Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : Lý luận chung về xuất khẩu và vấn đề xuất khẩu

hàng may mặc của Việt Nam

I. Khái niệm, các hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu

 1.Khái niệm

 2. Các hình thức xuất khẩu thông dung ở Việt Nam

 3.Vị trí,vai trò của hoạt động xuất khẩu

 II. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.

 1.Vai trò của XK hàng may mặc đối với Việt Nam

 2.Về thị trường may mặc Việt Nam

CHƯƠNG II : Thực trạng kinh doanh xuất khẩu từ hàng may mặc

 ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay

 I. Những nét khái quát về Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam

 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty

Dệt - May Việt Nam

 2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt- May

 Việt Nam.

II. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam thời kỳ 2000 đến nay

 1.Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng

 2.Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo thi trường

 3.Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng

 công ty Dệt - May Việt Nam

 4.Vấn đề đối tác và mức độ cạnh tranh của Tổng công ty

 Dệt - May Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay

III. Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt

 động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty

 Dệt - May Việt Nam

 1.Về mặt khách quan

 2.Về mặt chủ quan

 

doc47 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp sửa chữa và sản xuất phụ tùng, một viện thiết kế kĩ thuật dệt may, một viện mẫu và thời trang, ba trường đào tạo công nhân. Có các chi nhánh ở thành phố Hải Phòng và Đà Nẵng và hai Công ty du lịch và dịch vụ thương mại ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một số đại diện ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn có Công ty tài chính TFC là tổ chức tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự đổi mới tổ chức như trên có ý nghĩa kết hợp hai ngành dệt và may trước đây vốn hoạt động riêng lẻ thành một tổ chức chung để giảm dần sự cạnh tranh phân tán, manh mún trong đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời có thể tích tụ, tập trung vốn cho sự phát triển lâu dài vừa chuyên môn hoá vừa đa dạng hoá một cách cân đối, hài hoà. Trong tương lai không xa, với sự ra đời của hiệp hội Dệt May Việt Nam đã tạo mái nhà chung cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế có thể liên kết và hỗ trợ nhau tốt hơn trong sản xuất kinh doanh. 2.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam. Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam có quyền quản lí, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực đã được giao theo qui định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ do Nhà nước giao. Mặt khác, Tổng Công ty có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên quản lí, sử dụng các nguồn lực mà Tổng Công ty đã nhận của Nhà nước, điều chỉnh các nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng Công ty. Ngoài những quyền hạn trên, Tổng Công ty còn có những nhiệm vụ sau đây: - Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt và hàng may theo qui hoạch và kế hoạch phát triển ngành dệt và ngành may của Nhà nước và theo yêu cầu của thị trường, bao gồm : xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu, xuất nhập khẩu phụ liệu, thiết bị phụ tùng, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước. - Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước giao, gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao. Tổ chức quản lí công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật,khoa học công nghệ và công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng Công ty.Tổ chức các hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn đầu tư, đào tạo trong và ngoài Tổng Công ty. - Xác định chiến lược đầu tư, thẩm định các luận chứng hợp tác, đầu tư, liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp thành viên trình Nhà nước xét duyệt, làm chủ các công trình đầu tư mới. - Điều tra nghiên cứu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước về cung cấp vật tư, nguyên liệu chính, thực hiện hợp tác quốc tế, kinh doanh đối ngoại, thị trường xuất nhập khẩu. II. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt- May Việt Nam thời kỳ 1999 đến nay Mặt hàng may mặc Việt nam trong nhiều năm qua chiếm một vị trí quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Việt nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng vọt từ năm 2000, là năm bắt đầu thực hiện Hiệp định thương mại giữa Việt nam với Hoa Kỳ (BTA). Hiệp định này đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và thị trường của sản phẩm may mặc "Made in Vietnam" trên thị trường thế giới. Nếu như năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 1.815 triệu USD thì năm 2001 tăng lên 2.000 triệu USD, chiếm khoảng 13-14% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành may Việt Nam. Năm 2002 đã tăng lên 2.710 triệu USD . Từ năm 2000 tới nay, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc không ngừng tăng lên và đã đứng hàng thứ hai trong danh mục hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Cụ thể qua bảng sau: Bảng 3: Giá trị xuất khẩu hàng may Việt nam 2000-2002. (Đơn vị: triệu USD) 2000 2001 2002 Tổng kim nghạch XK toàn quốc 14.308 15.100 16.530 Kim nghạch XK ngành may Việt nam 1.815 2.000 2.710 Tỷ lệ so với XK toàn quốc (%) 12.6 13..2 16.4 (Nguồn: Dự án qui hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt- May đến năm 2010, tr. 17.) 1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng. Trong những năm qua, Tổng Công ty Dệt-may Việt Nam thực hiện kinh doanh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, khách hàng có xu hướng tăng lên. Tổng Công ty có khả năng tạo nguồn hàng với khối lượng lớn và đang mở ra một hướng kinh doanh mới phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới. Các hình thức xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu trả nợ, liên doanh với các đơn vị để xuất, giao hàng đổi thiết bị, mua bán đứt đoạn, và gia công. Các nhóm mặt hàng chủ yếu bao gồm: - Nhóm mặt hàng mặc thường ngày: sơ mi, quần âu, áo váy... - Nhóm mặt hàng áo jacket,bộ áo mưa Nhóm quần thể thao(Nhật ) - Nhóm thời trang hiện đại (quần áo mode) Nhóm trang phục đặc biệt:Mặt hàng găng tay da(găng gôn) -Những mặt hàng găng lót mác logo của Hàn Quốc, các mặt hàng thêu trên thị trường Trung Đông Các nhóm hàng trên với nhiều chất liệu vải và phụ liệu, với tay nghề tốt, khéo léo nên sản phẩm xuất khẩu ra đạt yêu cầu về chất lượng của khách hàng. Bảng 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu qua các năm Mặt hàng 2000 2001 2002(ước thực hiện) Tr. USD % TKN Tr. USD % TKN Tr. USD % TKN 1. Sơ mi 25,014 13.78% 41,522 20.76% 69,722 25.73% 2.Jacket và áo khoác các loại 29,103 16.03% 47,533 23.77% 65,712 24.25% 3. Quần áo thể thao các loại 18,410 10.14% 24,512 12.26% 38,423 14.18% 4. Găng, mac logo các loại 15,425 8.50% 21,433 10.72% 35,145 12.97% Sau mỗi đợi xuất hàng, Tổng Công ty đều tổ chức hạch toán kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ở các công đoạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác không để kịp thời phát hiện, bổ sung thiếu sót. Do vậy, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc liên tục hoàn thiện và phát triển. Có thể thấy rõ hơn sự biến động tăng giảm của từng sản phẩm qua các năm qua (Bảng 4). Qua bảng trên cho thấy, tình hình xuất khẩu các mặt hàng may mặc nói chung có triển vọng tốt, chẳng hạn đối với mặt hàng áo jắc két năm 2000 giá trị đạt hơn 29.103 triệu USD, chiếm 16,03% tổng kim ngạch thì năm 2001 đã tăng lên hơn 47.533 triệu USD, chiếm 23,77% và năm 2002 là 24,25%. Bằng sự tranh thủ mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ của các đối tác, Tổng Công ty không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, lắp đặt các thiết bị hiện đại. Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm đa dạng ( jacket, đồ thể thao...) từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt đối với mặt hàng jắc két cao cấp đã có mặt và đứng vững trên thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Bắc Mỹ. Trên đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty. Hiện nay Tổng Công ty đang tiếp tục củng cố và tiến tới nâng cao tỉ trọng hàng dệt kim, hoàn thiện và phát triển hàng may mặc, đảm bảo chất lượng cao, chủng loại đa dạng phong phú, giá thành giảm dần. Bên cạnh những thành công đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần giải quyết. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cao nhưng hình thức xuất khẩu hàng gia công là chủ yếu, do đó hiệu quả chưa cao (75-80% là gia công xuất khẩu). So với các nước nói chung, mặt hàng may mặc của ta chưa cạnh tranh được (trong đó có Trung Quốc, Thái Lan). Một trong những mục tiêu phấn đấu của Tổng Công ty là từng bước giảm gia công, tăng bán sản phẩm hoàn chỉnh. Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng Công ty hướng ưu tiên đầu tư cho khâu kéo sợi, dệt vải, in, nhuộm để tạo ra nhiều loại vải có chất lượng cao (hiện nay, vải đủ tiêu chuẩn chỉ có 10-15% nhu cầu chủng loại) và đầu tư vào sản xuất phụ liệu, khâu thiết kế mẫu mã, nhãn mác và phải đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm hoàn chỉnh của Việt Nam. Năm 2000 toàn Tổng Công ty xuất khẩu sản phẩm theo điều kiện FOB được khoảng 40%, năm 2002 đã tăng lên 60%. Đây là một cố gắng lớn của Tổng Công ty. 2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường . Thâm nhập tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tổng Công ty Dệt-May Việt nam. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc luôn được Tổng Công ty chú trọng nhằm mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Đến nay Tổng Công ty đã có quan hệ buôn bán với trên 40 nước. Tổng Công ty đang củng cố vị thế và mở rộng thị trường hơn nữa. Giá trị hàng may mặc không ngừng tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó, nhu cầu hàng may mặc không ngừng tăng lên ở các nước trên thế giới vì sau nhu cầu ăn là nhu cầu về mặc. Tổng khối lượng lưu chuyển hàng hoá này chiếm tỉ trọng lớn trong cán cân thương mại quốc tế, chỉ đứng sau khoáng sản tài nguyên và chế tạo máy, điện tử. Khi trình độ khoa học kỹ thuật của con người ngày càng phát triển ở mức độ cao sẽ dẫn tới sự phân hoá thế giới về sản xuất. Các nước phát triển sẽ chuyển sang các ngành công nghiệp hiện đại, nhường chỗ cho các nước đang phát triển trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Nhu cầu may mặc cũng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, mẫu mã, chất liệu phong phú hơn, đặc biệt xã hội càng văn minh lịch sự bao nhiêu thì yêu cầu về mặc lại càng được chú ý cầu kỳ bấy nhiêu. Nhận biết được các yếu tố đó đã giúp cho Tổng Công ty trong hoạt động xuất khẩu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Qua thực tiễn cho thấy, hàng may mặc xuất khẩu của Tổng Công ty chiếm tỉ trọng lớn ở các thị trường Hoa Kỳ, Canada, Nhật, EU, Hàn Quốc,Thuỵ sĩ, Đức. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở các thị trường trên vẫn chưa thật ổn định. Trong số các thị trường có hạn ngạch, thì Hoa Kỳ và Bắc Mỹ là thị trường lớn nhất của Tổng Công ty. Trong ba năm 2000, 2001, 2002, quota xuất khẩu hàng may mặc Việt nam vào thị trường này không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ chất lượng hàng may mặc đã ngày một cao hơn. Nhưng so với các nước có quota vào Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thì số lượng của ta còn rất nhỏ bé. Đối với nhóm thị trường phi hạn ngạch, nhìn tổng thể thì kim ngạch xuất khẩu tăng đều trên các thị trường Nhật Bản ,Hàn Quốc, Anh, Hồng Kông, Mỹ nhưng trên một số thị trường khác thì xuất khẩu lại giảm, chẳng hạn như: Đài loan, Hà Lan, đặc biệt là thị trường Nga giảm rất nhanh trong năm 2000. Mỹ là thị trường mới khai thác đối với Tổng Công ty. Qua ba năm từ 2000-2002 thị trường Mỹ đã liên tục được mở rộng và tăng lên tuy nhiên chưa lớn lắm. Đây là một thị trường đầy triển vọng đối với Tổng Công ty. Mỹ-một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới, dân số đông (hơn 360 triệu người), mức tiêu thụ hàng may mặc gấp rưỡi EU (27kg/ 1 người). Từ sau khi quan hệ Việt-My bình thường hoá, hai nước đã ký hiệp định thương mại, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc giữa Tổng Công ty với Mỹ luôn tiến triển tốt đẹp. Trong khuôn khổ đàm phán WTO từ 1/1/1995 thì trong vòng 10 năm nữa hàng rào hạn ngạch hàng dệt may bị bãi bỏ và thuế sẽ giảm trung bình 9%. Các nước có xu hướng sản xuất hàng dệt may đang điều chỉnh lại chiến lược phát triển ngành dệt may nước họ, chuẩn bị đọ sức quyết liệt tại thị trường Mỹ không hạn ngạch vào năm 2005, đặc biệt là đối với những nước có lợi thế nhân công rẻ sẽ ồ ạt xuất hàng may mặc vào Mỹ. Tổng Công ty Dệt may Việt Nam do xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ còn quá nhỏ bé (0,7% tổng kim ngạch nhập năm 2000) nên cần có chiến lược tiếp thị, phát triển các mặt hàng may mặc phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, và thị hiếu của thị trường Mỹ, đầu tư đón trước thời cơ để có thể thâm nhập mạnh mẽ vào được thị trường khổng lồ này. 3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty là một đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý cũng như đối với Tổng Công ty nhằm hướng Tổng Công ty quan tâm khai thác tiềm năng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, tăng cường tích luỹ để đầu tư tái kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có rất nhiều chỉ tiêu để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty. Song đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc thì chỉ tiêu lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hai chỉ tiêu quan trọng nhất. 3.1. Cơ sở hình thành lợi nhuận của Tổng Công ty từ hoạt động xuất khẩu. Để có thể phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu một cách rõ ràng, chính xác cần thiết phải xem xét những khoản mục nào tạo nên chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế được hình thành như thế nào. Cơ sở hình thành lợi nhuận của tổng Công ty có thể được tóm tắt như sau: P = [( R - C ) - T ] + B Trong đó: R: Tổng doanh thu từ hợp đồng xuất khẩu: Giá trị hợp đồng C: Tổng chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm: - Giá vốn hàng hoá: giá mua và chi phí thu mua - Tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu - Khấu hao tài sản cố định - Tiền công, tiền lương - Lệ phí hải quan, thuê tàu, bảo hiểm hàng hoá - Chi phí quản lý, tiền lãi ngân hàng - Chi phí liên quan trực tiếp đến lưu thông hàng hoá xuất khẩu ở trong nước: + Bốc xếp, vận chuyển + Chi phí bảo quản, đóng gói bao bì + Chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng - Các chi phí được coi là hợp lệ T: Thuế các loại, bao gồm: - Thuế doanh thu - Thuế sử dụng vốn ngân sách cấp (gọi tắt là thuế vốn) - Thuế lợi tức tính theo công thức sau: Trước năm 99: Thuế lợi tức = (Lợi nhuận trước thuế - thuế doanh thu- thuế vốn + Lợi tức khác) * thuế suất lợi tức Năm 99 đến nay: Thuế lợi tức = (Lợi nhuận trước thuế - thuế doanh thu- lợi tức khác) * thuế suất lợi tức B: Các khoản lợi tức khác: Bao gồm: - Các khoản lợi tức khác phải nộp thuế: + Lãi tiền gửi ngân hàng + Lãi từ hoạt động kinh doanh cho thuê động sản, bất động sản + Lãi từ hoạt động kinh doanh phụ khác + Lãi từ các hoạt động tài chính khác + Chênh lệch thanh lý , chuyển nhượng tài sản cố định - Các khoản lợi tức khác không phải nộp thuế + Lãi từ góp vốn liên doanh + Lợi nhuận góp hoặc mua cổ phiếu, cổ phần P: Thực lãi của Tổng Công ty từ hoạt động xuất khẩu Phần lãi này được chia làm 3 quĩ theo qui định của Nhà nước và thuộc quyền sử dụng của Tổng Công ty trong phạm vi 3 quĩ đó là: quĩ phát triển sản xuất, quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi. Trong thực tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta phải chú ý đến tương quan giữa tỉ giá hối đoái chính thức được công bố trên thị trường và tỉ giá hàng xuất khẩu. Tỉ giá hàng xuất khẩu là số nội tệ phải bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ ví dụ là (Mx) Khi nhà sản xuất hoàn thành thủ tục giao hàng, sẽ thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ. Số lượng ngoại tệ thu về là giá trị của hợp đồng xuất khẩu gọi là doanh thu hoạt động xuất khẩu (Rx). Như vậy, để thu được Mx đơn vị ngoại tệ thì Tổng Công ty phải chi phí (Mx*Rx) đồng nội tệ, đó chính là các khoản chi phí ở mục b. Số lượng ngoại tệ Mx thu về được đổi thành đồng nội tệ theo tỉ giá hối đoái trên thị trường là Mtt và (Mtt*Mx) đồng nội tệ. Vì vậy lợi nhuận hoạt động xuất khẩu là: LNx = Mtt*Rx - Mx*Rx = (Mtt - Mx)* Rx Lợi nhuận xuất khẩu chỉ dương hay nhà xuất khẩu chỉ có lợi khi tỉ giá hối đoái của thị trường Mtt lớn hơn tỉ giá hàng xuất khẩu Mx. Khi Mtt = Mx thì nhà xuất khẩu hoà vốn. 3.2. Tổng lợi nhuận. Tổng lợi nhuận thường được biết đến là lợi nhuận trước thuế hay lãi gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí. Tổng lợi nhuận có thể được xem xét dựa vào bảng sau: Bảng 5: Tình hình tài chính của Tổng Công ty năm 1999-2002. (Đơn vị: Triệu VND) Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 - Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận trước thuế - Nộp thuế - Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận khác 83.905 81.119 2.786 1.253 1.533 161583 155.926 5.657 2.340 3.317 465 198770 192327 6.443 2.697 3.746 120 245.302 237.807 7.495 3.419 4.076 547 Thực lãi 1.533 3.782 3.866 4.623 Qua bảng trên cho thấy, tỷ trọng chi phí trên tổng doanh thu lần lượt qua các năm là: 96,7%; 96,5%; 96,8%. Tỷ trọng trước thuế tương ứng với 3 năm đó là: 3,32%; 3,5%; 3,24%. Như vậy tỷ trọng của lợi nhuận trước thuế trong tổng doanh thu là tương đối ổn định đạt mức trung bình là 3,35% trong thời kỳ 1999-2001. Doanh thu qua các năm không ngừng tăng lên. Năm 2000 so với năm 1999 đã tăng thêm được 77678 triệu đồng, năm 2002 tăng thêm so với năm 2001 là 46.532 triệu đồng. Như đã đề cập ở trên, lợi nhuận trước thuế sau khi trừ đi các khoản nộp ngân sách thu được khoản lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế cộng thêm các khoản lợi tức khác của Tổng Công ty thu được thực lãi, mà thực lãi sau đó sẽ được trích lập thành ba quĩ theo qui định của Nhà nước. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ khi đánh giá hiệu quả kinh tế theo lợi nhuận nói chung mà chỉ phân tích lợi nhuận trước thuế. Tỷ trọng nộp ngân sách trong tổng lãi gộp qua các năm 1999,2000, 2001,2002 tương ứng là: 45%; 41,4%; 42%, 44,6% trung bình là 43,25%. Tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế trong tổng lợi nhuận tương ứng là: 51,1%; 58,6%; và 58.14%, 54.38% trung bình là 55,55%. Những con số trên đây cho thấy mức độ nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước của Tổng Công ty. Phần lợi nhuận sau thuế có tỷ trọng trung bình trong tổng lãi gộp từ hoạt động kinh doanh là: 55,55%, trong đó tổng chi phí là 2,01%, trong tổng doanh thu nói chung là 1,94%. Như vậy trong thời kỳ 1999-2002 vừa qua, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty tương đối ổn định, luôn đảm bảo nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước. Xét về số tuyệt đối thì tổng lãi gộp chưa lớn, hay phần nộp ngân sách và lợi nhuận sau thuế còn nhỏ bé nhưng rõ ràng lợi nhuận trước và sau thuế tăng đều đặn, cùng với mức tăng trưởng doanh thu. Đó là một dấu hiệu tích cực, phản ánh quá trình tích cực của Tổng Công ty trong suốt thời kỳ 1999-2002 đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, không những mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho Tổng Công ty mà còn tăng thu ngân sách cho Nhà nước. 3.3. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, doanh thu, và vốn kinh doanh. 3.1.1. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Dc) được tính theo công thức: * 100% Dc = Tổng lợi nhuận Tổng chi phí Trong đó tổng lợi nhuận được tính là tổng lợi nhuận trước thuế hay lãi gộp, là phần còn lại của doanh thu sau khi đã bù đi các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tính doanh lợi theo chi phí dựa trên ba nhân tố là lãi gộp, lợi nhuận trước thuế, thực lãi của Tổng Công ty thì không những biết được rằng một đồng chi phí bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lãi gộp mà còn cho biết trong phần lãi gộp đó bao nhiêu đồng trở về ngân sách Nhà nước, bao nhiêu là phần lãi thực tế của Tổng Công ty. Phân tích như vậy sẽ có giá trị so sánh hơn rất nhiều. Bảng 7: Doanh lợi theo chi phí thời kỳ 1999-2002 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng chi phí 81.119 155.926 192.327 237.807 Lợi nhuận trước thuế 2.786 5.657 6.443 7.495 Lợi nhuận sau thuế 1.533 3.317 3.866 4.623 Thực lãi 1.533 3.782 3.866 4.623 Dc (theo lợi nhuận trước thuế) 3.4 3,6 3.4 3,5 Dc (theo lợi nhuận sau thuế) 1.9 2,1 2,0 2,0 Dc (theo thực lãi) 1.9 2.4 2,0 2,0 Về nội dung, các số liệu ở các cột tương ứng với các năm có ý nghĩa như nhau vì thế chỉ cần chú giải một cột, ví dụ như năm 2000. Trong năm 2000: Một đồng chi phí bỏ ra có thể thu về 0,036 (3,6%) đồng lãi gộp. 0,036 đồng lãi gộp đó có 0,024 đồng thực lãi của Tổng Công ty. 0,036 đồng đó có 0,015 đồng quay lại ngân sách Nhà nước Như vậy từ một đồng chi phí bỏ ra năm 2000, Tổng Công ty thu về được 0,036 đồng lợi nhuận trước thuế, nộp 0,015 đồng cho ngân sách Nhà nước, thu về là 0,021 đồng lợi nhuận sau thuế và 0,024 đồng thực lãi của Tổng Công ty. Sở dĩ số thực lãi và lợi nhuận sau thuế không thống nhất với nhau vì Tổng Công ty còn có các khoản lợi tức khác cộng thêm vào lợi nhuận sau thuế mới có được thực lãi. ởđây, các khoản lợi tức khác được tính vào thực lãi của Tổng Công ty không phải là lợi tức từ hoạt động kinh doanh nhưng chỉ tồn tại khi Tổng Công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đó không phải là các khoản lợi nhuận thu về từ chênh lệch doanh thu và chi phí, nhưng lại có nguồn gốc từ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, các khoản lợi nhuận này được đưa vào tính tỷ suất lợi nhuận để có giá trị phân tích cao hơn. Qua bảng trên có thể thấy rằng các khoản chi phí của Tổng Công ty để tiến hành hoạt động xuất khẩu nhìn chung là tiết kiệm. Tỉ lệ lợi nhuận trước và sau thuế thu về từ mọi hoạt động chi phí là tương đối cao. Bản thân doanh lợi theo chi phí này phản ánh mức độ tiết kiệm các khoản chi phí và cũng là một khiá cạnh quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh. Trên góc độ của chỉ tiêu này nhận thấy hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu trong thời kỳ 1999-2002 là tương đối cao. Kết quả tích cực đó tạo nên nền tảng vững chắc để Tổng Công ty có thể mở rộng cả về chiều sâu chiều rộng trong kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc trong tương lai. 3.3.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (Dr) được tính theo công thức: Lợi nhuận Dr = * 100% Doanh thu Xét lợi nhuận của năm 2000: Trong một đồng doanh thu có 0.035 đồng lợi nhuận. Trong 0.035 đồng đó có 0.015 đồng quay lại ngân sách Nhà nước, 0.02 đồng là lãi sau thuế của Tổng Công ty. Phần lãi sau thuế này cộng thêm với phần góp thêm của các lợi tức. Còn lại 0.023 đồng lợi nhuận thực tế. Bảng 8: Doanh lợi theo doanh thu thời kỳ 1999-2002. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng doanh thu 83.905 161.583 198.790 245.302 Lợi nhuận trước thuế 2.786 5.657 6.443 7.495 Lợi nhuận sau thuế 1.533 3.317 3.866 4.623 Thực lãi 1.533 3.782 3.866 4.63 Dr (Tính theo lợi nhuận trước thuế) (%) 3,3 3,5 3,2 3,24 Dr (Tính theo lợi nhuận sau thuế) (%) 1.8 2,0 1,9 1,97 Dr (Theo thực lãi) 1,8 2,3 1,9 1,97 Như vậy, từ một đồng doanh thu Tổng Công ty có 0.035 đồng lợi nhuận trước thuế, 0.02 đồng lợi nhuận sau thuếvà 0.023 đồng lợi nhuận thực tế. Thực tế cho thấy, doanh lợi theo doanh thu cho biết khả năng sinh lời từ một đồng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí phản ánh mức độ tiết kiệm chi phí, khả năng sinh lợi của một đồng chi phí. Tuy nhiên, nếu chỉ có doanh lợi theo chi phí và doanh thu cao thì chưa đủ để kết luận về hiệu qủa kinh doanh, mà cần thiết phải xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với các nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là vốn kinh doanh. 4. Vấn đề đối tác và mức độ cạnh tranh của Tổng Công ty Dệt-may Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay. Thị trường hàng may mặc ở các nước phát triển đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao. Để chiếm lĩnh thị trường này, các nhà sản xuất phải tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng đó. Họ có những cơ quan kiểm nghiệm và phòng thí nghiệm hiện đại để kiểm tra chất lượng trước khi xuất. ở những nước này, thường áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 và nhãn hiệu CE đối với hàng may mặc xuất khẩu (CE là nhãn hiệu của cộng đồng Châu Âu, bảo đảm phẩm chất hàng hoá phù hợp với yêu cầu pháp lý của Châu Âu). Những điều này, Việt Nam chưa có khả năng thực hiện một cách đồng loạt ở các đơn vị sản xuất do hạn chế về khả năng tài chính, trình độ công nghệ ...Tuy nhiên trong quy trình công nghệ của tổng Công ty, các nhà sản xuất đã áp dụng hai biện pháp quản lý: - Kiểm tra “on line” (kiểm tra trên dây chuyền) nhằm ngăn ngừa tận lỗi ở sản phẩm may ngay từ khi chúng được coi là bán thành phẩm. - Triệt để giữ vệ sinh công nghiệp ở khâu sản xuất. Các nước ASEAN đã thông qua “chế độ ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung” (CEPT). Từ tháng 1/1993 đã giảm dần thuế quan của 15 nhóm hàng công nghệ và nông sản chế biến (trong đó có hàng may mặc) trong nội bộ các nước ASEAN. Mục tiêu sẽ giảm thuế ưu đãi xuống còn từ 0-5%. Đây là một động lực thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty trong thời gian tới. Nhận thức rõ những ưu điểm và hạn chế của Tổng Công ty đệt may Việt Nam đang đặt ra cho mình những mục tiêu lớn, dự báo tốc độ tăng trưởng > 10% trong giai đoạn 2000-2010. Đó là tỷ lệ tăng trưởng cao so với nhiều ngành công nghiệp khác đồng thời cũng đặt ra cho tổng Công ty nhiều thách thức lớn. Iii. đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-may Việt Nam 1. Về mặt khách quan Những năm qua, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty đã có những thuận lợi nhất định. Với thực tại nền kinh tế nước ta trong xu thế mở cửa, hội nhạp với khu vực và quốc tế đã tạo đã phát triển cho Tổng Công ty. Với một loạt các sự kiện như việc hiệp định thương mại Việt Mỹ đã được thực thi vào đầu năm 2002, ký kết với liên minh Châu Âu, gia nhập Siêu thị Asean, AFTA... đã góp phần tích cực trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty đối với các nước Châu á. Bên cạnh đó, Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hoá mối quan hệ hướng tới Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc. Hơn nữa, theo hiệp định hàng dệt (ATC) ký tại vòng đàm phán thương mại đa biên tháng 4/1994 ở Maraket ghi nhận rằ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0372.doc
Tài liệu liên quan