Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình

Nâng cao chất lượng nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng là việc làm

cần thiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn

đối với trẻ mầm non, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng và phong phú và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Hoạt động tạo hình giúp trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng : Vẽ, nặn, xé, cắt, dán.

Thông qua hoạt động tạo hình mà trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của trẻ.

Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận

thức của bản thân đồng thời góp phần nhỏ bé của mình về việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17245 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn tạo hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể nắm bắt được kỹ tạo hình của trẻ và từ đó có biện pháp hướng dẫn trẻ. Qua khảo sát đầu năm học kết quả như sau: TT Xếp loại kỹ năng tạo hình Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt Tốt Khá T.bình Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Kỹ năng vẽ 36 4 11,1 7 19,5 13 36,1 12 33,3 2 Kỹ năng cắt, xé, dán. 36 2 5,6 6 16,7 12 33,3 16 44,4 3 Kỹ năng nặn 36 3 8,3 8 22,2 10 27,8 15 41,7 4 Kỹ năng tư thế ngồi, cách cầm bút đúng. 36 9 25 7 19,4 10 27,8 10 27,8 5 Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động tạo hình 36 8 22,2 10 27,8 8 22,2 10 27,8 Qua số liệu khảo sát trên, chính là điều tôi phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và đưa trẻ vào hoạt động tạo hình một cách tự nguyện tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học đồng thời tạo cho trẻ có kĩ năng kiến thức phong phú về tạo hình, tôi thấy kỹ năng tạo hình của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ kỹ năng còn yếu và trung bình. Vậy để nâng cao kỹ năng tạo hình của trẻ, tôi còn tìm tòi các kinh nghiệm qua sách, báo, intennets và học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để tự trau dồi thêm những kiến thức cho mình. Do đó, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ tìm ra các biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình hơn. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công ở lớp tôi trong năm học 2015-2016. 2.3. Các biện pháp: 2.3.1. Rèn thói quen, nề nếp, tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra cho mình câu hỏi: “ Trẻ muôn biết cái gì?”, “ Dạy cái gì?”, “ Dạy như thế nào?”, “ Bằng cách nào?”, từ những câu hỏi đó tôi đã lên kế hoạch không những rèn luyện về thói quen, nề nếp, mà còn tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ như thế nào là đúng: Cầm bút bằng tay nào, và cầm bằng mấy đầu ngón tay. Khi tô màu các con tô thế nào đề không bị chườm ra ngoài? Mọi hoạt động của trẻ được tôi thường xuyên theo dõi và ghi nhớ vào số nhật ký riêng của mình để biết được sự phát triển của trẻ như thế nào? Buổi học nào trẻ nghĩ không thực hiện được bài tập của mình tôi bố trí sắp xếp cho trẻ thực hiện lại vào một buổi hoạt động góc khác khi trẻ đi học lại để trẻ không bị mất bài của mình. Việc rèn nề nếp, thói quen hàng ngày cho trẻ trong giờ hoạt động chung cũng rất quan trọng vì vậy, tôi luôn nhắc nhở trẻ có ý thức giữ gìn trật tự, không nói chuyện riêng, tập trung thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn của cô. Đặc biệt với hoạt động tạo hình cho trẻ, việc gợi ý trẻ biết quan sát và nhận xét được các đặc điểm, cấu tạo về các sự vật, hiện tượng xung quanh làm giàu vốn biểu tượng sống cho trẻ rất quan trọng. Do đó, tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tự động trả lời và nói lên đầy đủ các nhận xét, ý tưởng của mình với ngôn ngữ phù hợp, không ê a, không nói quá to. Cứ như thế tôi thực hiện việc rèn nề nếp cho trẻ hàng ngày, hàng tuần theo từng chủ đề và xuyên suốt cả năm học. Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trẻ để biết được tâm lí của trẻ ngày hôm ấy như thế nào, giúp tôi có kế hoạch rèn luyện cho trẻ phù hợp. Ví dụ: Sáng thứ 2 mẹ Văn Nam đưa con đến lớp, nhìn thấy mặt con có vẻ buồn tôi đã trao đổi với phụ huynh xem lí do vì sao trẻ hôm nay lại buồn như thế? Mẹ của trẻ cho biết vì sáng nay con mệt nhưng không muốn ở nhà, vì thế nhờ cô quan tâm đến cháu hơn. Từ thông tin của phụ huynh tôi thường xuyên chú ý đến trẻ nhiều hơn, đặc biệt không để cháu phải hoạt động nhiều, giờ hoạt động ngoài trời cũng cho cháu trong lớp và nhờ cô giáo cùng lớp ở lại với cháu, tránh ra nắng làm cho sức khỏe của cháu yếu hơn. Vào giờ trả trẻ tôi cung cấp cho phụ huynh những thông tin cần thiết giúp phụ huynh biết được tình hình học tập của con mình ở lớp, hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ các kỹ năng tạo hình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 2.3.2. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ Môi trường lớp học đẹp cũng là một yếu tố trực tiết tác động hàng ngày đến trẻ chính vì vậy việc xây dựng cảnh quang trường, lớp cũng được tôi đặc biệt quan tâm. Tôi trang trí xắp xếp lớp học phù hợp hài hòa, thường xuyên thay đổi theo chủ điểm hợp lý, kích thích trẻ và phụ huynh quan sát sẽ tạo được sự chú ý hấp dẫn lôi cuốn trẻ, với các góc mở chủ yếu là sản phẩm của cô và trẻ tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá cái mới, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúcHàng ngày tôi cho trẻ lựa chọn các học liệu để trẻ thể hiện tuỳ theo ý muốn, qua đó trẻ được học và phát triển những kỹ năng cơ bản. Trẻ được vẽ, cắt, xé, dán, nặn bằng sự tưởng tượng của chính mình. Ví dụ: Chủ điểm: "Động vật" tôi cho trẻ xếp con gà bằng vỏ ngao: (Hình ảnh trẻ đang xếp con gà bằng vỏ ngao) (Hình ảnh trẻ xếp con bướm bằng vỏ ngao) Tôi sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện ý tưởng của mình, vào bất kỳ lúc nào mà trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, xắp xếp các nguyên vật liệu một cách hợp lý đẹp mắt Ngoài ra tôi còn bố trí không gian góc tạo hình ở phía cửa ra vào của lớp để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và giúp trẻ có được trạng thái cảm xúc tích cực khi tham gia vào các hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính yên tĩnh vì vậy tôi bố trí xa các góc ồn ào, như góc xây dựng, góc phân vai, để không làm phân tán sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt động, vì vậy tôi đã tạo ra khoảng cách đủ rộng để đảm bảo cho trẻ hoạt động dễ dàng trong góc chơi đồng thời có lối đi lại thuận tiện để mở rộng các mối quan hệ trong khi chơi, trong lớp tôi đã sử dụng các giá, kệ nhỏ, có chiều cao vừa phải để tạo ranh giới giữa góc tạo hình với các góc chơi khác, đồng thời giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc chơi. Sau chủ đề mỗi tuần tôi tổ chức cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí, sắp xếp lại vị trí góc chơi, đồ dùng, đồ chơi trong góc để tạo cảm giác mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ. 2.3.3. Tiến hành cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để đưa vào bài dạy. a. Lập kế hoạch giáo dục trẻ theo từng chủ đề, chủ điềm. Lên kế hoạch cho hoạt động cụ thể của từng ngày là công việc cần thiết của mỗi giáo viên. Kế hoạch chỉ rõ các thiết bị, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh cần chuẩn bị. Mỗi kế hoạch hoạt động cung cấp cho trẻ một loạt khả năng với các hình thức khác nhau, có độ phức tạp vừa đủ mang tính tích hợp. Khi kế hoạch đã được chuẩn bị cẩn thận thì việc thực hiện sẽ trở nên linh hoạt và mềm dẻo hơn. Ví dụ 1: Chủ đề “ Gia đình” Chủ đề nhánh Nội dung Ghi chú Nhánh 1: Gia đình tôi. Trang trí thiệp hồng tặng mẹ, tặng bà Nhánh 2: Gia đình tôi sống chung một nhà Vẽ người thân trong gia đình. Nhánh 3: Nhu cầu của gia đình Nặn đồ dùng trong gia đình. Nhánh 3: Nhu cầu của gia đình Xé dán hoa trang trí cửa sổ Ví dụ 2: Chủ đề “ Nghề nghiệp”. Chủ đề nhánh Nội dung Ghi chú Nhánh 1: Nghề sản xuất Vẽ và tô màu sản phẩm của cô thợ may. Nhánh 2: Nghề dịch vụ Cắt dán cái thang tặng chú công nhân. Nhánh 3: Nghề phổ biến quen thuộc. Xé dán bình hoa tặng cô. Nhánh 4: Nghề chăm sóc sức khỏe Tô màu tranh bác sĩ. Nhánh 5: Nghề truyền thống của địa phương Nặn con tôm, con cua. b. Chuẩn bị trước khi dạy trẻ làm quen với hoạt động tạo hình. Từ kế hoạch đã được chuẩn bị cẩn thận để có một giờ dạy tốt thì tôi phải soạn giáo án tốt, trước hết tôi phải nghiên cứu kỹ nội dung của bài dạy và bài đó thuộc chủ điểm gì? Tôi bán sát vào đó để nghiên cứu kết hợp với nội dung của các hoạt động khác để dạy tạo hình phù hợp và qua đó gây được hứng thú cho trẻ tiếp thu bài tốt hơn, không gây mệt mỏi cho trẻ, tổ chức lồng các trò chơi và dẫn dắt thành một chủ đề từ đầu đến cuối tiết học. Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ hấp dẫn, đẹp, có sáng tạo và thường xuyên thay đổi đồ dùng kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ tạo cho trẻ hứng thú tham gia tìm tòi, khám phá tính tò mò hiểu biết của trẻ như: Mô hình, các vật cắt rời, con rối, tranh, ảnh, vật thật... phong phú về màu sắc, kích thước, sử dụng đúng lúc đúng chỗ. Ví dụ: Để chuẩn bị tốt cho bài tạo hình “Trang trí thiệp hồng tặng mẹ, tặng bà, tặng cô” vào thứ 3 ngày 20/10, thì chiều thứ 2 tôi cho các cháu xem các hình ảnh mẫu thiệp đẹp, sinh động, dễ làm trên máy chiếu để trẻ quan sát. Vào sáng hôm thứ 3, trước khi cho trẻ thực hiện trang trí thiệp tôi cho trẻ được xem lại tranh các mẫu thiệp qua máy chiếu và những mẫu thiệp do bản thân tôi tự làm để trẻ quan sát, ghi nhớ và thực hiện một cách tốt hơn. c. Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động tạo hình. Bên cạnh chuẩn bị cho trẻ những tiền đề làm phong phú vốn hiểu biết, thì khả năng gây hứng cho trẻ đi vào hoạt động cũng rất quan trọng. Để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dõm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động, đặc biệt, người giáo viên cũng phải có khả năng tạo hình và tạo ra những tác phẩm đẹp, vì trẻ học đa số dựa trên sự bắt chước là chủ yếu, vì thế đòi hỏi người giáo viên cũng phải đưa ra những hình mẫu đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao. Trong một tiết hoạt động tạo hình tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép các bài hát hay những bài thơ, câu đố hoặc trò chuyện cùng trẻ để làm cho giờ hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn. Qua đó ngay từ đầu tôi đã lôi cuốn trẻ chú ý, không khí giờ học trở nên hào hứng không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao. Ví dụ: Ở giờ học: Đề tài:“Vẽ vườn hoa mùa xuân” của chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân. Tôi cho trẻ đi thăm quan vườn hoa trong sân trường từ chiều hôm trước, trẻ rất thích được quan sát vườn hoa trực tiếp dưới sân trường, trẻ được ngắm nhìn và miêu tả bằng lời nói về đặc điểm của các loại hoa. Điều đó đã gây ấn tượng mạnh, hình thành biểu tượng về hoa một cách chính xác. “Hôm qua các con đã được đi quan sát vườn hoa trong trường, trong vườn hoa có những hoa gì? Hoa dùng để làm gì?” Trẻ kể theo hiểu biết của mình. Và cho trẻ xem 3 bức tranh vẽ vườn hoa bằng các chất liệu màu khác nhau để trẻ tự nhận xét các bức tranh vẽ vườn hoa theo ý hiểu của mình. Bằng ngôn ngữ miêu tả, tôi hướng trẻ nhận xét về vẻ đẹp của các bức tranh qua nội dung, màu sắc, bố cục xắp xếp: Có thể nói hiệu quả ngôn ngữ miêu tả rất cao, giúp trẻ tái tạo, hình dung một cách sinh động về tranh vẽ của mình. Khi trẻ đã có kiến thức vẽ hoa, tôi sẽ hỏi trẻ thích vẽ vườn hoa như thế nào? Vườn hoa có những gì? rồi cô gợi ý cách vẽ vườn hoa với: Màu xanh của thân cây hoa và lá, hoa cánh tròn, hoa cánh dài, màu sắc các chú bướm đang bay, đậu trên những bông hoa, cách bố cục bức tranh. Kết quả không những trẻ khá vẽ được về vườn hoa mà một số trẻ yếu cũng tạo ra bức tranh có nội dung màu sắc thật sinh động. Ngoài ra tôi còn cho trẻ tăng cường tiếp xúc với thiên nhiên, với xã hội, giúp trẻ có cảm xúc tốt. Trên cơ sở đó trẻ bộc lộ trí tưởng tượng sáng tạo trong tranh vẽ của mình bằng các đường nét đơn giản có tính khái quát cao, màu sắc tươi sáng và quan trọng là sẽ gửi vào đó cảm xúc chân thật của mình về thế giới xung quanh. Ví dụ: Đề tài "Xé dán trang trí thiệp chúc mừng" tôi tạo một tình huống nhân ngày lễ của các mẹ, các bà, các cô, các chị thì cô cháu chúng mình hãy cùng trang trí những tấm thiệp chúc mừng đẹp nhất giửi tới các mẹ, các bà, các cô, các chị nhân ngày 08/3 nhé. Với tình yêu của các cháu nhỏ dành cho các mẹ, các bà, các cô, các chị, thì cách dẫn dắt vào hoạt động đó sẽ làm cho trẻ hào hứng hơn và trẻ sẽ làm tấm thiệp một cách say sưa và cố gắng hơn. Qua thực tế đã cho thấy, khi sử dụng một hình tượng hay một tình huống, một câu chuyện nhỏ để giới thiệu trẻ đi vào hoạt động trọng tâm thì trẻ có hứng thú với hoạt động và kết quả là sản phẩm từ trẻ làm ra có hiệu quả nghệ thuật cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó tôi phải chọn cách đưa ra tình huống phải phù hợp với nội dung tiết dạy, phù hợp với chủ điểm cũng như các tình huống trên trẻ trong tiết dạy hôm đó, và đặc biệt tránh việc đưa ra tình huống lấn chiếm quá nhiều thời gian hoạt động chính. ( Tranh: Xé dán trang trí thiệp chúc mừng của cô và trẻ ) d. Hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài giờ học tạo hình tôi cho trẻ hoạt động tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ vẽ trên sân trường, làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, sẵn có ở địa phương như: sỏi, vỏ ngao, lá cây... rồi tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích. Ví dụ: Trẻ vẽ theo ý thích trên sân trường. Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn sinh môi trường. Những sản phẩm do trẻ làm tôi cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích, đồng thời qua tác phẩm của con mình mang về nhà từ đó phụ huynh biết được năng khiếu của trẻ để qua đó phụ huynh bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu tạo hình. Trong buổi sinh hoạt chiều ở hoạt động góc tạo hình, tôi cho các cháu làm sách tranh theo từng chủ đề để lưu lại những sản phẩm mà trẻ đã tạo ra, từ đó hình thành cho trẻ biết quý trọng gìn giữ sản phẩm của mình làm ra, thông qua đó tôi khuyến khích trẻ phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển khả năng hứng thú với hoạt động tạo hình, khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ vẽ, xé dán, cắt dán giấy. Qua mỗi chủ đề trí tưởng tượng của trẻ tăng lên, trẻ có điều kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo. e. Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tạo hình. Cô không nên lạm dụng các sản phẩm và làm mẫu, càng ít làm mẫu và sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tích cực tư duy, tìm kiếm cách thể hiện. Nếu xem nhiều các sản phẩm mẫu và xem cô làm mẫu sẽ làm tê liệt những cảm xúc trước đó ở trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ chỉ việc ghi nhớ và bắt chước là đủ. Mặc dù việc thực hiện các hoạt động tạo hình một cách có kỹ thuật không phải là điều kiện chủ yếu trong nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, song việc nắm được những kỹ thuật đúng, đa dạng và chuẩn xác là điều cần thiết, bởi lẽ nó cho phép trẻ có thể miêu tả mọi vật, mọi hiện tượng, tạo các bố cục trang trí...và đưa vào đó cảm nghĩ, ươc mơ của mình một cách dễ dàng phong phú. Vì vậy vào đầu năm học tôi hướng dẫn các cháu nắm vững kĩ năng tạo hình tôi dạy trẻ từ dẽ đến khó như sau: Dạy vẽ: Tôi giúp trẻ nắm vững cách chuẩn xác về màu sắc, đường nét, hình dạng, kích thước, bố cục của hình vẽ, bố cục bức tranh. Cần giáo dục trẻ hiểu được rằng bức tranh được công nhận là đẹp không nhất thiết phải giống mẫu của cô hay bất cứ ai khác, mà nó đẹp ở sự thể hiện tính độc đáo của sản phẩm qua cách trình bày, ý tưởng hay và cách tô màu sao cho đẹp mắt và phù hợp với thực tế. Ví dụ 1: Dạy trẻ “Vẽ về biển”. Chúng mình đã được bố, mẹ cho đi tắm biển chưa? Nước biển có màu gì ? chúng mình thấy sóng biển thế nào? Sóng biển rất mạnh Và cho trẻ xem 3 bức tranh vẽ về biển được sắp xếp nội dung bố cục vào thời gian khác nhau để trẻ tự nhận xét các bức tranh vẽ về biển theo ý hiểu của mình. Bằng ngôn ngữ miêu tả, tôi hướng trẻ nhận xét về vẻ đẹp của các bức tranh qua nội dung, màu sắc, bố cục xắp xếp: Vẽ cảnh biển lúc bình minh và cảnh biển khi hoàng hôn buông xuống. Có thể nói hiệu quả ngôn ngữ miêu tả rất cao, giúp trẻ tái tạo, hình dung một cách sinh động về tranh vẽ của mình. Khi trẻ đã có kiến thức về biển, tôi sẽ hỏi trẻ thích vẽ biển vào thời điểm nào? và có những gì ở biển? rồi gợi ý cách vẽ bãi cát, màu xanh của mây trời của làn nước, hình dạng của thuyền buồm, dãy núi, cánh chim hải âu bay lợnTrẻ đã có những bước đầu thể hiện được những sắc thái biểu cảm trong tranh của mình nhờ vậy mà những sản phẩm của trẻ tạo ra trông rất sinh động, hấp dẫn. (Tranh vẽ về biển của cháu Phương Nhi) (Tranh vẽ về biển của cháu Hoài Thương) Ví dụ 2: “Vẽ con vật sống trong gia đình”: Trong gia đình mình, bố mẹ các con có nuôi con vật gì không? Bạn nào hãy tả lại cho cô và các bạn khác cùng nghe để biết về những con vật mà bố mẹ mình nuôi ở nhà nào? (Tranh vẽ con vật nuôi trong gia đình của cháu Đăng Minh) Dạy nặn: Tôi dạy trẻ nắm vững các kĩ năng xoay tròn, ấn bẹp, bẻ cong, vuốt nhọn, dàn mỏng, cách chia đất Giúp cháu biết cách ước lượng tỉ lệ giữa các phần trong sản phẩm khi chia đất và hiểu được một sản phẩm nặn đẹp là phải có sự cân đối, bóng, màu sắc hài hòa. Khi trẻ nắm được những thủ pháp nặn và sử dụng các dụng cụ phụ trợ trẻ sẽ có khả năng thể hiện những đặc điểm về hình thù và bề mặt của một vật một cách tỉ mỉ hơn, phức tạp hơn, sinh động hơn. Ví dụ: Đề tài "Nặn con vật sống trong rừng" đối với dạng bài này tôi phải chuẩn bị một số vật mẫu của mình to hơn trẻ nhiều đồng thời cũng chuẩn bị một số vật mẫu nhỏ để cho trẻ quan sát kĩ hơn, chuẩn bị một bàn xoay để trẻ có thể quan sát tất cả các hướng của chú thỏ, bác voi, bạn hưu cao cổ và tôi cho trẻ ngồi đội hình vòng cung. Thông qua việc đàm thoại về màu sắc và cách chọn màu, cũng như cách chia tỉ lệ đất giúp trẻ thực hiện tốt hơn bài làm của mình. Thông qua đó tôi cũng lồng gép nội dung giáo dục nhằm phát triển tình cảm đạo đức cũng như tình cảm xã hội ở trẻ. Từ những cảm xúc tạo hình, trẻ bắt đầu cảm nhận, phân biệt hình dạng và thể hình dáng của các vật mẫu, phát triển các thao tác tạo hình, đồng thời là khả năng tri giác bằng mắt. Trẻ được bồi dưỡng khả năng điều khiển bằng mắt các thao tác của mình càng tốt bao nhiêu thì càng có khả năng truyền đạt các hình dáng của các vật mẫu chính xác bấy nhiêu. Dạy cắt dán: Tôi giúp các cháu biết cách cầm kéo đúng cách, thực hiện được các kĩ năng cắt nhát thẳng, cong, tròn, cách gấp và cắt giấy sao cho ngay ngắn, cách ước lượng và sắp xếp bố cục lên bức tranh và phếch hồ sao cho thẳng và đều, không làm đọng hồ trên mặt giấy. Với kĩ năng cắt gây nhiều khó khăn cho trẻ, cô có thể tìm giấy đã qua sử dụng (giấy A4 in bị hư, giấy báo) cho cháu tập cắt từng kĩ năng cùng cô vào mọi lúc mọi nơi để trẻ có nhiều cơ hội cầm kéo thực hiện kĩ năng cắt hoàn thiện hơn. Dạy xé dán: Cô dạy các cháu nắm được kĩ năng xé dọc, xé vụn, xé cong lượn, cong tròn. Với kĩ năng này nhiều trẻ chưa thành thạo, vì thế cô phải hết sức kiên nhẫn dạy cháu kiên trì thực hiện nhiệm vụ được giao, tuyệt đối không nhờ bạn làm giúp hoặc hấp tấp vội vàng cho xong. Trẻ rất hay xé bằng cách cầm 2 đầu giấy và xé thằng theo chiều dọc tờ giấy, cô cần chỉ cho trẻ cách xé bằng 2 ngón tay (cái và trỏ của 2 bàn tay ), xé nhích từng tí một và đề ra yêu cầu là khi xé nét thẳng hay nét cong thì sản phẩm không nhăn, không bị đứt, nét xé mịn, sắp xếp bố cục đều, dán phẳng. Cô cũng có thể chuẩn bị cho trẻ tập xé ở mọi lúc mọi nơi qua cách xé theo hình ảnh sưu tầm trên giấy báo, tranh ảnh để rèn dần kĩ năng xé giấy cho trẻ. Việc dạy trẻ nắm vững các kỹ năng, rèn luyện các kỹ xảo có tính chất kỹ thuật cần đòi hỏi sự ôn luyện bền bỉ và có hệ thống. Trẻ nắm tốt kỹ thuật thì quá trình tạo hình đối với trẻ sẽ trở nên dễ dàng, thú vị và nhờ đó mà làm tăng hứng thú của trẻ đối với hoạt động, làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Với những kiến thức, kỹ năng xé dán trẻ đã được học, bằng đôi bàn tay khéo léo của mình các cháu đã tạo ra những sản phẩm như: (Tranh xé dán thuyền trên biển của cháu Đăng Minh và Hoài Thương ) (Tranh xé dán của cháu Phương Nhi) g. Giáo viên biết cách nhận xét, đánh giá sản phẩm, dạy trẻ cách đánh giá sản phẩm. Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình, thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối với sản phẩm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá tác phẩm nghệ thuật trên bản thân trẻ. Biết rõ điều đó trong các giờ tạo hình tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những hạn chế còn trên trẻ để không làm trẻ tự thấy thỏa mãn ở khả năng bản thân của mình để tiếp tục cố gắng hơn nữa, bên cạnh đó, trong các giờ hoạt động tôi luôn đặt những câu hỏi như: “Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm đó nhất? Để làm nên sản phẩm này thì con phải làm như thế nào?”, để hình thành ở trẻ những tiền đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm của trẻ cũng cần phải chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với tác phẩm nghệ thuật của mình. Khi đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ tôi luôn căn cứ vào các điểm sau: - Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi: Ở mỗi trẻ có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế đánh giá được khả năng của trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của từng trẻ làm được những gì? - Bên cạnh đặc điểm tâm sinh lí thì cần phải dựa vào mục tiêu đặt ra trong giờ hoạt động tạo hình cũng rất quan trọng. Không nên ôm đồm quá nhiều mục tiêu trong một giờ hoạt động quá mà cần đưa ra những mục tiêu phù hợp và dựa vào những mục tiêu đó để đánh giá cái gì trẻ đạt được và chưa đạt được. - Dựa vào nội dung của hoạt động tạo hình để đánh giá năng lực của trẻ, cũng như sự tiến bộ dần của quá trình từ đầu năm học cho đến cuối năm để thấy được sự chuyển biến rõ rệt ở khả năng tạo hình trên từng trẻ. - Khi nhận xét cô cũng phải khéo léo, lời lẽ nhận xét sản phẩm phải gây cho trẻ niềm vui sướng vì những gì chúng đã tạo nên, phải nhấn mạnh những thành công sáng tạo, những ý định tạo hình thú vị của trẻ, phải chỉ cho trẻ thấy sự giống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu tả và giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, thái độ trước kết quả hoạt động. Bằng lời nói của mình tôi rèn luyện cho trẻ khả năng nhận xét kết quả hoạt động của trẻ, nhận ra những thiếu xót và có hướng sửa chữa những thiếu xót ấy. h. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tạo hình. Thực hiện hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2015 – 2016 số 4983/BGDĐT – CMTT ban hành ngày 28/9/2015 về ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Bản thân là một người năng động, sáng tạo tôi cũng cập nhật thông tin từ internet để download hình ảnh, video clip ứng dụng vào dạy trẻ. Trẻ được chính xác hoá các biểu tượng, hấp dẫn, cuốn hút trẻ vào giờ hoạt động hơn. Đặc biệt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Tôi còn thiết kế các bài giảng điện tử trên chương trình powerpoint hoặc kidpix như: Ở bài dạy “Vẽ một số con vật nuôi trong gia đình". Tôi cho trẻ xem một số hình ảnh động mà tôi đã quay video cho trẻ xem để giới thiệu bài dạy, hay bài “ Nặn một số con vật sống trong rừng". Tôi đã tìm trên mạng internet để download hình ảnh con vật sống trong rừng cho trẻ quan sát, qua đó tôi giới thiệu cho trẻ về các con vật, tư thế, dáng đi, màu lông, nó đang làm gì... 2.3.4. Phối kết hợp tuyên truyền với phụ huynh Vào đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp tiến hành họp phụ huynh để phổ biến nhiệm vụ năm học và mục tiêu phấn đấu của lớp và nhà trường. Qua cuộc họp tôi đã thông qua một số ý kiến về tầm quan trọng của việc dạy trẻ hoạt động tạo hình. Khuyến khích phụ huynh cho trẻ tự tìm hiểu về thế giới xung quanh, để tích lũy kinh nghiệm vốn sống cho trẻ, tôi vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu, đồ phế thải sãn có của địa phương để trẻ thỏa mái lựa chọn cho mình những gì trẻ thích và tạo ra sản phẩm theo cách riêng của trẻ. Vào những ngày nghỉ tôi đưa ra một số đề tài cho trẻ làm ở nhà, tuần sau mang đến. Ví dụ: Sắp đến ngày 20/11(hoặc 22/12; 8/3) rồi, đó là ngày gì chúng mình có biết không? (Đó là ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hoặc ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội dân dân Việt Nam. Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ). Các con về nhà vẽ những bông hoa, làm những bưu thiếp thật đẹp để tặng cô giáo nhân ngày 20/11; Tặng chú bộ đội nhân ngày 22/12; Tặng bà, tặng mẹ, chị và các bạn gái, nhân ngày 8/3. * Kết quả : Sau mỗi chủ nhật, tất cả trẻ đều làm được đề tài mà cô giao về nhà, làm cho nhận thức của phụ huynh về nội dung học tập của trẻ ngày càng được nâng cao. 2.3.5. Sưu tầm các nguyên vật liệu để dạy trẻ hoạt động tạo hình và làm đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú. Khi thực hiện hoạt động tạo hình thì nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi có hiệu quả, việc sưu tầm và sử dụng nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng. Muốn dạy trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn trước hết tôi cần phải đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docskkn mot so bien phap giup tre 4 5 tuoi hoc tot mon tao hinh_12328459.doc