Lời nói đầu 4
CHƯƠNG I- NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6
I- Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 6
1. Khái niệm 6
2. Phân loại chi phí 8
2.1. Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh 8
2.2. Theo yếu tố chi phí 8
2.3. Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 9
2.4. Theo chức năng chi phí trong sản xuất kinh doanh 10
2.5. Theo cách thức kết chuyển chi phí 10
2.6. Theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 10
2.7. Một số cách thức phân loại khác 11
3. Những ngành nghề đặc trưng và đặc điểm về chi phí của chúng 12
3.1. Ngành công nghiệp 12
3.2. Ngành nông nghiệp 12
3.3. Ngành xây dựng cơ bản 12
3.4. Ngành thương mại - dịch vụ 13
4. Nội dung chi phí kinh doanh năm tài chính 13
4.1. Chi phí kinh doanh 13
4.2. Các chi phí hoạt động khác 14
4.3. Các loại thuế chủ yếu 14
II- Giá thành sản phẩm 16
1. Nội dung giá thành sản phẩm và dịch vụ 17
2. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm - dịch vụ 17
3. Các chỉ tiêu đánh giá việc hạ giá thành sản phẩm so sánh được các nhân tố ảnh hưởng đến việc hạ giá thanh 18
3.1. Các chỉ tiêu 18
3.2. Các nhân tố tác động để giảm giá thành sản phẩm 19
III. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm. 20
IV. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm 21
1. Sự cần thiết 21
2. ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm 22
V. Vai trò và các biện pháp của quản trị tài chính trong các hoạt động quản trị doanh nghiệp. 22
1. Vai trò của quản trị tài chính trong các hoạt động quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm 22
2. Các biện pháp tài chính để quản lý chi phí và hành chính giá thành sản phẩm 23
2.1. Lập kế hoạch chi phí 24
2.2. Kiểm tra tài chính đối với những chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 24
V- Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 26
CHƯƠNG II- TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG 28
I- Đặc điểm chung của công ty 28
1. Quá trình hình thành và phát triển 28
2. Đặc điểm qui trình công nghệ 29
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý ở Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng 32
3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 32
3.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 33
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 34
II- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng 37
III- Tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng 42
1. Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 42
1.1. Phân loại theo khoản mục chi phí 43
1.2. Phân loại theo yếu tố chi phí 45
2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng 45
3. Phương thức quản lý giá thành sản phẩm công ty 46
IV- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG 49
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm 59
2. Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm 61
3. Chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm 63
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong giá thành sản phẩm 64
5. Chi phí bán hàng trong giá thành sản phẩm 65
6. Nhận xét về tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng 66
CHƯƠNG III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GỐM XÂY DỰNG HỮU HƯNG 70
I- Phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng năm 2001 và trong thời gian tới 70
II- Các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng 72
1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu 72
2. Phát triển nguồn nhân lực - giảm chi phí nhân công 73
3. Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp 74
4. Nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị 74
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 77
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o và giá nguyên vật liệu. Nhưng chi phí nàykhông chỉ phụ thuộc vào khâu sản xuất mà cả khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản... Cho nên,cần phải kiểm tra cả khâu thu mua, vận chuyển, dự trữ. Bộ phận tài chính, kế toán cần xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của thiết bị, căn cứ vào định mức của ngành. Bên cạnh đó, tình hình biến động cung cầu, giá cả vật tư trên thị trường cũng phải được theo dõi thường xuyên để chớp thời cơ. Mặt khác, bộ phận kế toán, tài chính phối hợp với bộ phận khác để phân tích tình hình cung ứng vật tư cho sản xuất, tìm ra nguyên nhân gây tăng giảm chi phí vật tư cho một đơn vị sản phẩm để có biện pháp khắc phục.
- Kiểm tra tài chính với chi phí tiền lương: Nhằm thúc đẩy việc hạ chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm. Mặt khác, thông qua việc kiểm tra góp phần phân phối và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp, thúc đẩy việc tăng năng suất lao động. Việc kiểm tra được thực hiện trong quă trình lập và thực hiện kế hoạch lao động tiền lương của doanh nghiệp thông qua định mức lao động và đơn giá tiền lương, hình thức trả lương. Tìm và phát hiện ra những bất cập trong cơ cấu chi phí tiền lương để điều chỉnh kịp thời, sao cho vừa tránh lãng phí, vừa khuyến khích người lao động sản xuất hăng say hơn, hạn chế tại nạn lao động, tăng năng suất lao động...
- Kiểm tra tài chính đối với những khoản chi phí có tính chất tổng hợp như chi phí phân xưởng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc phân bổ các chi phí trên dựa trên những tiêu thức nào? Có hợp lý, hợp lệ không? Và quá trình phân bổ đã đúng và đủ chưa? Kiểm tra việc thực hiện các định mức chi phí đã tốt chưa, chú trọng tới những khoản vượt hoặc thấp hơn định mức quá nhiều...
V. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Trong suốt một thời gian dài của thời kì tồn tại cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp Việt Nam đi vào thế bế tắc, sản xuất trì trệ, lãng phí. Lúc này, các doanh nghiệp đều sản xuất dựa trên những mệnh lệnh của nhà nước. Nhà nước bao cấp toàn bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Thị trường hoàn toàn bị đóng băng. Các vấn đề sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất bao nhiêu? cho ai? đều do Nhà nước quyết định.
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước, bộ mặt các doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực. Đường lối đó được cụ thể, phát triển hơn trong các Văn kiện đạI hội Đảng cũng như chủ trương, chính sách của Nhà nước. Đó là đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạI hoá đất nước. Đường lối đó là hoàn toàn đúng đắn. Các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ Pháp luật nhà nước cho phép. Do đó, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh vượt qua khó khăn thử thách, kiểm soát và ổn định dần lạm phát và trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã không ngừng phát triển trên mọi phương diện của đời sống xã hội, bắt dần kịp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể hội nhập tự do với kinh tế khu vực và thế giới được. Hàng hoá không cạnh tranh được với hàng ngoại ở nước ngoài và cả thị trường trong nước do giá thành cao mà chất lượng không bằng hàng ngoại của Trung Quốc, Thái lan, Hàn Quốc..( như các mặt hàng may mặc, cà phê, cao su, kể cả gạo..). Chính vì giá thành sản xuất hàng hoá trong nước đã khá cao rồi nên rất khó để giảm giá bán nhằm tăng sức canh tranh ngay trên thị trường nội địa. Trước tình hình đó, nhà nước vẫn còn phải duy trì chính sách bảo hộ hàng nội địa, tăng cường xuất nhập khẩu như chính sách thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, ban hành danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu, dán tem hàng nhập khảu.. Đó chỉ là giải pháp tình thế để dành thời gian cho các doanh nghiệp tranh thủ đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, trình độ công nghệ, trình độ quản lý để giảm giá thành sản phẩm sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tự mình tìm các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất. Trước hết là quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Đó mới chính là phương hướng hữu hiệu nhất và lâu bền nhất, vững chắc nhất cho các doanh nghiệp.
Chương II
Tình hình thực tế về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty gốm xây dựng hữu hưng
II- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng .
Thành lập năm 1959 và đến năm 1998, công ty sáp nhập với phân xưởng Ngãi Cầu và Công ty Gốm xây dựng Từ Liêm, tổng mức vốn đầu tư (sau khi sáp nhập) lên tới 31 tỷ đồng và đến cuối năm 1998 lên tới 35,6 tỷ đồng. Sự sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, sự đầu tư nâng cao công nghệ, máy móc kỹ thuật cùng với môi trường kinh doanh thuận lợi đã nhanh chóng giúp Công ty hoà nhập với thị trường và liên tục phát triển. Sản phẩm gạch ngói chất lượng cao và hợp túi tiền của các đối tượng, cùng với sự đa dạng về chủng loại, cấp độ đã chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng. Sản phẩm Công ty đã tham gia vào các công trình xây dựng lớn ở thủ đô Hà Nội cũng như các khu vực phụ cận, đáp ứng phần lớn nhu cầu gạch ngói của cư dân trong toàn huyện Từ Liêm và các quận huyện khác. Với đặc thù của một ngành sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói) là không thể vận chuyển đi quá xa mà thường đáp ứng nhu cầu tại chỗ và khu vực lân cận là chính nhưng Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể. Tổng giá trị hàng hoá thực hiện năm 2000 tăng 27,5% so với năm 1999 và năm 1999 tăng 18,3% so với năm 1998. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2000 là hơn 24 tỷ đồng tăng 25,5% so với năm 1999 và mức tăng năm 1999 so với năm trước đó là 15,5%. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 1999 là gần 170 triệu đồng và năm 2000 lên tới 228 triệu đồng (tăng 34,1%).
Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh.
ĐVT: đồng
Khoản mục
1999
2000
Chênh lệch
1. Tổng doanh thu
19.141.451.346
24.030.632.019
+4.889.180.673
- Quý III
3.155.380.571
4.245.874.854
+1.090.494.283
- Quỹ IV
8.096.844.839
9.474.093.468
+1.377.248.629
2. Giá vốn hàng bán
15.369.099.872
19.608.859.631
+4.239.759.759
- Quý III
2.404.315.459
3.354.577.175
+950.261.716
- Quỹ IV
6.887.644.238
7.568.778.856
+681.134.618
3. Chi phí bán hàng
1.302.457.424
1.360.126.855
+57.669.431
- Quý III
242.610.640
174.509.531
-68.101.109
- Quỹ IV
338.012.046
532.073.986
+194.061.940
4. Chi phí QLDN
2.244.383.068
2.756.440.398
+512.057.330
- Quý III
480.313.822
654.767.998
+174.454.176
- Quỹ IV
755.438.355
1.264.746.341
+509.307.986
5. Lợi tức trước thuế
225.510.982
305.205.135
+79.694.153
- Quý III
28.140.650
62.020.150
+33.879.500
- Quỹ IV
115.750.200
117.494.285
+1.744.085
6. Thuế thu nhập DN
56.377.745
76.301.284
+19.923.539
- Quý III
7.035.162
15.505.037
+8.469.875
- Quỹ IV
28.937.550
29.373.571
+436.021
7. Lợi tức sau thuế
169.133.237
228.903.851
+59.770.614
- Quý III
21.105.488
46.515.113
+25.409.625
- Quỹ IV
86.812.650
88.120.714
+1.308.064
Bảng so sánh kết quả hoạt động của công ty trong hai năm gần đây (1999 và 2000) cho thấy tình hình hoạt động có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao. Doanh thu đạt được năm 2000 là 24.030.632.019 đồng tăng +25% so với năm 1999. Giá vốn hàng bán là19.608.859.631 đồng, tăng +27.6%. Bên cạnh đó, các chi phí cũng tăng lên đáng kể. Chi phí bán hàng tăng lên 1.360.126.855 đồng đạt +4.4%, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm +22.8% (từ 2.244.383.068 đồng năm 1999 lên 2.756.440.398 năm 2000). Từ đó,thuế thu nhập phải nộp cũng tăng thêm +19.923.530 đồng (tăng +35%). Lợi nhuận sau thuế tăng lên đến 228.903.851 đồng (tăng +35,3%). Như vậy, các số liệu phân tích cho thấy, các chỉ tiêu kinh tế năm 2000 của công ty đều đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước. Một số chỉ tiêu về thu nhập tăng mạnh như doanh thu và lợi nhuấnau thuế. Đồng thời một số chỉ tiêu như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế thu nhập tăng rất mạnh, chỉ tiêu chi phí bán hàng lại tăng rất ít (+4.4%). Nói chung khi doanh thu tăng thì các chi phí liên quan cũng thường tăng tương ứng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế này cũng không giống nhau nếu so sánh từng thời kỳ trong các năm. Chẳng hạn, so sánh quý III năm 2000 với cùng kỳ năm trước. Tất cả các chỉ tiêu đều tăng khá cao như doanh thu tăng +34,5%, gái vốn hàng bán tăng 39,5%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 36,3%, thuế thu nhập tăng 120% và lợi nhuận sau thuế tăng120,4%. Trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp giảm tới -28%. Nhưng chi phí này nếu so sánh cùng quý IV trong hai năm lại tăng lên. Các chỉ tiêu khác như doanh thu tăng 117%, giá vốn hàng bán tăng 9,8%, chi phí bán hàng tăng 57,4%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 67,4%, thuế thu nhập phải nộp tăng 1,5% và lợi nhuận sau thuế tăng 1,5%. Như vậy mức tăng trưởng của kết quả kinh doanh không chỉ thể hiện trong từng năm mà còn ở ngay trong từng quý. Ngoài ra, mức tăng trưởng còn thể hiện ngay giữa các quý trong từng năm. Ví dụ như các chỉ tiêu trong quý IV đều tăng so với quý III. Ví dụ như, năm 1999, lợi tức quý VI tăng gấp 4 lần so với quý III. Đặc điểm này thể hiện tính mùa vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Thông thường vào quý IV, tốc độ tiêu thụ hàng hoá tăng rất mạnh do nhu cầu xây dựng của dân cư tăng lên cũng như các đơn vị xây dựng tăng cường thúc đẩy hoàn thành các công trình xây dựng dở dang. Giá cả của các loại vật liệu xây dựng có xu hướng tăng lên vào thời điểm này trong đó các sản phẩm của công ty cũng vậy.
Nói tóm lại, các chỉ tiêu kinh tế đã phân tích ở trên của công ty Hữu Hưng trong hai năm qua có tăng khá mạnh (doanh thu và lợi nhuận) chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh khả quan của công ty hiện nay. Một phần nó cho thấy mức độ tăng trrưởng chung trong quy mô sản xuất kinh doanh, mặt khác nó chứng tỏ một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của công ty. Có thể thấy rõ ràng hơn bằng các chỉ tiêu khác.
Doanh lợi của năm 2000 là 0,95% cao hơn mức doanh lợi năm 11999. Tỉ trọng chi phí bán hàng năm 2000 trên doanh thu là 5,6% nhỏ hơn 6,8% năm 1999 và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm từ 11,7% năm 1999 xuống 11,4% năm 2000. Như vậy có thể nói hiệu quả hoạt động của công ty đã tốt lên.
Tình hình sản xuất kinh doanh phát triển có tác động lớn đến đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ta xét tình hình thu nhập của công nhân viên qua báo cáo quý IV năm 2000 như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
So với kế hoạch (%)
So với kỳ trước (%)
Kỳ này
Kỳ trước
1. Tổng quỹ lương
6.810.000.000
6.591.687.376
4.766.079.567
96,7
138,3
2. Tiền thưởng
3. Tổng thu nhập
6.870.000.000
6.651.687.376
4.821.832.567
96,8
137,9
4. Tiền lương BQ
816.000
778.056
632.506
95,35
123
5. Thu nhập BQ
823.000
785.138
630.800
95,39
124
Như vậy, mặc dù Công ty chưa hoàn thành kế hoạch thu nhập cho người lao động đã đề ra trong quí nhưng các chỉ tiêu đều vượt mức so với quí trước. Tổng quý lương thực tế quí 4 năm 2000 chỉ đạt 96,7% so với kế hoạch nhưng lại tăng 138,3% so với kỳ trước. Cũng như vậy, các chỉ tiêu khác như tổng thu nhập, tiền lương bình quân và thu nhập bình quân đều chưa hoàn thành kế hoạch nhưng không đáng kể nhưng đều vượt mức cao so với quí trước. Tổng thu nhập của công nhân viên chức trong công ty so với kế hoạch chỉ đạt 96,8% nhưng so với kỳ trước đã vượt 137,9%. Tiền lương bình quân một công nhân viên đạt 778.056 đồng, mức lương khá cao trong các ngành sản xuất vật liêu xây dựng, đạt 95,35% kế hoạch nhưng tăng so với năm trước 123%. Thu nhập bình quân gồm tiền lương và các khoản phụ thêm đạt 785.138 đồng/người/tháng. Đời sống của người lao động tương đối thoải mái. Người lao động cảm thấy gắn bó với công ty, hăng say làm việc.
Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá khái quát tình hình hoạt động doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Đầu năm
Cuối năm
- Hệ số về khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán tổng quát
1.6
1.7
+ Hệ só khả năng thanh toán tạm thời
0.9
0.7
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0.6
0.3
- Hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
+ Hệ số nợ
0.6
0.5
+ Tỉ suất đầu tư
0.6
0.6
+ Tỉ suất tự tài trợ
0.57
0.65
- Các chỉ số về hoạt động
Năm 1999
Năm 2000
+ Số vòng quay hàng tồn kho (vòng)
4.5
3.9
+ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (ngày)
80
92
+ Số vòng quay các khoản phải thu (vòng)
4.5
9.2
+ Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
80
39
+ Vòng quay vốn lưu động (vòng)
1.8
2.2
+ Số ngày một vòng quay vốn lưu động (ngày)
200
163
+ Hiệu suất sử dụng vốn cô định
0.8
1.168
+ Vòng quay toàn bộ vốn (vòng)
0.56
0.7
- Các chỉ số sinh lời
+ Tỉ suất doanh lợi doanh thu
0.88%
0.95%
+ Tỉ suất doanh lợi trên tổng vốn
0.49%
0.73%
Các thông tin qua các chỉ tiêu trên đây cho biết thêm rõ hơn về tình hình tài chính của công ty biểu hiên trên các báo cáo tài chính. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán chưa được tốt và sụt giảm trong năm 2000. Khả năng thanh toán tạm thời giảm từ 0,9 xuống 0,7 và khả năng thanh toán nhanh giảm từ 0,6 xuống 0,3 nghĩa là khả năng trả nợ bằng tổng tài sản lưu động cũng như bằng các tài sản tương đương tiền bị giảm sút. Cán cân thanh toán của công ty đang cần phải được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hơn. Các chỉ tiêu hệ só về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư có chuyển biến tích cực. Hệ số cợ giả xuống -16%, giữ nguyên được tỉ suất đầu tư đồng thời tăng khả năng tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu hoạt động cũng chuyển biến tốt trong năm 2000 so với năm 1999, trừ chỉ tiêu vòng quay vốn hàng tồn kho. Năm 2000, tốc độ tiêu thụ hàng quay vòng hàng hoá có phần chậm hơn năm trước, chỉ 3,9 vòng so với 4,5 vòng của năm trước. Do đó số ngày một vòng quay hàng tòn kho lên tới 92 ngày, tăng tới 12 ngày/vòng so với năm trước. có chỉ tiêu tăng rất mạnh như số vòng quay các khoản phải thu (tăng gần gấp đôi). Hai chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời cũng biến động tích cực. Một đồng vốn bỏ ra đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn và lượng lợi nhuậ trong doanh thu thu được cũng tăng lên.
Có thể nói, tất cả các chỉ tiêu phản ánh trên đều cho ta thấy kết quả khả quan trong hoạt động snả xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty. Điều đó cho thấy công ty đã sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của mình. tuy nhiên trong giai đoạn tới công ty vẫn cần phải quan tâm tới khả năng thanh toán của mình.
III- Tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng.
1. Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mỗi ngành nghề, mỗi loại sản phẩm với trình độ công nghệ khác nhau mang đến cho chúng những đặc điểm riêng về chi phí sản xuất kinh doanh. Với Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng, đặc thù sản phẩm quyết định rất nhiều đến chi phí. Sản phẩm của Công ty là các loại gạch ngói xây dựng. Gạch 2 lỗ xây, gạch 4 lỗ, 6 lỗ, gạch chống nóng, gạch ốp tường, gạch lát nền… với dây chuyền công nghệ bán khép kín của Italia dã tạo nên đặc thù riêng về chi phí và giá thành sản phẩm, với đặc thù dây chuyền công nghệ như trên có thể thấy những chi phí về nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất chỉ phát sinh một lần đến khi sản xuất ra bán thành phẩm (gạch mộc). Các chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung còn tiếp tục phát sinh ở các bước tiếp theo. Do đó, Công ty đã tiến hành tập hợp các chi phí ở từng phân xưởng, bộ phận theo từng khoản mục và theo các yếu tố chi phí.
Để phục vụ cho yêu cầu quản lý, Công ty tổ chức phân loại chi phí theo hai tiêu thức: khoản mục chi phí và theo yếu tố chi phí. Các phân loại theo từng tiêu thức giúp cho việc quản lý các yếu tố chi phí và để tính giá thành sản phẩm.
1.1. Phân loại theo khoản mục chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Các sản phẩm gạch ngói hoàn toàn sản xuất từ hỗn hợp đất và than. Trong đó, đất là nguyên liệu chính và than là nhiên liệu. Đất được mua từ nhiều khu vực sao cho đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ sét và màu đất phù hợp. Than được nghiền mịn rồi trộn lẫn với đất (đã được sơ chế). Hỗn hợp đó tiếp tục được chế biến trên dây chuyền để ra gạch mộc. Các loại nguyên vật liệu này dễ bảo quản nhưng để đạt được yêu cầu kỹ thuật, chúng được bảo quản trong các nhà chứa đất và các kho than. Kể cả đến khi sản xuất gạch mộc ra (bán thành phẩm), gạch mộc phải được phơi trong các nhà kính hoặc có thể ngoài trời nắng. Bởi vì thời tiết cũng ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản chi trả cho công nhân sản xuất chi tiết: tiền lương sản phẩm, lương làm thêm giờ, lương bổ sung, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo từng loạt sản phẩm sản xuất và được tính cho từng viên hoặc 1000 viên gạch.
- Chi phí sản xuất chung gồm các chi phí về lương nhân viên quản lý, chi phí nguyên vật liệu phụ, dụng cụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài (điện) và một số chi phí bằng tiền khác. Ngoài lương nhân viên quản lý còn có các khoản trích theo lương vào chi phí (BHXH, BHYT, KPCĐ). Dụng cụ sản xuất gồm một số thiết vị phục vụ phân xưởng, các xe cải tiến…. Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện) chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi phí chung. Tài sản cố định gồm các máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải ở cả hai nhà máy Hữu Hưng, Từ Liêm và phân xưởng Ngãi Cầu. Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp bình quân.
Mức tính khấu hao =
Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian sử dụng tài sản cố định
Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trònh tổ chức phân phối và tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Trước đây Công ty có tổ chức các đội xe phục vụ chở hàng cho khách hàng. Sau đó do có nhiều bất lợi nên Công ty cho phép các chủ xe tư nhân đảm trách việc chuyên chở. Dịch vụ đó có thể do Công ty trả hay do phía khách hàng trả (tuỳ theo yêu cầu). Chi phí bán hàng của Công ty gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên tiêu thụ, chi phí về dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài (chiếm 3,11% trên doanh thu) và các chi phí bằng tiền khác (chiếm 0,97%).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 12,6% doanh thu năm 1998 và năm 1999, đến năm 2000 là 11,4%. Chi phí này gồm có chi phí lương quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, dụng cụ đồ dùng văn phòng phẩm, khấu hao TSCĐ, các khoản thuế và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài… Các khoản thuế thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước. Công ty Hữu Hưng phải đóng góp các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 25%), tiền thu trên vốn (cố định), thuế tài nguyên (cố định) và tiền thuê đất cùng một số loại thuế khác phát sinh không thường xuyên.
Các phân loại này giúp cho việc quản lý chi phí, xác định được tỷ trọng chi phí từng loại; xác định được phần chi phí sản xuất và các chi phí phi sản xuất để từ đó điều chỉnh chúng cho hiệu quả.
1.2. Phân loại theo yếu tố chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu, công cụ lao động. Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, cho quản lý phân xưởng, dụng cụ công cụ cho quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm. Đất, than…
- Chi phí nhân công gồm các chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương, trợ cấp độc hại và làm việc ca 3 cho các công nhân quản lý phân xưởng, công nhân sản xuất trực tiếp, quản lý doanh nghiệp cũng như nhân viên bán hàng…
- Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất trực tiếp hoặc cho các bộ phận quản lý khác. Tài sản cố định của Công ty chỉ có tài sản cố định hữu hình gồm có nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng, những tài sản cố định khác. Khấu hao theo phương pháp bình quân.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các chi phí như tiền điện, tiền thuê phương tiện vận tải, môi giới dịch vụ…
- Các chi phí khác bằng tiền như chi phí mua thiết bị, đồ dùng văn phòng phẩm…
Việc phân loại chi phí theo cách này giúp doanh nghiệp nắm được các yếu tố cấu thành chi phí của một đơn vị sản phẩm. Nhờ nắm được đặc điểm đó, Công ty mới có thể vạch ra các phương án tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm ở yếu tố nào.
2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng.
Không chỉ đối với Công ty Hữu Hưng mà với tất cả các doanh nghiệp, công tác quản lý chi phí đều được rất coi trọng. Mặc dù sản xuất gạch ngói được coi là thế mạnh của Công ty nhưng Công ty cũng phải đối mặt với nhiều lực lượng cạnh tranh khác. Ngay cả với các thành viên thuộc Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng như Công ty Gốm xây dựng Đại Thanh, Công ty Gốm xây dựng Từ Sơn, công ty Gốm xây dựng Xuân Hoà và các lò gạch của tư nhân cũng là những đối thủ cạnh tranh gay gắt. Các lò tư nhân với đội ngũ tiêu thụ và chuyên chở năng động, giá thấp hơn nên đã giữ một thị phần không thể coi thường (thị trường dân cư). Do đó, việc giảm chi phí hạ giá thành luôn được coi trọng. Phòng kế toán được giao nhiệm vụ lập kế hoạch chi phí cho từng năm trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật ngành, các chỉ tiêu từ năm trước. Nguyên tắc tiết kiệm được quán triệt từ các phòng ban đến các phân xưởng, tổ đội sản xuất.
Nói chung, kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh luôn đi đôi với kế hoạch giá thành sản phẩm. Căn cứ vào việc phân loại các chi phí nêu trên, Công ty tiến hành lập kế hoạch chi phí cho từng khâu: chi phí sản xuất (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; lập kế hoạch theo từng yếu tố: kế hoạch chi phí nguyên vật liệu, kế hoạch lao động và quĩ lương, khấu hao TSCĐ… qua đó, Công ty tổng hợp thành kế hoạch tổng chi phí, kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm và tiến tới lập kế hoạch doanh thu.
3. Phương thức quản lý giá thành sản phẩm Công ty.
Sản phẩm của Công ty là những sản phẩm đơn và thường tính ở mặt đơn vị số lượng là 100, 1000 hoặc 1 vạn gạch. Do đó, chi phí và giá thành sản phẩm cũng thường tình cho các đơn vị này.
Lập kế hoạch giá thành sản phẩm cũng là một cách giúp Công ty quản lý được giá thành sản phẩm của mình một cách chủ động. Qua việc tập hợp, tính toán và phân bổ chi phí sản xuất, ta tiến hành tính giá cho các sản phẩm đó. Như vậy, việc lập kế hoạch giá thành chính là việc ước tính, tính thử giá giành của một đơn vị sản phẩm. Phải nói rằng đó là một nhiệm vụ quan trọng, là sự cần thiết khách quan dựa trên những căn cứ xác đáng.
- Căn cứ vào định mức kỹ thuật, kinh tế cho phép của sản phẩm: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiền lương, khấu hao máy móc, thiết bị….
- Căn cứ vào giá thành sản phẩm tiêu thụ của năm trước, để tiến hành phân tích các yếu tố, sự biến động của các yếu tố, các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động đó để tìm ra một cơ cấu phù hợp hơn trong kỳ tới, khắc phục những tồn tại.
Kế hoạch giá thành sản phẩm tổng hợp năm 1999
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Định mức
Đơn giá
Số lượng
Tổng chi phí
- NVL trực tiếp
4.307.068
+ Đất
m3
84.459
26.060
70.000
2.201.002
+ Than
Tấn
8845,3
238.100
70.000
2.106.066
- NC trực tiếp
3.762.448
+ Lương
48.975
-
70.000
3.428.264
+ Bảo hiểm…
4.774
-
70.000
334.184
- Chi phí SXC
108.648
70.000
7.605.330
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty - kế hoạch chi phí luôn gắn với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Trong thời kỳ công ty tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh, tổng chi phí có thể tăng lên tương ứng với qui mô mở rộng, nhưng có thể giá thành sản phẩm lại hạ xuống.
Trên bảng kế hoạch giá thành sản phẩm tổng hợp, các chỉ tiêu cơ bản của chi phí trong giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao (cho nguyên vật liệu trực tiếp, hao phí tiền công lao động, định mức chi phí sản xuất chung), đơn giá cho từng loại chi phí từ đó, dựa trên kế hoạch sản lượng sản xuất để tính ra tổng chi phí cho từng chỉ tiêu và cho tổng sản phẩm sản xuất. Bảng kế hoạch tổng hợp giá thành sản phẩm dưa trên cơ sở kế hoạch chi tiết từng loại sản phẩm. Một cách khác, các yếu tố chi phí trong một đơn vị sản phẩm cũng được lập kế hoạch một cách cụ thể và cũng được lấy làm căn cứ để xây dựng kế hoách giá thành chung. Cũng từ đó, công ty có thể lập kế hoạch chuẩn bị về nguyên vật liệu, lao động, kế hoạch tổng quĩ lương và cho các chi phí khác.
Biểu tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 1999
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
Năm 1998
Kế hoạch
Tỷ lệ %
- Chi phí sản xuất
11.651
15.674
+34,5
+ Nguyên vật liệu chính
3.411
4.307
+26,6
+ Lương
2.368
3.762
+58,8
+ Sản xuất chung
5.872
7.605
+29,5
- Chi phí bán hàng
1.124
1.079
-4
- Chi phí QLDN
2.022
2.246
+11
Tổng cộng
14.797
18.999
+28,4%
Biểu trên cho biết các chỉ tiêu chung trong cơ cấu tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu chi phí trong tổng chi phí gồm 78,7% là chi p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0665.doc