Đề tài Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền

Sau khi soạn giáo án xong, cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong SGK, xác định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung mà tác giả mong muốn ở học sinh về từng mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triển. Sau đó đi sâu vào từng mục, tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản của toàn bài. Mỗi bài có từ hai đến ba mục nhưng không dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà phải xác định phần nào lướt qua, phần nào là trọng tâm thì dành nhiều thời gian hơn.

Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc” (1953-1954), bài gồm có 4 mục thì mục II là mục quan trọng nhất, do đó phải dành nhiều thời gian nhất. Trong bài dạy này thường có các tranh ảnh, bản đồ, nếu không có bản đồ in sẵn thì phải phóng to bản đồ trong SGK để phục vụ bài dạy. Giáo viên dựa vào cuốn chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh, là sự gợi ý để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, vừa phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h dạn chọn đế tài: “Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở Ninh Điền” Với mục đích là góp một phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 9 nói riêng ở Trường THCS, nơi tôi đang giảng dạy, đồng thời cũng là để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các thầy cô giáo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Ninh Điền 3. Phạm vi nghiên cứu: Đế tài xoay quanh việc nghiên cứu: “Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở Ninh Điền” 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hành, thực nghiệm II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Hiện nay có nhiều quan niệm ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng. Việc xây dựng cơ sở lý luận là điều quan trọng trong thực tiễn dạy học bộ môn. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với học sinh lớp 9 là lớp cuối cấp, vì vậy mục tiêu giáo dục đặt ra ở đây là các em phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất về Lịch sử dân tộc cũng như Lịch sử Thế giới được xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9, các em phải được rèn luyện ở mức độ cao hơn khả năng tự học, tự nhận thức và hành động cũng như có những tìm tòi trong tư duy sáng tạo. So sánh kiểu dạy học truyền thống và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh chúng ta thấy rõ những điều khác biệt cơ bản. Xin trích dẫn một vài ví dụ của Giáo sư Phan Ngọc Liên để thấy rõ sự khác biệt đó: Kiểu dạy học truyền thống Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực 1. Cung cấp nhiều sự kiện được xem 1. Cung cấp những kiến thức cơ bản là tiêu chí cho chất lượng giáo dục đước lựa chọn phù hợp với yêu cầu học sinh nhớ tốt, thuộc lòng trình độ của nhằm vào mục tiêu đào tạo 2. Giáo viên là nguồn kiến thức duy 2. Ngoài lời giảng của giáo viên trên nhất, phần lớn thời gian trên lớp lớp, học được tiếp xúc với nhiều nguồn dùng cho giáo viên giảng học sinh kiến thức khác: vốn kiến thức đã học, chỉ lắng nghe giảng và ghi lại lời kiến thức của bạn bè, Trong sách giáo giáo viên khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, thực tế cuốc sống. Học sinh chăm chú nghe giảng, nhận thức và ghi những điều mình tiếp nhận (Kiến thức mới, vấn đề được đặt ra, phương pháp) 3. Học sinh chí làm việc một mình 3. Học sinh ngoài việc tự làm việc còn trên lớp, ở nhà hoặc với giáo viên trao đổi, thảo luận với các bạn trong tổ, khi kiểm tra trên lớp, ngoài giờ học hoặc đề xuất ý kiến thắc mắc trao đổi với giáo viên 4. Việc ghi chép được đơn giản 4. Các vấn đề thu nhận ngoài ghi chép hóa làm sao cho dễ nhớ còn được thể hiện ở các bảng biểu, mô hình, các phương tiện trực quan, quy ước, giúp cho học sinh trên cơ sở nhớ, biết để hiểu sâu sắc và do đó nhớ kỹ hiểu sâu, nắm chắc các vấn đề. 5. Các môn học chỉ dừng lại ở câu 5. Ngoài câu hỏi kiểm tra, bài tập thực hỏi, bài tập thực hành một cách thụ hành học sinh được tự đặt vấn đề, câu động. Việc đánh giá kết quả học tập hỏi để trình bày, trao đổi, được nêu ý được đo bằng trí nhớ kiến của riêng mình. Sự đánh giá kết quả học tập căn cứ vào trình độ hiểu biết của học sinh, đòi hỏi học sinh phải lập luận 6. Việc học lý thuyết không gắn 6. Việc dạy lý thuyết để nâng cao với thực hành, nhất là các môn trình độ nhận thức của học sinh, làm thuộc Khoa học xã hội và Nhân cơ sở để vận dụng những kiến thức văn đã học vào thực hành bộ môn và trong cuộc sống. Qua đó củng cố làm phong phú kiến thức đã học 7. Nguồn kiến thức thu nhận của 7. Nguồn kiến thức của học sinh rất học sinh rất hạn hẹp, thường giới phong phú, đa dạng lời nói, tài liệu hạn ở bài giảng của giáo viên, viết, đồ dùng trực quan, thực tế cuộc sách giáo khoa, phòng thí nghiệm, sống. Các nguồn kiến thức được sử tài liệu tham khảo dụng phù hợp với mục đích, yêu cầu, trình độ học tập. Như vậy qua so sánh hai kiểu dạy học trên thì ta thấy phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải được “tích cực hóa” trong quá trình dạy – học phải chủ động sáng tạo. cần phải tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của cách dạy truyền thống song phải luôn luôn đổi mới, làm một cuộc cách mạng trong người dạy và người học để khắc phục sự bảo thủ, thụ động như: giáo viên chuẩn bị giảng những điều học sinh dễ nhớ, học sinh chỉ chú trọng ghi lời giảng của giáo viên và kiến thức trong sách để trình bày lại khi kiểm tra. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong vài năm gần đây, bộ môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 9 nói riêng trong trường THCS đã được chú trọng hơn trước. Điều đó được thể hiện ở chỗ môn Lịch sử được xếp ngang hàng với các môn khác. Được tổ chức thi tuyển học sinh giỏi các cấp, được cung cấp thêm các trang thiết bị và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học. Tuy nhiên gần 10 năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy học môn Lịch sử hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất là việc phát huy tính tích cực của học sinh tuy đã được phổ biến, học tập bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhưng kết quả đã đạt được không đáng là bao. Điều đó đã dẫn đến chất lượng bộ môn đối với học sinh lớp 9 khi ra trường là không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và mục tiêu đào tạo đặt ra. Thực trạng của vấn đề có thể được giải thích ở những nguyên nhân cơ bản sau đây: Một là: vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng bộ môn Lịch sử là môn phụ. Hai là: về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay. Trong suốt quá trình dạy và học bộ môn Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9 cả thầy và trò chưa bao giờ có điều kiện tham quan một di tích Lịch sử vì không có kinh phí. Điều đó làm cho vốn kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và bài giảng. Ba là: việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 9 trong học tập bộ môn Lịch sử còn nhiều hạn chế. Trong những năm trở lại đây môn Lịch sử được quan tâm nhiều hơn, đồ dùng, tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ hơn nhưng do nhu cầu của xã hội nên học sinh ít thích học môn Lịch sử. Trên cơ sở thực tế Trường THCS NinhĐiền tôi đã thấy được các mặt tích cực và hạn chế của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học. 2.1. Tích cực: * Về phía giáo viên: Đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp tổng hợp (phương pháp tình huống), phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử… Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau và thông qua hoạt động này những bạn yếu kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bạn học sinh khá giỏi và học sinh nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử… Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình, phim đèn chiếu, phim video.. và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học Lịch sử… * Về phía học sinh: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em tiếp thu bài nhanh và nắm vững nội dung bài học. Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Học sinh yếu kém đã nhiều cố gắng trong học và tích cực tham gia các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa… các em đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. 2.2: Hạn chế: * Về phía giáo viên: Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn. Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học tức là sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài thông qua viêc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên. Một số câu hỏi giáo viên đặt ra hơi khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi nhưng lại không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó như thế nào. * Về phía học sinh: Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên văn sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số ít học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật Lịch sử còn yếu. Học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh thì học sinh còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung. 2.2: Một số kiến nghị, đề xuất: Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều thiết bị dạy học. Tuy nhiên đối với môn Lịch sử thì các đồ dùng, thiết bị còn hạn chế, muốn đạt được kết quả cao trong giảng dạy, tôi có một số đề xuất: - Các cơ quan thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về các di tích Lịch sử và di sản văn hóa hoặc chân dung của các nhân vật Lịch sử có công với cách mạng, một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến Lịch sử. - Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở môn Lịch sử. 3. Các biện pháp sư phạm để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong học tập môn Lịch sử: 3.1. Sử dụng Sách giáo khoa (SGK) nhằm phát huy tư duy cho học sinh a. Sử dụng SGK để trình bày bài giảng: Sau khi soạn giáo án xong, cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong SGK, xác định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung mà tác giả mong muốn ở học sinh về từng mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triển. Sau đó đi sâu vào từng mục, tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản của toàn bài. Mỗi bài có từ hai đến ba mục nhưng không dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà phải xác định phần nào lướt qua, phần nào là trọng tâm thì dành nhiều thời gian hơn. Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc” (1953-1954), bài gồm có 4 mục thì mục II là mục quan trọng nhất, do đó phải dành nhiều thời gian nhất. Trong bài dạy này thường có các tranh ảnh, bản đồ, nếu không có bản đồ in sẵn thì phải phóng to bản đồ trong SGK để phục vụ bài dạy. Giáo viên dựa vào cuốn chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh, là sự gợi ý để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, vừa phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh. b. Sử dụng SGK trong quá trình dạy học trên lớp: Trong giờ học, học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi so sánh đối chiếu với SGK, thậm chí có những em không thích ghi theo bài giảng của giáo viên mà lại chép theo SGK. Vì vậy bài giảng của giáo viên không nên lập lại ngôn ngữ trong SGK mà nên diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. Ví dụ: Khi dạy bài “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp” (1946-1954), khi dạy phần IV: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, giáo viên có thể vừa chỉ bản đồ vừa phân tích: - Sáng ngày 7/10/1947, thực dân Pháp cho một cánh quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Đồn, Chợ Mới. - Một cánh quân bộ từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi từ Cao Bằng đánh xuống Bắc Cạn tạo thành gọng kìm bao vây phía Đông và phía Bắc, căn cứ địa Việt Bắc. - Ngày 9/10/1947, một binh đoàn hỗn hợp ngược sông Hồng, sông Lô, sông Gâm lên Thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa bao vây phía Tây căn cứ địa Việt Bắc. Trong SGK, phần lớn các bài đều có các đoạn chữ in nhỏ, in nghiêng. Kiến thức được thể hiện ở các đoạn này rất quan trọng – là nguồn tư liệu mới làm nổi bật nội dung cơ bản của bài. Chình vì vậy giáo viên phải sử dụng triệt để. Nếu nó đề cập những vấn đề khó, phức tạp thì giáo viên miêu tả hoặc kể chuyện, nếu dễ có thể cho học sinh cùng đọc hoặc một em đọc to cho cả lớp nghe để các em cảm thụ về những sự kiên, hiện tượng lịch sử trong đoạn đó. c. Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK để học ở nhà: Đối với học sinh lớp 9 thì khả năng tự học ở nhà một cách độc lập đã khá cao, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể, vừa sức với các em. Nếu hoàn thành tốt thì đó chính là điều kiện để tư duy của các em phát triển. Ví dụ: Khi học bài “Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời”, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập để nêu rõ sự thành lập và hoạt động của ba tổ chức cách mạng bằng cách lập bảng so sánh. Tên tổ chức, Thời gian thành lập, Bộ phận lãnh đạo, Thành phần tham gia, Chủ trương hoạt động… 3.2. Sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học Lịch sử lớp 9 để phát triển tư duy cho học sinh: Để sử dụng tốt hệ thống các câu hỏi trong quá trình dạy học chúng ta cần lưu ý mấy điểm sau: - Câu hỏi phải vừa sức, đúng đối tượng, không quá khó hoặc quá dễ - Mỗi giờ học chỉ nên sử dụng từ 5 đến 7 câu hỏi. Sau mỗi chương có câu hỏi bài tập - Triệt để khai thác các câu hỏi trong SGK kết hợp với câu hỏi sáng tạo. a. Nêu câu hỏi đầu giờ học: Đầu giờ học giáo viên có thể kiểm tra hay không kiểm tra kiến thức bài cũ, nhưng trước khi cung cấp kiến thức của bài học cho học sinh, giáo viên cần nêu ngay câu hỏi định hướng cho học sinh. Đây là loại câu hỏi có tính chất bài tập, muốn trả lời phải huy động kiến thức của từng bài. Tuy nhiên khi nêu câu hỏi không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên cung cấp cho các em đầy đủ sự kiện mới trả lời được. Ví dụ: Khi dạy bài “Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược” thì đầu giờ học giáo viên có thể đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ: Tại sao lại khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc Thu- Đông 1947 đến chiến thắng Biên Giới Thu- Đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến? Các em chú ý bài giảng và SGK để trả lời. b. Xác định mối liên hệ giữa câu hỏi và các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong bài học: Ví dụ: Trong bài “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”, giáo viên đặt hai câu hỏi về điều kiện khách quan và chủ quan (thời cơ) của cách mạng tháng Tám để làm nổi bật nguyên nhân thắng lợi. Những kiến thức này được sắp xếp vào giấy trong cho vào máy chiếu để học sinh quan sát tìm ra mối liên hệ giữa chúng: - Điều kiện khách quan - Điều quan chủ quan: + Pháp thua ở chính quốc rồi bị Nhật hất cẳng ở Đông Dương + Phát xít Nhật bị đồng minh đánh gục + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ Tịch + Sự chuẩn bị kiên trì, chu đáo của ta về chính trị, vũ trang + Khả năng tận dụng thời cơ “ngàn năm có một” của ta Như vậy so sánh những kiến thức ở trên thì học sinh sẽ phân biệt được đâu là điều kiện khách quan đâu là điều kiện chủ quan. Điều đó giúp các em không những nắm về kiến thức mà còn có tác dụng giáo dục, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy. c. Xây dựng hệ thống câu hỏi trên lớp: Câu hỏi phải được giáo viên chuẩn bị từ khi soạn giáo án phải dự kiến nêu ra lúc nào? Học sinh sẽ trả lời ra sao? Đáp án trả lời như thế nào? Cần tránh câu hỏi mà các em trả lời một cách đơn giản là “Có” hay “Không”, “Đúng” hay “Sai”, hoặc câu hỏi quá dễ làm học sinh thỏa mãn đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình. Thông thường, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sử mà có thể nêu các loại câu hỏi sau: - Câu hỏi về sự phát sinh của các sự kiện, hiện tượng lịch sử như nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực triếp hay hoàn cảnh lịch sử của sự kiện, hiện tượng đó. - Câu hỏi về quá trình diễn biến, phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử như diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc cách mạng hoặc các các cuộc chiến tranh - Câu hỏi nêu lên đặc trưng, bản chất của các hiện tượng lịch sử bao gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử ấy Ví dụ: Em hãy đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân thắng lợi (thất bại) và ý nghĩa sự kiện hiện tượng lịch sử. - Câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử cùng loại với nhau Ví dụ: Khi dạy bài “Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” có thể cho học sinh so sánh ba tổ chức cách mạng về tổ chức, hoạt động. Một điều cần lưu ý là phải động viên, khuyến khích học sinh tham gia trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức như khen ngợi, đánh giá, cho điểm. 3.3: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 9 để phát huy tính tích cực của học sinh: Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực chú ý quan sát, hứng thú của học sinh. Tuy nhiên nếu không sử dụng tốt, đúng mức và lạm dụng thì dễ làm học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu. Đồ dùng trực quan có nhiều loại, mỗi loại lại có cách sử dụng riêng, sau đây là một số cách sử dụng cơ bản: a. Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK: Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK là một phần đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới công việc của tư duy trừu tượng. Thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ. từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử, giáo viên luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng quan sát vật thể một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát rút ra những kết luận Lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925”, giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang phát biểu ý kiến tại Địa hội Tua (12/1920). Sau khi tường thuật giáo viên cho học sinh cảm nhận được việc Nguyễn Ái Quốc bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin để truyền bá vào Việt Nam từ đó có tình cảm tự hào về con người Nguyễn Ái Quốc. Như vậy việc sử dụng tranh ảnh vừa khai thác được nội dung lịch sử thể hiện trong tranh ảnh bổ sung cho bài giảng, vừa phát huy được năng lực tư duy cho học sinh, kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học tập cho các em. b. Sử dụng chân dung các nhân vật lịch trong SGK: Học sinh lớp 9 bậc THCS cũng như các lớp khác rất thích xem tranh ảnh, chân dung các nhà cách mạng, các anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ, các nhà phát minh khoa học, các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật. Các em không chỉ chú ý miêu tả bề ngoài mà còn chú ý phân tích nội dung, tính cách, hành vi thể hiện ở tranh ảnh. Vì vậy giáo viên phải làm nổi bật tính cách nhân vật để gây hứng thú cho học sinh, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức, từ đó làm cho các em khâm phục, học tập được đạo đức, tài năng của họ. Tuy nhiên phải chọn thời gian phù hợp để đưa chân dung của nhân vật lịch sử ra. Khi sử dụng, giáo viên phải phân tích, định hướng cho học sinh, tự mình đánh giá vai trò tính cách của nhân vật. Ví dụ: Khi dạy bái “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” khi dạy đến mục “Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930” giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh Trần Phú. Sau đó cho học sinh phát biểu nêu lên sự hiểu biết về nhân vật lịch sử này, giáo viên kể cho các em nghe về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng và khí tiết của người chiến sĩ cộng sản Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta. c. Sử dụng bản đồ trong dạy học Lịch sử: Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng và sinh động trong dạy học Lịch sử. trên bản đồ lịch sử các sự kiện luôn dược thể hiện một không gian, thời gian, địa điểm cùng một số yếu tố địa lý nhất định. Ví dụ: Nếu chỉ dùng lời giáo viên khó có thể tạo cho học sinh biểu tượng về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà thực dân Pháp và cố vấn Mỹ cho là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, “một cối xay thịt Việt minh” Nếu giáo viên biết kết hợp sử dụng bản đồ chiến trường Đông Dương 1953-1954, bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ và một số hình ảnh khác thì học sinh có thể hiểu được khá rõ về vấn đề này: Điện Biên Phủ có núi cao bao bọc, hiểm trở, là vị trí chiến lược có thể kiểm soát cả chiến trường Lào và Bắc Bộ. Thông qua quan sát bản đồ, đọc ký hiệu, nội dung lịch sử được biểu diễn trên bản đồ, việc sử dụng bản đồ Lịch sử còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức về Địa lý. Chú ý: Khi sử dụng bản đồ nhất thiết phải giới thiệu cụ thể cho các em ký hiệu ghi trên bản đồ, đồng thời tập cho các em quan sát, đọc bản đồ và tìm hiểu nội dung lịch sử được thể hiện trên bản đồ. d. Sử dụng máy chiếu trong dạy học Lịch sử: Sử dụng máy chiếu là một phương pháp mới trong dạy học Lịch sử. Một số tranh ảnh, phần bài học quan trọng giáo viên có thể phô tô hoặc viết vào giấy trong, sau đó đưa lên máy chiếu học sinh sẽ thấy thích thú hơn, nhớ lâu hơn khi được học trên máy chiếu. Ví dụ: Khi dạy bài “Nhật Bản” giáo viên đã phô tô màu một số hình ảnh trong bài như: tàu chạy trên đệm từ, trồng trọt theo phương pháp mới và khi dạy đến phần khoa học kỹ thuật đã minh họa bằng những hình ảnh này trên máy chiếu, học sinh đã rất thích thú, hứng khởi, ngạc nhiên. e. Sử dụng giáo án điện tử: Đây là một phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay, việc sử dụng các thiết bị dạy học này cũng không phải là điều dễ dàng, bản thân cũng chưa từng dạy mà chỉ mới dự một, hai tiết của các đồng nghiệp đã dạy thì cảm thấy rất thích, học sinh thì đi từ ngác nhiên này đến ngạc nhiên khác, hiệu quả thu được rất cao. Song để dạy được một giờ như vậy phải có sự chuẩn bị rất công phu, phải biết sử dụng các phương tiện hiện đại. Bản thân trong thời gian tới sẽ cố gắng để dạy theo phương pháp này. Như vậy việc phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học lịch sử ở trường THCS là một việc rất quan trọng và ý nghĩa lớn cần được mỗi thầy giáo, cô giáo quán triệt một cách sâu sắc và vận dụng sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình, trong hoạt động nội khóa cũng như hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên để làm tốt việc này cần có sự chuyển biến mạnh mẽ mang tính cách mạng trong phương pháp dạy, học Lịch sử và phải có thời gian kiểm nghiệm sự đúng đắn của nó so với kiểu dạy truyền thống. Mỗi giáo viên sau khi vận dụng các phương pháp dạy học vào từng bài phải có sự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và trao đổi, phổ biến với đồng nghiệp để khẳng định những biện pháp sư phạm trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Cần tránh khuynh hướng “tách lý thuyết với thực tế”. Điều cuối cùng là muốn thực hiện tốt điều này, đòi hỏi người giáo viên ngoài năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thì phải có ý thức trách nhiệm cao, phải có cái tâm mang đặc thù của nghề dạy học bởi vì phương pháp dạy học dù hay đến mấy nhưng người thầy không có trách nhiệm cao, không yêu nghề và thương yêu học sinh hết mực thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Có như vậy chúng ta mới góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà: có trình độ văn hóa cơ bản, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, thông minh, sáng tạo đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 4. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài: Trong thời gian qua tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy, bản thân đã nhận thấy rất phù hợp với chương trình SGK mới. Học sinh hứng thú trong học tập, tích cực chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi, học sinh yêu thích môn học hơn và đạt được kết quả cao trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Kết quả cụ thể: Lớp SLHS Giỏi Khá TB Yếu Kém 9A1 9A2 III.KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: Sau khi áp dụng sáng kiến này, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu một số yêu cầu của tiết, mục của bài học sau đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lý để học sinh tiếp nhận thông tin. - Giáo viên đặt và sử dụng linh hoạt các câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy, tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh mà vận dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền.doc
Tài liệu liên quan