Lời nói đầu 1
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường 3
1. Lợi nhuận của doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm, nguồn ngốc lợi nhuận doanh nghiệp 3
1.2. Tỷ suất lợi nhuận 5
1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn 6
1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận giá thành 6
1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 7
1.3. Vai trò của lợi nhuận 7
1.3.1. Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế quốc dân 9
1.3.2. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 9
1.3.3. Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động 11
2. phương pháp xác định và các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
doanh nghiệp 11
2.1. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp 11
2.1.1. Các bộ phận cấu thành các lợi nhuận doanh nghiệp 11
2.1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp 14
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp 19
2.2.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận
doanh nghiệp 19
2.2.2 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lợi nhuận 21
Chương 2. Thực trạng về việc nâng cao lợi nhuận của Công ty
May xuất khẩu phương mai trong những năm gần đây 24
1. Giới thiệu về Công ty 24
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty
may xuất khẩu phương mai 24
1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao
lợi nhuận 27
1.2.1. Bộ máy quản lý 27
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh 29
1.2.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất 30
1.2.4. Công tác kế toán 30
1.2.5. Đặc điểm về lao động 32
1.2.6. Đặc điểm về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật 33
1.2.7. Đặc điểm về vốn 34
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây 34
1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính
của Công ty 36
2. Thực trạng lợi nhuận của Công ty may xuất khẩu Phương Mai 37
2.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty
trong những năm qua 37
2.2. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 43
2.2.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận hoạt động
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp để nâng cao lợi nhuận ở công ty may xuất khẩu Phương Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: theo tỷ giá ngân hàng Ngoại thương.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ.
Các nguyên tác đánh giá tài sản.
Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp khấu hao bình quân.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phản ánh theo giá trị thực tế.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: theo phương pháp công khai nhất quán.
1.2.5. Đặc điểm về lao động.
Kể từ khi nền kinh tế có sự chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, công ty đã có những chính sách nhằm thay đổi, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân lao động nhằm phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Hiện nay đội ngũ CBCNV của công ty như sau:
Tổng số lao động: 170 người (trong đó nữ chiếm 82%).
Tuổi đời bình quân: 22:35 tuổi
Cán bộ quản lý: 21 người (10 người trình độ đại học chiếm 40%, còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp) chiếm 12,35%.
Lực lượng lao động trực tiếp 149 người chiếm 87,64%.
1.2.6.Đặc điểm về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật.
Bảng 1: Tình hình tài sản năm 2001.
Chỉ tiêu. nhóm TSCĐ
Thiết bị
Nhà cửa vật kiến trúc
Tổng cộng
Nguyên giá
2.107.039.841
706.431.399
2.813.453.240
Giá trị còn lại
737.518.657
406.215.814
1.143.734.471
Tỷ lệ từng loại TSCĐ theo giá trị còn lại
64,48%
35,52%
100%
Nguồn: Công ty may xuất khẩu Phương Mai.
Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ kết cấu giữa nhà cửa và máy móc thiết bị của công ty tương đối hợp lý. Là một doanh nghiệp sản xuất nên tỷ lệ máy móc thiết bị chiếm 64,48% trong tổng số tài sản, điều này làm hạn chế sự tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và làm tăng khoản tiền khấu hao hàng năm. Một cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt sẽ là cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.
Ta đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DTT/ Giá trị TSCĐ.
Năm 2000 hiệu suất = 15,475.
Năm 2001 hiệu suất = 16,883.
Hiệu suất tăng chứng tỏ tài sản cố định của công ty năm 2001 được sử dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu suất tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất cũng tăng.
1.2.7.Đặc điểm về vốn.
Tính đến năm 2001 thì công ty có tổng vốn: 1.563.589.805 đồng.
Trong đó:
Vốn cố định: 1.023.532.981 đồng.
NSNN cấp: 93.093.323 đồng.
Công ty tự bổ sung: 930.439.658 đồng.
Vốn lưu động: 540.056.824 đồng (NSNN cấp).
Công ty có đặc điểm là sản xuất hàng may mặc và bảo hộ lao động (ít), nguyên vật liệu chủ yếu là do các chủ hàng cung cấp bảo đảm thường xuyên. vì vậy nguyên vật liệu dự trữ rất ít, do đó công ty thường gặp khó khăn về vốn lưu động. Bởi công ty thường ký hợp đồng là sau hai tháng xuất hàng mới nhận được tiền của người mua nên công ty phải vay ngắn hạn của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố làm giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên có sự cải tiến về khoa học kỹ thuật, có sự nâng cấp cả về chiều rộng và chiều sâu trong sản xuất kinh doanh nên công ty đã chiếm được sự tín nhiệm của bạn hàng, có chỗ đứng ở thị trường trong nước và quốc tế.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may xuất khẩu Phương Mai được khái quát qua bảng sau:
Bảng 2: Khái quát kết quả kinh doanh của công ty.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Biếnđộng 2000/1999
Biếnđộng 2001/2000
Mức
Tỷlệ %
Mức
Tỷlệ %
Tổng doanh thu
21791,32
20907
22586
-884,32
95,94
1679
108,03
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
21635,05
20716,43
22983,1
-918,62
95,75
2266,67
110,94
Tổng lợi nhuận trước thuế
375,84
316,21
390,58
-59,63
84,13
74,37
123,52
Tổng lợi nhuận sau thuế
255,5712
215,0228
265,5944
-41,5484
84,13
50,5716
123,52
Thu nhập bình quân (đồng/tháng/người)
825000
815000
900000
-10000
098,79
85000
110,43
Nguồn: Công ty may xuất khẩu Phương Mai.
Từ bảng 2 ta thấy hoạt động của công ty có sự chênh lệch.
Chênh lệch lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận2000 – Lợi nhuận1999 = 215,0228-255,5712=-41,5484
( triệu đồng).
Lợi nhuận 2001 – Lợi nhuận 2000 = 265,5944-215,0228=50,5716 (triệu đồng).
Chênh lệch mức thu nhập bình quân:
Thu nhập 2000 – Thu nhập 1999 = 815.000 –825000=-10000( đồng).
Thu nhập 2001 – Thu nhập 2000 = 900.000 – 815.000 = 85.000 (đồng)
Như vậy nhìn vào bảng 2 ta thấy: lợi nhuận sau thuế hoạt động kinh doanh của công ty năm 2000 giảm đi so với năm 1999 là - 21,3125 triệu đồng thế nhưng năm 2001 đã có bước tăng mạnh vượt qua cả năm 1999.
1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.
Tỷ trọng TSCĐ/TổngTS tăng lên chứng tỏ công ty mua sắm, đầu tư thêm máy móc, thiết bị. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, tiến tiến là một trong những ưu thế lớn khi cạnh tranh, bởi vậy việc đầu tư cho tài sản cố định là cần thiết.
Năm 2000 nguồn vốn là 1.408.668.903 đồng so với năm 2001 có nguồn vốn là 1.563.589.805 đồng thì chênh lệch nguồn vốn giữa hai năm là:
DV = 1.563.589.805-1.408.668.903= 154.920.902 (đồng).
Như vậy nguồn vốn năm 2000 và năm 2001 tăng không nhiều nên tài sản cố định tăng tức là tài sản lưu động giảm. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.
Về khả năng thanh toán từ bảng 3 (dưới) ta thấy:
Tỷ suất thanh toán hiện hành năm 2000 là 103,89% và năm 2001 là 104,41% cả hai năm đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.
Còn tỷ suất thanh toán nhanh năm 2001 là 16,5% cũng lớn hơn năm 2000 chỉ đạt 16,16% chứng tỏ khả năng hoàn trả khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ của công ty cũng tăng lên.
Bảng 3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
I. Bố trí cơ cấu vốn
1. TSCĐ/TổngTS
60,05
66,38
2. TSLĐ/TổngTS
39,95
33,62
II. Tình hình tài chính
1. Vốn chủ sở hữu/Tổng vốn
67,3
69,9
2. Tỷ lệ nợ phải trả/Tổng tài sản
30,8
27,77
3. Khả năng thanh toán
-Thanh toán hiện hành: TSLĐ/nợ ngắn hạn
103,89
104,41
- Thanh toán nhanh: Tiền/ Nợ ngắn hạn
16,16
16,5
Nguồn: Công ty may xuất khẩu Phương Mai.
Tóm lại, tình hình tài chính của công ty may xuất khẩu Phương Mai là tương đối tốt vì so với năm 2000 thì năm 2001 lợi nhuận cũng có sự tăng lên đó là do công ty đã không ngừng mua sắm máy móc thiết bị nên máy móc hiện nay của công ty khá hiện đại và đồng bộ. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp tương đối tốt, sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu thị trường nên giá trị sản lượng tiêu thụ tăng dẫn đến lợi nhuận ngày một tăng lên.Tuy nhiên, tổng vốn hoạt động vẫn nhỏ, cần tăng thêm.
Thực trạng lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai.
Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong những năm qua.
Để đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty, chúng ta đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn công ty, của từng bộ phận cấu thành lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
Để đánh giá có hiệu quả thì khi phân tích ta cần tính và so sánh tỷ lệ biến động của kỳ cần đánh giá so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu. Đồng thời so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với tổng doanh thu thuần ( lấy doanh thu thuần làm gốc). Căn cứ vào các bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta lập bảng đánh giá.
Bảng 4: Đánh giá chung tình hình lợi nhuận công ty.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Mức biến động 2000/1999
Mức biến động 2001/2000
Tỷ lệ so với DTT (%)
Số tiền
Tỷlệ %
Số tiền
Tỷlệ %
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng doanh thu
21791,32
20907
22586
-884,32
95,94
1679
108,03
100,72
100,92
98,27
Các khoản giảm trừ
156,27
190,57
-397,1
34,3
121,95
-587,67
0,72
0,92
-1,73
Doanh thu thuần
21635,05
20716,43
22983,1
-918,62
95,75
2266,67
110,94
100,00
100,00
100,00
Giá vốn hàng bán
20321
19545,27
21582
-775,73
96,18
2036,73
110,42
93,93
94,35
93,9
Lợi tức gộp
1314,05
1171,16
1401,1
-142,89
89,13
229,94
119,63
6,07
5,65
6,10
Chi phí KD
1002,7
896,9
1079,5
-105,8
89,45
182,6
120,36
4,63
4,33
4,69
Lợinhuận từ HĐKD
311,35
274,26
321,6
-37,09
88,09
47,34
117,26
1,44
1,32
1,39
Lợi nhuận từ HĐTC
23,67
21,98
25,56
-1,69
92,86
3,58
116,29
0,11
0,11
0,11
Lợi nhuận từ HĐBT
40,82
19,97
43,42
-20,85
48,92
23,45
217,43
0,19
0,10
0,21
Lợinhuận trước thuế
375,84
316,21
390,58
-59,63
84,13
74,37
123,52
1,74
1,53
1,69
Thuế thu nhập
120,2688
101,1872
124,9856
-19,0816
84,13
23,7984
123,52
0,56
0,49
0,54
Lợi nhuận sau thuế
255,5712
215,0228
265,5944
-40,5484
84,13
50,5716
123,52
1,18
1,04
1,16
Nguồn: Phụ biểu báo cáo kết quả kinh doanh.Báo cáo quyết toán năm1999, năm 2000 và năm 2001 – công ty may xuất khẩu Phương Mai.
Như đã trình bày ở chương 1, lợi nhuận doanh nghiệp được cấu tành từ ba bộ phận: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Lợi nhuận sau thuế được xác định bằng tổng lợi nhuận trước thuế trừ thuế thu nhập.
Nhìn vào bảng 4 ở trên ta thấy: Lợi nhuận sau thuế năm 2001 tăng so với năm 2000 một lượng là +50,5716 (triệu đồng) hay đạt 123,52%, còn lợi nhuận sau thuế năm 2000 lại giảm so với năm 1999 là :- 40,5484 (triệu đồng) hay chỉ bằng 84,13% lợi nhuận sau thuế năm 1999. Như vậy, lợi nhuận sau thuế của năm 2001 so với năm 2000 đã tăng cả về mặt lượng cũng như tốc độ so với lợi nhuận sau thuế năm 2000 so với năm 1999. Xét trên tổng thể có thể nói rằng, hoạt động kinh doanh của công ty năm 2001 có bước phát triển tốt.
Tình hình lợi nhuận của công ty được biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Khái quát lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai
Nguồn: Phụ biểu báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo quyết toán năm 1999, 2000,2001- Công ty may xuất khẩu Phương Mai
Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy: Mặc dù năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 nhưng năm 2001 lợi nhuận công ty đã tăng mạnh vượt qua cả mức năm 1999.
Lợi nhuận sau thuế tăng là do :
- Lợi nhuận trước thuế tăng : +74,37 (triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế tăng do:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng: +47,34 (triệu đồng) hay (117,26%).
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng: 3,58 (triệu đồng) hay (116,29%).
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường tăng: +23,45 (triệu đồng) hay (217,43%).
+74,37 (triệu đồng)
Như vậy, lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của công ty đều tăng. Vấn đề đặt ra là tìm nguyên nhân để giải thích tại sao tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ lớn hơn của lợi nhuận từ hoạt động tài chính một ít mà thôi và bản thân lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mặc dù tăng nhiều nhất nhưng thực chất vẫn quá bé trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh lại là lĩnh vực chính của công ty. Còn lợi nhuận từ hoạt động bất thường tăng gấp hai lần (217,43%) mà lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và bán vật tư dư thừa. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định vì công ty đã đầu tư, mua sắm máy móc mới là điều cần thiết. Nhưng bán vật tư thừa thể hiện công tác kế hoạch hoá mua sắm vật tư của doanh nghiệp chưa tốt. Mua với giá cao, bán lại với giá thấp hơn điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần xem xét hoạt động này của mình.
Ta xây dựng biểu đồ thể hiện tỷ trọng của từng bộ phận lợi nhuận trong tổng lợi nhuận trước thuế của công ty.
Có thể khẳng định rằng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế của công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đây là một đều hết sức phù hợp với công ty may xuất khẩu Phương Mai. Tuy nhiên, tỷ trọng này hình như đang có xu hướng giảm dần, đây là một điều cần quan tâm.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng lợi nhuận thành phần trong tổng lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận tuyệt đối không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả hoạt động của công ty ta cần tính chỉ tiêu lợi nhuận tương đối là tỷ suất lợi nhuận.
Bảng 5: Hệ thống chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Đơn vị: %.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = LNST/DTT*100%
1,18
1,04
1,16
2. Tỷ suất lợi nhuận vốn = LNST/ Tổng nguồn vốn*100%
5,2
4,83
5,36
3. Tỷ suất lợi nhuận vốn tự có = LNST/Vốn tự có *100%
23,7
20,87
28,55
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 1999,2000,2001 – Công ty may xuất khẩu Phương Mai.
Năm 1999 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu được 1,18 đồng lợi nhuận. Năm 2000 con số đó giảm xuống chỉ còn 1,04 đồng đến năm 2001 thì con số đó đã tăng lên 1,16 đồng. Mặc dù có sự gia tăng nhưng con số 1,16 đồng vẫn còn thấp nguyên nhân là do các chi phí phát sinh còn lớn, sau đây là sự phân tích cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận vốn và vốn tự có năm 1999 cao hơn năm 2000 chứng tỏ năm 2000 hoạt động công ty có sự giảm sút nhưng đến năm 2001 thì tỷ suất lợi nhuận vốn và vốn tự có không những cao hơn năm 2000 mà còn vượt qua được năm 1999 chứng tỏ năm 2001 hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn.
Như vậy, căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối và chỉ tiêu lợi nhuận tương đối ta có thể khái quát tình hình lợi nhuận của công ty may xuất khẩu Phương Mai như sau: Năm 2000, do công ty có một lượng máy móc thiết bị đã đi vào thời kỳ quá cũ nát nên chất lượng cũng như tiến độ sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu thấp vì vậy việc xuất khẩu rất khó khăn. Do vậy lợi nhuận công ty giảm sút. Năm 2001, công ty công ty đã đầu tư một số trang thiết bị hiện đại, do vậy chất lượng sản phẩm tăng và đã kịp thời gian hợp đồng nên khâu tiêu thụ tốt, lợi nhuận đã được nâng lên, không những đạt mức bằng năm 1999 mà còn vượt so với năm 1999 là: +10,0232 (triệu đồng), tăng so với năm 2000 là: +50,5716 (triệu đồng). Chính vì vậy mà tỷ suất lợi nhuận năm 2001 cũng cao hơn năm 2000.
Tuy nhiên lợi nhuận của công ty năm 2001 có tăng so với năm 2000 nhưng vấn đề đặt ra là tại sao lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000 chỉ tăng ở mức như vậy mà không thể lớn hơn? Đó chính là vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm mà cũng có nghĩa là các nhà doanh nghiệp phải tiến hành phân tích, đánh giá lợi nhuận nhằm tìm ra yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến từ đó để có biện pháp khắc phục hoặc hạn chế nhằm giảm thiểu sự tác động của nó tới lợi nhuận để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng là: 50,5716 (triệu đồng) do lợi nhuận trước thuế tăng: 74,37 (triệu đồng) . Vấn đề cần xem xét ở đây là tìm nguyên nhân lý giải tại sao lợi nhuận trước thuế chỉ tăng ở mức như vậy.
Lợi nhuận trước thuế được hình thành từ ba bộ phận, đó là: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đi sâu phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.1.Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào bảng 4 - Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 tăng: +47,34 (triệu đồng ) hay đạt 117,26%, còn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 so với năm 1999 giảm một lượng là: -37,09 (triệu đồng) hay chỉ bằng 88,09% năm 1999.
Từ bảng 4, ta có biểu đồ thể hiện lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là:
Biểu đồ 3: Khái quát lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2000 giảm so với năm 1999 là do: Năm 2000 một số máy móc của công ty đã bị hỏng vì quá cũ. Tuy nhiên, năm 2001 công ty đã đầu tư một số máy móc thiết bị mới nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng vượt cả năm 2000 và năm 1999.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng là do tổng doanh thu năm 2001 so với năm 2000 tăng 1679 triệu đồng hay tăng 108,03% và năm 2001, công ty không phải nộp thuế giá trị gia tăng mà được nhà nước hoàn thuế là: 397,1 triệu đồng nên doanh thu thuần tăng 2266,67 triệu đồng hay tăng 110,94%. Lãi gộp tăng 229,94 triệu đồng hay tăng 119,63% nhưng chi phí nghiệp vụ kinh doanh (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ) tăng quá nhiều (120,36%) - Tức là tốc độ tăng còn nhanh hơn cả tốc độ tăng của doanh thu, doanh thu thuần, lãi gộp làm lợi nhuận bị giảm bớt.
Mặt khác, từ bảng 4 ta thấy: Mức độ biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu thuần để xem cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán, chi phí và lợi nhuận thì ta thấy rằng: Năm 2000, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm 94,35 đồng, chi phí nghiệp vụ kinh doanh chiếm 4,33 đồng và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 1,32 đồng. Năm 2001, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm 93,9 đồng ( tức là giảm -0,45 đồng ), chi phí nghiệp vụ kinh doanh chiếm 4,69 đồng (tăng +0,36 đồng), lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 1,39 đồng (tăng +0,07 đồng so với năm 2000). Như vậy, năm 2001, chi phí nghiệp vụ kinh doanh của công ty tăng nhiều đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo số liệu ở bảng 4 ta thấy: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 tăng một lượng là: +47,34 triệu đồng, do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Do tổng doanh thu bán hàng thay đổi:
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, doanh thu bán hàng có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận: Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và ngược lại.
Doanh thu bán hàng năm 2001 so với năm 2000 tăng lên:
Theo số liệu ở bảng 4 ta có:
DDT=22586-20907=1679 (triệu đồng)
Do vậy, tổng doanh thu bán hàng đã làm cho lợi nhuận tăng lên +1679 triệu đồng. Mà tổng doanh thu của công ty là tổng hợp doanh thu tiêu thụ từ bốn hoạt động chính như sau:
Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ bộ phận của công ty
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch 2001/2000
Mức
Tỷ lệ %
1. Gia công hàng xuất khẩu
3921
4750
829
121,14
2. Sản xuất hàng xuất khẩu
8522
9949
1427
116,74
3. Sản xuất hàng nội địa
3531
2989
-1944
84,65
4. Kinh doanh vật tư
4933
4898
-35
99,29
5. Tổng cộng
20907
22586
1679
108,03
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2000,2001- Công ty may xuất khẩu Phương Mai
Theo bảng trên ta thấy: Doanh thu tiêu thụ nội địa năm 2001 so với năm 2000 của cả hai hoạt động sản xuất hàng nội địa và kinh doanh vật tư đều giảm. Năm 2000, do công ty chưa có sự đầu tư vào máy móc thiết bị nên chất lượng sản phẩm còn thấp so với thị trường thế giới nên hoạt động xuất khẩu còn gặp khó khăn, nhưng hoạt động kinh doanh nội địa lại phát triển hơn. Tuy nhiên năm 2001, khi hoạt động xuất khẩu được củng cố thì thị trường nội địa của công ty lại giảm sút ngay. Thực tế năm 2000 đã chứng tỏ công ty vẫn có một vị trí, dù nhỏ bé trên thị trường nội địa, nhưng chưa được đầu tư phát triển. Vì vậy công ty cần quan tâm đến hoạt động tiêu thụ nội địa hơn.
Ta xét tỷ trọng doanh thu thành phần trong tổng doanh thu của công ty:
Biểu đồ 4: Tỷ trọng doanh thu thành phần trong tổng doanh thu
Như vậy, năm 2001 so với năm 2000, xét cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng, doanh thu tiêu thụ từ lĩnh vực xuất khẩu gia tăng còn doanh thu tiêu thụ từ lĩnh vực trong nước lại giảm sút. Trong tình hình thị trường sản phẩm may mặcđang diễn ra sôi động ở nước ta thì việc doanh thu tiêu thụ trong nước giảm là yếu tố chứng tỏ công ty chưa thực sự chú trọng thị trường này. Đặc biệt, doanh thu sản xuất hàng nội địa chỉ chiếm 13,2% ( Biểu đồ 4) trong tổng doanh thu còn quá ít. Con số này thể hiện hoạt động tiêu thụ trong nước của công ty còn yếu.
ảnh hưởng do giá vốn hàng bán thay đổi:
Giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng, chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn hàng bán càng thấp, lợi nhuận càng tăng.
Giá vốn hàng bán năm 2001 tăng so với năm 2000 một lượng là
Theo số liệu ở bảng 4 ta có:
DGV=21582-19545,27=+2036,73 triệu đồng
Nên lợi nhuận công ty giảm: -2036,73 triệu đồng
Cụ thể ta xem giá vốn hàng bán thay đổi là do đâu. Từ số liệu ở bảng 4 ta thấy: Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm 2001 so với năm 2000 là 110,42% xấp xỉ bằng tốc độ tăng của doanh thu thuần (110,94%), nhưng vẫn cần xem xét nhân tố này để tìm ra khoản mục nào tăng không hợp lý để có biện pháp khắc phục.
Thực chất ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến lợi nhuận là ảnh hưởng của giá thành sản xuất và nó tác động ngược chiều với lợi nhuận. Theo chế độ tài chính hiện hành, giá vốn hàng bán được tổng hợp từ ba khoản mục chính: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Bảng 7: Một số khhoản mục chính trong giá vốn hàng bán
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch 2001/2000
Mức
Tỷ lệ %
Mức
Tỷ lệ %
Mức
Tỷ lệ %
1.CPNVLTT
11108,31
56,83
13195
61,14
2086,69
118,78
2. CPNCTT
3718,83
19,03
4129,5
19,13
410,67
111,04
3. CPSXC
4718,13
24,14
4256
19,72
-462,13
90,21
4. Tổng hợp
19545,27
100
21582
100
2036,73
110,42
Nguồn: Báo cáo quyết toán 2000, 2001- Công ty may xuất khẩu Phương Mai
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Từ bảng 7 ta thấy: So với năm 2000 thì năm 2001, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng +2086,69 triệu đồng đạt 118,78%. Đây là khoản mục tăng lớn nhất trong giá vốn hàng bán, cũng là khoản mục tác động lớn nhất làm giảm lợi nhuận. Chi phí nguyên vật liệu ở công ty may xuất khẩu Phương Mai được xác định dựa trên hai yếu tố:
+ Giá mua nguyên vật liệu
+ Định mức tiêu hao vật liệu/ sản phẩm
Bảng 8: Giá mua một số vật liệu chính
Đơn vị: Đồng
Vật liệu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch 2001/2000
Mức
Tỷ lệ %
Vải katê
m
15300
15300
0
100
Vải tráng nhựa
m
8500
8500
0
100
Bông
m
6000
6000
0
100
Chỉ các loại
Cuộn
11500
13000
1500
113,04
Khoá áo
Chiếc
1500
1500
0
100
Thùng catton
Chiếc
25000
25000
0
100
Nguồn: Bảng giá- công ty may xuất khẩu Phương Mai
Theo bảng 8: Ta thấy năm 2001, giá mua vật liệu không mấy thay đổi so với năm 2000. Bảng giá một số vật liệu chính hầu như không biến động. Đây là một lợi thế đối với công ty may xuất khẩu Phương Mai bởi thời gian vừa qua hàng may mặc ở nước ta phát triển mạnh nên các nguồn cung cấp nguyên liệu cũng được phát triển theo, rất dồi dào và ổn định.
Vì giá vật liệu chính hầu như không tăng nên có thể kết luận rằng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng, ngoài nguyên nhân khách quan là hoạt động sản xuất của công ty tăng nên cần nhiều nguyên liệu hơn, còn do nguyên nhân chủ quan là sự thay đổi của định mức tiêu hao vật liệu.
Ta xét một trong những sản phẩm chủ yếu của công ty, là áo khoác ba lớp.
Bảng 9: Định mức tiêu hao sản xuất áo ba lớp
Vật liệu
Đơn vị
Tiêu dùng
Chênh lệch
Kế hoạch
Thực tế
Mức
Tỷ lệ%
Vải bolen
M
2,10
2,12
0,12
100,95
Vải katê
M
0,8
0,8
0
100
Dây nẹp nhựa
M
0,4
0,4
0
100
Cúc chịu nhiệt
Chiếc
7,0
7,0
0
100
Mex
M
0,13
0,15
0,02
115,38
Chỉ xanh
M
2,25
3
0,75
133,33
Khoá
Chiếc
3
3
0
100
Nguồn: Công ty may xuất khẩu Phương Mai
Định mức tiêu hao vật liệu của công ty thực tế đã tăng so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ trước hết, có thể công tác kế hoạch vật tư chưa thực sự đi sát với thực tế và nó cũng phản ánh, có thể sản phẩm hỏng của công ty nhiều, chứng tỏ trình độ công nhân chưa cao, sử dụng nguyên vật liệu còn lãng phí. Vì vậy công ty đã không hoàn thành được kế hoạch tiêu hao vật liệu đã đề ra. Công ty cần xem xét vấn đề này.
Như vậy, chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh là kết quả tất yếu của việc mở rộng sản xuất. Nhưng bên cạnh đó, cũng do hoạt động quản lý và hoạt động kế hoạch vật tư của công ty còn chưa được tốt. Công ty cần chú ý để giảm bớt chi phí này, góp phần tăng lợi nhuận.
Chi phí nhân công trực tiếp:
Thu nhập bình quân của công nhân năm 2000 là: 815000 đồng/tháng. Năm 2001 là: 900000 đồng/tháng nên tổng chi phí lương tăng 395,8 triệu đồng, hay đạt 113,96%. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng, phát triển nên thu nhập tăng.
Tỷ suất lợi nhuận theo lao động (Lợi nhuận sau thuế/Tổng chi phí tiền lương) năm 2000 là:7,6 ; năm 2001 là: 8,2 chứng tỏ việc quản lý và sử dụng lao động của công ty có hiệu quả hơn.
Cụ thể ta xem xét bảng sau:
Bảng 10: Tiền lương công nhân công ty may xuất khẩu Phương Mai
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênhlệch 2001/2000
Mức
Tỷlệ %
1. Giá trị sản lượng sản phẩm
20716,43
22983,1
2266,57
110,94
2. Số công nhân bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0204.doc