đồng thời ở Việt Nam cũng đã xuất hiện mô hình bệnh tật của các nước phát triển, vì vậy các thuốc tim mạch, tâm thần nhu cầu sẽ ngày càng lớn. Công Ty cần khai thác cơ hội này để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của các loại thuốc này. Bởi vì hiện nay giá trị tiêu thụ của các loại thuốc tim mạch thần kinh chưa cao, chỉ chiếm khoảng trên 3% tổng doanh thu của Công Ty .
5. Các hoạt động hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ không đơn thuần là bán hàng mà nó là cả một quá trình xuyên suốt. Kết quả của hoạt động tiêu thụ là nhân tố quyết định tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều đó Công Ty đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ công tác tiêu thụ, đó là:
Quảng cáo: Hàng năm, Công Ty đều tổ chức thực hiện các hoạt động quảng cáo, giới thiều về Công Ty và các sản phẩm của Công Ty thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mà chủ yếu là sách báo địa phương, bằng các hình thức như: những bài viết .Tuy nhiên thời gian không nhiều và không thường xuyên, chỉ tập trung vào những dịp cuối năm hay những dịp Công Ty đưa sản phẩm mới vào thị trường. Còn trên các phương tiện khác như truyền hình, đài phát thanh thì hầu như vắng bóng. Đây có lẽ là khâu tương đối yếu của Công Ty trong việc quảng bá các sản phẩm của mình.
Dù sản phẩm và uy tín của Công Ty được người tiêu chấp nhận và đánh giá cao thì việc quảng cáo vẫn rất cần thiết, bởi vì quảng cáo không đơn thuần là sự phô trương, mà nó cung cấp các tin tức về sản phẩm như thành phần cấu tạo, giá cả, chất lượng, tính năng... Đặc biệt thuốc là một mặt hàng để phòng và chữa bệnh cho nên việc thông tin, giới thiệu cho khách hàng biết được những tiêu chí về thuốc như: công dụng, cách dùng, hạn dùng, chỉ định, chống chỉ định... là điều hết sức quan trọng. Đồng thời quảng cáo giúp cho khách hàng có được thông tin về cần thiết về sản phẩm, khỏi mất thời gian nghiên cứu lựa chọn loại thuốc phù hợp với nhu cầu. Bên cạnh đó nó còn nhắc nhở người tiêu dùng về sự tồn tại và hiện diện của sản phẩm của Công Ty trên thị trường thuốc.
Hội chợ, triển lãm: Nhằm mục đích tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hàng năm Công Ty đều tham gia các hội chợ triển lãm trong nước. Việc trưng bày các loại sản phẩm ở hội chợ, triển lãm có kèm theo các quyển catalo sản phẩm đã giúp khách hàng hiểu biết thêm về các sản phẩm của Công Ty . Bằng hình thức này, Công Ty đã thu hút được nhiều khách hàng mới.
Các hình thức ưu đãi trong mua bán: Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Công Ty đã giảm bớt một số thủ tục phiền hà , giúp khách hàng đến mua hàng được nhanh chóng và thuận tiện. Khách hàng có nhu cầu mua hàng chỉ cần đến phòng thị trường viết hoá đơn và nộp tiền, sau đó đến kho của Công Ty nhận hàng.
Các khách hàng truyền thống, khách hàng mua với số lượng lớn đều được ưu đãi trong việc thanh toán như: giảm giá, chiết khấu, hỗ trợ cước vận chuyển... Đối với khách hàng ở xa, Công Ty có thể vận chuyển đến tận nơi hoặc hỗ trợ cước phí vận chuyển. Đối với khách hàng mới, Công Ty cũng có hình thức ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng quay trở lại.
Phương thức thanh toán linh hoạt tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Về phương tiện thanh toán Công Ty chấp nhận mọi loại tiền: tiền mặt, tiền séc, chuyển khoản, ngân phiếu. Về hình thức thanh toán cũng vậy, có thể trao tay, có thể mua bán trao đổi bằng hàng hoá, thời hạn thanh toán dài hay ngắn tuỳ theo hợp đồng mua bán có nghĩa là Công Ty chấp nhận bán chịu nhưng cũng khuyến khích khách hàng trả ngay bằng tỷ lệ chiết khấu phù hợp.
Tặng quà, khen thưởng: Đây là một công cụ hỗ trợ tiêu thụ của Công Ty cho những khách hàng có nhiều thành tích trong việc phân phối sản phẩm choct . Bên cạnh đó, Công Ty còn hỗ trợ bù đắp thiệt hại cho khách hàng khi có những biến động lớn về giá cả trên thị trường.
Ngoài các hình thức trên, Công Ty còn sử dụng đội ngũ trình dược viên và nhân viên tiếp thị đến nhiều nơi để quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm của Công Ty . Hình thức hoạt động này tỏ ra khá hiệu quả, rất nhiều khách hàng từ chỗ không biết gì về sản phẩm của Công Ty thì nay đã biết và quen dùng các sản phẩm của Công Ty . Năm 2004 doanh thu do đội ngũ này mang lại đạt gần 5.000 triệu đồng.
6. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công Ty thông qua nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất
6.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bất kỳ sản phẩm nào khi sản xuất ra cũng đều phải được kiểm duyệt chất lượng xem đã đạt tiêu chuẩn chưa. Kiểm tra chất lượng sảnphẩm chính là tăng thêm độ tin cậy, an toàn cho sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng. Điều này lại càng cần thiết đối vơi sản phẩm là thuốc tân dược bởi vì đây là mặt hàng để đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của người dân. Nếu chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người sử dụng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các sản phẩm của Công Ty trước khi nhập kho thành phẩm đều được kiểm duyệt chặt chẽ về mặt chất lượng. Một mặt, đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm hiện đại cho phòng KCS, mặt khác cũng rất chú trọng đào tạo cán bộ kiểm nghiệm giỏi, nắm vững các phương pháp kiểm nghiệm mới. Điều quan trọng là ý thức đảm bảo chất lượng sản phẩm được quán triệt đến từng phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất, đến từng người lao động. Bên cạnh đó, không phải sau khi sản phẩm đã kết thúc quá trình sản xuất, chuẩn bị nhập kho thành phẩm thì mới được kiểm tra chất lượng, mà công việc này tiến hành từ khi bắt đầu quá trình sản xuất, trong từng công đoạn sản xuất và cho đến khi kết thúc quá trình sản xuất. Cụ thể là kiểm tra rất kỹ nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất bởi vì nguyên liệu làm thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thuốc thành phẩm. Đối với phân xưởng sản xuất thuốc viên thì từ nguyên liệu ban đầu cho đến khi trở thành thành phẩm thuốc nhập kho phải trải qua 5 công đoạn là: xay rây, pha chế, dập viên (hoặc bao viên), đóng gói, giao nhận. Về mặt lý thuyết ở công đoạn giao nhận, sản phẩm mới phải kiểm tra xem có đủ tiêu chuẩn chất lượng hay không, nếu đạt thì được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và nhập kho thành phẩm. Nhưng trên thực tế thì ở mỗi công đoạn sản xuất, sản phẩm đều được kiểm tra về chất lượng thông qua hình thức mỗi tổ sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm ở công đoạn của mình, tổ sản xuất sau kiểm tra chất lượng của tổ đứng trước, ví dụ tổ xay rây kiểm tra chất lượng của tổ nguyên vật liệu, tổ pha chế kiểm tra chất lượng của tổ xay rây, rồi tổ dập viên lại kiểm tra chất lượng của tổ pha chế, và cứ thế cho đến khi kết thúc qui trình sản xuất. Bằng hình thức này, Công Ty đã nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc của người lao động không ngoài mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng.
Đối với phân xưởng sản xuất thuốc tiêm và phân xưởng chế phẩm thì hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng được tiến hành tương tự, dựa trên nguyên tắc mỗi người lao động phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và các tổ sản xuất kiểm tra lẫn nhau. Do đó, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm không chỉ là nhiệm vụ của phòng KCS mà nó được nâng lên thành nhiệm vụ chung của mọi thành viên trong xí nghiệp.
6.2. Nghiệp vụ bao gói, nhãn hiệu
Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng các loại sản phẩm nhằm đảm bảo về giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, và tiêu thụ sản phẩm.
* Chức năng của bao bì trong sản xuất thuốc tân dược:
Bao bì trong sản xuất thuốc tân dược có vai trò đặc biệt quan trọng. Tầm quan trọng của bao bì trong ngành do những chức năng mà nó qui định:
Bao bì là vật chứa đựng sảnphẩm: Sản phẩm của ngành dược là chất lỏng (như các loại dịch truyền, cao xoa, dầu gió, thuốc tiêm...), hoặc là chất rắn dạng rời (như các loại thuốc viên), vì vậy bắt buộc phải có vật dụng chứa đựng.
Bao bì là dụng cụ bảo quản sản phẩm: Do đặc điểm hoá học nên thuốc không thể giữ được chất lượng khi tiếp xúc với không khí, độ ẩm, và thậm chí cả ánh sáng. Vì vậy bao bì chứa thuốc phải đảm bảo cho thuốc hoàn toàn cách ly vơi không khí. Để đạt được yêu cầu này, bao bì chứa thuốc phải được thiết kế với độ kín tuyệt đối và tuỳ theo từng loại thuốc mà chất liêụ bao bì được sử dụng cho phù hợp.
Bao bì là một phương tiện vận chuyển đi xa: Như đã phân tích ở trên, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công Ty trải khá rộng, vì vậy bao bì là yếu tố quan trọng khi vận chuyển thuốc đến địa bàn tiêu thụ.
* Trình bày nhãn hiệu trên bao bì: Bao bì là một trong những phương tiện hướng dẫn người sử dụng sản phẩm , quảng cáo sản phẩm thông qua nhãn hiệu ghi trên bao bì. Bao bì của Công Ty được làm từ các chất liệu khác nhau như: chất dẻo, thuỷ tinh, chất liệu tổng hợp. Do đó, tuỳ theo từng chất liệu làm bao bì mà nhãn hiệu thuốc có thể được ghi trực tiếp trên bao bì (làm bằng chất dẻo, chất liệu tổng hợp) hoặc in trên giấy dán trên bao bì (làm bằng thuỷ tinh). Trên nhãn hiệu chứa đựng những thông tin về sản phẩm như: Tên Công Ty , tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dụng, liều dùng, hạn dùng, cách dùng, cách bảo quản, cách tháo mở bao bì... Nhờ cách trình bày, trang trí trên bao bì, khách hàng có thể dễ nhận biết sản phẩm và có được những thông tin bổ ích khi sử dụng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thuốc-có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người sử dụng.
* Kỹ thuật bao gói:
Sản phẩm thuốc của Công Ty trong suốt quá trình sản xuất đều được thực hiện trong một dây chuyền khép kín. Để sản phẩm thuốc trở thành hoàn thiện, phải tiến hành bao gói. Kỹ thuật bao gói được tiến hành trên dây chuyền tự động. Quá trình bao gói diễn ra như sau:
Đối với thuốc viên: Sau khi đã được dập thành viên (hoặc bao viên) sẽ được chuyển qua máy tự động để bao thành từng vỉ hoặc đóng thành từng lọ theo tỷ lệ qui định.
Đối với thuốc tiêm, dịch truyền, thuốc nước: Trước tiên phải khử ứng lực của ống (thuỷ tinh) rỗng trong nhiệt độ cao, loại bỏ những ống rạn, nứt, vỡ. Cắt ống thành những đoạn với dung tích qui định và sửa đầu thừa của ống rỗng. Sau đó rửa ống bằng nước nóng nhiệt độ cao đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Tiếp theo các dung dịch thuốc sẽ được đóng vào từng ống bằng máy phun bơm tự động và qua máy hàn tự động các ống thuốc sẽ được hàn kín hai đầu ống.
Các sản phẩm sau khi đã được đóng vào ống, lọ, vỉ sẽ được đưa qua hệ thống dán nhãn mác tự động, và sau đó sẽ được nhân viên phân xưởng đóng thành từng thùng lớn để thuận tiện cho yêu cầu vận chuyển và tiêu thụ.
Chi phí cho bao gói chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong giá thành sản phẩm, điều này thể hiện một quan điểm quản lý hiện đại. Để tăng sức cạnh tranh, Công Ty đã cải tiến nhiều trong qui cách bao gói sản phẩm, như việc thiết kế hình thức bao gói hoàn toàn mới cho những sản phẩm mới. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, thăm dò thị hiếu khách hàng, xem xét các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh (chủ yếu là thuốc ngoại) rồi tự thiết kế mẫu mã, bao bì, nhãn mác cho sản phẩm của Công Ty . Sau đó, tiến hành đăng ký độc quyền về nhãn mác tại Cục Sở hữu công nghiệp.
Đối với những sản phẩm truyền thống, Công Ty đổi mới bao gói từng bước trên cơ sở vừa kế thừa vừa cải tiến. Vì những sản phẩm truyền thống đã có một thời gian dài tiêu thụ trên thị trường, nó đã trở nên quen thuộc với người tiêu dụng nên cần phải có thời gian cho việc cải tiến.
Nhìn chung mẫu mã, bao bì được cải tiến theo hướng đa dạng, tiện dụng, thích ứng cao với các dạng ống, tuýp, chai, lọ, hộp, vỉ bằng các chất liệu khác nhau như chất dẻo, chất liệu tổng hợp, thuỷ tinh.
Bằng cách làm trên bước đầu đã đem lại kết quả khả quan.
6.3. Nghiệp vụ bảo quản thành phẩm ở kho
Bảo quản hàng hoá ở kho là bảo vệ sự tồn tại của sản phẩm về mặt xã hội, về số lượng và chất lượng bằng cách sử dụng tổng hợp các biện pháp tổ chức- kinh tế-kỹ thuật chống lại sự ảnh hưởng có hại của môi trường đến số lượng và chất lượng hàng hoá.
Kho hàng là nơi chứa đựng, dự trữ hàng hoá to lớn cho tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Bởi vậy, thực hiện tốt nghiệp vụ bảo quản hàng hóa ở kho có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Xuất phát từ đặc trưng của sản phẩm thuốc, kho bảo quản thành phẩm của Công Ty được xây dựng kín, cấu trúc nhà kho bền chắc, có khả năng chống thấm cao, bảo đảm thuốc để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh được ánh sáng, độ ẩm của không khí gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và bao bì sản phẩm.
Sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm của không khí có ảnh hưởng rất lớn đên việc bảo quản thuốc. Vì vậy đòi hỏi cán bộ nhân viên công tác kho phải nắm được biến động của thời tiết. Hệ thống nhà kho đã máy điều hoà nhiệt độ nên cán bộ kho cần thường xuyên theo dõi và điều hoà nhiệt độ ở mức cần thiết. Ngoài ra, cán bộ coi kho phải thường xuyên kiểm tra vệ sinh kho hàng, chống bụi bẩn cho thuốc dự trữ, bảo quản trong kho.
Nói chung hệ thống kho tàng của Công Ty tương đối tốt. Nhưng về lâu dài thì Công Ty nên xây dựng hệ thống kho tàng đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt tồn trữ thuốc GSP (Good Stories Practise). Từng bước xây dựng mã số sản phẩm cho các loại thuốc đang lưu hành trên thị trường. Xây dựng mức tồn kho an toàn với các loại thuốc tối cần. Quản lý các loại thuốc có hạn dùng, dễ hư hỏng do ảnh hưởng thời tiết khí hậu và yếu tố khác.
III. đánh giá về thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
Những ưu điểm
Sản phẩm và chất lượng sản phẩm:
Các sản phẩm truyền thống như kháng sinh thông thường, vitamin khá phong phú về chủng loại, chất lượng đảm bảo và đang được nâng dần lên, được người tiêu dùng tín nhiệm.
Việc khai thác sản phẩm mới bước đầu đưa lại những dấu hiệu đáng mừng.. Trong đó có một số loại thuốc trước đây ta phải nhập từ nước ngoài, đến nay Công Ty đã sản xuất được với công hiệu và chất lượng tương đương mà giá bán lại rẻ hơn rất nhiều. Đây là bước đột phá về mặt chất lượng trong chiến lược phát triển sản phẩm mới, nâng cao uy tín của Công Ty trên thị trường.
Giá bán:
Đối với sản phẩm truyền thống, giá bán có xu hướng giảm để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Việc đa dạng hoá và hiện đại hoá trong sản xuất đã tạo ra khả năng hạ giá thành sản phẩm, giảm giá bán, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ.
Tổ chức tiêu thụ:
Thị trường tiêu thụ được duy trì và có xu hướng ngày càng mở rộng.
Mạng lưới phân phối được mở rộng và hoàn thiện.
Sản lượng tiêu thụ và doanh thu thực hiện qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước: Năm 2000, doanh thu chỉ đạt 60 tỷ đồng, kể từ khi thành lập phòng thị trường, doanh thu tăng lên nhanh chóng, năm 2001 đạt 78 tỷ đồng, năm 2003 đạt 73 tỷ đồng, và năm 2004 vừa qua doanh thu lên tới 80 tỷ đồng.
Tổ chức đưa sản phẩm mới vào thị trường bằng sự phối hợp các kênh phân phối với sự hỗ trợ của quảng cáo.
Công tác hỗ trợ bán hàng:
Có chính sách giá linh hoạt góp phần tăng doanh số bán và mở rộng thị trường, đã có mặt bằng giá chung nhưng có tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho các khách hàng tuỳ theo khối lượng mua, phương thức thanh toán, khách hàng mới hay khách hàng truyền thống, cung đường của khách... nếu là khách hàng ở xa thì Công Ty có thể vận chuyển đến tận nơi hoặc hỗ trợ cước phí vận chuyển cho khách hàng.
Phương thức thanh toán linh hoạt, khách hàng có thể trả bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, ngân phiếu. Khách hàng truyền thống, khách hàng mua với khối lượng lớn, trả tiền ngay đều được giảm giá, ngoài ra Công Ty còn hỗ trợ cước phí vận chuyển với các khách hàng ở xa và mua với khối lượng lớn.
Thái độ phục v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0164.doc