Lời mở đầu 1
Phần thứ nhất 2
Chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm 2
Một yếu tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp 2
tồn tại và phát triển. 2
I - Thị trường tiêu thụ sản phẩm - yếu tố cơ bản trong quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp. 2
1 Khái niệm về quá trình tái sản xuất. 2
1.1. Tái sản xuất giản đơn. 2
1.2. Tái sản xuất mở rộng. 2
2. Các khâu cơ bản của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. 3
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm - yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 4
3.1. Khái niệm về thị trường: 4
3.2 Vai trò của thị trường. 5
4. Phân loại thị trường. 6
4.1. Phân loại theo tính chất của thị trường thì có: 6
4.2. Phân loại vai trò của người mua và người bán. 8
5. Nghiên cứu thị trường. 8
5.1. Thị trường tiềm tàng (The Potential Market). 9
5.2. Thị trường ắt có (The Available Market). 9
5.3. Thị trường ắt có và có đủ điều kiện (The qualified Available Market). 9
5.4. Thị trường trọng điểm (The Target Market). 9
5.5. Thị trường đã thâm nhập (The Penetrated Market). 9
II. Chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 11
A. Những lý luận cơ bản về chiến lược. 11
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngũ nhân viên.
Trên góc độ cạnh tranh thị trường để xem xét thì có các chiến lược sau:
* Chiến lược đổi mới
* Chiến lược củng cố
* Chiến lược đối đầu
* Chiến lược quấy nhiễu
Bốn loại chiến lược này có thể áp dụng cho các doanh nghiệp dẫn đầu về thị trường nhằm bảo vệ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
* Đối với các doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn, nhưng chưa phải là các doanh nghiệp dẫn đầu trong nghành, với mục tiêu giành được thâm phần thị trường của đối thủ cạnh tranh, thì có 5 chiến lược quan trọng là : cạnh tranh về giá (có thể giữ mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh) đổi mới sản phẩm cạnh tranh chất lượng cải tiến dịch vụ giao hành đến tay người tiêu dùng, bố trí lực lượng bán hàng rộng lớn và chú trọng xây dựng hệ thống phân phối, tăng cường.
1.2. Chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Như đã nêu ở trên thì chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận của chiến lược sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược này cho biết cả về lý luận lẫn thực tiễn các vẫn đề cơ bản sau :
- Các quan điểm ứng xử của doanh nghiệp đối với từng loại thị trường trong và ngoài nước về việc đáp ứng nhu cầu của từng loại thị trường bằng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
- Cho biết rõ một cách tổng quát nhất các mối tương tác giữa nhu cầu của từng loại thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với từng loại hàng hoá.
* Nhu cầu/khả năng > 1 : nhu cầu lớn hơn khả năng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể xác định chiến lược đầu tư phát triển nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường được tốt hơn.
* Nhu cầu/khả năng = 1 : Nhu cầu bằng khả năng
* Nhu cầu/khả năng < 1 : Nhu cầu thấp hơn khả năngứng với mỗi biểu hiện của nhu cầu so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, mà mỗi doanh nghiệp có thể xác định cho mình một loại hình chiến lược để có khả năng ứng. Do sự biểu hiện của nhu cầu/khả năng là sự biểu hiện phức tạp và biến động liên tục, nên một loại hàng hoá của doanh nghiệp có thể thoả mãn nhu cầu ở thị trường này nhưng ở thị trường khác lại không thoả mãn. Nói cách khác, sản phẩm của doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được toàn bộ các phân đoạn của thị trường, mà chỉ có thể đáp ứng ở một phân đoạn thị trường nào đó. Do vậy, đa dạng hoá sản phẩm là một biện pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường trên nhiều phân đoạn của thị trường khác nhau.
- Chiến lược thị trường cho biết rõ khả năng phát triển và mở rộng thị trường của doanh nghiệp trong tương lai của doanh nghiệp.
2. Một số chiến lược thị trường dựa trên mối quan hệ sản phẩm trên thị trường :
Sản phẩm luôn gắn liền với thị trường. Vì thế chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm không thể không đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ giữa sản phẩm và thị trường được. Quan hệ giữa sản phẩm và thị trường được mô tả tại ma trận sau đây:
- Khi tốc độ tiêu dùng của người tiêu dùng có thể gia tăng.
- Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh giảm trong khi toàn ngành lại tăng.
- Khi các chi phí về hoạt động thị trường cho phép giảm thấp hơn và tạo ra được một số lợi để cạnh tranh so với đối thủ.
* Đối với chiến lược phát triển thị trường.
- Khi các kênh phân phối mới đã được thiết lập có chất lượng và có thể tin cậy được.
- Khi còn có các thị trường mới chưa bão hoà
- Khi doanh nghiệp có các nguồn vốn và nhân lực đủ để quản lý các hoạt động mở rộng.
- Khi doanh nghiệp đã thành công đối với các sản phẩm hiện có.
- Khi doanh nghiệp còn khả năng sản xuất.
* Chiến lược phát triển sản phẩm :
- Khi doanh nghiệp đã có sản phẩm thành công đang ở giai đoạn chín muồi của chu kỳ sống của sản phẩm. Ý tưởng ở đây là nhằm thu hút khách hàng đã thoả mãn thử các sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến và đã có kết quả tích cực.
- Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng tốt và với giá cạnh tranh.
- Khi doanh nghiệp đang phải cạnh tranh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
- Khi doanh nghiệp có điều kiện và khả năng để đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
* Chiến lược đa dạng hoá.
- Khi doanh thu tiêu thụ các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp sẽ gia tăng nên khi đưa vào thị trường mới những sản phẩm và dịch vụ mới.
- Khi các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp đang ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ sống.
- Khi các thị trường hiện tại cho các sản phẩm hiện tại đang bị lão hoá.
3. Nội dung chủ yếu của chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
Về thực chất của thị trường tiêu thụ sản phẩm là sự đánh giá phân tích tổng hợp về mặt lượng và mặt chất các loại thị trường của doanh nghiệp, các nhu cầu của từng loại thị trường để xác định cho được những loại thị trường nào có triển vọng nhất. Những loại nhu cầu nào là có khả năng thanh toán phối hợp với khả năng của doanh nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Việc phân tích thị trường hiện tại và tiềm năng của thị trường tương lai tiêu chuẩn quan trọng để xác định phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách vững chắc và thực tế. Do thị trường luôn ở trạng thái biến động, vì vậy doanh nghiệp cần có sự phân tích đánh giá thường xuyên để có được cách xử lý nhanh, nhạy là điều rất quan trọng đối với sự thành công của tương lai.
Việt phân tích quy mô của thị trường còn cho phép doanh nghiệp xác định tỷ trọng khu vực thị trường của mình. Phép phân tích có tính lịch sử chỉ cho doanh nghiệp một các đúng đắn về sự phát triển hay suy tàn của thị trường. Qua đó doanh nghiệp xác định được vị trí của mình. Nhưng sự hiểu biết về thị trường lại là một quá trình do nhu cầu của thị trường luôn luôn thay đổi, những yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, giá cả và phương thức cung ứng không ngừng được đa ra, nó tác động trở lại và có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thừa nhận sự biến đổi này. Trong đó sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh - hành vi và cách ứng xử của họ v.v... có ý nghĩa to lớn giúp doanh nghiệp nhận ra các điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm do doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó sẽ có các giải pháp và chính sách hợp lý.
Đánh giá thị trường, bao gồm việc đánh giá tính chất và quy mô của từng loại thị trường tiêu thụ sản phẩm, nó là khó tính hay dễ tính đối với sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc nếu đưa sản phẩm mới của doanh nghiệp vào thị trường thì hiệu quả sẽ ra sao, khách hàng của doanh nghiệp thuộc loại nào v.v...
Nói tóm lại, chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải giải quyết được các vấn đề cơ bản sau :
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là thị trường nào ?
- Sản phẩm mà thị trường yêu cầu là sản phẩm gì ? Chất lượng ra sao ?
- Khách hàng thuộc loại nào thì phù hợp nhất với khả năng của doanh nghiệp. Do đó mục tiêu của chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm là làm sao đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trên từng phân đoạn của thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bảo đảm cho doanh nghiệp giành lợi thế trong cạnh tranh và đạt hiệu quả cao. Muốn vậy thì có hai vấn đề đặc biệt quan trọng là : nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với hướng của thị trường và hạ giá thành sản phẩm.
Như vậy chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây phải được xác định :
- Các loại thị trường hiện tại và thị trường tương lai (cả về quy mô, đặc điểm, tính chất v.v...) thị trường mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng.
- Xác định thị trường nào là có triển vọng đối với doanh nghiệp.
- Các nhân tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược thị trường (như đã trình bầy ở trên.)
- Dự kiến các kênh phân phối và phương thức tiêu thụ sản phẩm.
4. Phân đoạn thị trường và định vị sản phẩm trên thị trường tiêu thụ sản phẩm :
Cũng như các chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm không thể có cơ hội thành công nếu như công tác nghiên cứu thị trường không được chú ý. Trong tất cả các vấn để về hoạt động Marketing ảnh hưởng đến công tác xác định và thực thi chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm thì hai biến số quan trọng nhất là việc phân đoạn thị trường và định vị sản phẩm trên thị trường, như Ralph Biggadike khẳng định rằng phân đoạn thị trường và định vị sản phẩm được xem là các kỹ thuật quan trọng nhất trong quá trình quản lý chiến lược và hoạt động Marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào.
4.1. Phân đoạn thị trường :
Phân đoạn thị trường được định nghĩa là “sự chia nhỏ thị trường thành các nhóm khách hàng nhỏ riêng biệt theo nhu cầu và thói quen mua hàng”. Việc phân đoạn thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm bởi 3 lý do sau đây :
Thứ nhất : Các chiến lược như phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hoá, thâm nhập thị trường đòi hỏi sự gia tăng vể doanh số bán hàng thông qua những sản phẩm hiện có, sản phẩm mới và thị trường mới. Do vậy để thực hiện thành công đòi hỏi phải có các phương pháp phân đoạn thị trường mới và chi tiết hơn thì mới hiểu được cặn kẽ nhu cầu của từng loại khách hàng và người tiêu dùng.
Thứ hai : Việc phân đoạn thị trường cho phép doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh với những nguồn lực hạn chế, vì nó không đòi hỏi phải sản xuất đại trà, phân phối rộng rãi và quảng cáo rầm rộ. Việc phân đoạn thị trường có thể giúp một doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh thành công với một doanh nghiệp lớn nhờ vào việc tối đa hoá lợi nhuận / đơn vị sản phẩm và doanh nghiệp số bán hàng trên một phân đoạn thị trường.
Thứ ba : Các quyết định được đưa ra dựa trên kết quả phân đoạn thị trường là các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách của Marketing- Mix : sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếc trương như bảng sau đây :
Sản phẩm
Phân phối
Giá cả
Khuyếch trương
Chất lượng
Các kênh phân phối
Mức giá
Quảng cáo
Kiểu dáng
Quy mô phân phối
Giảm giá và chiết khấu
Hỗ trợ
Nhãn hiệu
Các điểm bán lẻ
Điều kiện thanh toán
Triển lãm
Bao gói
Khu vực bán hàng
v.v...
v.v...
Mặt hàng
Vận chuyển
Bảo hành
v.v...
v.v...
* Phân đoạn thị trường theo tâm lý tiêu dùng : giai cấp xã hội, lối sống, cá tính v.v...
* Phân đoạn thị trường theo cách cư xử : dịp sử dụng hàng hoá, mong muốn lợi ích, mức độ sử dụng, tính thuỷ chung, thái độ với sản phẩm v.v...
Việc phân đoạn thị trường tiềm năng đòi hỏi phải xác định được các đặc điểm và nhu cầu của người tiêu dùng, phân tích tính tương tự và tính khác biệt của từng nhóm khách hàng trên từng phân đoạn. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể có 3 cách ứng xử sau đây :
- Chỉ sản xuất một loại sản phẩm đáp ứng mọi phân đoạn của thị trường, thông thường là loại sản phẩm có ít sự khác biệt (ví dụ như bột mỳ, đường v.v...) hoặc là sản phẩm mới duy nhất.
- Đưa ra thị trường một loại sản phẩm đặc thù cho mỗi phân đoạn thị trường.
- Chỉ đáp ứng nhu cầu của một số phân đoạn thị trường nhất định.
Tóm lại, việc phân đoạn thị trường là chìa khoá để cho cung phù hợp với cầu. Sự phù hợp này là hóc búa nhất trong các dịch vụ giành cho khách hàng. Phân đoạn thị trường thường cho thấy rằng những biến động lớn và đột ngột của nhu cầu thị trường thường là các mẫu nhỏ có thể đoán trước và có thể điều khiển được. Cung phù hợp với cầu sẽ cho phép các doanh nghiệp sản xuất với quy mô mong muốn, hoặc có thể bố trí sản xuất mà không cần làm thêm ca, thêm giờ. Cung phù hợp với cầu sẽ làm tối thiểu hoá số lượng hàng thiếu, nhờ vậy sẽ làm cho việc phục vụ khách hàng được tốt hơn.
4.2. Định vị sản phẩm trên thị trường:
Sau khi đã phân đoạn thị trường để các doanh nghiệp có thể nhằm vào các đoạn thị trường khác nhau nhất định nào đó, bước tiếp theo là tìm ra các loại sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Đó là điều cốt lõi để thành công.
Định vị sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhằm mục đích này. Nó đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp phải có các tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, phải xác định được sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh nhất trên phân đoạn thị trường nào, hoặc tìm kiếm các phân đoạn thị trường còn trống chưa được phục vụ.
Việc định vị sản phẩm trên thị trường đòi hỏi phải có những nỗ lực tiếp thị to lớn để sao cho trong tâm trí của người tiêu dùng và khách hàng lưu giữ và mong muốn có được sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của họ v.v...
Tóm lại, chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên cơ sở ngiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường với các kỹ thuật là phân đoạn thị trường và định vị sản phẩm phải trả lời được các câu hỏi chủ yếu sau:
1 - Quy mô của thị trường hiện tại về :
- Số lượng sản phẩm, doanh số bán.
- Số lượng khách hàng, loại khách hàng, phạm vị khách hàng.
- Nhu cầu về sản phẩm, nhất là về chất lượng và mẫu mã.
2 - Sức mua của thị trường hiện tại là thế nào ?
3 - Những doanh nghiệp nào là có phần thị trường là lớn nhất.
4 - Những tiêu chuẩn kỹ thuật nào của sản phẩm là thông dụng ?
5 - Những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.
6 - Tiến hành phân phối sản phẩm một cách bình thường thế nào ?
7 - Các mức giá thích hợp và cơ cấu chiết khấu
8 - Các phương thức quảng cáo và xúc tiến bán hàng thích hợp.
9 - Các nhu cầu tối đa và tối thiểu
10 - Những xu hướng của thị trường tiêu thụ trong tương lai.
11 - Sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng dễ dàng được chấp nhận hơn không ?
12 - Những phản ứng tiêu cực của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
13 - Những công việc gì đang được tiến hành để duy trì và mở rộng thị trường.
5. Phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và thực hiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
Từ các phân tích ở phần trên đây thì phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và thực hiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp là :
- Chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó đặc biệt quan trong là bộ 3 chiến lược trên thị trường là doanh nghiệp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Muốn vậy doanh nghiệp phải tổ chức tốt bộ phận Marketing với các nhân viên tiếp thị có trình độ và nhiệt tính, xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin được kịp thời để làm cơ sở cho việc ra quyết định linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Xác định chiến lược thị trường thích hợp dựa trên ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của thị trường nhằm đạt mục tiêu đề ra.
- Xác định các loại hình chiến lược thị trường thích hợp đối với từng nhóm sản phẩm để có thể gia nhập hoặc rút khỏi thị trường những loại sản phẩm nhất định, nhằm nâng cao thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua sự gia tăng về doanh số bán hàng và tăng phần thị trường của doanh nghiệp.
- Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp với các xu hướng thay đổi của thị trường trên các phân đoạn của thị trường khác nhau trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức lực lượng bán hàng trên cơ sở hoàn thiện các kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ kết hợp chặt chẽ với các nỗ lực khác của công tác Marketing nhằm làm cho khách hàng có điều kiện thuận lợi để mua hàng và gây ấn tượng tốt về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đổi mới công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhờ việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt hơn, nhưng có chi phí thấp hơn. Qua đó mà doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá bán và cạnh tranh về chất lượng để tăng phần thị trường của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SẢN PHẨM XÂY DỰNG BHP VIỆT NAM
I - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MẸ BHP (BROKEN HILL PROPRIETARY LTD) VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SẢN PHẨM XÂY DỰNG BHP VIỆT NAM.
1) Công ty Broken Hill Proprietary Ltd (BHP) :
Là một tập đoàn khai khoáng lớn nhất Australia có bề dày kinh doanh trên 100 năm về các dịch vụ khai thác và tiền chế các sản phẩm....
Hiện nay Công ty đã có mặt tại hơn 64 quốc gia với hàng trăm nhà máy và 54000 nhân viên.
Mục tiêu của công ty là việc phát triển kinh doanh tại nước ngoài cũng như tại Australia, nhằm đảm bảo các chất lượng kinh doanh tốt nhất và các kỹ năng quản lý do kết hợp với việc đa dạng các sản phẩm,phát triển các thị trường mang tính toàn cầu.
Trong suốt thời gian hoạt động với bề dày về quản lý, hiện nay Công ty đã có hơn 2 triệu cổ đông trên khắp các quốc gia. Điều đó khẳng định về giá trị Công ty,sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ mà Công ty đã đem lại cho xã hội.
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty sản phẩm xây dựng BHP Thép -Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu luật đầu tư Việt Nam ban hành,Công ty BHP là 1 trong những Công ty đã có dự án triển khai sớm nhất ở Việt Nam sau các đánh giá về thị trường và các yếu tố khả thi cho việc xây dựng 1 nhà máy cán thép; sản xuất các sản phẩm xây dựng thép. Mục đích xây dựng nhà máy này là để sản xuất ra các sản phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam sau khi được Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép.
Sản phẩm của Công ty sản xuất ra là các tấm lợp tôn,tấm vách tôn, tấm sàn chịu lực.....và các phụ kiện đi kèm.
Qua thời gian đầu hoạt động, Công ty đã bước đầu khẳng đinh được vị trí của mình tại thị trường Việt Nam qua việc bán được sản phẩm và thực hiện được các mục tiêu đề ra của ban giám đốc.
Bằng việc khẳng định chất lượng sản phẩm của mình với khách hàng, các dịch vụ, các phương pháp đẩy mạnh công tác bán hàng ; Công ty đã từng bước được khách hàng tín nhiệm.
Trong những năm đầu hoạt động,trên cơ sở đánh giá nhu cầu tiêu dùng khách hàng, thị trường,khả năng phát triển thị trường trong tương lai cũng như về mặt địa lý đặc thù của Việt Nam,Công ty đã mở rộng sản phẩm của mình tại thị trường phía Bắc Việt Nam bằng việc xin đầu tư mở rộng xây dựng 1 nhà máy tại tỉnh Hà Tây vào tháng 4 - 1999. Mục đích của việc xây dựng nhà máy này là để cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng, duy trì phát triển các thị trường sản phẩm tại miền bắc Việt Nam.
Hiện nay Công ty BHP Việt Nam đã là nhà cung cấp tin cậy với bạn hàng là những nhà thầu xây dựng trong nước cũng như nước ngoài.
Chủng loại, quy cách của từng loại sản phẩm được công ty làm theo đơn đặt hàng, có chiều dài phù hợp với các công trình xây dựng dân dụng cũng như các công trình xây dựng công nghiệp.
3) Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty BHP trong một số năm gần đây :
Tuy Công ty sản phẩm xây dựng sản phẩm BHP thép Việt Nam chính thức đi vào hoạt động tháng 03 năm 1996, nhưng đã thu được hiệu quả kinh tế lớn và thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng ở nhiều nơi.
Năm
Sản lượng (1000 tấn)
Giá trị TSL (1000 USD)
Lãi (1000 USD)
1997 - 1998
4744
7515
195
1998 - 1999
4839
7665
375
1999 - 2000
6437
10195
214
2000 - 2001
6952
11011
918
II - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
1. Quy mô, năng lực sản xuất, dây chuyền công nghệ.
Ngay từ khi thành lập đến nay, để đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng vể sản phẩm xây dựng thép tại thị trường Việt Nam,năng lực và quy mô sản xuất của công ty đã có nhiều thay đổi. Nếu như năm đầu năng lực của Công ty chỉ có thể giới hạn ở việc sản xuất (tấm lợp kim loại, vách, mái và xà gồ mã kẽm, tấm sàn chịu lực, các tấm úp nóc, úp sườn và máng nước) có hình thức chủng loại, mẫu mã đơn giản thì hiện nay năng lực của công ty chủ yếu là để sản xuất tấm lợp thép sơn phủ Colorbond có cường độ chịu lực cao, cường độ bền ước tính gấp 6 lần so với độ bền của tấm lợp mã kẽm hiện đang bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam.
Hiện nay, quy mô sản xuất của Công ty thuộc loại vừa, năng lực sản xuất có thể đạt 6.000 tấn / năm.
* Về tổ chức sản xuất :
Do đặc điểm sản phẩm của Công ty được sản xuất ra là tương đối đơn giản, thực chất đây là quá trình chuyển các loại thép đồng xu và các loại thép tấm sơ chế thành các sản phẩm tấm lợp, làm hàng rào, máng sối.... nên việc tổ chức sản xuất theo xu hướng ra thị trường, tinh giảm bộ máy quản lý sản xuất ở phân xưởng, gắn trách nhiệm sản xuất của phân xưởng với chủng loại sản phẩm sản xuất ra.
2. Vài nét về quy trình sản xuất và sơ đồ :
Nguyên liệu sau khi nhập về được bảo quản theo quy trình bảo quản và điều kiện thời tiết sẽ được đưa vào phân xưởng. Để sản xuất ra thành phẩm, cuộn Coil sẽ được đưa lên máy bệ hàng, sau đó từ máy bệ hàng sẽ tự động chuyển sang máy cán, sẽ sang máy làm cong. Tại khâu này thép được điều chỉnh độ cong thành hình dạng cong bằng hệ thống điều chỉnh tự động cho đúng với yêu cầu. Khâu cuối cùng sẽ là đóng gói.
Nguyên
liệu
CÁN
ĐỊNH HÌNH
ĐÓNCGÓI
3. Đặc điểm và tình hình một số thiết bị máy móc chủ yếu và đầu tư chiều sâu :
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động đầu tư tại Việt Nam, với phương châm phải đầu tư chiều sâu, mà trước hết phải có công nghệ, quy trình sản xuất và máy móc thiết bị hiện đại thì mới có điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mới có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Công ty đã triển khai công tác mua máy móc thiết bị hiện đại và đầu tư vào cơ sở hạ tầng khá hiện đại.
Ở các bộ phận phục vụ sản xuất và hệ thống kho tàng được trang bị cơ khí hoá, lao động máy móc là chính. Hệ thống máy vi tính được trang bị ở hầu hết các phòng, các phân xưởng để phục vụ cho công tác quản lý mới chỉ phát huy tác dụng chưa cao, phần nhiều chỉ dùng để làm công tác lưu trữ hồ sơ, soạn thảo văn bản và mới chỉ sử dụng vào công tác kế toán thống kê là chủ yếu.
4. Đặc điểm về nguyên liệu :
Nguyên liệu thép có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm của Công ty sản phẩm xây dựng BHP thép Việt Nam. Tỷ trọng chi phí nguyên liệu trong giá thành sản phẩm chiếm từ 60 - 70 % giá thành toàn bộ sản phẩm. Vì thế công tác nguyên liệu có ý nghĩa rất lớn trong quản lý, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh và trong việc thực thi chiến lược sản phẩm thị trường của Công ty.
Ảnh hưởng của nguyên liệu biểu hiện qua : Số lượng, chất lượng, giá cả và công tác bảo quản nguyên liệu.
4.1. Nguồn nguyên liệu của Công ty.
Nguồn nguyên liệu cung ứng duy nhất cho nhà máy là nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nguyên liệu sẽ được nhập khẩu từ Công ty mẹ BHP Steel ở Úc.
Tấm thép cuộn đã mạ hợp kim nhôm kẽm do Công ty sử dụng có những kích thước chính như sau :
Thép Zincaluma và Colorbond.
Thép cơ sở dầy 0,42 mm - rộng 940 mm
Thép cơ sở dầy 0,48 mm - rộng 577 mm
Thép cơ sở dầy 0,55 mm - rộng 1200 mm
Thép cơ sở dầy 1,00 mm - rộng 1200 mm
Thép tráng kẽm :
Thép cơ sở dầy 1,60 mm - rộng 215 mm
Thép cơ sở dầy 2,00 mm - rộng 295 mm
Thép cơ sở dầy 2,00 mm - rộng 420 mm
Thép cơ sở dầy 1,20 mm - rộng 1200 mm
* Đặc điểm nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài :
- Nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài nhìn chung khá đa dạng và có khả năng cung ứng rất lớn có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu của Công ty, nhìn chung là ổn định và có chất lượng rất cao, đồng đều.
- Do nguồn nguyên liệu nhập về từ Công ty mẹ BHP Úc - một Công ty khai khoáng hàng đầu trên Thế Giới, nên sản phẩm đảm bảo độ chống gỉ và chống điện hoá cao và có khả năng chịu được thời tiết Chính vì vậy sản phẩm của Công ty đặc biệt là tấm lợp có độ bền gấp 6 lần so với tấm lợp mạ kẽm hiện đang bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam, độ chắc khoẻ, hình dáng tấm lợp ước tính gấp hai lần so với tấm lợp mà các nhà cạnh tranh sao chép và sản xuất từ loại thép có cường độ chịu lực thấp.
4.2. Nhu cầu nguyên liệu :
Spandek Klipbok Vietdek Quadek
v.v...
Các sản phẩm làm từ thép Galvanise
Tôn diềm các loại
Phụ kiện
Tổng hợp
Tấm sàn chịu lực
Xã gỗ chữ C và Z các loại
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Với các sản phẩm đa dạng, phong phú về quy cách, chủng loại và phạm vi sử dụng nên nhu cầu của Công ty về nguyên liệu cũng khá cao. Để có được chất lượng sản phẩm cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng tăng cường khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường về các loại tấm lợp, vách, mái... cao cấp thì hàng năm Công ty có nhu cầu nguyên liệu có chất lượng khá tốt.
Với cơ cầu sản lượng như hiện nay hàng năm Công ty có nhu cầu sử dụng :
Tôn Spandek » 32 %
Tôn Kliplok » 24 %
Tôn Vietdek » 8 %
Tôn Quadek » 6 %
Tôn Gavanised » 20 %
Tấm Flashing » 10%
Trong tương lai nhu cầu nguyên liệu sẽ còn tăng và có sự thay đổi về cơ cấu nguyên liệu, và do có sự chuyển đổi thị hiếu của người tiêu dùng.
5. Bộ máy quản lý, mô hình tổ chức quản lý và cơ chế quản lý của Công ty xây dựng sản phẩm BHP thep Việt Nam.
Hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty BHP Việt Nam đã tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm đến tối đa nhằm nâng cao năng lực tổ chức và điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh gắn với thị trường.
Bộ máy quản lý của Công ty hiện nay là rất phù hợp với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các phòng chức năng đều gọn nhẹ, đa số nhân viên có trình độ đại học, có tinh thần làm việc cao và hăng say tham gia các hoạt động của Công ty. Mặt khác mỗi nhân viên thuộc bộ máy quản lý đều được giao những công việc cụ thể, trên cơ sở công việc để định biên và chọn người, do đó hiệu suất công việc cao đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra.
Là do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0245.doc