Đề tài Một số biện pháp dạy tốt môn tin học ở trường THPT

* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm ở trường.

1. Thuận lợi:

* Nhà trường:

- Môn Tin học là 1 môn học mới nhưng được sự ủng hộ của Cấp trên, Sở, cấp Ủy, nhà trường đã tạo được điều kiện sắm sửa phòng máy và các trang thiết bị.

- Có được 2 phòng học trống để sử dụng làm phòng thực hành.

* Giáo viên:

- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản và nâng cao về Tin học.

- Giáo viên giảng dạy đã qua đào tạo chuyên ngành Sư phạm Tin học.

* Học sinh:

- Rất hứng thú đối với môn học này, nhất là những tiết thực hành.

- Môn học rất trực quan và sinh động cho nên học rất chịu khó tìm hiểu và học hỏi thêm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy tốt môn tin học ở trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời đại hiện nay công nghệ thông tin (CNTT) đã thực sự bùng nổ và đã có tác động rất lớn đến với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của con người, của đất nước (và thực tế ta có thể nói rằng ta đang sống trong kỉ nguyên số, kỉ nguyên CNTT). Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ là để đất nước phát triển thì một trong những yếu tố làm nền tảng là làm sao các ứng dụng của Tin học – CNTT phải đưa vào triệt để trong các lĩnh vực của xã hội. Những yêu cầu đẩy mạnh của các ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng đến nền kinh tế tri thức của đất nước ta nói riêng, thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên nhà nước ta, Bộ GD và ĐT đã đưa môn Tin học vào nhà trường và ngay từ tiểu học học đã được tiếp xúc và làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Vào bậc trung học phổ thông (THPT), học sinh bắt đầu làm quen với một số kiến thức cơ bản về Tin học – CNTT như: Bộ phận máy tính, một số thuật ngữ chuyên môn, rèn luyện các kĩ năng cơ bản sử dụng máy tính, bắt đầu làm quen với viết chương trình, sử dụng các chương trình quản lí, ... Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho nguồn lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy. + Bước đầu hình thành về năng lực tổ chức và xử lí thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong học tập, lao động. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm của Tin học. + Hình thành phẩm chất của con người hiện đại, con người “IT”. Cụ thể các phần học của học sinh trong cấp học THPT: + Giới thiệu và làm quen vơi máy tính. + Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng được để trình bày văn bản cho phù hợp, hợp lí, đúng quy ước. + Phần mềm ngôn ngữ lập trình (NNLT): Học sinh hình thành bước đầu tập viết chương trình để giải một số bài toán đơn giản. Học sinh đam mê viết chương trình tạo ra phần mềm để ứng dụng. + Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để giải quyết một số bài toán quản lí thường gặp. Rèn luyện học sinh tư duy, sáng tạo, phân tích, tổng hợp, và xử lí các dữ liệu. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển của chuyên đề. - Đề ra một số biện pháp về việc dạy môn Tin học. - Thực hiện một số phương pháp dạy học chuyên ngành. III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Môn Tin học ở trường bậc THPT. - Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Cà Mau (chủ yếu là học sinh khối 10). IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Áp dụng cho học sinh khối 10 làm chủ yếu. - Kiểm tra việc học tập của học sinh. - Sử dụng các bảng thống kê để đối chiếu. - Giảng dạy và tiếp xúc với lớp. - Kiểm tra thường xuyên, định kì. - Hướng dẫn các thao tác thực hiện. B. PHẦN NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT – TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. - Thông tư 14/2002/TT – BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chử trương đổi mới giáo dục phổ thông. - Chỉ thị 29/CT về việc đưa CNTT vào nhà trường. - Nhiệm vụ các năm học của Bộ GD & ĐT nhằm đẩy mạnh chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT và các đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông. II/ CƠ SỞ THỰC TIỂN: * Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm ở trường. 1. Thuận lợi: * Nhà trường: - Môn Tin học là 1 môn học mới nhưng được sự ủng hộ của Cấp trên, Sở, cấp Ủy, nhà trường đã tạo được điều kiện sắm sửa phòng máy và các trang thiết bị. - Có được 2 phòng học trống để sử dụng làm phòng thực hành. * Giáo viên: - Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản và nâng cao về Tin học. - Giáo viên giảng dạy đã qua đào tạo chuyên ngành Sư phạm Tin học. * Học sinh: - Rất hứng thú đối với môn học này, nhất là những tiết thực hành. - Môn học rất trực quan và sinh động cho nên học rất chịu khó tìm hiểu và học hỏi thêm. 2. Khó khăn: * Nhà trường: - Số lượng máy tính còn ít, dể bị hư hỏng. - Phòng máy chật, nóng và không được vệ sinh. - Đời sống địa phương còn khó khăn cho nên rất ít học sinh ở nhà có máy tính. * Giáo viên: - Giáo viên có từ môn khác chuyển sang. - Còn đảm nhiệm thêm nhiều công việc khác nên ít có thời gian để chuyên sau chuyên môn. * Học sinh: - Rất ít đọc sách giáo khoa, kiến thức chỉ thông qua sách giáo khoa và bài gairng của giáo viên. - Đa số các em học chay và ít tiếp xúc với máy tính. I II/ THỰC TRẠNG: - Đầu năm, qua kiểm tra chất lượng, số lượng học sinh tiếp thu kiến thức không cao (khoảng 40%) Lớp Lớp 10B3 Lớp 10B5 Tỉ lệ trên TB 42,6% 40,8% - Khi tiếp xúc vơi máy tính thì đa số các tháo tác của các em còn chậm, không đúng, và một số chưa biết thực hiện thao tác (Ví dụ: Sử dụng chuột). IV/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TIN HỌC CÓ HIỆU QUẢ HƠN: 1. Giáo viên có kê hoạch xây dựng ý tưởng, thiết kế bài giảng, và hướng dẫn thao tác cho học sinh phù hợp. - Ngay từ đầu bậc THPT (lớp 10), Giáo viên cần phải cho học sinh nắm rõ các thuật ngữ, các bộ phận của máy tính, cho học sinh quan sát bằng mắt, sờ bằng tay và nghe giáo viên hướng dẫn. Ví dụ: Bài 3: Giới thiệu về máy tính (SGK Tin học 10) Giáo viên hướng dẫn cho học thấy các bộ phân của máy tính và chức năng của các bộ phận này. - Hướng dẫn học sinh thực hiện một số thao tác cơ bản trên máy tính. Kết hợp giờ lý thuyết và giờ thực hành phù hợp. Học lý thuyết lấy cơ sở kiến thức để thực hành. Có phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng chuẩn mực cá thao tác trên máy tính. Ví dụ: Bài tập thực hành 2: Làm quen với máy tính. Cho học sinh thực hiện các thao tác cơ bản trên máy tính (gõ bàn phím, sử dụng chuột). Tham quan và làm quen với các chương trình bên trong máy tính. - Giới thiệu phần mềm cơ bản cũng như cách sử dụng và áp dụng vào trong công việc của thực tế. Ví dụ: Chương III: Soạn thảo văn bản. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh sử dụng phần mềm MS – Word để soạn thảo văn bản, thực hiện các thao tác trên máy tính. Soạn thảo được một văn bản đẹp, đúng và hoàn chỉnh. - Khi dạy môn Tin học giáo viên sử dụng các bài tập thực hành trong sách giáo khoa và ngoài ra cần cho thêm bài tập thực hành cụ thể và đơn giản để học sinh tự thực hiện. Giáo viên phải hướng dẫn theo từng nhóm trước khi để học sinh làm và quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa thao tác cho học sinh. 2. Hệ thống các bài tập, bài tập thực hành có nội dung, liên hệ được với thực tiển: - Các bài tập hay bài tập thực hành phải đi từ dể đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, không nên quá dài, cầu kì. Cần cho học sinh câu hỏi trước để cho học sinh chuẩn bị ở nhà. Cho học sinh vận dụng học tập một cách có hệ thống và thực tế. - Các bài tập phải có nội dung thực tiển và phù hợp với lứa tuổi học sinh. 3. Trong giờ thực hành giáo viên phải tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành. Sau đó, các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng trong học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. - Cần phải định rõ mục đích thi đua để học tập tiến bộ. - Giáo viên phải công bằng, lạc quan trong khi chấm điểm học sinh. Luôn tạo sự hào hứng cho học sinh khi học tập. - Hướng dẫn nhóm làm việc cụ thể, khoa học. 4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẳn có của máy tính hoặc truy cập để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ quá trình dạy và học. 5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột, luyện ngón khi sử dụng bàn phím. 6. Giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. C. KẾT LUẬN I/ KẾT QUẢ: Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy ở các lớp bậc phổ thông (chủ yếu là khối 10) và so sánh với kết quả đầu năm. Lớp Lớp 10B3 Lớp 10B5 Tỉ lệ trên TB 89,9% 90,9% Từ bảng trên và so sánh cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học cho các em không những nắm chắc về kiến thức mà còn tạo cho các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. II/ BÀI HỌC: - Tìm tòi sáng tạo cách dạy, tạo cho học sinh hứng thú khi tiếp thu bài. - Kết hợp nhiều phương pháp trong qua trình giảng dạy. - Tiếp tục tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp các trang thiết bị. - Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt về áp dụng kiến thức lý thuyết đến thực hành. - Thực hiện các quy định và quy chế chuyên môn. Trên đây, là một số biện pháp và phương pháp mà tôi đã đặt ra và áp dụng. Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố khách quan hay chủ quan khác hoặc còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi coa hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cà Mau, ngày 15 tháng 5 năm 2011. Người viết Nguyễn Trung Kiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tot_mon_tin_hoc_o_truong_thpt__5851.doc