PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I - BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
1. Bản chất của xuất khẩu
2. Vai trò của xuất khẩu
2.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng
2.2. Đối với một doanh nghiệp
II - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Nghiên cứu thị trường
2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
3. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
3.1. Các hình thức giao dịch
3.2. Đàm phán, nghệ thuật đàm phán
3.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá
4. Thực hiện hợp đồng
5. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
III - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁN TIẾP, TRỰC TIẾP TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh (bên ngoài doanh nghiệp)
1.1. Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước
1.2. Nhu cầu tiêu dùng, sự bố trí của sản xuất dân cư tập trung hay phân tán.
1.3. Môi trường khoa học kỹ thuật tự nhiên
2. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện báo cáo theo ngành và chịu sự thanh tra của Pháp luật.
- Tổ chức tốt bộ máy doanh nghiệp, quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Sở thương mại để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của công ty theo qui định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội từ khi cổ phần hoá cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty như sau:
Đại hội đồng
Chi nhánh
Hà Nội
Phòng
kinh doanh
Phòng kế
toán tài vụ
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng tiền
lương
Phòng
xuất khẩu
Phòng
nhập khẩu
Đại hội đồng : Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông. Các cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia Đại hội đồng công ty. Là cơ quan tập thể, Đại hội đồng không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định khi đã được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.
Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi miễn thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm trong quản lý, phạm vi điều lệ, phạm vi pháp luật gây thiệt hại cho công ty.
Giám đốc: Là người điều hành công việc hoạt động hàng ngày của công ty và là người đại diện pháp lý cho công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát: Công ty có hai kiểm soát viên do Đại hội đồng bầu ra. Kiểm soát viên thay mặt các cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty, chủ yếu là các vấn đề tài chính như kiểm tra sổ sách kế toán tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của công ty, báo cáo về sự kiện tài chính bất thường xảy ra. Các kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng.
Như vậy, tổ chức công ty có sự phân công các chức năng cụ thể cho từng cơ quan khác nhau, giám sát lẫn nhau trong mọi công việc.
Nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Phòng kinh doanh:
* Phòng nhập khẩu:
+ Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường trong nước và nhu cầu mặt hàng, về nguồn hàng, tình hình sản xuất, giá cả và các biến động.
+ Xác nhận kế hoạch kinh doanh hàng năm, 6 tháng, đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết tiêu thụ hàng hoá và phối hợp thực hiện các phương án đó sau khi đã được công ty phê duyệt.
+ Quản lý sử dụng tiền vốn, hàng hoá cơ sở vật chất theo quy định của Nhà nước, của ngành và theo sự hướng dẫn thực hiện của công ty.
* Phòng xuất khẩu:
+ Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường nước ngoài về nhu cầu mặt hàng, số lượng, giá cả, các nhân tố ảnh hưởng.
+ Tổ chức xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu các kết hoạch xâm nhập thị trường mới, mở rộng thị trường truyền thống.
+ Phối hợp với phòng nhập khẩu tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu mà công ty đã lên phương án.
Phòng tổng hợp hành chính: phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động hành chính, quản lý tài chính và nhân sự. Phối hợp với các phòng chức năng khác để quản lý và điều hành hoạt động của công ty theo đúng định hướng và kế hoạch.
Phòng lao động tiền lương:
+ Có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý kinh doanh.
+ Tổ chức, sắp xếp cán bộ, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp.v.v. theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.
Phòng kế toán tài vụ:
+ Tổ chức hạch toán kinh doanh các hoạt động của công ty, cụ thể là nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chỉ tiêu của công ty và thực hiện cân đối đến cuối kỳ, lập bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Nắm giữ và quản lý vốn của công ty. Có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của phòng kinh doanh.
+ Định kỳ báo cáo tình hình kinh doanh lên ban giám đốc, đề xuất các kiến nghị nhằm cân đối các ngân quỹ, các biện pháp tài chính khác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.
Thủ trưởng các đơn vị phụ thuộc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và pháp luật Nhà nước.
Giám đốc Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên thuộc Công ty. Người lao động có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng lao động, chấp hành pháp luật Nhà nước và quy định của Công ty về nội quy làm việc, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Công ty. Quyền lợi của người lao động là được hưởng thụ theo lao động, được tham gia các tổ chức đoàn thể được pháp luật thừa nhận.
II đặc điểm kinh doanh của công ty xnk nam hà nội
1. Đặc điểm về vốn
Vốn kinh tế của Công ty bao gồm vốn cố định, vốn lưu động được phản ánh trong bảng tổng kết tài sản của Công ty.
Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành như sau:
- Vốn cố định bao gồm vốn ngân sách cấp, phát hành cổ phiếu mới, vốn vay và vốn góp liên doanh.
- Vốn xây dựng cơ bản bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn đầu tư từ các quỹ, vốn vay, vốn nhận góp liên doanh, vốn khác.
- Vốn lưu động gồm vốn ngân sách cấp, phát hành cổ phiếu mới, vốn vay, vốn nhận góp liên doanh.
Ngoài ra, Công ty còn hình thành quỹ phát triển sản xuất, nguồn vốn để hình thành quỹ này chủ yếu là từ lợi nhuận cuối cùng thu được sau một chu kỳ kinh doanh.
Năm 1995 vốn kinh doanh của Công ty khoảng 12,453 tỷ đồng, năm 1996 là 12,822 tỷ và năm 1997 là 14,420 tỷ đồng, năm 1998 là 14,131tỷ đồng, năm 1999 là 14,265 tỷ đồng và năm 2000 là 12,8 tỷ đồng.
Hệ thống sổ sách, công tác hạch toán kế toán, phân phối lợi nhuận của Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và theo pháp lệnh kế toán. Việc phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Công ty được thực hiện theo quy chế hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành.
2. Đặc điểm về mặt hàng xuất khẩu
Công ty Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là một Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp bao gồm hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện các dịch vụ gia công sản xuất, tái sản xuất hàng hóa, chuyển khẩu.
Trong kinh doanh xuất khẩu, mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm:
Công ty trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng sau:
+ Hàng nông sản, lương thực, thực phẩm.
+ Hàng thủy sản.
+ Hàng lâm sản và các sản phẩm chế biến từ gỗ
+ Hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Hàng dược liệu.
+ Một số hàng công nghiệp tiêu dùng.
Từ mặt hàng kinh doanh của Công ty ta biết được chiến lược kinh doanh của Công ty là kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, những mặt hàng mà Công ty chú trọng nhất trong xuất khẩu vẫn là hàng nông, lâm, hải sản. Đây là mặt hàng truyền thống của Công ty, có nguồn cung ứng khá phong phú và dồi dào ở trong nước, phù hợp với điều kiện sản xuất của nước ta.
Nhìn chung, những mặt hàng kinh doanh xuất khẩu của Công ty đều thuộc diện khuyến khích và ưu đãi của Nhà nước. Đây cũng là những mặt hàng kinh doanh chủ lực của phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh XNK trực tiếp. Đối với Công ty, vấn đề đặt ra là phải tìm được nguồn hàng có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
3. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu
Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, công ty đã đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ làm ăn với nhiều công ty của nhiều nước trên thế giới. Đến nay, công ty đã tiến hành kinh doanh với hơn 40 công ty nước ngoài, trong đó có đến 30 bạn hàng truyền thống tập trung chủ yếu ở khu vực Châu á , bao gồm các nước như Thái Lan, Singapore, Indonexia, Đài Loan, Hàn Quốc … Đây là những thị trường mà các mặt hàng của công ty đã có vị thế cạnh tranh khá thuận lợi đồng thời, đây cũng là những thị trường tạo nguồn thu kim nghạch chủ yếu của công ty( trung bình chiếm từ 60 đến 70% tổng kim nghạch xuất khẩu )
Bên cạnh những thị trường truyền thống công ty cũng đã tiếp cận những thị trường mới như Mỹ, úc, Thuỷ Điển, Tiệp…Mức kim nghạch trên những thị trường này còn nhỏ so với tổng kim nghạch xuất khẩu, nhưng theo đánh giá thì đây là những thị trường rất có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, những thị trường mới này đòi hỏi công ty phải tuân thủ các điều kiện hết sức nghiêm ngặt như chất lượng, kiểm dịch, độ vệ sinh của sản phẩm…
4. Đặc điểm về phương thức kinh doanh xuất khẩu
Pương thức kinh doanh xuất khẩu được sử dụng chủ yếu ở công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội là phương thức xuất khẩu trực tiếp.
Với phương thức này, từ khi giao dịch kí kết hợp đồng đến khi thanh toán đều được thực hiện giữa công ty với khách hàng mà không qua bất kỳ một trung gian nào.
Ngoài ra, công ty còn nhận uỷ thác xuất khẩu và làm một số dịch vụ xuất khẩu cho các tổ chức kinh tế trong nước nếu có nhu cầu.
III- phân tích thực trạng xuất khẩu ở công ty xnk nam hà nội
Cách thức tiến hành hoạt động xuất khẩu
a- Công tác tạo nguồn hàng và thu gom hàng xuất khẩu
Nhiệm vụ của nghiệp vụ này là lựa chọn nguồn hàng, thị trường và nhà cung cấp, giao dịch, ký kết hợp đồng, tiến hành vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
Trong những năm gần đây, Công ty đã sử dụng các hình thức tạo nguồn sau:
- Mua đứt bán đoạn: đây là hình thức thu mua chủ yếu của Công ty, chiếm gần 80% giá trị hàng hóa thu mua. Sau khi Công ty và người bán đã đạt được những thỏa thuận về mặt số lượng, chất lượng, mẫu mã, phương thức thanh toán, điều kiện và cơ sở giao hàng... thì hai bên mới tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế. Hợp đồng này là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông thường người ký kết hợp đồng là Giám đốc Công ty hoặc cán bộ phòng xuất nhập khẩu được uỷ quyền.
- Phương thức ủy thác: Là phương thức mà Công ty dùng danh nghĩa của mình để giao dịch với khách hàng nước ngoài nhằm thỏa thuận với họ về các điều khoản: Số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng... và tổ chức bán hộ hàng cho người ủy thác. Phương thức thu mua này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phương thức đầu tư, liên doanh liên kết hàng xuất khẩu. Theo phương thức này, Công ty sẽ bỏ vốn ra đầu tư vào các đơn vị sản xuất chế biến hàng xuất khẩu theo các hợp đồng ngắn hạn, trong đó Công ty chịu trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất ra. Thông thường Công ty chỉ ứng vốn trước cho các cơ sở chứ không tham gia trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất. Hình thức này được áp dụng khi Công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài mà nguồn hàng trong nước chưa có sẵn.
Công tác thu mua tạo nguồn hàng của Công ty được thực hiện theo quy trình sau:
- Xác định nhu cầu: Căn cứ vào các đơn đặt hàng của nước ngoài và các hợp đồng đã ký kết.
- Xây dựng đơn hàng: Dựa trên các điều kiện: Số lượng, chất lượng, giá cả... biến đơn hàng nước ngoài thành đơn hàng của mình.
- Lựa chọn khu vực thị trường: Căn cứ vào tính chất và yêu cầu hàng hóa xuất khẩu theo từng hợp đồng. Thông thường, thị trường khai thác hàng của Công ty là các tỉnh phía Nam vì nơi đây tập trung các mặt hàng nông, lâm, thủy sản là những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Công ty.
- Tìm kiếm và lựa chọn người cung cấp: Căn cứ vào khu vực thị trường đã lựa chọn, Công ty tiến hành tìm kiếm người cung cấp. Bước đầu là tập hợp các nhà cung cấp có thể có, sau đó tiến hành phân loại các nhà cung cấp theo các chỉ tiêu ưu tiên và dùng phương pháp loại trừ dần để chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng.
- Tiếp cận và đàm phán với nhà cung cấp: Trên cơ sở đã xác định được nhà cung cấp, Công ty tiếp cận đàm phán về các điều kiện của đơn hàng, ký kết hợp đồng thu mua nếu đạt được các thoả thuận với nhà cung cấp.
- Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán. Trong khâu này, vận chuyển là khâu quan trọng nhất. Công ty sử dụng các hình thức tiếp nhận, vận chuyển sau:
+ Giao hàng tại cảng xuất khẩu.
+ Giao hàng tại kho của Công ty
+ Giao hàng lên phương tiện vận chuyển của Công ty tại kho người bán.
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Công ty lựa chọn các điều kiện cơ sở giao hàng phù hợp.
b- Công tác giao hàng
Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau:
- Chuẩn bị hàng: Sau khi Công ty đã đưa hàng về kho thì tiến hành các khâu chuẩn bị như đóng gói hàng hóa, kẽ ký mã hiệu, để hoàn thiện hàng theo đơn hàng của nước nhập khẩu.
- Thuê tàu và ký kết hợp đồng vận chuyển. Thông thường, Công ty sử dụng điều kiện giao hàng theo điều kiện FOB với nước ngoài, do vậy ở khâu này, Công ty chỉ việc ký hợp đồng vận chuyển với các tổ chức vận tải, thuê các tổ chức này đưa phương tiện đến tận kho hàng của Công ty để chuyển hàng hóa ra cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để Hải quan kiểm định hàng hóa.
- Hoàn thiện thủ tục giấy tờ. Khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu Công ty thường phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
+ Hợp đồng thương mại (bản chính và bản sao)
+ Bản dịch hợp đồng
+ Hạn ngạch, quota nếu xuất khẩu hàng hạn ngạch.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ.
+ Giấy kiểm dịch vệ sinh hàng hóa
+ Các giấy tờ hải quan
- Tổ chức khai báo và giám định hải quan. Khâu này Công ty có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ, mở hàng hóa để Hải quan kiểm tra.
- Giao hàng lên tàu và lập vận đơn. Thông thường Công ty ủy thác toàn phần cho hãng vận tải. Sau khi giao hàng lên tàu thì đại diện của Công ty và cơ quan bảo hiểm xác nhận hàng vào biên bản để Công ty tiến hành mua bảo hiểm. Cũng trong khâu này, đại diện Công ty phải lấy xác nhận thuyền phó và sau đó đổi lấy vận đơn thuyền trưởng.
c- Hoạt động thanh toán
Đối với thanh toán đầu vào, các phòng hoặc đơn vị thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thì được Công ty ủy quyền giao vốn để thanh toán. Sau khi nhận được tiền hàng bên nhập khẩu thanh toán, đơn vị sẽ giao lại cho Công ty toàn bộ doanh thu và các chi phí hợp lý. Hình thức thanh toán nguồn hàng chủ yếu bằng tiền mặt. Nguồn vốn để thanh toán đầu và của Công ty một phần là vốn tự có, nhưng do điều kiện còn rất thiếu vốn nên Công ty thường chủ động vay ngắn hạn ngân hàng.
Việc thanh toán của đơn vị nhập khẩu là khâu ấn định kết quả cuối cùng cả quá trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa. Số tiền thanh toán căn cứ vào trị giá hàng hóa và thời hạn thanh toán đã được quy định trong hợp đồng. Phương thức thanh toán trong xuất khẩu của Công ty có rất nhiều, chẳng hạn, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) , thanh toán bằng phương thức nhờ thu, thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán trao tay tiền mặt. Ngoại trừ phương pháp mở L/.C còn các phương pháp khác rủi ro là khá lớn, vì vậy, Công ty chủ trương tạo điều kiện để bên đối tác mở L/C.
Thực trạng xuất khẩu ở công ty XNK Nam Hà Nội
Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, trong thời gian qua nhờ phát huy lợi thế các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới, do đó hoạt động xuất khẩu của công ty đã có hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu đã không ngừng tăng qua các năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 1996 là 22.889.914 USD thì đến năm 2000 con số này là 33.156.278USD
Bảng i: Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng (1996-2000)
(đơnvị-USD)
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
2000
Cà phê
8.327.280
13.055.748
9.310421
5.438.777
2.155.053
Hạt điều thô
450.000
0
0
0
0
Hạt điều nhân
2.732.764
264.531
422.235
602.093
702.327
Hạt tiêu
1.270.440
11.579.428
5.358.231
5.027.338
6.239.913
Đậu các loại
504.777
420.320
107.306
1.209.164
0
Mực, tôm khô
4.735.061
5.991.438
3.155.314
8.587.184
18.584.48
Cá đông các loại
495.435
0
0
0
0
Da trâu bò muối
878.240
754.880
472.750
343.700
0
Hàng thủ công mỹ nghệ
654.387
0
692.454
920.096
1.358.325
Trà đen các loại
753.339
945.490
899.462
360.608
233.456
Dược liệu
66.347
0
0
0
0
Bắp
244.860
0
0
0
0
Gỗ thành phần
1.775.984
2.571.411
2.309.170
2.127.695
2.526.745
Thực phẩm chế biến
0
147.264
318.244
803.873
1.326.548
Da trăn
754.880
121.969
136.700
549.502
Dụng cụ thể thao
31.991
99.102
233.330
256,435
Hàng khác
2.308.939
709.809
2.130.788
2.876.785
Tổng cộng
22.889.914
38.826.320
23.976467
27.921346
33.156.278
Qua bảng trên cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là những mặt hàng thuộc lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản. Bên cạnh đó, một số sản phẩm thuộc nghành công ngiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ cũng được công ty đưa vào danh mục mặt hàng kinh doanh của mình.
Tính từ năm 1996 đến năm 2000 trong toàn bộ mặt hàng của công ty nổi lên 4 mặt hàng luôn có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao và được đánh giá là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Các mặt hàng này bao gồm: cà phê, hạt tiêu, mực, tôm khô và gố thành phẩm
Năm 1996 các mặt hàng chủ lực chiếm 70.37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, cà phê chiếm 36.4% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, hạt tiêu chiếm 5.55%, mực, tôm khô chiếm 20,68%, gỗ thành phẩm chiếm 7.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt 33198.025USD chiếm 85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu
Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt 20.133.136USD chiếm 83,97% tổng kim ngạch xuất khẩu
Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt 21.180.990 USD chiếm 75,8% tổng kim ngạch xuất khẩu
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đạt 29.506190 USD chiếm 88,99% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đồ thị dưới đây sẽ biểu diễn kim ngạch xuất khẩu của hàng chủ lực và tổng kim ngạch xuất khẩu
Đồ thị biểu diễn kim ngạch xuất khẩu hàng chủ lực và tổng kim ngạch
Giá trị tổng kim ngạch
Giá trị kim ngạch hàng chủ lực
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, Công ty đã không ngừng mở rộng và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng khác,và một điểm đáng chú ý thể hiện qua kết quả kinh doanh theo mặt hàng của công ty là năm 1997-2000 Công ty đã phát triển thêm một số mặt hàng xuất khẩu khác như hàng thực phẩm chế biến, da trăn, dụng cụ thể thao…Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này còn chưa cao nhưng nó đã chứng tỏ rằng công ty đã bắt đầu có sự chú trọng đầu tư phát triển mặt hàng theo chiều sâu thông qua các hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết sản xuất và chế biến, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu .
2- Tình hình xuất khẩu theo thị trường
Thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hoá luôn là vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình.
ở công ty XNK Nam Hà Nội công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá luôn được quan tâm và đầu tư đặc biệt. Hiện công ty đã có trao đổi buôn bán với khoảng 40 công ty ở 30 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Bảng II: Kết quả xuất khẩu theo thị trường (1996-2000)
Đơn vị: USD
Năm
Thị trường
1996
1997
1998
1999
2000
Singapo
8.297.587
16.417.369
8007.221
8579.153
4850.190
Nhật Bản
1.247.238
1.949.141
976.650
1009.354
1520.565
Thái Lan
720.057
1.045.935
752.356
764.325
150.058
Hồng Kông
1.408.116
618.867
581.235
591.415
911.380
Đài Loan
564.363
5.289.268
4771.175
5.934.956
4.154.470
Malaysia
531.238
265.086
327.573
752.145
1.856.250
Inđônêxia
1.100.190
400.505
0
1.458.715
1.208.102
Trung Quốc
2.423.940
220.341
409.535
1.102.684
10.215.850
Hàn Quốc
728.664
1.724.518
664.334
3862.430
5.928.213
Philipin
404.236
124.640
525.588
145.216
402.518
Lào
249.598
27.180
71.500
321.377
0
ấn Độ
0
0
0
447.000
0
Anh
445.869
512.640
56.340
0
0
Bỉ
342.332
95.374
0
216.995
264.256
Pháp
1.241.460
2.081.076
1.278.035
1.464.916
137.560
Hà Lan
321.069
2.492.439
266.055
76.556
66.720
Đức
447.170
1.759.902
588.371
243.302
400.568
Đan Mạnh
83.040
28.377
86.400
72.120
0
Italya
320.783
543.010
727.930
677.085
220.145
Tây Ban Nha
496.095
220.060
86.940
39.562
0
Ba Lan
0
74.880
0
232.980
445.560
Thuỵ Sĩ
0
450.688
0
0
20.058
Nga
50.222
103.275
0
0
0
Pakistan
0
16.320
0
0
0
ểc
124.357
99.349
1.588.832
1.965.240
1.110.538
Mỹ
342.289
2.275.532
808.879
809.790
419.128
Tổng cộng
22.889.914
38.826.320
23.976467
27.921346
33.156.278
Qua số liệu trên chúng ta có thể chia thị trường của công ty thành 3 khu vực: khu vực thị trường Châu á, khu vực thị trường Châu Âu, thị trường Châu úc và Mỹ
Xét về thị trường Châu á là thị trường gần gũi về mặt địa lý, phong tục tập quán và đã có mối quan hệ buôn bán lâu dài với công ty trong những năm qua. Năm 1996 là 8.297.587 đô la, chiếm 36,25%, năm 1997 là 16.417.369 đô la, chiếm 42,3%,năm 1999 đạt 8.579.100 USD và năm 2000 đạt giá trị 4.850.190 USD. Thị trường Singapore là thị trường trung chuyển hàng hóa của Công ty, hàng được xuất sang đây, sau một số công đoạn chế biến thêm, họ sẽ xuất sang các nước khác. Đứng sau thị trường Singapore là thị trường Nhật Bản, thị trường Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu qua các nước này mỗi năm đều trên 1 triệu đôla, tuy tốc độ phát triển chưa cao nhưng mang tính ổn định.
Có thể nói, quan hệ của SIMEX ở thị trường Châu á, là rất rộng lớn, có truyền thống lâu dài và đang ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong những năm qua, Công ty đã chú trọng tăng cường mối quan hệ hợp tác với các bạn hàng ở thị trường này. Đến nay, Công ty đã thiết lập được quan hệ làm ăn với hơn 40 hãng lớn trong đó có Công ty Hongsand, Hatwan ở Singapore; Công ty QC leathe Co.Ltd, NBS ở Thái Lan, Công ty Bando Supple Welk ở Nhật Bản.
Hiện tại, Công ty đang đẩy mạnh việc mở rộng hơn nữa thị trường ở Trung Quốc, đây là thị trường tiêu thụ lớn, gần gũi về địa lý, chi phí vận chuyển thấp và đang hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Xét về thị trường châu Âu. Các bạn hàng lớn ở Tây Âu và Bắc Âu tiêu thụ hàng hoá của Công ty SIMEX là Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch. Từ năm 1992, Công ty đã vươn ra và xâm nhập vào các thị trường này. Đến nay, Công ty đã tạo lập được uy tín nhất định và có được chỗ đứng khá vững chắc ở thị trường này. Trong các nước Tây Âu thì Pháp là bạn hàng tiêu thụ lớn nhất. Năm 1996, hàng của Công ty xuất sang Pháp khoảng 1.241.460 đôla thì đến năm 1997 giá trị hàng xuất sang thị trường này đã tăng tới 2.081.076 đôla, tăng 2,53 lần và đến năm 2000 lại giảm xuống chỉ còn 137.560 USD. Bên cạnh đó, giá trị hàng xuất khẩu sang thị trường Đức, Anh, cũng có xu hướng tăng đáng kể trong giai đoạn 1996-1997. Sang giai đoạn 1998-2000 thì giá trị hàng xuất khẩu sang thị trường này lại giảm đáng kể, thậm chí hai năm gần đây 1999-2000 thị trường Anh không có doanh thu.
Năm 2000, Công ty SIMEX đã mở rộng thêm một số thị trường mới ở Đông Âu mà trước đây đã bị gián đoạn như Ba Lan, Thuỵ sỹ và Bỉ. Tuy kim ngạch xuất khẩu sang các nước này chưa cao, nhưng nó cũng hứa hẹn một triển vọng mới sáng sủa hơn.
Thị trường Mỹ đặc biệt được Công ty chú trọng. Tuy chỉ mới xâm nhập vào thị trường này trong những năm gần đây, song tốc độ xuất khẩu của Công ty tăng rất cao. Năm 199, Công ty đã xuất được một lô hàng vào thị trường Mỹ với giá trị 342.289 đôla, năm 1997, con số trên đã tăng lên đột biến với giá trị là hơn 2 triệu đô. Thị trường Mỹ có sức tiêu thụ rất lớn, quan hệ Việt - Mỹ gần đây đã được cải thiện đáng kể, điều đó đang mở ra cho Công ty SIMEX một triển vọng mới trong kinh doanh. Công ty cần nhanh chóng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này.
Đồ thị biểu diễn thị trường xuất khẩu của công ty
Châu á:72.33%
Châu úc+mỹ:6,11%
Châu âu:21,56%
3- Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh doanh sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Dù hiệu quả kinh doanh có đạt hay không đạt như kế hoạch ban đầu đều cần phải xem xét đánh giá và tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả này
Để phân tích dánh giá hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Tốc độ tăng, giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu
Lợi nhuận xuất khẩu
Tỷ suất doanh lợi xuất khẩu
3.1 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
3.1.1 Tốc độ tăng, giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty hằng năm. chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Tốc độ tăng, giảm giá trị kim = Giá trị kim ngạch xuất khẩu của năm X ngạch xuất khẩu của năm X Giá trị kim ngạch xuất khẩu của năm X-1
Bảng iii: tốc độ tăng( giảm) giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty ( 1996-2000 )
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0437.doc