Độ dài là một đại lượng thông dụng, gần gũi nhất đối với trẻ và do đó việc dạy sớm nhất và nhiều nhất trong chương trình tiểu học. Việc hình thành biểu tượng ban đầu về độ dài và đơn vị xentimet cho trẻ em được tiến hành thông qua việc:
Sử dụng các từ đặc trưng “dài hơn, ngắn hơn, dài bằng nhau, dài nhất, ngắn nhất”; “cao hơn, thấp hơn, cao bằng nhau, cao nhất, thấp nhất”; trong các tình huống so sánh độ dài và độ cao.Khi dạy về đo độ dài đa số giáo viên chưa khắc sâu,hướng dẫn kĩ cách vẽ, cách đo, chưa thường xuyên củng cố các kiến thức đo độ dài cho học sinh về cm.
*Biện pháp khắc phục hạn chế:
- Cho học sinh trực tiếp tri giác đơn vị xentimet trên thước.Chẳng hạn, lấy đầu bút chì di đi di lại “khoảng cách 1cm” trên thước, miệng nói “1 xentimet”. Có thể cho học sinh chơi trò chơi “Tàu hoả chạy”.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt yếu tố Hình học ở lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Trong chương trình tiểu học, cùng với môn Tiếng việt, môn Toán chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nó có vai trò rất to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác. Thông qua việc dạy học Toán, học sinh được hình thành và rèn luyện lí trí cũng như các đức tính: cần cù, nhẫn nại, ý chí vượt khó, chu đáo, làm việc có kế hoạch và kĩ thuật.
Sau nhiều năm đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, ngoài các phương pháp gợi mở, vấn đáp, giáo viên đã biết kết hợp các phương pháp dạy học khác để giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Để đạt kết quả tốt trong dạy học Toán, người giáo viên cần biết lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp với trình độ và khả năng nhận thức của các đối tượng học sinh và điều quan trọng là cách sử dụng các phương pháp đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Ở tiểu học, học sinh chưa được học môn hình học mà mới chỉ được học một số kiến thức đơn giản về hình học. Thuật ngữ hay dùng nhất hiện nay là yếu tố hình học.
Ngay từ lớp 1 học sinh đã được làm quen với một số hình học thường gặp. Dựa trên trực giác mà các em có thể nhận biết hình một cách tổng thể. Sau đó lên các lớp trên việc nhận biết hình sẽ được chính xác hoá dần dần thông qua việc tìm hiểu thêm các đặc điểm (về cạnh, góc) của hình.
Thực tế hiện nay, trong quá trình giảng dạy, thăm lớp, dự thao giảng ở một số lớp 1 tại trường tiểu học Thị Trấn Đầm Dơi. Tôi nhận thấy khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 1 đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân như sau:
- Về phía giáo viên:
+ Chưa chú ý lắm đến việc hình thành kiến thức hình học cho học sinh.
+ Đôi khi dạy vượt quá yêu cầu của lớp 1.
+ Chưa thường xuyên kiểm tra, củng cố các kiến thức hình học cho học sinh về đơn vị đo cm.
+ Chưa giới thiệu, hướng dẫn kỹ cho học sinh cách vẽ, đo độ dài đoạn thẳng.
- Chưa kết hợp chặt chẽ việc dạy các yếu tố hình học với việc dạy số học và các môn học khác như: Thủ công, Mĩ thuật, Tập viết.
- Chưa sử dụng các yếu tố hình học để hỗ trợ cho việc dạy số học
- Về phía học sinh:
+ Chưa biết cách vẽ đoạn thẳng (chưa thẫm mĩ).
+ Chưa biết cách đo độ dài đoạn thẳng.
+ Khả năng nhận dạng hình còn kém.
+ Giải các bài tập về đếm số hình chưa chính xác.
+ Chưa biết cách phân tích, tổng hợp hình để giải các bài tập về đếm số hình (cấu hình).
+ Nhiều em thiếu dụng cụ học tập (thước kẻ).
Vì hình học ở tiểu học là hình học trực quan nên phương pháp cơ bản để dạy là biết kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng theo con đường “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Từ những lý do trên qua nhiều năm giảng dạy lớp 1. Tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên giảng dạy tốt các yếu tố hình học lớp 1 nhằm giúp giáo viên nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy phù hợp với lớp mình và giúp học sinh có những kỹ năng hình học cơ bản cần thiết để chuẩn bị học tốt các lớp trên.
B/ NHỮNG NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/ NỘI DUNG CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC DẠY Ở LỚP 1:
Các yếu tố hình học ở lớp 1 gồm có:
- Các hình học: điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Vẽ nét thẳng: sử dụng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng.
- Độ dài, đơn vị đo độ dài xentimet, dùng thước có xentimet để đo và vẽ các đoạn thẳng không quá 10cm.
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC LỚP 1:
1/ Hình thành biểu tượng về điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Việc hình thành biểu tượng về các hình nói trên được tiến hành trong một số tiết về yếu tố hình học ở phần “Biểu tượng ban đầu”, sau đó được tiến hành xen kẻ với việc dạy các kiến thức khác trong suốt chương trình lớp 1 và các lớp trên thông qua các bài luyện tập.
* Khi giảng dạy các yếu tố này giáo viên thường mắc một số hạn chế sau:
- Giáo viên chưa chú ý lắm đến việc hình thành và khắc sâu kiến thức cho các em về điểm, cách gọi tên các điểm, đa số học sinh vẽ đoạn thẳng chưa chính xác.
- Khi dạy các kiến thức về hình đôi khi giáo viên dạy vượt quá yêu cầu lớp 1.
Ví dụ: Bài: Điểm - Đoạn thẳng
- Khi dạy bài này đa số giáo viên chỉ giới thiệu cho học sinh các kiến thức như sách giáo khoa, chưa giới thiệu cho học sinh biết tên gọi các chữ cái tiếng việt dùng trong toán như: C (xê), D (dê), P (pê), Q (quy), H (hát) nên đa số học sinh gọi tên các điểm chưa chính xác.
- Đa số học sinh vẽ đoạn thẳng chưa chính xác theo yêu cầu của giáo viên như: giáo viên yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm thì đa số các em vẽ đoạn thẳng AB dài 4 cm. Nguyên nhân khi học sinh vẽ đặt bút vẽ từ vạch 1-5( chính xác từ vạch 0-5)
* Biện pháp khắc phục hạn chế:
- Khi dạy về Điểm - Đoạn thẳng giáo viên cần dành thời gian giới thiệu cho các em biết tên gọi các chữ cái tiếng việt dùng trong toán để học sinh biết (chuẩn bị sẵn trong tờ giấy đính lên bảng, đọc mẫu cho học sinh đọc theo để ghi nhớ).
- Khi dạy học sinh vẽ đoạn thẳng, giáo viên cần khắc sâu cách vẽ cho học sinh (tính từ vạch 0 trên thước kẻ) nhiều em tính từ vạch 1 nên vẽ sai. Giáo viên nên cho học sinh thực hành vẽ trên bảng con để giáo viên dễ nhận xét những em vẽ sai, giúp đỡ em yếu nắm vững cách vẽ.
* Khi dạy về các hình như hình tam giác, hình vuông, hình tròn, giáo viên thường mắc các hạn chế sau:
+ Khi giới thiệu các hình giáo viên hay nói: đây là hình tam giác xanh, hình tam giác đỏ, đây là hình vuông to, hình vuông bé hay giáo viên nêu: hình tam giác có 3 cạnh, hình vuông có 4 cạnh. Hoặc hỏi: vì sao em biết đó là hình tam giác? Vì sao em biết đó là hình vuông?
*Biện pháp khắc phục hạn chế:
- Khi trình bày các hình có màu sắc, kích thước, vị trí, hình dạng khác nhau thì giáo viên không nên nói: “Đây là hình tam giác xanh, đây là hình vuông bé; đây là hình tam giác dài và hẹp mà chỉ nên nói: “Đây là hình tam giác, đây là hình vuông, đây là hình tròn”.
- Giáo viên chưa nên nêu: “một hình tam giác có 3 cạnh, một hình vuông có 4 cạnh” và cũng không nên hỏi: “Vì sao em biết đây là hình tam giác? Vì sao em biết đây là vuông? ” (vì hình đó có 3 cạnh, vì hình đó có 4 cạnh) dạy như thế là vượt quá yêu cầu ở lớp 1.
2/ Dạy các bài tập về đếm số hình:
Các bài tập về đếm số hình luôn xuất hiện xen kẽ trong nhiều tiết học ở suốt lớp 1. Khi dạy các bài tập về đếm số hình giáo viên chưa khắc sâu kiến thức cho các em. Khả năng nhận dạng hình của các em còn kém, chưa biết cách phân tích, tổng hợp hình để giải các bài tập về đếm số hình (cấu hình)
Chẳng hạn, xét bài tập sau:
Trong hình bên:
- Có mấy đoạn thẳng?
Hình 1
Đa số các em trả lời: 7 đoạn thẳng, 9 đoạn thẳng, chỉ số ít các em trả lời đúng là 8 đoạn thẳng. Nguyên nhân là do các em đếm bỏ sót hoặc lặp lại nên dẫn đến kết quả không chính xác.
* Biện pháp khắc phục hạn chế:
Ở đây, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tô đầu bút chì theo từng đoạn thẳng và đếm 1 đoạn thẳng, 2 đoạn thẳng để thấy có tất cả 8 đoạn thẳng. Muốn học sinh đếm chính xác (không bỏ sót, không lặp lại), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách đánh dấu: đoạn thẳng nào có vết bút chì là đã đếm rồi (không được đếm lại nữa), đoạn nào chưa có vết bút chì là chưa đếm
Đối với loại bài tập về đếm hình trong đó có những hình mà bản thân nó chứa nhiều hình khác (cấu hình) thì ngoài khả năng đếm chính xác, học sinh còn phải biết phân tích và tổng hợp hình thì mới đếm đủ số hình.
Ví dụ:
Trong hình bên:
Có mấy hình tam giác?
Hình 2a
Đa số học sinh trả lời có 2 hình tam giác. Nguyên nhân là các em nhìn vào hình thấy rõ ràng có 2 hình tam giác chứ chưa biết tổng hợp lại 2 hình tam giác sẽ có hình tam giác thứ 3.
*Biện pháp khắc phục hạn chế:
Ở đây giáo viên cho học sinh lấy bút chì tô xanh, đỏ vào mỗi hình tam giác nhỏ rồi cắt rời ra đề thấy có 2 hình: hình tam giác xanh, hình tam giác đỏ (hình 2b), sau đó ghép chúng lại để có hình tam giác thứ ba (hình 2c).
xanh đỏ xanh đỏ
Hình 2b Hình 2c
Ở đây quá trình phân tích cho ta 2 hình tam giác, quá tình tổng hợp cho ta 1 hình tam giác nữa. Do đó trong hình 2a có thảy 3 hình tam giác. Về thể loại toán này còn gọi là loại toán về phân tích và tổng hợp hình. Nó vừa có tác dụng rèn kỹ năng nhận dạng hình vừa có tác dụng rèn luyện các thao tác tư duy phân tích và tổng hợp.
3/ Dạy vẽ hình:
Việc hướng dẫn học sinh vẽ hình thực ra là hướng dẫn trẻ nối các điểm để có hình mới. Khi dạy vẽ hình giáo viên chưa rèn luyện tính cẩn thận cho học sinh nên đa số học sinh vẽ được hình nhưng chưa thẩm mĩ: vẽ đoạn thẳng chưa nằm trùng vào dòng kẻ của vở, vẽ hình thì các góc chưa chạm khít vào nhau.
A B
*Biện pháp khắc phục hạn chế:
Ở đây giáo viên phải hướng dẫn các em cách cầm thước (tay trái) ướm vào các điểm đã cho rồi cầm bút (tay phải) tựa vào mép thước để nối các điểm ấy. Nhớ lưu ý trẻ đừng để mép thước đè lên các điểm đã cho mà nên cách ra một chút bởi vì dù ta có áp sát bút vào thước bao nhiêu đi nữa thì giữa đầu bút và mép thước cần có một khoảng cách nhỏ. Ngoài ra giáo viên cũng cần nhắc nhở các em phải giữ thước cho chắc, nét vẽ phải mảnh mai, đều đặn nhưng rõ ràng. Nếu vẽ hình bằng bút chì thì đầu bút chì phải nhọn, cách dùng tẩy để tẩy xoá những chỗ vẽ sai rồi vẽ lại phải coi việc dạy trẻ vẽ hình vừa là một cách để hình thành biểu tượng ban đầu về hình học, vừa là một biện pháp rèn luyện tính cẩn thận, ưa thích chính xác và tính thẩm mỹ.
A B
4/ Dạy về độ dài:
Độ dài là một đại lượng thông dụng, gần gũi nhất đối với trẻ và do đó việc dạy sớm nhất và nhiều nhất trong chương trình tiểu học. Việc hình thành biểu tượng ban đầu về độ dài và đơn vị xentimet cho trẻ em được tiến hành thông qua việc:
Sử dụng các từ đặc trưng “dài hơn, ngắn hơn, dài bằng nhau, dài nhất, ngắn nhất”; “cao hơn, thấp hơn, cao bằng nhau, cao nhất, thấp nhất”; trong các tình huống so sánh độ dài và độ cao.Khi dạy về đo độ dài đa số giáo viên chưa khắc sâu,hướng dẫn kĩ cách vẽ, cách đo, chưa thường xuyên củng cố các kiến thức đo độ dài cho học sinh về cm.
*Biện pháp khắc phục hạn chế:
- Cho học sinh trực tiếp tri giác đơn vị xentimet trên thước.Chẳng hạn, lấy đầu bút chì di đi di lại “khoảng cách 1cm” trên thước, miệng nói “1 xentimet”. Có thể cho học sinh chơi trò chơi “Tàu hoả chạy”. Đặt đầu bút chỉ vào vạch số 0 trên thước kẻ; từ từ di chuyển đến vạch số 1, miệng nói “xình xịch, xình xịch” (giả làm tàu hoả chạy). Khi đầu bút chì chạm vào vạch số 1 thì dừng lại một chút (coi như tới nhà ga), miệng kéo còi: “Tu, tu, tu”. Sau đó lại chạy tiếp từ vạch 1 đến vạch số 2, miệng kêu: “xình xịch, xình xịch”. Khi đầu bút chì chạm vào vạch số 2 thì dừng lại một chút, miệng kêu: “Tu, tu, tu”..v.v.. Sau đó cho tập đọc, tập viết ký hiệu cm.
- Cho học sinh tập tô độ dài của các đoạn thẳng và các vật quen thuộc như: que tính, viên phấn, quyển sách, vở
Khi giảng dạy chủ đề này giáo viên cần chú ý:
- Giới thiệu kĩ cho học sinh về thước đo độ dài có vạch chia xentimet, yêu cầu học sinh quan sát kỹ thước đo, nhận rõ các vạch dài có ghi số 0, 1, 2, độ dài đoạn thẳng giữa 2 vạch dài có ghi số liền nhau là (một) xentimet, người ta viết tắt xentimet bằng chữ “c” và chữ “m”, nối liên nhau, nói cho học sinh biết; mặc dù viết là “cm” (cờ - mờ) nhưng phải đọc là xentimet, bởi vì đây là quy định chung của nhiều nước, trong đó có nước ta.
- Thường xuyên kiểm tra, củng cố cho học sinh về xentimet (và ký hiệu cm) bằng cách cho các em đọc nhiều lần các số đo. Ví dụ: 5cm, 4 cm, 2cm, hoặc bằng cách đọc “chính tả số” cho các em viết bảng con. Ví dụ như: “Hai xentimet”, học sinh viết: 2cmv.v để học sinh quen dần cách đọc và viết số.
* Giới thiệu kỹ cho học sinh quy trình đo độ dài đoạn thẳng bằng thước có vạch chia xentimet.
- Lấy thước đo, cầm ngang thước sao cho vạch ghi số 0 ở về phía bên trái.
- Áp thước đo sát vào đoạn thẳng, một đầu đoạn thẳng trùng với vạch ghi số 0.
- Xem đầu kia của đoạn thẳng trùng với vạch nào của thước.
- Đọc số (hoặc ghi số) chỉ vạch đó kèm theo tiếng xentimet.
* Giới thiệu cho học sinh quy trình vẽ đoạn thẳng có số đo độ dài đã cho.
Ví dụ như sau:
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm.
- Lấy thước đo đặt ngay trên giấy sao cho vạch ghi số 0 ở về phía bên trái.
- Lấy mũi nhọn của bút chì tựa vào mép thước tại vạch ghi số 0 rồi dựa vào vạch của thước kẻ một đoạn thẳng từ vạch 0 đến vạch ghi số 4.
5/ Một số vấn đề khác:
a/ Trong chương trình lớp 1 có một số bài tập về tạo hình như: ghép, xếp hình với các dụng cụ như: bìa, que tính
Lúc hướng dẫn học sinh tạo hình, giáo viên cần chú ý:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Nêu rõ công việc học sinh phải làm.
- Giáo viên làm mẫu (nếu cần).
- Học sinh làm theo (giáo viên quan sát, giúp đỡ em yếu).
- Tổng kết, nhận xét đúng, sai, xấu, đẹp biểu dương học sinh làm tốt.
b/ Trong chương trình lớp 1 có một số bài tập về xác định điểm trong, điểm ngoài của một hình. Những bài tập này vừa có tác dụng củng cố biểu tượng về điểm, về các hình, giúp trẻ củng cố kỷ năng điểm. Khi gặp các bài tập này, giáo viên có thể kết hợp sử dụng phấn màu để học sinh thấy rõ đâu là các điểm ở trong, đâu là các điểm ở ngoài mà đếm cho chính xác.
c/ Cần kết hợp chặt chẽ việc dạy các yếu tố hình học với việc dạy số học và các môn khác như thủ công, vẽ, tập viết. Đặc biệt chú ý sử dụng các yếu tố hình học để hỗ trợ cho việc dạy số học. Ví dụ: khi dạy bài “Số 4, 5”. Giáo viên nên cho học sinh quan sát và đếm số phần tử của các tập hợp “bốn hình vuông, năm hình tam giác” trong bước lập số; sau đó cho học sinh tách “4 hình vuông” thành hai nhóm theo những cách khác nhau trong bước phân tích số, cuối cùng cho học sinh “nối 3 điểm để có hình tam giác” và “xếp 4 que tính thành hình vuông” trong bước củng cố.
C/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG:
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân và thực tế giảng dạy các yếu tố hình học ở một số lớp 1 tại trường tiểu học Thị Trấn Đầm Dơi. Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Tổ trưởng, Phó hiệu trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu trưởng tiểu học Thị Trấn Đầm Dơi về việc áp dụng một số biện pháp giúp giáo viên giảng dạy tốt các yếu tốt hình học ở lớp 1 vào thực tế giảng dạy bốn lớp: 1A1, 1A2, 1A3 và 1A4 năm học 2007-2008.
Kết quả bài kiểm tra về các yếu tố hình học các lớp như sau:
Lớp
Thời điểm
Cuối học kỳ 1 (2007-2008)
Cuối học kỳ 2 (2007-2008)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Sỉ số HS
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1A1
35
10
28,6
10
28,6
8
22,9
7
30,6
12
39,2
13
42,4
7
22,9
3
13,1
1A2
34
8
23,5
7
20,6
10
29,4
9
30,6
10
32,7
10
32,7
10
32,7
4
12,2
1A3
34
9
26,5
10
29,4
7
20,6
8
38,9
11
28,3
9
23,2
10
25,7
4
15,5
1A4
30
8
26,7
7
23,3
8
26,7
7
26,3
10
38,1
5
19,0
12
45,7
3
6,6
Từ những kết quả đạt được, tôi nhận thấy sau khi áp dụng các biện pháp giúp giáo viên giảng dạy tốt các yếu tố hình học lớp 1 vào thực tế thì số lượng học sinh yếu về hình học ở các lớp được thực nghiệm giảm rõ rệt.
* Về phía giáo viên:
- Khắc phục được khuyết điểm và giảng dạy các yếu tố hình học có tiến bộ (chỉ còn những khuyết điểm nhỏ).
- Biết kết hợp sử dụng các yếu tố hình học đã hỗ trợ cho việc dạy số học
* Về phía học sinh:
- Đa số học sinh đầy đủ dụng cụ học tập.
- Học sinh yếu giảm hẳn.
Trên đây là những nội dung và một số biện pháp giúp giáo viên giảng dạy tốt yếu tố hình học ở lớp 1 mà qua nhiều năm giảng dạy lớp 1 tôi rút kinh nghiệm được và nêu ra để giáo viên dạy lớp 1 nắm được và giảng dạy cho học sinh thật tốt, phù hợp với trình độ của học sinh lớp mình vì giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 1 chủ yếu dạy những kiến thức gần gũi với cuộc sống của trẻ, sử dụng kinh nghiệm của đời sống trẻ em; chuẩn bị những hiện tượng, sự kiện trực quan, cụ thể, chưa tường minh để nhận thức những tri thức toán học ở dạng tổng thể (chưa phân tích các yếu tố, chưa nêu cơ sở lý luận một cách có hệ thống). Ngoài ra các yếu tố hình học giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực, trí tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần cù, chu đáo, làm việc có kế hoạch. Nhờ đó mà học sinh có thêm tiền đề để học các môn khác ở tiểu học và thích ứng tốt hơn với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Tôi nghĩ rằng những biện pháp mà tôi nêu trên chưa phải là những biện pháp tối ưu nhưng tôi rất vui mừng và phấn khởi khi thấy áp dụng vào thực tế giảng dạy ở đơn vị tôi đạt hiệu quả cao. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học nhà trường, của ngành và nếu được phổ biến cho tất cả giáo viên lớp 1 toàn tỉnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Toán ở mỗi lớp, mỗi trường và ngành giáo dục tỉnh nhà./.
Đầm Dơi, tháng 01 năm 2009
KÝ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI VIẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN - Tang Kim Giau.doc