Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt 3 màu xanh đỏ, vàng tốt.
Tôi tranh thủ thời gian gặp gỡ trao đổi bàn bạc với phụ huynh tìm ra những biện pháp phát triển giúp trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng để giúp đỡ khi trẻ ở nhà.
Vào đầu chủ điểm tôi lên kế hoạch các nội dung chương trình học của bé. Giờ đón , trả trẻ, tôi nhắc phụ huynh đến xem để phụ huynh biết ở lớp con học những gì.
Và trao đổi với phụ huynh trong chủ điểm đó con học cần những đồ dùng gì có màu sắc gì? Để nếu phụ huynh có điều kiện thì mua cho con học ở nhà nếu không có điều kiện thì phụ huynh có thể tận dụng đồ dùng từ thiên nhiên, đồ dùng sẵn có ở nhà giúp con nhận biết tốt khi ở nhà
III. KẾT QUẢ
Trước khi chưa thực hiện biện pháp này ,khả năng nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng còn nhiều hạn chế ,khả năng của trẻ không đồng đều.nhưng trong quá trình tìm tòi suy nghĩ và thực hiện tại nhóm lớp trẻ tôi phụ trách đã thu được kết quả rất khả quan .trẻ tích cực hứng thú say mê trong học tập ,khả năng nhận biết phân biệt ba màu cơ bản của trẻ qua từng giai đoạn đồng đều hơn.dù tháng tuổi khác nhau,nhưng khả năng nhận biết phân biệt ba màu cơ bản của các bé rất tốt.
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5676 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng nhận biết phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 25- 36 THÁNG NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT TỐT BA MÀU XANH, ĐỎ, VÀNG.
A - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mọi sự vật hiện tượng(Cây cối, trời đất,con người, động vật) đều có màu sắc. Màu sắc của sự vật hiện tượng sinh ra từ đâu? Câu hỏi này không ai trả lời được, chỉ biết rằng từ khi con người sinh ra đã thấy mọi sự vật, hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng. Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tương thêm phong phú và đa dạng. Giả sử mọi sự vật hiện tượng chỉ có một màu duy nhất thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? liệu con người có tồn tại được không? Và nếu tồn tại được thì cuộc sống có còn phong phú đa dạng. Nói như thế để khẳng định : “Màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người” màu sắc quan trong đối với đời sống con người thì màu sắc lại càng quan trọng hơn nữa đối với trẻ nhỏ.Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng ,nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra được nhiều màu sắc hơn . Đối với lứa tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng , trẻ chỉ có thể nhận biết , phân biệt được 3 màu cơ bản . Đó là xanh, đỏ, vàng việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt 3 màu cơ bản còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết ,phân biệt được nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo của trẻ.chính vì thế việc giúp trẻ 25 – 36 tháng nhận biết và phân biệt 3 màu cơ bản xanh , đỏ, vàng là rất quan trọng và cần thiết.
B – NỘI DUNG
I .THỰC TRẠNG
- Năm học 2016 – 2017 Tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công dạy trẻ 25- 36 tháng. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi.
- Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường.
-Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêng cho từng nhóm từng độ tuổi.
- Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Vì thế, bên cạnh học hỏi các kinh nghiệm của chị em trong trường tôi còn tìm tòi các kinh nghiệm qua sách báo, internets và học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để tự trau dồi thêm những kiến thức cho mình
-Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên để thống nhất sự chăm
sóc giáo dục trẻ được tốt.
2. Khó khăn
- Là 1 giáo viên mới kinh nghiệm cũng còn bị hạn chế .
- Các cháu phần đông mới ra lớp cho nên trẻ như 1 tờ giấy trắng chưa biết gì .
- Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát triển khả năng nhận biết, phân biệt cho trẻ một cách có hiệu quả nhất.Đáp ứng nhu cầu về khả năng nhận biết của trẻ ngày càng được nâng cao lên về kiến thức của lĩnh vực phát triển thẩm mĩ.và để thế giới trong mắt trẻ càng thêm phong phú và đa dạng.
-Từ những thuận lợi và khó khăn trên, mặt khác dựa vào vốn kiến thức đã học và
được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
II . NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1- Dạy trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động chủ đích :
Trong tiết học, ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh , đỏ, vàng trong tiết học phát triển nhận thức , tôi còn lồng ghép tích hợp nội dung nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng vào các tiết học khác bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học : tranh ảnh, đồ vật rất đẹp mắt và chủ yếu là những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản : xanh, đỏ, vàng để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ. Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu càng dễ dàng và hiệu quả hơn.
* Thông qua tiết dạy “ nhận biết tập nói”:
Tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ hoặc màu vàng để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầu của cô để trẻ phát âm. Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn và trẻ sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.
Ví dụ : Trong giờ nhận biết “ Trái cam” tôi cho trẻ quan sát trò chuyện về “ Trái cam”
+Đây là trái gì?
+Trái cam có màu gì ?
+ Trái cam có hình gì ?
+Khi cắt trái cam ra bên trong có màu gì nè ?
Cô có trái gì đây ?
*Thông qua giờ “nhận biết phân biệt” :
Tôi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung chú ý của trẻ. Lồng ghép đan xen các trò chơi tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.
Ví dụ: trong tiết phân biệt màu xanh – màu đỏ tôi chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi có màu xanh , màu đỏ bỏ vào trong chiếc túi và cho trẻ đoán xem trong đó có gì ? khi lấy ra cho trẻ xem tôi hỏi màu sắc và tên của đồ dùng đó.
+ Cái gì đây ?
+ Thẻ hình này màu gì ?
Bạn nào có thẻ hình màu đỏ giống cô giơ lên nào ?
*Thông qua giờ làm quen văn học như kể chuyện, đọc thơ :
Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng nhiều thủ thuật khác nhau: dùng tranh ảnh, vật thật có màu sắc xanh, đỏ, vàng, câu đố, bắt chước tiếng kêu của con vật để lôi cuốn trẻ vào giờ học say mê tích cực. Thông qua tiết văn học: sử dụng đồ dùng trực quan gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: qua câu chuyện kể “thỏ con ăn gì ?” trong khi đàm thoại về nội dung câu chuyện để giúp trẻ nhớ lại câu chuyện tôi còn có thể hỏi thêm về màu sắc để củng cố cho trẻ.
+ Gà mời bạn thỏ ăn gì ? ( thóc,lúa)
+ Lúa có màu gì ? (lúa vàng )
+ Bạn dê mời bạn thỏ ăn gì ?( cà rốt)
+ Củ cà rốt có màu gì ? ( đỏ)
Bạn gà mời bạn thỏ ăn gì vậy nhỉ ?
* Qua tiết thể dục vận động:
Tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ nhận biết màu sắc và gọi tên các dụng cụ đồ dùng trong tiết học như : chơi với bóng ,bật qua vòng
Ví dụ: Trong tiết học chơi với bóng ,trẻ được cầm quả bóng và làm theo ý thích của mình như là ném,đá,tung bóng tôi hỏi trẻ về màu sắc quả bóng của trẻ đang cầm.
Quả bóng này màu gì vậy con ?
*Qua tiết hoạt động với đồ vật:
Qua tiết xếp hình tôi không chỉ rèn luyện kỹ năng như xếp chồng, xếp cạnh mà còn tích hợp để nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng. Đặt các câu hỏi gợi mở: “Khối gỗ màu gì?” “khối gỗ để làm gì?” Thông qua mỗi nhánh trong chủ điểm tôi chọn một màu duy nhất cho trẻ hoạt động để từ đó khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ về ba màu này.
Ví dụ: ở góc xây dựng trẻ đang xây nhà,cô gợi hỏi trẻ về màu sắc hoặc gới ý tưởng xây cho trẻ.
+ Con đang xây gì vậy ?
+ Ngôi nhà này màu gì vậy con ?
+ Mình xây nhà rồi xây thêm gì nữa ?
+ Mình có thể xây thêm bồn trồng hoa cho đẹp nè !
Con đang xây nhà nè ! Miếng must này màu gì ?
2.Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu: Xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động ngoài tiết học:
*Thông qua các hoạt động vui chơi.
Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi các sự vật hiện tượng, được thể hiện mình qua các “vai chơi”. Vì thế tôi chọn những đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng phù hợp với trong góc cho trẻ chơi. Và trong quá trình chơi tôi gợi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời. Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ màu xanh, đỏ, vàng.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc trẻ ráp xe ô tô bằng những thẻ hình mà cô đã chuẩn bị sẵn .
+ Chiếc xe ô tô có màu gì ?
+ Bánh xe có hình gì ? màu gì ?
+ Cửa sổ hình gì ? màu gì ?
* Thông qua mọi lúc mọi nơi:
Khi cho trẻ chơi, trẻ cầm bắt cứ đồ chơi nào trên tay mà có 3 màu cơ bản thì tôi đều hỏi trẻ “ con đang chơi đồ chơi gì ? , có màu gì ?” để trẻ trả lời.giờ ăn ,giờ ngủ ,tôi vui vẻ ân cần ,nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ .tôi giớ thiệu thức ăn và hỏi : hôm nay con được ăn món gì ? ăn món canh gì ? củ cà rốt có màu gì ? trẻ nhắc lại tên ,màu sắc các loại rau.
Giờ đón trả trẻ ,giờ chơi tự do, tôi trò chuyện gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm lý của từng trẻ ,khi trò chuyện tôi lấy đồ chơi có màu xanh đỏ vàng để rèn cho trẻ nhận biết.đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻ đặc biệt là những trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt màu chưa thành thạo vì lúc này số trẻ trong lớp ít đi,không đòi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều đến trẻ khác.
Ví dụ: Giờ đón trẻ cho trẻ gắn tên bé đến lớp tôi gởi hỏi trẻ màu sắc tên của mình được gắn.
Con óc sên của con màu vàng nè !
Vào buổi sáng tôi trò chuyện về những bông hoa thì tôi chú ý đến màu sắc của các loại hoa để cho trẻ nhận biết .con biết những loại hoa gì ? hoa có màu gì ?
Buổi chiều trước khi trả trẻ về tôi hỏi trẻ những việc làm trong ngày : “con chơi trò chơi gì ?”nặn được cái gì ?, “xếp được cái gì ?””có màu gì “
Qua dạo chơi tham quan, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những sự vật hiện tượng xẩy ra xung quanh trẻ ,tôi tạo điều kiện để trẻ được quan sát ,gợi hỏi trẻ để trẻ nói lên màu sắc của sự vật ,hiện tượng được nghe,nhìn thấy.
Ví dụ : Khi dạo chơi ngoài sân trường,tôi hỏi trẻ “ cây gì đây?” “ bông hoa này có màu gì ?” “ lá của nó màu gì ?”trẻ nhận biết màu sắc của cây và màu của bông hoa từ đó khắc sâu hơn cho trẻ về kỹ năng nhận biết phân biệt màu xanh ,vàng.
Bông hoa này màu gì vậy các con ?
3.Tạo môi trường giúp trẻ nhận biết tốt màu xanh, đỏ, vàng.
Trẻ sống trong môi trường tốt thì việc giúp trẻ nhận biết màu sắc thuận lợi hơn,tôi đã chú ý tạo môi trường phong phú ,đa dạng.đồ chơi luôn luôn thay đổi tạo sự mới mẻ,hấp dẫn giúp trẻ lĩnh hội những gì trẻ thấy ,qua đó tạo cho trẻ sự chú ý say mê,yêu thích tìm tòi khám phá.Tuy nhiên màu của các đồ chơi chủ yếu vẫn là các màu xanh, đỏ, vàng.
Đồ chơi chủ yếu sử dụng 3 màu cơ bản
* Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt 3 màu xanh đỏ, vàng tốt.
Tôi tranh thủ thời gian gặp gỡ trao đổi bàn bạc với phụ huynh tìm ra những biện pháp phát triển giúp trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng để giúp đỡ khi trẻ ở nhà.
Vào đầu chủ điểm tôi lên kế hoạch các nội dung chương trình học của bé. Giờ đón , trả trẻ, tôi nhắc phụ huynh đến xem để phụ huynh biết ở lớp con học những gì.
Và trao đổi với phụ huynh trong chủ điểm đó con học cần những đồ dùng gì có màu sắc gì? Để nếu phụ huynh có điều kiện thì mua cho con học ở nhà nếu không có điều kiện thì phụ huynh có thể tận dụng đồ dùng từ thiên nhiên, đồ dùng sẵn có ở nhà giúp con nhận biết tốt khi ở nhà
III. KẾT QUẢ
Trước khi chưa thực hiện biện pháp này ,khả năng nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng còn nhiều hạn chế ,khả năng của trẻ không đồng đều.nhưng trong quá trình tìm tòi suy nghĩ và thực hiện tại nhóm lớp trẻ tôi phụ trách đã thu được kết quả rất khả quan .trẻ tích cực hứng thú say mê trong học tập ,khả năng nhận biết phân biệt ba màu cơ bản của trẻ qua từng giai đoạn đồng đều hơn.dù tháng tuổi khác nhau,nhưng khả năng nhận biết phân biệt ba màu cơ bản của các bé rất tốt.
IV. PHẠM VI THỰC HIỆN:
- Tại lớp cơm thường (trẻ 25 – 36 tháng)
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua các giải pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ về mọi hoạt động của trẻ nói chung và dạy trẻ môn nhận biết phân biệt nói riêng tôi đã rút ra được bài
học kinh nghiệm như sau.
- Cô phải là người mẫu mực yêu nghề, mến trẻ, kiên trì. Nắm chắc được tâm
lý của từng trẻ để kịp thời uốn nắn dạy trẻ ngay từ ban đầu.
- phải kiên trì bền bỉ trong việc sửa sai, luyện khả năng nhận biết phân biệt màu cơ bản cho trẻ.
-Luôn linh hoạt sáng tạo sử dụng nhiều hình thức dạy học để thu hút trẻ vào
giờ học cũng như vui chơi.
- sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động mang màu đặc trưng cơ bản của tuổi nhà trẻ xanh, đỏ, vàng.khi đặt câu hỏi cần ngắn gọn và ở dạng câu hỏi mở để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ,cho trẻ được nói nhiều.
Thực hiện phương châm “học bằng chơi,chơi mà học”, lấy trẻ làm “ trung tâm” cho mọi hoạt động.
-Phối hợp với gia đình nhà trường và xã hội, có kế hoạch và biện pháp
luyện tập giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trên đây là một số biện pháp của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong thời gian qua. Từ những sáng kiến này rất mong có được nhưng ý kiến đóng góp chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
C. KẾT LUẬN.
Chính vì vậy mà ngành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc
giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo
dục chung. Việc dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm hình thành cho trẻ
những cơ sở đầu tiên cho giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ
hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và
chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến
thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp cận ở độ tuổi
này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau
này.
Tân Kiên, ngày 31 tháng 01 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Hồng Diễm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan biet mau_12338661.doc