Đề tài Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam

Sử dụng phối hợp và hợp lý ->hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ

phát huy tínhchủ động tích cực của trẻ vì thế cho nênkhi cho trẻ làm

quen với tác phẩm văn học tôi dùng kết hợp nhiều phương pháp để tất cả

trẻdược hoạt động một cách tích cực và cụ thể là: ngoài phương pháp cũ

tôi dùng thêm:

+Thuộc truyện

+Nhập vai kể diễn cảm

+Phương pháp cá thể hóa

+Phương pháp tích hợp

pdf17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6860 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phòng GD&ĐT Huyện Sóc Sơn Trường Mầm Non Việt Long Người thực hiện:Nguyễn Thị Ngân Tên đề tài:một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam. Đối tượng : 5-6 Tuổi. 2 I /Đặt Vấn Đề Văn học dân gian đóng vai trò là: “Bầu sữa mẹ” (theo cách nói của MGORKI-Nhà văn Nga vĩ đại )Nuôi dưỡng nền văn học . Nếu không có thể thơ lục bát được hình thành và đào luyện từ trong ca dao dân tộcthì không thể có truyện Kiều của Nguyễn Du.Không có kho tàng truyện cổ tích cực kỳ phong phú thì không có Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Nhiều nhà văn thơ khác của dân tộc đã học tập,tiềp thu những hìn tượng nghệ thuật,những cốt truyện và nhất là cách nhìn nhận về con người và cuộc sống trong văn học dân gian truyền thống để tạo nên tác 3 phẩm văn học của họ như: Hồ Chí Minh,Nguyễn Khuyến,Tố Hữu,Trần Đăng khoa… Trong đó truyện cổ tích là một trong những thể loại chủ yếu của văn học dân gian nó cũng là thể loại có nhiều vấn đề phức tạp và phong phú . Thông qua những sáng tạo nghệ thuật cổ tích ,tác giả dân gian đã gửi vào đó quan niệm nghệ thuật về thế giới nhân sinh thể hiện ý thức thẩm mỹ gắn liền với tinh thần nhân văn của mình . Truyện cổ tích của dân tộc nào cũng đề cao đạo đức nhân nghĩa .Nó là một môi trường đắc địa để những bài học đạo đức,luân lý được đưa đến cho trẻ một cách tự nhiên. Hiện nay cuộc sống hiện đại nên có nhiều phương tiện giải trí vui chơi và học tập hấp dẫn khiến các bậc phụ huynh thường lệ thuộc vào đó,thường khi con đi học về là bố mẹ mở băng đĩa siêu nhân hay trò chơi “Game” cho con xem.Nhưng thông qua các thể loại ấy làm sao có thể đánh thức được tình cảm đạo đức ban đầu như: Tình yêu thương lòng biết ơn,tinh thần đoàn kkêt….mà thông qua nội dung ý nghĩa của những câu truyện khiến những quan hệ hành vi của trẻ nhận thức được sâu sắc từ đó tôi đã tìm tòi ,học hỏi ,suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo 4 dục lễ giáo cho trẻ 5tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam”. II. Giải Quyết Vấn Đề 1.Cơ Sở Lý Luận: Là một loại hình nghệ thuật,văn học giữ vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non nhất là các lớp mẫu giáo: Đó là sự mở cửa cho những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giớ các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học đóng góp trong việc hìn thành và phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ.Tuy niên không phải dân tộc nào cũng đề cao đạo đức như yếu tố thứ nhất của phẩm chất con người như dân tộc Việt Nam. Dường như quan điểm của con người Việt Nam đạo đức như là cái gốc của sự tôt sấu trên đời.Quan niệm được phản ánh trong truyện cổ tích,vừa chắt lọc kinh nghiệm ứng sử trong thực tế vừa là đạo đức lý tưởng mà con người lao độmg mong muốn xây dựng. Vì thế nó vừa gần gũi,vừa cao cả,nó không chỉ là cái vốn có,cần phải cho cuộc đời tốt đẹp hơn. 5 2.Cơ Sở Thực Tiễn: Khả năng khám phá thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế.Tư duy của trẻ là tư duy tổng quát hành động nên trẻ không hiểu qua những lời cô nói ,làm như thế này có nghĩa là tốt,như thế kia là xấu,hay còn phải làm như thế nào ?...Nhưng qua những câu truyện cổ tích thường có cốt truyện ngắn gọn,rõ ràng,dễ nhớ dễ thuộc,nhân vật gần gũi,chính là con người trong các mối quan hệ xã hội.Điều quấn hút các em chính là yếu tố thần kỳ,những đồ vật quen thuộc gần gũi được thổi những yếu tố ly kỳ hoang đường bỗng trở nên hấp dẫn đối với trí tượng của trẻ thơ mà giáo dục tình cảm cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ lớn của công tác chính sách giáo dục cho trrẻ mẫu giáo.Vì vậy tôi đã thực hiện một biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam. Qua một vài năn thực hiện tôi đã thu được một số kết quả khả quan:Trẻ ý thức được việc mình làm tốt hay xấu,nên hay không nên.Biết yêu cái thiện ghét cái ác.Tuy nhiển tông quá trình thực hiện tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau; a)Thuận Lợi: 6 -Trẻ đi học tương đối đều ,được làm quen và củng cố thường xuyên nên đã thành hệ thống . -Cô giáo có trình độ chuyên môn vững ,yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi.Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về chuyên môn nghiên cứu,sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được một số kinh nghiệm . b)Khó Khăn : -Trường mầm non Việt Long là trường mầm non nông thôn và đặc biệt lớp tôi là một lớp không gần trung tâm,phụ huynh làm nông nghiệp nên chưa thực sự quan tâm đến con cái.Vì vậy việc học tập của trẻ chưa đạt kết quả ,kinh tế còn nghèo nàn ….trẻ không được tiếp cận với các phương tiện thông tin sách báo… Nhất là phụ huynh không hiểu tầm quan trọng của các môn học đặc biệt là môn văn học ,họ đưa con em họ đến lớp với mục đíc là nhờ cô giáo…Vì thế cho nên nhận thức của trẻ còn yếu. -Đồ dùng và tranh ảnh còn ít. 3.Biện Pháp Thực Hiện Xuất phát từ những tình hình đặc điển của lớp tôi đã mạnh dạn cho trẻ làm quen với một số truyện cổ tích Việt Nam (ngoài chương trình quy định).Thông qua nội dung truyện dẫn đến giáo dục lễ giáo cho trẻ 7 một cách nhẹ nhàng,phù hợp với lứa tuổi,không gò bó áp đặt mà đạt hiệu quả cao cho trẻ. a)Lập kế hoạch cho chủ điểm; Trước hết để cho nội dung lôzíc và phù hhợp với chủ điểm,tôi xây dựng kế hoạch làm quen với văn học cho cả một năm ngay từ đầu năm. Tìm hiểu theo từng chủ điểm của ban giám hiệu xem có bao nhiêu bài mà có nội dung là truyện cổ tích Việt Nam từ đó điều chỉnh,bổ xung một số truyện mà tôi sưu tầm sao cho phù hợp với đặc điểm của trẻ cuẩ lớp theo các chủ điiểm. Chương trình của lớp tôi là 10 chủ điểm.Tôi thấy số lượng truyện cổ tích Việt Nam còn rất ít và đưa vào giờ hoạt đông chung cũng rất ít.Trong khi đó kho tàng truyện cổ tích của chúng ta rất phong phú .Truyện cổ tích dù ở thể loại nào :Truyện cổ về loài vật ,truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích sinh hoạt đều mang nội dung tình cảm,nêu được những bài học đạo đức cho các em ở lứa tuổi mầm non.Chính vì vậy Tôi đã bỏ ra khá niều thời gian sưu tầm lựa chọn một số truyện cổ tích Viêt Nam để đưa vào chương trình để cho trẻ của tôi được học(ngoài chương trình quy định của ban giám hiệu)để giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ. Ví dụ 8 *Chủ điểm gia đình(Tấm Cám,người con út hiếu thảo) *Chủ điểm ngành nghề- Sự tích quả dưa hấu, anh nông dân và ba điều ước. *Chủ điểm động vật-Sự tích con khỉ ,cóc kiện trời. *Chủ điểm thực vật-Sự tích cây thìa là,cây khế ,cây tre trăm đốt. b,Chuẩn bị đồ dùng dạy học Bản thân tôi khẳng định : Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất.Đồ dùng dạy họchấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát ,trực tiếp hoạt động ,qua đó trẻ cảm nhận dược tình cảm ,tích cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc.Vì vậy trươc khi tổ chức cho trẻ làm quen với truyện tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo .Tranh ảnh hấp dẫn ,rối nhạc nền khi kể phù hợp, sa bàn phù hợp khi kể ,có thể cho trẻ xem đĩa. ví dụ khi kể truyện “cây tre trăm đốt”ở chủ điểm thực vật . kể song cho trẻ đóng kịch và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch . tôi muợn áo của bà già làm áo anh nông dân cho các cháu mặc vào làm cuốc dao vv.. c, Sử dụng các phương tiện giảng dạy 9 Sử dụng phối hợp và hợp lý ->hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tínhchủ động tích cực của trẻ vì thế cho nênkhi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi dùng kết hợp nhiều phương pháp để tất cả trẻdược hoạt động một cách tích cực và cụ thể là: ngoài phương pháp cũ tôi dùng thêm: +Thuộc truyện +Nhập vai kể diễn cảm +Phương pháp cá thể hóa +Phương pháp tích hợp *Thuộc truyện và nhập vai kể diễn cảm . -Để đạt dược giờ dạy đạt kết quả tốt cô giáo phải chuẩn bị tốt giáo án , phải thuộc truyện , thuộc các tình tiết tròg truyện để từ đó nhập vai tốt . *Phương pháp cá thể hóa Mỗi trẻ em tuy ở cùng độ tuổi song có sự phát triển khác nhau cả về thể chất và trí tuệ nên cô phải dựa vào đặc điểm này để có những biện pháp riêng biệt tránh lối giáo dục đồng lọat để phát huy khả năng của từng trẻ. *Phương pháp tích hợp 10 Đây không phải là phép cộng tác bộ môn mà là sự kết hợp lôzích , hợp lý giụp giáo viên khai thác tối đa nội dung giáo dục tình cảm đạo đức qua mỗi truyện nhờ đó bài học đạo đức trở nên hấp dẫn ,gần gũi ấn tượng và sâu sắc với trẻ. Ví dụ : Khi dạy truỵên “cây trẻ trăm đốt” ở chủ điểm thế giới thực vật . Cô giáo có thể tích hợp bộ môn môi trường xung quanh , biết về cây tre gần gũi và rất quen thuộc của địa phương và một số loại cây khác … d, Tổ chức giáo dục lể giáo cho trẻ thông qua truyện cổ tích ở mọi lúc mọi nơi. Theo lịch sinh hoạt chương trình cho trẻ làm quen với văn học mỗi tuần chỉ một giờ hoạt động chung(25-30 phú) mà nội dung chương trình đa số là truyện hiện đại và thơ truyện cổ tích còn ít . Chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen với truyện cổ tích Việt Nam mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm khác nhau trong ngày : +Giờ đón trẻ +Giờ hoạt động ngoài trời +Giờ HĐ góc +Giờ HĐ chung 11 +Giờ trả trẻ Trẻ mẫu giáo rất giầu tình cảm,trong mọi hành động đều chịu sự chi phối của tình cảm.Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen ngợi hoặc do tình yêu lòng mong muốngiúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy . Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được định kỳ khi trẻ phân biệt được điều tốt ,điều xấu ,những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào ? Những hành vi nào không nên làm và không được làm đồng thời trẻ có những hành vi động cơ đúng đắn. Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực , quy tắc và động cơ hành vi coi là cốt lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục ,thường xuyên , cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ . -Giờ đón trẻ ,giờ trả trẻ là lúc cô áp dụng biện pháp cá thể hiệu quả nhất. Ví dụ :cô trò chuyện cởi mở ,tự nhiêngần gũi trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân:cô hỏi trẻ nhà con có em bé không ?Con thường làm gì với em bé nếu em đòi đồ chơi của con thì con làm gì ?Từ đó cô có thể kể chuyện có nội dung về gia đình cho trẻ nghe. -Hoặc giờ hoạt động góc : Góc là khu vực riêng biệt trong nhóm nơi trẻ có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem xét và 12 khám phá .Cô giáo có thể làm việc riêng với từng nhóm nhơ mà không sợ ảnh hưởng đến sự hoạt động tích cực của trẻ ,ở đây trẻ được thoải mái về không gian và thời gian … -Sinh hoạt chiều :Đây là thời gian lý tưởng để cô giáo tổ chức cho trẻ làm quen chọn vẹn với một truyện cổ tích đúng các bước làm quen với tác phẩm văn học. e,Phối hợp với phụ huynh -Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất tôi dã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh ,từ đầu năm giáo viên đã thông báo chương trình học của cả một năm cho phụ huynh nắm được - Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của truyện cổ tích Việt Nảmtong quá trình giáo dục trẻ. Đến đầu chủ điểm tôi cho phụ huy n muợn phô tô những câu truyện đã chọn cho phụ huynh xem .Phát cho phụ huynh nhũng bản phụ huynh phô tô đẻ phụ huynh kể cho con em mình nghe. -Giáo dục lễ giáo cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Giáo viên luôn trò chuyện tuyên truyền với phụ huynh về các nội dung giáo dục đạo đức ,hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để phụ huynh phối hợp rèn trẻvà dạy trẻ tại gia đình . 4.Kết quả đạt được như sau: 13 Sau một thời gian thực hiện với lòng kiên trì lòng say mê kết hợp với việc sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt .Tôi nhạn thấy nội dung mình lựa chọn đạt kết quả như sau: -Tạo cho trẻ hứng thú hoạt động làm quen với văn học đặc biệt là truyện cổ tích Việt Nam,giờ hoạt động góc nhiều trẻ thích chơi ở góc sách hơn. -Trẻ tiếp thu được những chuẩn mực đạo đức gần gũi trong cuộc sống hằng ngày . -Giáo dục lễ giáo không chỉ thể hiện trong giờ học mà còn được thể hiện ở tất cả các hoạt động; +Giờ chơi ,góc chơi , trẻ biết hòa thuận không tranh giành đồ chơi +Đối với mọi người biết chào hỏi lễ phép biết nhường nhị em nhỏ . +Đối với gia đình : không quấy rầy vòi vĩnh bố mẹ biết yêu thương chia sẻ tình cảm với người thân trong lúc vui buồn . + Đối với thiên nhiên : Không bẻ cành ,hái hoa ,…hình thành đức tính tốt :Ngăn nắp ,gọn gàng ,tính tự lập. Kết quả khảo sát như sau: Khảo sát việc thực hiện lễ giáo ở lớp Đầu năm Cuối năm Ngoan ngãn lễ phép với -Tốt: 10trẻ -Tốt :20trẻ 14 mọi người -Khá:20trẻ -ĐYC:12trẻ -Khá:15trẻ -ĐYC:7trẻ Nhường nhịn chia sẻ -Tốt :15trẻ -Khá:15trẻ -ĐYC:12trẻ -Tốt:20trẻ -Khá:16trẻ -ĐYC:6trẻ Quan tâm giúp đỡ -Tốt:20trẻ -Khá:15trẻ -ĐYC:7trẻ -Tốt:30trẻ -Khá;10trẻ -ĐYC:2trẻ III.Kết Thúc Vấn Đề 1.Kết Luận Vởy giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng như đầu bài viết tôi đã nêu có phải chăng văn học góp pần cốt lõi cho việc giáo dục con người ,con người có phẩm chất đạo đức có tình yêu thương, con người giàu lòng nhân nghĩa khi trưởng thành . Vậy ngay từ bây giờ tôi và các bạn hãy làm tốt công tác giáo dục này góp phần …cho đất nước sau này . 15 2.Bài học kinh nghiệm : Tóm lại ,để gióa dục tình cảm đạo đức cho trẻ thông qua truyện cổ tích Việt Nam đạt hiệu quả cao . Tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: -Lập kế hoạchchi tiết cho từng chủ điểm . -Chuẩn bị đồ dùng đẹp ,sinh động hấp,dẫn trẻ. -Bản thân giáo viên luôn học hỏi ,tìm tòi,rèn luyện giọng kể . -Phối hợp với ban phụ huynh lớp cũng như từng phụ huynh để nắm chắc tình hình ,tính cách của từng cá nhân trẻ ,có phưong pháp tác động kịp thời ở lớp cũng như ở nhà. 3.Khuyến nghị: Tôi mong muốn nhà trường tạo điều kiện về thời gian và kinh phí đẻ giáo viên được học hỏi thêm các lớp làm đồ dùng ,đồ chơi trang trí lớp cho đẹp và phong phú.Nhà trường tạo điều kiện hơn nữa cho các giáo viên di tham quan quan học hỏi ,trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên khác ở các trường khác trong huyện trong thành phố. Từ đó chúng tôi học hỏi được kinh nghiệm của các đồng nghiệp về các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt hơn. Việt Long,Ngày 18 tháng 3 năm 2009 Người viết 16 Nguyễn Thị Ngân 16 17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15_274.pdf