Các công ty kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Việt Nam hiện đang cung cấp cho khách hàng nước ngoài trên 60 loại hình dịch vụ khác nhau. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp dịch vụ tư nhân đã phải xuất khẩu để tồn tại bởi thị trường trong nước vẫn do các doanh nghiệp nhà nước chi phối.
Sở dĩ có hiện tượng trên vì: Một trong những nhận thức sai lệch rất phổ biến là Việt Nam hiện không phải là một nước xuất khẩu dịch vụ có hiệu quả và ngay cả các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hiện nay cũng chỉ tập trung xúc tiến xuất khẩu hàng hoá; quy mô DN ở mức vừa và nhỏ; hệ thống pháp lý vẫn thiểu sự minh bạch, tính trách nhiệm, sự nhất quán và tính dự báo; hệ thống hành chính phức tạp gây phiền hà và tốn thời gian
Vì vậy, Việt Nam cần phá bỏ rào cản bên trong nền kinh tế đất nước, tạo nên cách thức mở cửa, tự do hoá trong nước và ngoài nước. Đầu tư phát triển ngành dịch vụ truyền thống sẵn có của đất nước là một trong những cách thức để phát triển ngành nghề vốn nhiều thế mạnh này
38 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp giảm nhập siêu hướng tới cân bằng cán cân thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ cao còn rất hạn chế, phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài và thiếu vốn để đầu tư.
Nhóm hàng dịch vụ xuất khẩu
Xuất khẩu dịch vụ có vai trò quan trọng trong khả năng cạnh tranh và phát triển của Việt Nam. Hiện nước ta có các loại hình dịch vụ được nằm trong nhóm ưu tiên phát triển trong chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia: dịch vụ phần mềm và máy tính, dịch vụ pháp lí, dịch vụ tư vấn, dịch vụ công trình, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ vận chuyển hàng hoá và các dịch vụ về nghiên cứu và phát triển.
Những dịch vụ này đều được các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đánh giá cao về khả năng cạnh tranh về các mặt giá cả, chất lượng và tính linh hoạt, đáp ứng được những điều kiện cơ bản của một ngành dịch vụ trọng điểm như có một hiệp hội ngành hoạt động có hiệu quả, liên kết hỗ trợ kĩ thuật tốt, sẵn sàng về nguồn nhân lực và có nhu cầu lớn trên thị trường khu vực và nội địa. Hầu hết các khách hàng dịch vụ nước ngoài đánh giá cao giá cả cạnh tranh của phần lớn dịch vụ do các công ty của Việt Nam cung cấp và xem giá cả thấp là một điểm mạnh của các công ty dịch vụ Việt Nam.
Số liệu của Tổng cục thống kê cho biết mặc dù giá trị dịch vụ tạo ra trong sáu tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 7,7% so với cùng kỳ 2007 nhưng tăng trưởng của dịch vụ trong xuất khẩu khá, cao hơn 20%. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 2,53 tỷ USD, tương đương với kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong những tháng đầu năm
Hàng hóa vô hình này hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của Việt Nam, chiếm từ 30-40% GDP. Qui mô và tầm quan trọng của dịch vụ được thể hiện trong tỷ trọng GDP và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 4-5 tỷ USD dịch vụ, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, tương đương với giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may hoặc lượng ngoại tệ có được từ kiều hối do Việt kiều gởi về nước hàng năm.
Việt Nam đẩy mạnh phát triển lĩnh vực dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ cũng như xuất khẩu ra nước ngoài với mục tiêu của năm 208 từ 6,2-6,7 tỷ USD, tức tăng hơn 10% so với năm ngoái trong tổng kim ngạch kế hoạch là 38,44 tỷ USD, tăng 18,5% so với 2005
Nhận thức tầm quan trọng của giá trị gia tăng do dịch vụ xuất khẩu mang lại cho nền kinh tế, vừa qua Chính phủ đã đưa ra chiến lược phát triển xuất khẩu quốc gia, trong đó có lĩnh vực dịch vụ. Theo đó, mức tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ phải đạt 16,5% bình quân hàng năm, đến 2010 đạt kim ngạch 12 tỷ USD, tức gấp đôi kim ngạch dự tính của năm 2006.
1.3 . Thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Trong tháng 9 đầu năm 2008, bên cạnh sự sụt giảm của xuất khẩu thì cơ cấu thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang có những thay đổi. Theo thống kê, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh ở các thị trường châu Á (40%), châu Phi và Tây Nam Á (33%), nhưng tăng chậm lại đối với châu Mỹ (23%), châu Âu (13%) và châu Đại Dương (khoảng 11,6%), chủ yếu do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất tại Mỹ và kinh tế châu Âu đi xuống
Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN
Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2006, có thể thấy hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40% - năm 2005 lên tới trên 46,6%), sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%). Các nước nhập khẩu gạo lớn trong ASEAN như Inđônêxia, Philipin, Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiện nhiều biện pháp phi quan thuế để quản lý mặt hàng này.
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn khác sang ASEAN là linh kiện điện tử, vi tính, hải sản, hàng dệt may… hầu hết đều được Việt Nam và các nước ASEAN đưa vào trong danh mục IL để thực hiện CEPT/AFTA từ khá sớm nhưng kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN không ổn định, năm tăng năm giảm, không có mặt hàng nào có kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
Như vậy có thể thấy rằng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, hải sản và khoáng sản thô, sơ chế có giá trị thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao. Những mặt hàng này tuy hầu hết đều được hưởng thuế NK ưu đãi CEPT tại các nước nhập khẩu nhưng do có giá trị thấp, giá cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định. Trừ linh kiện điện tử và vi tính, hàng công nghiệp tiêu dùng có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng như may mặc, giày dép… chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN. Gần đây Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được một số mặt hàng chế tạo mới sang ASEAN như dây điện và dây cáp điện, đồ chơi trẻ em, xe đạp và phụ tùng xe đạp….những mặt hàng này tuy có nhiều triển vọng nhưng kim ngạch vẫn còn khá khiêm tốn.
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU
EU là thị trường lớn, có tầm quan trọng đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế thế giới sa sút, giá dầu mỏ tăng cao và nhiều biến động khác, việc duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu vào EU đã và đang chịu tác động không nhỏ.
Năm qua, thương mại Việt Nam EU được đánh giá là rất năng động, tổng kim ngạch hai chiều đạt 14,23 tỷ USD (tăng 39,26%), vượt mức dự báo trước đó. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 9,1 tỷ USD (tăng 28,2%) và nhập khẩu 5,14 tỷ USD (tăng 64,3%). Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ EU là tác động mở cửa thị trường của Việt Nam và sự tăng đầu tư của EU vào Việt Nam.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là giày dép (2, 184 tỷ USD), dệt may (l,498 tỷ USD), hải sản (924 triệu USD), cà phê (879 triệu USD), thủ công mỹ nghệ (238 triệu USD). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm máy móc thiết bị (2,542 tỷ USD), tân dược (298 triệu USD), nguyên phụ liệu may dệt ( l 28 triệu USD), sắt thép (84 triệu USD)...
Giày dép mặc dù bị áp thuế chống bán phá giá 10% vẫn tăng 1l,4%. Dệt may tăng 16,5% so với năm 2006 và 70,2% so với năm 2005, điều đó cho thấy thỏa thuận bỏ hạn ngạch dệt may là có lợi cho Việt Nam. Xuất khẩu cà phê tăng 65% nhờ giá cà phê thế giới tăng mạnh.
Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ khó khăn hơn do nhu cầu ở thị trường này yếu bởi tăng trưởng kinh tế chậm lại, kinh tế toàn cầu suy giảm bởi tác động của kinh tế Mỹ và dư âm của cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính. Các nước EU đang nỗ lực điều phối nền kinh tế tốt hơn nhưng rất khó đạt được mức tăng trưởng khả quan.
Theo dự báo thị trường châu Âu năm 2008 của Vụ châu Âu Bộ Công Thương, xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt l 1,18 tỷ USD, tăng 23%, thấp hơn mức 28,2% của năm 2007. Một số mặt hàng xuất khẩu chính được dự báo có mức tăng trưởng thấp hơn. Cụ thể, giày dép tăng 8% (so với l l ,4% của năm 2007), cà phê nhân tăng trưởng 30% ( so với 65% của năm 2007). Lưu ý thêm, mặt hàng cà phê hiện nay đang có xu hướng tăng giá mạnh trong năm 2008. Riêng may nặc có thể đạt mức tăng khả quan 20%, cao hơn mức tăng của năm 2007.
Ngoài ra, năm 2008 có thể chứng kiến một số diễn biến sẽ gây bất lợi đối với xuất khẩu của Việt Nam. Đối với giày dép, EU đã dự kiến đưa toàn bộ hàng hóa thuộc mục XII (chủ yếu là giày dép) ra khỏi danh sách hưởng thuế ưu đãi GSP, bên cạnh việc duy trì thuế chống bán phá giá đến hết tháng l0/2008. Đối với dệt may, khả năng EU sẽ hủy bỏ hạn ngạch đối với dệt may của Trung Quốc và khi đó, dệt may Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn.
Bảy thị trường lớn nhất của Việt Nam
Sản phẩm của Việt Nam hiện nay đã được xuất đi rất nhiều nước trên thế giới, có nhiều thị trường, sản phẩm của Việt Nam được đón nhận rộng rãi và được sử dụng phổ biến, các thị trường đạt trên 1 tỷ USD có thể được coi là các thị trường lớn, phải kể đến là : Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Austraylia, Singapore, Anh.
Thị trường Mỹ: Là thị trường lớn nhất hiện nay của ta. Nếu năm 1995, Mỹ mới nhập khẩu từ Việt Nam 169,5 triệu USD, còn đứng thứ 7; đến năm 2000 đã đạt 732,8 triệu USD, vượt lên đứng thứ 6; đến năm 2004 đã đạt 4.992,3 triệu, vượt lên đứng thứ nhất, cao hơn nhiều so với nước đứng thứ hai. Năm 2004 đã gấp 29,5 lần năm 1995, tăng tới 40,3%/năm, cao gấp gần 2,4 lần tốc độ chung.
Mặc dù xuất khẩu vào thị trường này mới chỉ qua có mấy năm đã liên tiếp gặp phải những khó khăn hết kiện bán phá giá cá basa đến tôm, dựng hạn ngạch đối với dệt may, đến tiền đặt cọc..., nhưng đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với 1.526 triệu USD, trong khi ở Mỹ ta có hơn 5 nghìn doanh nghiệp Việt kiều đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực tạo ra lợi thế lớn cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Đáng lưu ý, trong quan hệ buôn bán với Mỹ, VN ở vị thế xuất siêu lớn (năm 2004 xuất siêu gần 4 tỉ USD). Giai đoạn 2006 -2008, thị trường Mỹ vẫn là thị trường lớn mạnh của ta, năm 2008 ước tính kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 13,6 tỷ USD,
Các sản phẩm chế tác của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã chiếm 75% giá trị xuất khẩu (chủ yếu hàng dệt may). Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sau năm 2003 đã chậm lại do trong việc thực hiện Hiệp định Dệt may phía Hoa Kỳ đã định ra các hạn mức định lượng đối với tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam hàng năm khoảng 7-8%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng từ 16-29%/năm giai đoạn 2003-2006. Từ năm 2001-2006, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng gấp 8 lần, đạt mức 9 tỷ USD năm 2006 (số liệu của ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ – USICT), chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ lại tiếp tục tăng trưởng cao vì Việt Nam đã gia nhập WTO hạn ngạnh đối với hàng dệt may đã được xóa bỏ. Mặt khác, Việt Nam hiện cũng đã và đang khá thành công trong việc đa dạng hóa các mặt hàng chế tác xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ may mặc sang hàng loạt các sản phẩm chế tác công nghiệp khác mà Việt Nam có tiềm năng phát triển mà thị phần chiếm lĩnh ở Hoa Kỳ còn nhỏ như: đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, dây điện, cáp điện, phụ tùng xe( săm lốp ô ô, xe máy), ...
Nhật Bản: sớm là thị trường lớn của Việt Nam. Ngay từ năm 1995, Nhật Bản đã nhập từ Việt Nam tới 1.461 triệu USD, lớn nhất vào lúc đó. Đến năm 2004 đã đạt 3.502,4 triệu USD, lớn thứ hai trong các nước và vùng lãnh thổ, chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ buôn bán với Nhật, VN đã từng xuất siêu, nhưng vài năm nay lại nhập siêu, tuy ở mức thấp.
Thị trường Nhật Bản được đánh giá là khá khó tính, người dân Nhật yêu cầu sản phẩm phải có thẩm mỹ và độ an toàn cao, sẵn sàng tẩy chay những sản phẩm tồn đọng, lỗi thời; ngoài ra, người Nhật còn rất chuộng các sản phẩm tiêu dùng có gắn được tính dân tộc vào đó.
Trung Quốc: là thị trường lớn thứ ba của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới đạt 361,9 triệu USD thì năm 2004 đã đạt 2.735,5 triệu USD. Đây là thị trường có số dân đông nhất thế giới, lại là thị trường gần, hơn nữa có những vùng rộng lớn nhập hàng từ Việt Nam sẽ gần, sẽ tiện và sẽ rẻ hơn từ các vùng khác ở trong nước Trung Quốc bao la. Sau khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc lên giá so với USD và càng lên giá so với VND, Việt Nam gia nhập WTO... thì xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng nhanh hơn. Vì vậy mục tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đến năm 2010 đã được điều chỉnh từ 10 tỉ USD lên 15 tỉ USD (đến năm 2004 đã đạt xấp xỉ 7,2 tỉ USD). Đáng lưu ý trong quan hệ buôn bán với TQ, VN ở vị thế nhập siêu lớn (năm 2004 lên đến 1.721 triệu USD).
Australia: là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam. Nếu năm 1995 mới đạt 55,4 triệu USD thì năm 2004 đã đạt 1.821,7 triệu USD. Tuy đứng thứ tư về quy mô nhưng thị trường này lại có tốc độ tăng cao nhất: năm 2004 đã cao gấp 32,9 lần năm 1995, bình quân một năm tăng tới 41,8%; đồng thời tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt khá (2%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu của VN sang đây tăng tới 73,7%.
Singapore: là nước sớm nhập khẩu lớn từ Việt Nam (năm 1995 đã đạt 689,8 triệu USD, đứng thứ 2 sau Nhật Bản), đến năm 2004 đã đạt 1.370 triệu USD, chiếm 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ. Trong quan hệ buôn bán với Singapore, VN luôn ở vị thế nhập siêu lớn (năm 2004 lên đến 2.248,5 triệu USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ). Đức: cũng là nước sớm nhập khẩu của Việt Nam. Năm 1995 đã đạt 218 triệu USD. Đến năm 2004 đã tăng lên đạt 1.066,2 triệu USD, đứng thứ 6 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong quan hệ buôn bán với Đức, Việt Nam ở vị thế xuất siêu (năm 2004 đạt 371,9 triệu USD).
Anh: là nước đứng thứ 7 trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu của Việt Nam: năm 1995 mới đạt 74,6 triệu USD, thì đến năm 2004 đã đạt 1.011,4 triệu USD. Trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Anh, VN ở vị thế xuất siêu lớn, năm 2004 đã đạt 792,1 triệu USD.
Ngoài 7 thị trường lớn nhất kể trên, Việt Nam còn có một số thị trường đạt doanh thu trên 500 triệu USD như: Đài Loan 905,9 Triệu USD, Hàn Quốc 603,5 triệu USD, Malaysia 601,1 triệu USD, Hà Lan 581,8 triệu USD, một số nước khác đang là thị trương tiềm năng như: như Philippines 498,6 triệu USD, Thái Lan 491 triệu USD, Indonesia 446,6 triệu USD, Campuchia 384,6 triệu USD...
1.4. Những khó khăn đối với xuất khẩu
Bộ thuơng mại nhận định, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nước và từ thị trường thế giới như giá cả hàng hóa và nguyên, nhiên liệu nhập khẩu, sản xuất công nghiệp tăng chậm trong những tháng đầu năm, thiếu điện do hạn hán, dịch cúm gia cầm... xuất khẩu đã tạo được sự bứt phá kể từ tháng 5/2005, tăng cả về quy mô, tốc độ và thị trường là một kết quả ấn tượng được thế giới công nhận. Về cơ cấu, các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 dù xuất khẩu liên tục tăng trưởng vượt kế hoạch nhưng nhìn chung vẫn còn những điểm yếu vốn đã tồn tại nhiều năm vẫn chưa được khắc phục.
Tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu, khoáng sản, hàng nông-lâm-thuỷ sản còn lớn; hàng chế biến chủ yếu vẫn là hàng gia công. Chính vì vậy, giá trị gia tăng thực thu về thấp. Bên cạnh đó, do tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu - khoáng sản, nông - lâm - thuỷ sản lớn nên tăng trưởng xuất khẩu của nước ta không ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động giá cả trên thị trường thế giới, mà hầu hết là biến động bất lợi.
Vẫn còn nhiều rào cản
Các công ty kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Việt Nam hiện đang cung cấp cho khách hàng nước ngoài trên 60 loại hình dịch vụ khác nhau. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp dịch vụ tư nhân đã phải xuất khẩu để tồn tại bởi thị trường trong nước vẫn do các doanh nghiệp nhà nước chi phối.
Sở dĩ có hiện tượng trên vì: Một trong những nhận thức sai lệch rất phổ biến là Việt Nam hiện không phải là một nước xuất khẩu dịch vụ có hiệu quả và ngay cả các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hiện nay cũng chỉ tập trung xúc tiến xuất khẩu hàng hoá; quy mô DN ở mức vừa và nhỏ; hệ thống pháp lý vẫn thiểu sự minh bạch, tính trách nhiệm, sự nhất quán và tính dự báo; hệ thống hành chính phức tạp gây phiền hà và tốn thời gian…
Vì vậy, Việt Nam cần phá bỏ rào cản bên trong nền kinh tế đất nước, tạo nên cách thức mở cửa, tự do hoá trong nước và ngoài nước. Đầu tư phát triển ngành dịch vụ truyền thống sẵn có của đất nước là một trong những cách thức để phát triển ngành nghề vốn nhiều thế mạnh này
Xuất khẩu mới tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng... còn các địa phương khác rất thấp, chưa chuyển biến rõ rệt. Vai trò của khối doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước chưa được phát huy tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt là các DNNN đang tỏ ra yếu thế trong hoạt động xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu còn thấp.
Điều đáng nói là năng lực dự báo những thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với thị trường thế giới trong điều kiện mới như rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng tăng của các DN xuất khẩu còn yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng gặp khó khăn.
Nhập khẩu
Năm 2006:
Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) có lượng nhập khẩu tăng khá. Nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 24,1%; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4% (nhưng lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%; hoá chất 18,6%; giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da giảm 14,1%, và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất thay thế ở trong nước; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng 1,8% nhờ giá giảm.
Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%. Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm trước 220 triệu USD).
Nhập khẩu bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (con số tương ứng của năm trước là 14%).
Năm 2007:
Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%. giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%.
Số liệu ước tính năm 2008:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2008 ước tính đạt 86 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao ngoài yếu tố do tăng khối lượng nhập khẩu còn do yếu tố tăng giá. Trong 6 tháng đầu năm giá xăng dầu nhập khẩu tăng 61,8%, giá sắt thép tăng 29,8%, giá phân bón tăng 96%, giá giấy tăng 11,8%, giá chất dẻo tăng 15,4%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng này đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng thêm trên 4,1 tỷ USD (tương ứng với mức tăng 14,9% so với kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì kim ngạch nhập khẩu 6 tháng tăng 45,7%.
Trong các mặt hàng nhập khẩu, máy móc; thiết bị; dụng cụ phụ tùng ước tính đạt 7 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước, xăng dầu 5,9 tỷ USD, tăng 68,9%; sắt thép 4,6 tỷ USD, tăng 118,1%, trong đó phôi thép 1,3 tỷ USD, tăng 181%; vải 2,3 tỷ USD, tăng 20,3%; điện tử, máy tính và linh kiện 1,8 tỷ USD, tăng 43%; chất dẻo 1,5 tỷ USD, tăng 38,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 1,2 tỷ USD, tăng 16,2%; phân bón 1 tỷ USD, tăng 130,9%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1 tỷ USD, tăng 84,1%. Riêng lượng ô tô nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay tuy tăng 413,9% về lượng và tăng 354,5% về kim ngạch nhưng đã có xu hướng giảm do thuế nhập khẩu tăng.
Trong bản kế hoạch 5 năm 2006-2010 của chúng ta, trong vòng 5 năm tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá là 286,5 tỷ USD mà trong giai đoạn 2006-2008 chúng ta đã nhập khẩu 109,9 tỷ USD chiếm tới 67% và đang có xu hướng tăng nhanh. Trong đó, theo kế hoạch nhóm hàng máy móc thiết bị nhập khẩu chỉ tăng 12,5%/ năm trong khi thực tế nó tăng 24,1% vào năm 2006, tăng 56,5% vào năm 2007 và 45,5% vào 6 tháng đầu năm 2008. Như vậy việc đạt được mục tiêu đề ra của nhóm hàng này là không thể. Các mặt hàng nhập khẩu khác cũng tăng cao so với kế hoạch đặt ra (như xăng dầu, phôi thép…).
Những khó khăn đối với nhập khẩu
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, hàng hóa nhập khẩu có 3 loại:
Một là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng được nhập khẩu để đổi mới kỹ thuật - công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh.
Loại thứ hai là các loại nguyên, nhiên vật liệu mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng không đủ hoặc không có hiệu quả bằng nhập khẩu.
Loại thứ ba là các loại hàng hóa tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và cao hơn về chất lượng.
Nhập khẩu của chúng ta đều là nhập khẩu hàng hoá trung gian, nguyên vật liệu (chiếm tới 70% giá trị nhập khẩu),. Các loại mặt hàng mà chúng ta nhập chủ yếu là phục vụ cho quá trình sản xuất, trong đó các loại hàng như nguyên liệu dệt may, da phục vụ cho hai ngành da giầy và dệt may, chúng ta xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập về xăng, nhậpkhẩu các linh kiện điện tử, sắt thép, thức ăn gia súc…đó đều là các hàng hoá trung gian phục vụ cho quá trình sản xuất. Có một số loại nhập khẩu tăng chủ yếu do công nghiệp phụ trợ và việc nội địa hóa chậm phát triển, hoặc hiệu quả sức cạnh tranh thấp; điều này tác động đến cơ cấu xuất khẩu làm cho xuất khẩu tăng thấp hơn nhập khẩu và nhập siêu gia tăng mạnh. Những mặt hàng xuất khẩu có tính gia công, có giá trị gia tăng thấp nhưng lại tăng cao (như dệt may, giày dép, điện tử máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa…), còn những sản phẩm giá trị gia tăng cao lại có quy mô nhỏ hơn và tăng thấp hơn (như thủy sản, chè, rau quả...).Và nếu cứ như vậy thì chúng ta nhập các đầu vào chủ yếu, tiêu dùng hoặc xuất khẩu các hàng hoá cuối cùng thì giá trị gia tăng là rất thấp, nền sản xuất của ta chỉ mang tính gia công là chính. Hiện nay có rất nhiều mặt hàng mà trong nước có thể sản xuất được mà chất lượng không thua kém hàng nhập ngoại, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều do chi phí nhân công rẻ cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thuế….
Thị trường nhập khẩu của chúng ta chủ yếu vẫn là từ các nước gần như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo…trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là rất lớn. Điều này có nghĩa là chúng ta không nhập từ các nước có công nghệ nguồn như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đức….Và đáng chú ý hơn là có một phần đáng kể máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ một số nước không thuộc công nghệ nguồn, thậm chí còn là máy móc, thiết bị, công nghệ cũ, hoặc đang trong quá trình thải loại của các nước xuất khẩu.Đây là một bất cập lớn, khi mà chúng ta nhập khẩu ngày càng nhiều các máy móc thiết bị thì những thị trường các nước có nền công nghiệp phát triển lâu năm như Nhật Bản, Mỹ, Anh…mới là những thị trường mà chúng ta hướng tới. Chúng ta cần những công nghệ gốc, những công nghệ hiện đại mang tính ứng dụng cao để có thể phát triển một cách bền vững. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng có một phần (nhất là dụng cụ, phụ tùng) có thể sản xuất được ở trong nước.. Thống kê của các năm cho thấy, tỷ lệ máy móc thiết bị nhập khẩu từ các nước tiên tiến có công nghệ nguồn, trừ ngành hàng không là cao nhất, chiếm 98,5% tổng máy móc thiết bị nhập của ngành này, còn tỷ lệ tương ứng của những ngành khác còn thấp như: máy móc thiết bị xây dựng là 56,2%, máy móc thiết bị thông tin liên lạc là 49,8%... và quá thấp như thiết bị, phụ tùng dệt may chỉ chiếm 29,9%; thiết bị, phụ tùng ngành nhựa chỉ chiếm 22,9%... Vì vậy, một mặt cần tăng cao hơn nữa tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhưng mặt khác cần lựa chọn trình độ kỹ thuật - công nghệ tiên tiến để tránh thiệt hại "kép": vừa tốn ngoại tệ, vừa biến Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ của thế giới như đã từng xảy ra đối với mía đường, xi măng lò đứng, nhập khẩu tàu cũ...
Chúng ta đang nhập siêu khi mà mức nhập siêu đã lên tới 2 chữ số và liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Đó là xu hướng cho thấy chúng ta đang từng bước phát triển nhưng cũng không thể không nói chúng ta đang phụ thuộc vào bên ngoài. kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đã tăng với tốc độ cao hơn tốc độ chung, làm cho tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước Vấn đề đặt ra là tăng hiệu quả sức cạnh tranh hàng sản xuất trong nước.
Cán cân thương mại quốc tế :
Kế hoạch 2006-2010
Căn cứ về các dự báo về hoạt động xuất khẩu, cán cân thương mại trong 5 năm tới (2006-2010) thặng dư khoảng 0,8 tỷ USD do khối lượng nhập khẩu tăng trưởng chậm và những mặt hàng trước đây nhập khẩu sắp tới trong nước sẽ tự sản xuất được.
Một số chỉ tiêu định hướng kế hoạch thương mại quốc tế 2006-2010
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện 5 năm(2001-2005)
Kế hoạch 5 năm (2006-2010)
GDP theo giá hiện hành
tỷ USD
53,0
94-98
Tổng kim ngạch xuất khẩu
tỷ DSD
110,8
258,7
Tổng kim ngạch nhập khẩu
tỷ USD
130,2
286,5
Thâm hụt (NX)
tỷ USD
19,4
27,8
NX/GDP
%
36,6
28,4-29,6
NX/xuất khẩu
%
17,5
10,7
Tình hình thực hiện kế hoạch trong giai đoạn 2006-2008
chỉ tiêu
Đơn vị tính
2006
2007
9 tháng 2008
∑kim ngạch xuất khẩu
tỷ USD
39,83
48,56
48,7
∑kim ngạch nhập khẩu
tỷ USD
44,89
62,68
64,26
Nhập siêu
tỷ USD
5,06
14,12
15,56
Nhập siêu/∑xuất khẩu
%
12,7
29,1
31,97
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu 2006-2008 tăng mạnh (bình quân tăng 26,1%/năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KH TMQT 2.doc