Đề tài Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Mở đầu. 1

Nội dung 3

Phần I: Lý luận chung về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm 3

I. Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 3

1. Các khái niệm. 3

1.1. Việc làm 3

1.2. Gải quyết việc làm 6

1.3. Thất nghiệp 8

2. Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế quốc dân 10

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm 11

1. Yếu tố tự nhiên 11

2. Yếu tố kinh tế- xã hội 13

3. Yếu tố dân số 15

III. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc làm và giải quyết việc làm 16

1. Ý nghĩa của việc làm và giải quyết việc làm 16

2. Sự cần thiết của việc làm và giải quyết việc làm. 17

Phần II: Phân tích thực trạng vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Tây 19

I. Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh. 19

1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 19

2. Một số thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được năm 2003 20

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh 21

3.1. Vị trí địa lý - khí hậu 21

3.2. Tài nguyên, khoáng sản 23

3.3. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng 26

3.4. Các ngành Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ 27

3.5. Các làng nghề, ngành nghề truyền thống 29

3.6. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 30

3.7. Yếu tố con người 31

II. Thực trạng vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1999-2003. 32

1. Thực trạng nguồn lao động ở tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999-2003. 32

1.1. Quy mô nguồn lao động. 32

1.2. Cơ cấu nguồn lao động. 33

2. Thực trạng về việc làm trên địa bàn tỉnh gia đoạn 1999-2003. 37

2.1. Theo khu vực. 37

2.2. Theo giới tính. 41

3. Vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Tây gia đoạn 1999-2003. 42

3.1. Trong hoạt động cho vay vốn. 42

3.2. Trong hoạt động xuất khẩu lao động. 46

3.3. Trong công tác giáo dục đào tạo nghề. 48

3.4. Giải quyết việc làm theo ngành nghề 50

Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Hà Tây. 52

I. Mục tiêu giải quyết việc làm trong thời gian tới. 52

1. Chương trình giải quyết việc làm năm 2004 52.

1.1. Mục tiêu. 52

1.2. Chương trình. 52

2. Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2005-2010. 54

2.1. Mục tiêu. 54

2.2. Phương hướng giải quyết việc làm. 54

II. Dự báo nguồn nhân lực trong thời gian tới. 57

1. Dự báo về dân số, lao động và việc làm. 57

2. Dự báo về cầu lao động và khả năng giải quyết việc làm. 57

III. Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Hà Tây. 58

1. Phát triển mạnh mẽ kinh tế- xã hội ở khu vực nông thôn. 58

2. Thông qua hoạt động xuất khẩu lao động. 60

3. Tăng cường các hình thức thông tin, dịch vụ về việc làm, đào tạo cho người lao động. 63

4. Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm 65

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn tỉnh hoạt động được thuận lợi. 66

6. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm 68

IV. Một số kiến nghị. 70

1. Đối với tỉnh 70

2. Đối với Trung ương 70

Kết luận. 70

Danh mục tài liệu tham khảo 71

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh mới chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn và có xu hướng ngày càng giảm năm 2000 tỷ trọng này là 29,63% nhưng đến năm 2003 thì chỉ còn 29,16% ( trong khi đó mục tiêu của tỉnh đặt ra năm 2000 tỷ trọng dịch vụ đạt 30%). Nguyên nhân của sự suy giảm trên là do tỉnh chưa có sự đầu tư , quản lý và bảo vệ các địa điểm di tích du lịch một cách quán triệt như: ở chùa Hương hiện tượng xây dựng chùa, miếu lừa du khách vẫn diễn ra hàng năm, trong khi đây là một nơi linh thiêng được các du khách rất trân trọng điều này làm giảm lòng tin của các khách du lịch đến với hội Chùa dẫn đến số lượng du khách giảm, hay ở chùa Tây Phương lại có hiện tượng người dân lấn chiếm đất và xây dựng trái phép làm mất đi vẻ cổ kính của chùa. Và một yếu tố quan trọng nữa làm giảm tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại đó là cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn còn nghèo làn, yếu kém chưa được đầu tư xây dựng nên chưa thu hút được các du nhiều du khách. Trong khi Hà Tây lại là tỉnh có số lượng di tích lớn thứ 3 nước ta với mật độ di tích là 14 di tích/km2 hơn rất nhiều so với mật độ chung của cả nước ( 2 di tích/km2) và mới chỉ thu hút được 97.876 lao động vào làm việc. Nếu có các biện pháp khai thác hợp lý thì trong tương lai gần, đây sẽ là ngành mang lại giá trị GDP rất lớn và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. 3.5. Các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Hà Tây là tỉnh có số làng nghề cao nhất cả nước và có truyền thống từ lâu đời như: lụa Vạn Phúc, nón Chuông, sơn mài Duyên Thái, gỗ trạm khảm Vạn Điểm, tương Cự Đà Tính đến hết năm 2003 cả tỉnh có 1.116 làng nghề với các quy mô và loại hình sở hữu khác nhau: công ty TNHH ( 80), doanh nghiệp tư nhân ( 35), HTX (60) còn lại là mô hình hộ gia đình, trong đó có 160 làng nghề được công nhận theo tiêu chí của tỉnh nên nó có ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh. Việc phát triển các làng nghề, xã nghề, nhân cấy các nghề mới đã góp phần tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân. Điều đặc biệt là những người này đa phần là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của họ thường là cha truyền con nối nên vấn đề tìm một công việc ở bên ngoài là rất khó khăn. Khôi phục làng nghề, nhân cấy nghề mới chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết việc làm cho người lao động. Theo số liệu của cục thống kê tỉnh thì nhờ chủ trương khôi phục phát triển các làng nghề, xã nghề này mà mỗi năm đã góp phần dạy nghề và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo. Điển hình là hai làng nghề Vạn Phúc và Vạn Điểm: + Làng nghề lụa Vạn Phúc không những tạo việc làm tại chỗ cho người dân của xã mà còn thu hút lao động đến từ nơi khác ( gần 15% trong tổng số lao động), cả xã chỉ còn 3,58% số hộ làm nông nghiệp thuần. Tổng giá trị sản lượng từ làng nghề đạt khoảng 27.692 triệu đồng ( năm 2002) và 42.432 triệu ( năm 2003) giải quyết việc làm cho 1.600 lao động , thu nhập bình quân đầu người rất cao. Hiện nay trong làng không có hiện tượng thất nghiệp, 100% lao động trong độ tuổi có việc làm, bên cạnh đó còn thu hút lao động ngoài độ tuổi, vấn đề tệ nạn xã hội cũng giảm, không có đối tượng nghiện ma tuý. Vấn đề giáo dục đào tạo cũng được các hộ quan tâm đầu tư. + Làng nghề gỗ khảm trai Vạn Điểm: cũng giống như làng nghề Vạn Phúc, Vạn Điểm cũng là một trong những làng nghề lớn nhất của tỉnh với 424/467 hộ làm nghề mộc cao cấp tạo việc làm cho trên 1.000 lao động, ở làng nghề nay cũng không còn hiện tượng thất nghiệp, 100% lao động trong độ tuổi có việc làm bên canh đó còn tận dụng cả lao động ngoài độ tuổi và lao động từ nơi khác đến, thu nhập bình quân của người lao động khá cao khoảng 800.000- 1.000.000 đồng/tháng, vấn đề tệ nạn xã hội cũng giảm, các hộ gia đình đầu tư cho giáo dục của con cái cũng nhiều. Như vậy, phát triển làng nghề, xã nghề, khôi phục nghề cũ và nhân giống nghề mới có ảnh hưởng rất tích cực không chỉ đến vấn đề giải quyết việc làm mà còn góp phần phát triển kinh tế- xã hội. 3.6. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề việc làm ở tầm vĩ mô. Vì từ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh uỷ và các ban ngành có liên quan sẽ đề ra các mục tiêu và phương hướng thực hiện chiến lược đó. Mà các chiến lược này đều có một mục đích chung là góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, tăng mức thu nhập và mức sống cho người dân Mà đối tượng để thực hiện mục tiêu đó chính là con người, nên trong quá trình thực hiện nó đã góp phần tạo việc làm cho người lao động. Cụ thể: Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2005 chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp theo tỷ lệ : Nông nghiệp 35%- Công nghiệp, xây dựng 35%- dịch vụ 30%. Để thực hiện được mục tiêu đề ra đó, UBND tỉnh phải có các chính sách, biện pháp thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển như đầu tư vốn cho ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có nhiều tiềm năng( công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí), phát triển ngành công nghiệp chế biến để chuyển dần cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp, tập trung đầu tư cho các khu du lịch, cụm du lịch( cụm Sơn Tây- Ba Vì, cụm chùa Hương), phát triển ngành thương mại theo hướng tập trung phục vụ các trung tâm đô thị, đầu tư cho đào tạo nghề-> phát triển kinh tế xã hội, tạo mở việc làm-> giải quyết việc làm cho người lao động. Hay trong chiến lược phát triển cũng trực tiếp đề ra mục tiêu giải quyết từ 6-8 vạn việc làm cho người lao động năm 2005 và 10 vạn trở lên năm 2010. Để đạt được điều đó tỉnh phải có các biện pháp thực thi nó. Và khi thực thi dù ít nhiều cũng đã giải quyết được việc làm cho người lao động. 3.7. Yếu tố con người. Hà Tây là một tỉnh có quy mô và mật độ dân số cao, dân số toàn tỉnh là 2.490.023 người đứng vị trí thứ 5 so với cả nước và mật độ dân số là 1134 người/km.2. Đây là một lợi thế của tỉnh vì quy mô dân số lớn, tốc độ tăng cao làm cho quy mô nguồn lao động cao là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, đối với nước ta nói chung và Hà Tây nói riêng khả năng mở rộng sản xuất còn hạn chế, nguồn vốn, thiết bị, nguyên vật liệu còn thiếu thốn, nguồn lao động tăng nhanh lại gây sức ép về việc làm rất lớn. Năm 1994 số người trong độ tuổi lao động chỉ có 1.118.095 người nhưng đến năm 2003 là 1.443.000 người, tức là tốc độ tăng bình quân vào khoảng 3.2%/năm. Mỗi năm tỉnh phải tạo thêm hơn 2.700 chỗ làmviệc mới thì mới đủ đáp ứng yêu cầu về việc làm trên địa bàn chưa kể Hà Tây là một tỉnh có số người sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ lớn( hơn 90%), nơi mà thời gian sử dụng lao động còn thấp <80%, để đảm bảo việc làm cho người lao động nông thôn, tận dụng hết thời gian lao động thì mỗi năm ở tỉnh phải tạo ra một số lượng việc làm lớn hơn nhiều so với con số 2.700 chỗ làm việc mới. Rõ ràng dân số tăng nhanh gây sức ép về việc làm rất lớn. Mặc dù nguồn lao động dồi dào là nguồn lực để phát triển kinh tế nhưng để tạo việc làm cho người lao động không phải là đơn giản mà kéo theo nó là tài chính, tư liệu sản xuất, các chiến lược, chính sách hợp lýtrong khi nước ta còn nghèo nàn, ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp. Năm 2000 trong chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của Đảng và Nhà nước cũng đã nhấn mạnh vai trò của con người nhưng đồng thời cũng cảnh báo về tốc độ tăng nguồn nhân lực như sau: + Coi con người là mục tiêu, là động lực chính của sự phát triển. Đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển. + Nguồn lực và con người Việt Nam- lợi thế của sự phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, khi nguồn lực này tăng quá nhanh mà chưa sử dụng hết, lại là lực cản, gây sức ép về đời sống và việc làm. Như vậy, yếu tố về dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề giải quyết việc làm, tuỳ từng thời điểm, từng điều kiện của một nước, một vùng mà yếu tố này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến vấn đề việc làm của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. II. Thực trạng vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hà Tây (từ 1999-2003). 1. Thực trạng nguồn lao động của tỉnh Hà Tây (1999-2003). 1.1. Quy mô nguồn lao động của tỉnh. Hà Tây là tỉnh có quy mô dân số đứng vị trí thứ năm của nước ta, nên quy mô nguồn lao động của tỉnh cũng rất lớn. Bảng 4: Quy mô dân số và nguồn lao động của tỉnh. Đơn vị: Người Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Dân số 2.393.549 2.420.936 2.448.466 2.473.000 2.490.230 NLĐ 1.330.813 1.355.724 1.383.383 1.409.610 1.436.144 Tỷ lệ NLĐ/DS(%) 55,6 56 56.5 57 57,6 ( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Tây) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy một thực tế khá rõ ràng là quy mô nguồn nhân lực của tỉnh là rất lớn. Mặc dù, tốc đồ tăng dân số của tỉnh từ 1999-2003 có xu hướng liên tục giảm, năm 1999 dân số tăng so với năm 1998 là trên 2% thì đến năm 2002 tốc độ này là 1% so với năm 2001, nếu dân số tiếp tục chuyển biến theo xu hướng này thì dân số tỉnh trong vài năm tới sẽ ổn định ở con số hợp lý. Nguyên nhân của thành quả trên là do Uỷ ban dân số của tỉnh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các biện pháp KHHGĐ đến mọi người dân ở các vùng rộng khắp trong tỉnh đồng thời kết hợp với các biện pháp xử lý nghiêm. Tỷ lệ sinh con thứ 3 ở tỉnh đến năm 2003 chỉ còn là 1,1%. Nhờ công tác tuyên truyền tốt nên mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư giáo dục cho con em họ. Mặt khác trong hoàn cảnh nền kinh tế xã hội hiện nay, đông con là cái nôi của nghèo nàn và thất học vì chi phí cho giáo dục đào tạo cho một học sinh ngày nay là rất lớn. Mà thất học, thiếu kiến thức kỹ năng lại là nguyên nhân của thất nghiệp, do đó giảm mức sinh là cần thiết và Hà Tây đã đạt được điều đó. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được trong công tác dân số thì Hà Tây vẫn đang đứng trước thách thức lớn, do tỷ lệ tăng dân số giai đoạn trước của tỉnh là rất cao nên hậu quả hiện nay gánh chịu là số người trong độ tuổi lao động đang ngày càng tăng lên. Nếu năm 1999 toàn tỉnh có 1.330.813 người trong độ tuổi lao động thì đến hết năm 2003 con số này đã là 1.436.144 người tức là chỉ trong vòng 5 năm đã có trên 105.331 người bước vào độ tuổi lao động và bình quân mỗi năm có 21.0662 người cần việc làm. Tỷ trọng nguồn lao động trong tổng dân số của tỉnh cũng rất lớn nếu năm 1999 là 55,6% thì đến năm 2003 là 57,6%, nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ tăng nguồn lao động qua các năm vẫn còn ở mức cao trên 1,8% năm 2003. Dân số Hà Tây là tương đối trẻ. Đây là một lợi thế của tỉnh trong tương lai nhưng đối mặt với điều kiện hiện nay thì đây lại là một nhân tố hạn chế quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1.2. Cơ cấu nguồn lao động của tỉnh. * Theo khu vực: Hà Tây có hơn 90% dân số tập trung ở khu vực nông thôn nên số người trong độ tuổi lao động của tỉnh cũng tập trung đa số ở khu vực này. Bảng 6: Cơ cấu nguồn nhân lực theo khu vực Đơn vị: Người Năm Tổng số Thành thị Nông thôn SL(1) SL/DS(%) SL(2) 2/1(%) SL(3) 3/1(%) 1999 1.330.813 55,6 93.024 6,99 1.237.789 93,01 2000 1.355.724 56 99.917 7,37 1.255.807 92,63 2001 1.383.383 56,5 109.720 7,93 1.273.663 92,07 2002 1.409.610 57 116.575 8,27 1.293.035 91,73 2003 1.436.144 57,6 119.635 8,33 1.316.559 91,67 (Nguồn: Sở LĐ-TBXH Hà Tây) Theo số liệu thống kê của tỉnh ta thấy số người trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn tuy nhiên có xu hướng ngày một giảm mạnh. Nếu năm 1999 tỷ lệ nguồn lao động sống ở khu vực nông thôn trong tổng số người trong độ tuổi lao động là xấp xỉ 93% thì đến năm 2003 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 91,67%. Đi đôi với số lượng nguồn lao động sống ở khu vực nông thôn giảm là số người sống ở khu vực thành thị ( hai thị xã Hà Đông và Sơn Tây) có xu hướng tăng lên, năm 1999 có 93.024 người sống ở khu vực này ( chiếm khoảng 7% số người trong độ tuổi của tỉnh), thì đến năm 2002 là 116.575 người và năm 2003 là 119.635 người( chiếm 8,33%). Tăng số lượng người sống ở đô thị là một xu thế của quá trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra trên thế giới. Nhìn vào thực tế một số nước phát triển ta thấy rất rõ điều này như: Singapo 100% dân số sống ở thành thị, Canada, Thuỵ Điển có trên 90% dân số sống ở đô thị. Do đó, sự chuyển đổi trong cơ câú nguồn lao động của tỉnh theo khu vực là một thành quả đáng mừng. Nguyên nhân của kết quả trên là do: Hà Tây có 2 thị xã lớn là Hà Đông và Sơn Tây đều nằm ở vị trí trọng yếu, cửa ngõ vào thủ đô Hà Nội đặc biệt thị xã Hà Đông nằm ngay cạnh khu tam giác kinh tế lớn của miền Bắc là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh nên hoạt động kinh tế diễn ra rất sôi động, thu hút nhiều nhà đâù tư nhảy vào xây dựng doanh nghiệp, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh-> thu hút nhiều lao động dẫn đến kéo theo một bộ phận lao động ở nông thôn chuyển ra. Mặt khác, ở khu vực này du lịch rất phát triển với nhiều danh lam thắng cảnh lớn, di tích lịch sử nên dịch vụ ở đây cũng rất phát triển-> loại hình buôn bán nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, tư nhân cũng được phát triển, rút dần lao động ra khỏi khu vực nông thôn. * Cơ cấu theo giới tính: Ta có bảng số liệu sau: Bảng 7: Cơ cấu nguồn lao động phân theo giới tính Đơn vị: Người Năm Tổng số Nam Nữ SL(1) SL/DS (%) SL(2) 2/1(%) SL(3) 3/1(%) 1999 1.330.813 55,6 643.182 48,33 687.631 51,67 2000 1.355.724 56 617.939 45,58 737.785 54,42 2001 1.383.383 56,5 657.107 47,5 726.276 52,5 2002 1.409.610 57 672.384 47,7 737.226 52,3 2003 1.436.144 57,6 691.791 48,17 744.353 51,83 (Nguồn: Sở LĐ-TBXH Tỉnh) Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự giống nhau giữa các năm đó là nguồn lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, đây cũng là một thực trạng chung ở nước ta. Năm 1999 số lao động nữ của tỉnh là 687.631 người chiếm 51,67% tổng nguồn lao động của tỉnh, nam giới chỉ chiếm 48,33%, đến năm 2003 lao động nữ là 744.353 người chiếm 51,83% như vây sự chênh lệch về tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động của tỉnh nhìn chung không đáng kể. Lao động nữ cao cũng là một lợi thế của tỉnh vì lao động nữ có đặc điểm là cần cù, chịu khó nên họ thích hợp với các công việc đòi hỏi sự kiên trì như: may mặc, da giàymà loại hình sản xuất này đang một phát triển trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên lao động này lại không thích hợp với các công việc đòi hỏi cơ bắp nên không thích hợp làm việc ở các nhà máy xí nghiệp sản xuất công nghiệp nặng. * Cơ cấu NNL theo trình độ học vấn. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 8: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn Đơn vị: % Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Mù chữ 0,72 1,01 0,89 0,67 0,43 Chưa TN cấp I 7,21 6,1 5,67 5,32 4,52 TN cấp Internet 19,73 20,98 21,53 21,86 22,17 TN cấp II 51,1 52,58 52,97 53,12 53,64 TN cấp III 21,24 19,33 18,94 19,03 19,24 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh qua các năm) Qua bảng số liệu trên ta thấy thực trạng trình độ văn hóa của những người trong độ tuổi lao động của tỉnh vẫn còn thấp. Năm 1999 vẫn còn tới 0,72 % số người mù chữ đến năm 2000 con số này còn tăng lên 1,01% và các năm sau tuy có xu hướng tiếp tục giảm nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng người lao động mù chữ là một điều khó chấp nhận đối với một tỉnh có tiềm năng về phát triển kinh tế như Hà Tây. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt chưa đạt được đó thì tỉnh cũng đã có những tiến bộ trong công tác giáo dục đào tạo, số người tốt nghiệp cấp I, cấp II có xu hướng tiếp tục tăng lên, năm 1999 số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cấp I, cấp II mới chỉ chiếm 19,73% và 51,1% trong tổng số nguồn lao động thì đến năm 2003 đã tăng lên 22,17% và 53,64%. Số người tốt nghiệp cấp III không ổn định, năm 1999 số người tốt nghiệp cấp III chiếm 21,24% nhưng đến năm 2001 thì lại chỉ chiếm 18,94% cho thấy tình trạng bỏ học của học sinh phổ thông trung học có xu hướng tăng lên, đến năm 2002 và 2003 thì con số này lại đang có xu hướng tăng một dấu hiệu đáng mừng trong công tác giáo dục định hướng của tỉnh. Nhìn vào bảng số liệu thống kê ta thấy số lượng người trong độ tuổi lao động đã tốt nghiệp cấp II vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, hy vọng với các chính sách khuyến khích, đầu tư cho giáo dục đào tạo của tỉnh thì trong tương lai trình độ học vấn của người lao động không ngừng được tăng lên, số người tốt nghiệp cấp III sẽ chiếm tỷ lệ lớn nhất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 2. Thực trạng về vấn đề việc làm ở tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999-2003. 2.1. Theo khu vực. Số người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn nên số người tham gia hoạt động kinh tế (HĐKT) ở tỉnh cũng tập trung chủ yếu ở khu vực này. Cụ thể ta có bảng số liệu dưới đây: Bảng 9: NNL của tỉnh theo khu vực. Đơn vị: Người Năm Số người hoạt động kinh tế Thành thị Nông thôn Không hoạt động kinh tế Thành thị Nông thôn SL % SL % SL % SL % (1) (2) 2/1 (3) 3/1 (4) (5) 5/1 (6) 6/1 1999 1.239.212 96.765 7,81 1.142.447 92,19 458.346 47.352 10,33 410.994 89,67 2000 1.263.341 89.478 7,08 1.164.863 92,20 478.335 52.288 10,93 426.048 89,07 2001 1.287.706 106.792 8,29 1.118.914 86,89 474.856 62.457 13,15 412.399 86,85 2002 1.312.627 135.783 10,34 1.176.844 89,65 518.274 78.322 15,11 439.952 84,89 2003 1.338.131 153.632 11,48 1.184.499 88,52 563.843 83.567 14,82 480.276 85,18 (Nguồn: Báo cáo tổng kết điều tra lao động- việc làm của ban chỉ đạo điều tra lao động- việc làm của tỉnh qua các năm). Qua kết quả điều tra ta thấy số người tham gia hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao năm 1999 là 1.142.447 người chiếm 92,19%, nhưng có xu hướng giảm dần đến năm 2003 chỉ còn 1.184.499 chiếm 88,5%. Ngược lại ở khu vực thành thị thì con số này lại đảo ngược, năm 1999 có 7,8% số người từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế ở khu vực này thì đến năm 2003 là11,48%. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã rút dần lao động ra khỏi khu vực nông thôn. Đối với những người không tham gia hoạt động kinh tế hiện nay của tỉnh cũng có xu hướng tăng lên, năm 1999 có 458.346 người từ 15T trở lên không HĐKT thì đến năm 2003 là 563.843 người, cũng giống như số người HĐKT tỷ lệ số người không HĐKT ở khu vực nông thôn cũng chiếm tỷ lệ cao hơn ở thành thị. Nguyên nhân không tham gia HĐKT có thể đó là những người đang đi học, nội trợ, già cả, ốm đau, tàn tật, Đối với những người HĐKT thì tình trạng về việc làm của họ cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể: Bảng 10: NNL hoạt động kinh tế của tỉnh Đơn vị: Người Năm Số người HĐKT (1) Đủ việc làm Thiếu việc làm Không có việc làm SL (2) 2/1 (%) SL (3) 3/1 (%) SL (4) 4/1 (%) 1999 1.239.212 1.225.952 98,93 10.038 0,81 3.222 0,26 2000 1.263.341 1.245.401 98,58 14.388 1,14 3.552 0,28 2001 1.287.706 1.253.587 97,35 30.453 2,36 3.666 0,285 2002 1.312.627 1.260.350 96,02 43.867 3,34 8.410 0,64 2003 1.338.131 1.270.321 94,93 57.632 4,31 10.178 0,76 Nguồn: Sở LĐ - Thương binh xã hội Hà Tây Qua bảng trên ta thấy:số người có đủ việc làm chiếm tỷ lệ khá cao 96,02% năm 2002. Tuy nhiên vẫn thấp hơn so với các năm trước, năm 1999 tỷ lệ này là 98,83%, xu hướng trong vài năm tới tỷ lệ này tiếp tục giảm mạnh, do sức ép về quy mô dân số lớn kéo theo đó là quy mô nguồn lao động lớn, số người có nhu cầu về việc làm ngày một tăng lên-> đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động là rất khó, đi kèm với số lao động có đủ việc làm giảm đi là số lao động thiếu việc làm và không có việc làm tăng lên và có xu hướng tăng nhanh. Nếu năm 1999 số người thiếu việc làm và không có việc làm mới chỉ chiếm tỷ lệ là 0,81% & 0,26% thì đến năm 2003 con số này là 3,34% & 0,64% tăng rất nhanh trong vòng 5 năm. Đòi hỏi các ngành, các cấp phải có biện pháp kịp thời ngăn chặn tình trạng trên, đảm bảo việc làm cho người lao động góp phần ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. 2.2. Theo giới tính. Ta có bảng số liệu dưới đây: Bảng 11: NNL của Tỉnh theo giới tính Đơn vị: Người Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Số người HĐKINH Tế 1.239.212 1.263.341 1.287.706 1.312.627 1.338.11 + Nam 591.972 607.417 623.843 638.120 653.945 + Nữ 647.240 655.924 663.863 674.507 684.186 Số người K0HĐKINH Tế 458.346 478.335 474.856 518.274 563.843 +Nam 212.352 227.690 213.385 235.225 258.409 + Nữ 245.994 250.645 261.471 283.049 305.434 (Nguồn: Báo cáo điều tra lao động- việc làm các năm của tỉnh ) Theo kết quả điều tra ta thấy, số người hoạt động kinh tế của tỉnh thì số lượng nữ giới cao hơn nam giới, năm 1999 trong tổng số 1.239.212 người hoạt động kinh tế thì nữ giới là 647.240 người chiếm 52,23% tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm đến năm 2001 nữ giới hoạt động kinh tế chỉ còn là 663.863/1.287.706 người chiếm 51,55% và năm 2003 tỷ lệ này chỉ là 51,13% đang tiến dần đến sự cân đối giữa nam và nữ. Nguyên nhân có thể do số lượng nữ không tham gia hoạt động kinh tế tăng lên ( do học sinh nữ được đi học lên cao ngày càng tăng, tham gia hoạt động nội trợ). Và thực tế là như vậy, theo kết quả điều tra trên ta thấy đối với những người từ đủ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế thì tỷ lệ nữ giới ngày càng tăng lên và tăng cao hơn so với nam giới, năm 2000 trong tổng số 478.335 người không HĐKT nữ giới là 261.471 người chiếm 52,4% nam giới chiếm 47,6% thì đến năm 2003 trong tổng số 563.843 người không HĐKT tỷ lệ nữ giới đã chiếm lên đến 54,17%, nam giới chỉ còn 45,83%. Nguyên nhân của tình trạng tỷ lệ nữ giới tham gia HĐKT và không tham gia HĐKT cao hơn nam giới là do tỷ lệ nữ trong tổng dân số luôn chiếm một tỷ lệ cao hơn so với nam nhất là trong độ tuổi lao động, còn tình trạng nữ không tham gia HĐKT tăng thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng đáng kể nhất có thể do ngày nay người ta đầu tư cho giáo dục của con cái không phân biệt giới tính, nên tỷ lệ các em nữ từ 15 tuổi trở lên được đi học ngày càng nhiều lên và học càng cao hơn dẫn đến rút dần bộ phận lao động nữ dưới 18 tuổi hoạt động kinh tế. Mặt khác có thể do nữ giới từ 50 tuổi trở lên có xu hướng tập trung quan tâm đến gia đình hơn nên số người làm nội trợ tăng lênNhưng nhìn chung thì ở bất cư khu vực nào của nước ta thì tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. 3. Vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999- 2003. 3. Vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Tây gia đoạn 1999-2003 3.1. Trong hoạt động cho vay vốn: Theo báo cáo của ban chỉ đạo cho vay vốn giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 1992-2002 ta thấy: Sau 10 năm thực hiện cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm (1992-2002), tỉnh Hà Tây đã có 1.022 dự án được duyệt, số vốn được vay là 105.096 triệu đồng, đã thu hút và giải quyết việc làm cho 88.862 lao động. Đặc biệt chỉ riêng trong năm 2003 tỉnh đã có 107 dự án được duyệt với tổng số vốn cho vay là 18.074 triệu đồng, thu hút và giải quyết việc làm cho 7443 lao động. Trong tổng số các dự án được vay vốn do ban chỉ đạo giải quyết việc làm tỉnh duyệt phân theo ngành kinh tế cụ thể như sau: + Ngành nông- lâm nghiệp có 517 dự án chiếm 68,84%, số vốn được vay là 65.727,5 triệu đồng chiếm 75,89% tổng số vốn, thu hút và tạo thêm việc làm cho 58.181 lao động. Trong đó: cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, trồng cây nông nghiệp có 56 dự án chiếm 10,86%, số vốn vay là 6.482 triệu đồng chiếm 9,86% thu hút và tạo thêm việc làm cho 6.437 lao động; chăn nuôi ( bò sữa, bò lai sim, bò sinh sản, lợn hướng nạc) có 437 dự án chiếm 84,5%, vốn được vay là 56.999,5 triệu đồng, thu hút và tạo thêm việc làm cho 47.786 lao động; nuôi trồng thuỷ sản có 24 dự án chiếm 4,64%, số vốn vay là 2.246 triệu đồng chiếm 3,42%, thu hút và tạo thêm việc làm cho 3.698 lao động. Các dự án thuộc ngành nông lâm nghiệp, đã tập trung vốn hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển theo các chương trình mũi nhọn của tỉnh, có hiệu quả kinh tế cao và thu hút, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động như: - Phát triển đàn bò sữa ở Cổ Đô, Phú Cường, Tiền Phong ( Ba Vì), Sài Sơn( Quốc Oai), Đồng Tháp( Đan Phượng). - Các dự án phát triển lợn hướng nạc, lợn sinh sản, bò lai sim của các tổ chức, đoàn thể, các xã trên địa bàn tỉnh. - Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, vườn quả. - Các dự án cải tạo hàng trăm hecta vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở các xã ven sông, vùng bán sơn địa, vùng kinh tế mới. - Các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu như: sản xuất nấm, mộc nhĩ của anh Nguyễn Hữu Hoàng ở các xã Tân Lập, Đồng Tháp, Liên Trung ( Đan Phượng) Vay vốn hỗ trợ việc làm đối với các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ thêm vốn để các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh, giúp trên 60.000 lượt hộ gia đình nông nghiệp ở nông thôn có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, góp phần vào thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh. + Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có 157 dự án chiếm 23,3%, số vốn được va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3568.doc
Tài liệu liên quan