Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng may mặc trong doanh nghiệp

I. Khái niệm, các hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu

II. Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với Việt Nam.

III. Thị trường cho hàng may mặc và xu hướng nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới.

CHƯƠNG II: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam giai đoạn 1998-2001.

I. Những nét khái quát về Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam.

II. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt- May thời kỳ 1998-2001.

III. đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam.

CHƯƠNG III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam trong thời gian tới.

I. Triển vọng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty trong thời gian tới.

II. Những giải pháp chủ yếu về phía Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam.

III. Một số kiến nghị Chính phủ.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thị trường nội địa” để tổ chức sản xuất. Sau khi mất thị trường truyền thống là Liên Xô và Đông Âu cũ, ngành may đã cố gắng khai thác thị trường mới là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU... song còn nhiều hạn chế. Để duy trì và phát triển sản xuất-xuất nhập khẩu, Tổng Công ty phải tổ chức tìm kiếm thị trường một cách chủ động, khắc phục tính thụ động ngồi chờ, giữ vững, khai thác, mở rộng các thị trường hiện có, nhanh chóng tìm kiếm, khai thác thị trường mới, đặc biệt là thị trường Mỹ và thị trường truyền thống cũ. Trước mắt có thể làm gia công, nhưng phải chuẩn bị các điều kiện để chuyển dần từng bộ phận, từng doanh nghiệp khi đủ khả năng sang phương thức xuất FOB. Trong hai thập kỷ tới, ngành may Việt Nam vẫn hướng ra xuất khẩu để thu hút ngoại tệ, tự cân đối để tồn tại và phát triển, đồng thời coi trọng thị trường nội địa để làm cơ sở cho sự phát triển. Trên thực tế hiện nay, có thể tạm chia thị trường may Việt Nam thành hai khu vực. 5.1. Thị trường nội địa. Trên lĩnh vực này, ngành may Việt nam cũng gặp phải không ít những khó khăn khi phải thi đấu với những đối thủ trên sức mình. Vì Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức và thực hiện các điều khoản của hiệp định AFTA, thị trường nội địa là “sân chơi” của các nước trong khu vực. Trong khi ngành dệt Việt Nam đang ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực: về phần cứng ta sau bạn từ 7-8 năm, về phần mềm thì sau 15-20 năm. Như vậy, để giữ được thị trường trong nước, không để hàng các nước trong khu vực tràn vào cạnh tranh, ngành dệt may phải có những bước đi và giải pháp thích hợp trong thời gian tới. 5.2.Thị trường xuất khẩu. Đây là thị trường có nhu cầu lớn nhưng lại có yêu cấu rất cao về chất lượng và mẫu mã, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU. Để vào được thị trường này, ngành may phải đi từng bước từ dễ đến khó, từ gia công đến xuất hàng FOB ( năm 2010 hàng vào EU là 70% FOB ) và thương mại. Với tình hình thực tế ngành may của ta hiện nay, chỉ có thể đi vào các chủng loại mặt hàng chất lượng thấp và trung bình, một số ít mặt hàng đạt đến khá. Các loại mặt hàng cao cấp của thị trường này ta chưa thể làm được và rất khó cạnh tranh. Đặc biệt vào năm 2005, thị trường Mỹ sẽ không còn hạn ngạch, với lợi thế nhân công rẻ, ngành may Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường này. Thâm nhập và tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ hàng đầu, là công việc khó khăn phức tạp nên phải phát huy khả năng của mọi doanh nghiệp để mở rộng và phát triển thị trường. Đồng thời ngành may Việt nam cũng phải từng bước đầu tư hợp lý, tổ chức lại quản lý sản xuất để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường. Trong những năm tới, ngành may Việt Nam phải đầu tư phát triển để đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân 1999-2003 là 15%/năm. Đến năm 2003 xuất khẩu hàng may mặc đạt 1,2-1,3 triệu USD, tăng ba lần so với năm 1998. Sản phẩm xuất khẩu bằng vải do Việt Nam sản xuất chiếm khoảng 40-50%. Tạo việc làm cho khoảng một triệu lao động. Đến năm 2010 xuất khẩu hàng may mặc đạt 3 tỷ USD, tăng gấp hai lần so với năm 2003. Sản phẩm xuất khẩu bằng vải do Việt nam sản xuất chiếm 60-70%. Tạo ra công ăn việc làm cho gần hai triệu lao động với mức thu nhập bình quân trên 100 USD/1tháng/1người. II. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt- May thời kỳ 1998-2001. Mặt hàng may mặc Việt nam trong nhiều năm qua chiếm một vị trí quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Việt nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng vọt từ năm 1996, là năm bắt đầu thực hiện Hiệp định may mặc giữa Việt nam với EC (Europed Community). Hiệp định này đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và thị trường của sản phẩm may mặc "Made in Vietnam" trên thị trường thế giới. Nếu như năm 1996 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 350 triệu USD thì năm 1997 tăng lên 554 triệu USD, chiếm 85% kim ngạch hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, chiếm khoảng 13-14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 1998 vẫn giữ tỉ trọng này nhưng về mặt giá trị đã tăng lên 750 triệu USD. Với sự ra đời của Tổng Công ty Dệt- May Việt nam trên cơ sở thống nhất Tổng Công ty Dệt Việt nam và Liên hiệp các xí nghiệp sản xuất- xuất nhập khẩu hàng may mặc đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, tạo được thế và lực. Từ năm 1998 tới nay, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc không ngừng tăng lên và đã đứng hàng thứ hai trong danh mục hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Cụ thể qua bảng sau: Bảng 3: Giá trị xuất khẩu hàng may Việt nam 1994-2001. (Đơn vị: triệu USD) 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị XK toàn quốc 2.087,1 2.580,7 2.985,0 4.054,3 5.200,0 7.255,8 8.850,0 8.910,0 Giá trị XK ngành may Việt nam 116,0 180,0 350,0 550,0 750,0 1.150,0 1.250,0 1.310,0 Tỷ lệ so với XK toàn quốc (%) 5,6 7 11,7 13,6 14,4 15,8 14,1 14,7 (Nguồn: Dự án qui hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt- May đến năm 2010, tr. 17.) Trong số 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam phải kể đến hàng Dệt-May. Tuy đứng ở vị trí thứ hai sau dầu thô, nhưng đây là mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao. Năm 2000 tỷ lệ xuất khẩu hàng Dệt-May chiếm 14,1% so với toàn quốc đến năm 2001 tỷ lệ này tăng lên 14,7% mặc dù bị ảnh hưởng không ít bởi cơn khủng hoảng tài chính ở Đông Nam á. Đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của toàn Tổng Công thuốc thú y, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng may mặc. Điều này góp phần giải quyết việc làm, tích cực đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. 1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng. Trong những năm qua, Tổng Công ty Dệt-May Việt nam thực hiện kinh doanh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, khách hàng có xu hướng tăng lên. Tổng Công ty có khả năng tạo nguồn hàng với khối lượng lớn và đang mở ra một hướng kinh doanh mới phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới. Các hình thức xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu trả nợ, liên doanh với các đơn vị để xuất, giao hàng đổi thiết bị, mua bán đứt đoạn. Các nhóm mặt hàng chủ yếu bao gồm: - Nhóm mặt hàng mặc thường ngày: sơ mi, quần âu, áo váy... - Nhóm mặt hàng lót nam, nữ - Nhóm mặt hàng thường dùng ở nhà: các loại bộ ngủ nam, nữ; vỏ chăn, ga, gối. - Nhóm quần thể thao: quần áo vải thun, quần áo bò (Jean) - Nhóm thời trang hiện đại (quần áo mode) - Nhóm trang phục đặc biệt: quân đội, bảo hộ lao động cho các loại ngành nghề. Các nhóm hàng trên với nhiều chất liệu vải và phụ liệu, với tay nghề tốt, khéo léo nên sản phẩm xuất khẩu ra đạt yêu cầu về chất lượng của khách hàng. Bảng 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu qua các năm Mặt hàng 1999 2000 2001 Tr. USD % TKN Tr. USD % TKN Tr. USD % TKN 1. Sơ mi 108,871 14,25 236,028 20,52 257,043 20,56 2.Jacket và áo khoác các loại 118,459 15,79 225,742 19,63 241,978 19,36 3. Quần các loại 58,630 7,82 110,483 9,61 157,142 12,57 4. Dệt kim các loại 57,799 7,71 92,421 8,03 107,664 8,6 Sau mỗi đợi xuất hàng, Tổng Công ty đều tổ chức hạch toán kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ở các công đoạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác không để kịp thời phát hiện, bổ sung thiếu sót. Do vậy, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc liên tục hoàn thiện và phát triển. Có thể thấy rõ hơn sự biến động tăng giảm của từng sản phẩm qua các năm qua (Bảng 4). Qua bảng trên cho thấy, tình hình xuất khẩu các mặt hàng may mặc nói chung có triển vọng tốt, chẳng hạn đối với mặt hàng sơ mi năm 1999 giá trị đạt hơn 100 triệu USD, chiếm 14,52% tổng kim ngạch thì năm 2000 đã tăng lên hơn 200 triệu USD, chiếm 20,52% và năm 2000 là 20,56%. Trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu trên thì xu hướng hàng may mặc sẵn có xu hướng tăng lên nhiều bởi Tổng Công ty ngoài việc thực hiện xuất khẩu còn thực hiện làm hàng trả nợ cho các nước SNG và Đông Âu. Bằng sự tranh thủ mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ của các đối tác, Tổng Công ty không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, lắp đặt các thiết bị hiện đại. Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm đa dạng (sơ mi, jacket, đồ thể thao...) từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt đối với mặt hàng sơ mi nam cao cấp đã có mặt và đứng vững trên thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Bắc Mỹ. Đối với mặt hàng dệt kim, những năm trước kia có giá trị xuất khẩu rất lớn, do khi đó chưa đòi hỏi kỹ thuật cao cấp và nhu cầu ở các nước bạn hàng rất lớn. Còn hiện nay, hàng dệt kim đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, trên thị trường lại có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt. Do đó mặt hàng này hiện nay xuất khẩu chủ yếu là để trả nợ . Bên cạnh đó, mặt hàng này phần lớn là được xuất sang các nước SNG, vì vậy khi các nước này tan rã, thì thị trường cho mặt hàng này bị thu hẹp nhanh chóng. Nếu như năm 1996 xuất khẩu chiếm 39,1% thì từ năm 1998 đến nay chỉ đạt từ 7 đến 8%. Trên đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty. Hiện nay Tổng Công ty đang tiếp tục củng cố và tiến tới nâng cao tỉ trọng hàng dệt kim, hoàn thiệnvà phát triển hàng may mặc, đảm bảo chất lượng cao, chủng loại đa dạng phong phú, giá thành giảm dần. Bên cạnh những thành công đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần giải quyết. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cao nhưng hình thức xuất khẩu hàng gia công là chủ yếu, do đó hiệu quả chưa cao (75-80% là gia công xuất khẩu). So với các nước nói chung, mặt hàng may mặc của ta chưa cạnh tranh được (trong đó có Trung Quốc, Thái Lan). Một trong những mục tiêu phấn đấu của Tổng Công ty là từng bước giảm gia công, tăng bán sản phẩm hoàn chỉnh. Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng Công ty hướng ưu tiên đầu tư cho khâu kéo sợi, dệt vải, in, nhuộm để tạo ra nhiều loại vải có chất lượng cao (hiện nay, vải đủ tiêu chuẩn chỉ có 10-15% nhu cầu chủng loại) và đầu tư vào sản xuất phụ liệu, khâu thiết kế mẫu mã, nhãn mác và phải đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm hoàn chỉnh của Việt Nam. Năm 1999 toàn Tổng Công ty xuất khẩu sản phẩm theo điều kiện FOB được khoảng 30%, năm 2000 đã tăng lên 40%. Đây là một cố gắng lớn của Tổng Công ty. 2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường . Thâm nhập tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tổng Công ty Dệt-May Việt nam. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc luôn được Tổng Công ty chú trọng nhằm mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Đến nay Tổng Công ty đã có quan hệ buôn bán với trên 40 nước. Tổng Công ty đang củng cố vị thế và mở rộng thị trường hơn nữa. Giá trị hàng may mặc không ngừng tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó, nhu cầu hàng may mặc không ngừng tăng lên ở các nước trên thế giới vì sau nhu cầu ăn là nhu cầu về mặc. Tổng khối lượng lưu chuyển hàng hoá này chiếm tỉ trọng lớn trong cán cân thương mại quốc tế, chỉ đứng sau khoáng sản tài nguyên và chế tạo máy, điện tử. Khi trình độ khoa học kỹ thuật của con người ngày càng phát triển ở mức độ cao sẽ dẫn tới sự phân hoá thế giới về sản xuất. Các nước phát triển sẽ chuyển sang các ngành công nghiệp hiện đại, nhường chỗ cho các nước đang phát triển trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Nhu cầu may mặc cũng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, mẫu mã, chất liệu phong phú hơn, đặc biệt xã hội càng văn minh lịch sự bao nhiêu thì yêu cầu về mặc lại càng được chú ý cầu kỳ bấy nhiêu. Nhận biết được các yếu tố đó đã giúp cho Tổng Công ty trong hoạt động xuất khẩu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để hiểu rõ hơn hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty sang các thị trường trong thời gian qua, ta hay xem xét qua bảng 5 dưới đây: Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường chủ yếu 1998-2001 Thị trường 1998 1999 2000 Tr. USD % TKN Tr. USD % TKN Tr. USD % TKN TT có hạn ngạch Trong đó: - EU 310 41,3 420 36,52 650 52 - Canada 17,85 2,38 15,97 1,39 12,89 1,03 - Nauy 9,53 1,27 5,82 0,51 4,93 0,39 TT Phi hạn ngạch Trong đó: - Thuỵ Sĩ 27,6 3,68 8,64 0,75 8,51 0,68 - Hungary 57,5 7,70 102,59 8,93 105,58 8,44 - Ucraina 37,21 4,97 119,12 10,35 121,3 9,7 - Séc 39,87 5,32 189,22 16,45 69,07 5,53 - Nga 50,53 6,74 43,75 3,8 39,87 3,19 - Nhật 59,28 7,90 79,85 6,94 29,54 2,36 - Hàn quốc 36,71 4,89 9,87 0,9 8,75 0,7 - Đài loan 47,66 6,35 25,69 2,23 30,42 2,43 - Hồng Kông 29,21 3,89 97,54 8,48 112,37 9,04 - Mỹ 5,48 0,73 9,74 0,85 14,28 1,14 - Các nước khác 21,57 2,88 22,2 1,90 42,49 3,41 Tổng 750 100 1150 100 1250 100 Qua bảng số liệu trên cho thấy, hàng may mặc xuất khẩu của Tổng Công ty chiếm tỉ trọng lớn ở các thị trường Nga, Nhật, EU, Séc, Ucraina, Hungary. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở các thị trường trên vẫn chưa thật ổn định. Trong số các thị trường có hạn ngạch, thì EU là thị trường lớn nhất của Tổng Công ty. Đây là một thị trường đông dân (350 triệu người) lại có sức tiêu dùng vải cao (17 kg/ 1 người). Yêu cầu về hàng may mặc đặc biệt cao. Nhu cầu tiêu dùng để bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10- 15% giá trị sản phẩm, còn 80- 90% là theo mốt, nên hàm lượng chất xám trong sản phẩm may là chính. Trong ba năm 1998, 1999, 2000, quota xuất khẩu hàng may mặc Việt nam vào EU không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ chất lượng hàng may mặc đã ngày một cao hơn. Nhưng so với các nước có quota vào EU thì số lượng của ta còn rất nhỏ bé (mới chỉ chiếm 0,7% tổng kim ngạch nhập hàng may mặc vào EU) và chỉ bằng 5% đối với Trung Quốc, 10- 20% so với các nước ASEAN. Tuy nhiên, ta cũng còn gặp nhiều khó khăn như nhiều mặt hàng lớn thì bị hạn chế về số lượng như Jacket, áo sơ mi mới chỉ đạt 50% công suất của ngành. Số hạn ngạch còn hạn chế: Hiệp định Việt nam- EU 1996- 1998 qui định 151 cat. Giá trị xuất khẩu năm 1998 đạt 310 triệu USD, năm 1999 ký lại còn 54 cat (nhóm hàng xuất khẩu) đã nâng kim ngạch xuất khẩu lên 410 triệu USD. Năm 2000 Hiệp định này ký lại rút xuống còn 29 cat, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU lên 650 triệu USD chiếm 52% tổng kim ngạch xuất khẩu. Số nhóm hàng xuất khẩu (cat) mà EU dành cho hàng may mặc Việt Nam càng giảm thì số chủng loại mặt hàng may Việt Nam càng có cơ hội thâm nhập vào thị trường EU nhiều hơn. Ngoài ra, EU còn dành một số ưu đãi về thuế quan (GSP) đối với mặt hàng may mặc do Việt Nam sản xuất. Song do nguyên liệu, phụ liệu sản xuất trong nước còn yếu kém, chưa có mẫu mã phù hợp với thị hiếu và chưa có bạn hàng mua bán trực tiếp ở các nước trong khối EU... nên hầu hết phải thông qua gia công cho các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... Gia công đơn thuần làm cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc không hiệu quả, bị thua thiệt nhiều mặt, không tận dụng được ưu đãi quota mà EU dành cho ta. Đối với thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu có tăng lên, xong không đáng kể. Các thị trường Canada, Nauy bị thu hẹp do hàng của Tổng Công ty không cạnh tranh được với hàng của các nước khác. Chẳng hạn như mặt hàng sơ mi, Trung Quốc phát triển hơn ta rất nhiều. Đối với nhóm thị trường phi hạn ngạch, nhìn tổng thể thì kim ngạch xuất khẩu tăng đều trên các thị trường Hungary, Ucraina, Hồng Kông, Mỹ nhưng trên một số thị trường khác thì xuất khẩu lại giảm, chẳng hạn như: Nga, Đài loan, Thuỵ sĩ, đặc biệt là thị trường Nhật giảm rất nhanh trong năm2000. Sở dĩ vì có tình trạng trên là vì ở các thị trường Séc, Hungary phần lớn là hàng trả nợ. Trên thị trường Ucraina, Tổng Công ty xuất khẩu đổi hàng thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Yaly nợ Ucraina, Tổng Công ty xuất khẩu hàng may mặc sang Ucraina, Yaly trả tiền cho Tổng Công ty, do đó khối lượng tiêu thụ sang những thị trường này là tương đối lớn. Mặt khác, đây là các thị trường dễ tính, phù hợp với trình độ và quen thuộc của Tổng Công ty nên dễ thực hiện, tuy nhược điểm đồng tiền trên thị trường SNG và một số nước Đông Âu còn biến động lớn. Trên thị trường Nga, mặc dù giá trị hàng xuất khẩu năm 1999, 2000 có giảm đi nhưng không đáng kể vì trên thị trường này xuất khẩu chủ yếu là hàng đổi hàng và để trả nợ. ở Đài Loan, Nhật Bản thì con số này chỉ ở mức khiêm tốn, chiếm khoảng 1,7%. Đây là thị trường to lớn và hấp dẫn mà Tổng Công ty cần khai thác hiệu quả hơn nữa. Ngoài các thị trường trên, Mỹ là thị trường mới mẻ đối với Tổng Công ty. Qua ba năm từ 1998-2000 thị trường Mỹ đã liên tục được mở rộng và tăng lên tuy nhiên chưa lớn lắm. Đây là một thị trường đầy triển vọng đối với Tổng Công ty. Mỹ-một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới, dân số đông (hơn 360 triệu người), mức tiêu thụ hàng may mặc gấp rưỡi EU (27kg/ 1 người). Từ sau khi quan hệ Việt-My bình thường hoá, hai nước đã đặt quan hệ Đại sứ, bãi bỏ cấm vận, tuy chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và tối huệ quốc MFN, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc giữa Tổng Công ty với Mỹ luôn tiến triển tốt đẹp. Trong khuôn khổ đàm phán WTO từ 1/1/1998 thì trong vòng 10 năm nữa hàng rào hạn ngạch hàng dệt may bị bãi bỏ và thuế sẽ giảm trung bình 9%. Các nước có xu hướng sản xuất hàng dệt may đang điều chỉnh lại chiến lược phát triển ngành dệt may nước họ, chuẩn bị đọ sức quyết liệt tại thị trường Mỹ không hạn ngạch vào năm 2005, đặc biệt là đối với những nước có lợi thế nhân công rẻ sẽ ồ ạt xuất hàng may mặc vào Mỹ. Tổng Công ty Dệt May Việt nam do xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ còn quá nhỏ bé (0,037% tổng kim ngạch nhập năm 1998) nên cần có chiến lược tiếp thị, phát triển các mặt hàng may mặc phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, và thị hiếu của thị trường Mỹ, đầu tư đón trước thời cơ để có thể thâm nhập mạnh mẽ vào được thị trường khổng lồ này. Có thể nói rằng những thành công của Tổng Công ty trong thời gian qua không chỉ thể hiện bằng những con số, mà còn phải kể đến thị trường mở rộng, mặt hàng đa dạng, phong phú, tạo ra uy tín đối với các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước, đây mới là tài sản vô hình quí giá không dễ gì đạt được. 3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty là một đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý cũng như đối với Tổng Công ty nhằm hướng Tổng Công ty quan tâm khai thác tiềm năng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, tăng cường tích luỹ để đầu tư tái kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có rất nhiều chỉ tiêu để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty. Song đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc thì chỉ tiêu lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hai chỉ tiêu quan trọng nhất. 3.1. Cơ sở hình thành lợi nhuận của Tổng Công ty từ hoạt động xuất khẩu. Để có thể phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu một cách rõ ràng, chính xác cần thiết phải xem xét những khoản mục nào tạo nên chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế được hình thành như thế nào. Cơ sở hình thành lợi nhuận của tổng Công ty có thể được tóm tắt như sau: P = [( R - C ) - T ] + B Trong đó: R: Tổng doanh thu từ hợp đồng xuất khẩu: Giá trị hợp đồng C: Tổng chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm: - Giá vốn hàng hoá: giá mua và chi phí thu mua - Tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu - Khấu hao tài sản cố định - Tiền công, tiền lương - Lệ phí hải quan, thuê tàu, bảo hiểm hàng hoá - Chi phí quản lý, tiền lãi ngân hàng - Chi phí liên quan trực tiếp đến lưu thông hàng hoá xuất khẩu ở trong nước: + Bốc xếp, vận chuyển + Chi phí bảo quản, đóng gói bao bì + Chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng - Các chi phí được coi là hợp lệ T: Thuế các loại, bao gồm: - Thuế doanh thu - Thuế sử dụng vốn ngân sách cấp (gọi tắt là thuế vốn) - Thuế lợi tức tính theo công thức sau: Trước năm 1999: Thuế lợi tức = (Lợi nhuận trước thuế - thuế doanh thu- thuế vốn + Lợi tức khác) * thuế suất lợi tức Năm 2000 đến nay: Thuế lợi tức = (Lợi nhuận trước thuế - thuế doanh thu- lợi tức khác) * thuế suất lợi tức B: Các khoản lợi tức khác: Bao gồm: - Các khoản lợi tức khác phải nộp thuế: + Lãi tiền gửi ngân hàng + Lãi từ hoạt động kinh doanh cho thuê động sản, bất động sản + Lãi từ hoạt động kinh doanh phụ khác + Lãi từ các hoạt động tài chính khác + Chênh lệch thanh lý , chuyển nhượng tài sản cố định - Các khoản lợi tức khác không phải nộp thuế + Lãi từ góp vốn liên doanh + Lợi nhuận góp hoặc mua cổ phiếu, cổ phần P: Thực lãi của Tổng Công ty từ hoạt động xuất khẩu Phần lãi này được chia làm 3 quĩ theo qui định của Nhà nước và thuộc quyền sử dụng của Tổng Công ty trong phạm vi 3 quĩ đó là: quĩ phát triển sản xuất, quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi. Trong thực tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta phải chú ý đến tương quan giữa tỉ giá hối đoái chính thức được công bố trên thị trường và tỉ giá hàng xuất khẩu. Tỉ giá hàng xuất khẩu là số nội tệ phải bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ ví dụ là (Mx) Khi nhà sản xuất hoàn thành thủ tục giao hàng, sẽ thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ. Số lượng ngoại tệ thu về là giá trị của hợp đồng xuất khẩu gọi là doanh thu hoạt động xuất khẩu (Rx). Như vậy, để thu được Mx đơn vị ngoại tệ thì Tổng Công ty phải chi phí (Mx*Rx) đồng nội tệ, đó chính là các khoản chi phí ở mục b. Số lượng ngoại tệ Mx thu về được đổi thành đồng nội tệ theo tỉ giá hối đoái trên thị trường là Mtt và (Mtt*Mx) đồng nội tệ. Vì vậy lợi nhuận hoạt động xuất khẩu là: LNx = Mtt*Rx - Mx*Rx = (Mtt - Mx)* Rx Lợi nhuận xuất khẩu chỉ dương hay nhà xuất khẩu chỉ có lợi khi tỉ giá hối đoái của thị trường Mtt lớn hơn tỉ giá hàng xuất khẩu Mx. Khi Mtt = Mx thì nhà xuất khẩu hoà vốn. 3.2. Tổng lợi nhuận. Tổng lợi nhuận thường được biết đến là lợi nhuận trước thuế hay lãi gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí. Tổng lợi nhuận có thể được xem xét dựa vào bảng sau: Bảng 6: Tình hình tài chính của Tổng Công ty năm 1998-2001. (Đơn vị: Triệu VND) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 - Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận trước thuế - Nộp thuế - Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận khác 83.905 81.119 2.786 1.253 1.533 161583 155.926 5.657 2.340 3.317 465 198770 192327 6.443 245.302 237.807 Thực lãi 1.533 3.782 3.866 4.623 Qua bảng trên cho thấy, tỷ trọng chi phí trên tổng doanh thu lần lượt qua các năm là: 96,7%; 96,5%; 96,8%. Tỷ trọng trước thuế tương ứng với 3 năm đó là: 3,32%; 3,5%; 3,24%. Như vậy tỷ trọng của lợi nhuận trước thuế trong tổng doanh thu là tương đối ổn định đạt mức trung bình là 3,35% trong thời kỳ 1998-2000. Doanh thu qua các năm không ngừng tăng lên. Năm 1999 so với năm 1998 đã tăng thêm được 77678 triệu đồng, năm 2001 tăng thêm so với năm 2000 là 31187 triệu đồng. Như đã đề cập ở trên, lợi nhuận trước thuế sau khi trừ đi các khoản nộp ngân sách thu được khoản lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế cộng thêm các khoản lợi tức khác của Tổng Công ty thu được thực lãi, mà thực lãi sau đó sẽ được trích lập thành ba quĩ theo qui định của Nhà nước. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ khi đánh giá hiệu quả kinh tế theo lợi nhuận nói chung mà chỉ phân tích lợi nhuận trước thuế. Tỷ trọng nộp ngân sách trong tổng lãi gộp qua các năm 1998,1999, 2000,2001 tương ứng là: 45%; 41,4%; 40%, 42% trung bình là 42,1%. Tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế trong tổng lợi nhuận tương ứng là: 51,1%; 58,6%; và 60%, 61% trung bình là 57,9%. Những con số trên đây cho thấy mức độ nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước của Tổng Công ty. Phần lợi nhuận sau thuế có tỷ trọng trung bình trong tổng lãi gộp từ hoạt động kinh doanh là: 57,9%, trong đó tổng chi phí là 2,01%, trong tổng doanh thu nói chung là 1,94%. Như vậy trong thời kỳ 1998-2001 vừa qua, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty tương đối ổn định, luôn đảm bảo nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước. Tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận trước thuế thời kỳ 1998-2001 là 58,47% so với tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng doanh thu cùng kỳ là 57,8%. Tốc độ tăng bình quân của lợi nhuận sau thuế trong thời gian này là 66,46%, của nộp ngân sách là 48,44%. Xét về số tuyệt đối thì tổng lãi gộp chưa lớn, hay phần nộp ngân sách và lợi nhuận sau thuế còn nhỏ bé nhưng rõ ràng lợi nhuận trước và sau thuế tăng đều đặn và đạt từ 58- 66%, cùng với mức tăng trưởng doanh thu là 57,8%. Đó là một dấu hiệu tích cực, phản ánh quá trình tích cực của Tổng Công ty trong suốt thời kỳ 1998-2001 đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, không những mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho Tổng Công ty mà còn tăng thu ngân sách cho Nhà nước. 3.3. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, doanh thu, và vốn kinh doanh. 3.1.1. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Dc) được tính theo công thức: * 100% Dc = Tổng lợi nhuận Tổng chi phí Trong đó tổng lợi nhuận được tính là tổng lợi nhuận trước thuế hay lãi gộp, là phần còn lại của doanh thu sau khi đã bù đi các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tính doanh lợi theo chi phí dựa trên ba nhân tố là lãi gộp, lợi nhuận trước thuế, thực lãi của Tổng Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0468.doc
Tài liệu liên quan