Vốn: Nhà nước nên cấp đủ số tiền để mua đủ số lượng Muối mà Nhà nước yêu cầu. Tổng công ty Muối phải dự trữ khoản vốn mà Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp, nên tính theo giá hiện thời tránh tình trạng giá thay đổi qua nhiều năm. Ngoài hỗ trợ vốn cho dự trữ Nhà nước còn phải hỗ trợ xây dựng các công trình xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống.
- Thuế : Đưa thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, các loại thuế kinh doanh khác, tăng thuế gián thu đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh. Nhà nước phải xác định được thuế muối là nguồn ngân sách hỗ trợ đảm bảo quá trình tái đầu tư sản xuất muối. Cần thay đổi cách nhìn nhận trước đây không hề coi trọng nguồn thu thuế từ muối, không thực hiện đăng ký kinh doanh muối. Tất cả các đơn vị cá nhân kinh doanh muối phải nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước .
- Việc thu thuế đưa khấu hao về giá thành để định giá bán, không loại trừ cho bất cứ đối tượng tiêu dùng nào để nhanh chóng đưa muối trở thành một loại hàng hoá có giá trị trên thị trường . Việc đánh thuế không nhằm mục đích giảm doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh muối. ý nghĩa của việc đánh thuế là nâng cao giá trị thương phẩm mặt hàng muối đồng thời tăng nguồn thu tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất .
93 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh muối ở tổng công ty muối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp:
a. Vốn, đồng muối, kho tàng:
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong quá trình kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tích cực đầu tư công nghệ, từng bước thâm nhập vào các thị trường mục tiêu. Vốn càng lớn sẽ là bước đệm đầu tiên tăng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp thì vốn đó có thể là vốn tự có hoặc vốn đi vay. Do đó nếu sử dụng vốn không có hiệu quả thì chi phí về vốn là rất lớn, làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng muối là cơ sở quan trọng trong sản xuất và lưu thông muối. Năng suất muối cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng của đồng muối. Nếu đồng muối được khai thác có kế hoạch quy mô và tinh thần trách nhiệm cao thì sẽ tiết kiệm được chi phi kinh doanh cho doanh nghiệp. Còn nếu như khai thác bừa bãi, sử dụng đồng muối như của riêng thì sẽ dẫn đến hư hỏng và xuống cấp. Khi đó thì phải tốn kém một khoản chi phí để sửa chữa và nâng cấp đồng muối.
Kho tàng là nơi có thể dự trữ muối ngắn hạn và dài hạn. Kho tàng cũng có thể là nơi nhận để lưu thông muối trong một thời gian rất ngắn, nhưng cũng có thể là nơi bảo quản muối tới mấy mùa vụ. Vì muối rất dễ chảy nước nên cách thức bảo quản muối rất riêng biệt, đòi hỏi kho tàng phải chịu được độ ẩm, không trong môi trường ẩm ướt và phải chịu được sự ăn mòn cao. Vì vậy các kho tàng phải được xây dựng trên địa hình thuỷ văn kiên cố. ở nơi không khí thoáng mát và phải xây dựng bằng những tấm đá lớn. Quá trình xây dựng kho tàng muối phải chi phí khá tốn kém cho nên để đảm bảo sản lượng dự trữ cho tiêu dùng và sản xuất cần nguồn vốn xây dựng cơ bản.
b. Mạng lưới lưu thông:
Hoạt động sản xuất kinh doanh muối có hiệu quả hay không đó là việc doanh nghiệp có tổ chức tốt mạng lưới lưu thông trôi chảy hay chưa. Tổ chức mạng lưới lưu thông suôn sẻ, nhịp nhàng sẽ làm tăng tốc độ cho quá trình tiêu thụ và giảm bớt chi phí cho quá trình kinh doanh. Lưu thông là vấn đề mấu chốt của tiêu thụ muối, là góc điểm để giải quyết bài toán cung cầu. Có khi tại đồng băng rất thừa muối nhưng lên đến vùng miền núi thì lại thiếu muối nghiêm trọng. Vì vậy điều cần thiết phải giải quyết là cân đối lượng muối hai vùng tức là nếu lưu thông không tốt thì sẽ làm tăng chi phí kinh doanh. Gắn liền với lưu thông là chức năng tiêu thụ và phân phối, nếu lưu thông trục trặc thì sẽ dẫn đến tiêu thụ bị bế tắc. Vì vậy đối với riêng Tổng Công ty Muối giải quyết tốt vấn đề lưu thông được đưa lên hàng đầu. Bởi nó có ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí kinh doanh.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty trong vài năm gần đây:
Như ta đã biết muối và sản phẩm muối có vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu dùng và sản xuất. Muối ăn là nguyên liệu chính, là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Sản phẩm của muối là nguyên liệu, chất phụ gia để chế biến hơn 14.000 sản phẩm, có mặt hầu hết ở các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y dược, thực phẩm. Ví dụ trong y dược là nguyên liệu chế nước khoáng, thuốc chữa bệnh; trong nông nghiệp là nguyên liệu chế biến phân bón, thức ăn cho gia súc; trong công nghiệp có vai trò trong chế biến tơ nhân tạo, thuỷ tinh, xút... Người ta chỉ nhìn nhận muối trong một lĩnh vực duy nhất là bữa ăn hàng ngày nhưng công dụng của muối là rất lớn, nó có vai trò và tác dụng chế biến nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác nhau.
Vì vậy khi nói đến muối không chỉ đơn thuần xem xét tính mặn nhạt mà phải tìm hiểu cả công dụng của muối. Hiện nay khi cuộc sống ngày càng phát triển, nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường thì đồng nghĩa với nền kinh tế hàng hoá là sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên, thay đổi môi trường sống. Việt Nam là một nước thiếu iốt. Qua bao nhiêu thế kỷ, iốt tự nhiên trong đất bị rửa trôi khỏi các sườn núi dẫn tới lụt lội, đất không đủ cung cấp cho cây trồng và gia súc. Điều đó dẫn đến thiếu iốt dùng cho thực phẩm con người. Và cách tốt nhất, hiệu quả nhất để đưa iốt vào cơ thể con người được đó là dùng muối pha trộn iốt.
Bên cạnh sản phẩm muối iốt còn có một sản phẩm rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đó là muối công nghiệp. Muối công nghiệp là nguyên liệu cho rất nhiều ngành kinh tế khác nhau như hoá chất, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp... Hiện nay nhu cầu về muối công nghiệp đang là vấn đề cấp bách. Theo đúng quy hoạch ngành muối đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2000 cần một lượng muối là 1,1 triệu tấn muối / năm, trong đó muối công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu là 625.000 tấn / năm. Hiện tại ở nước ta có các xí nghiệp quốc doanh được thiết kế để sản xuất muối công nghiệp với diện tích là 1.000 ha, hàng năm có thể sản xuất 100.000 - 150.000 tấn muối. Như vậy so với nhu cầu thì lượng diện tích quá nhỏ bé.
Mặt khác do cách sản xuất muối công nghiệp phân tán, chưa chặt chẽ nên sản xuất muối công nghiệp không đảm bảo chất lượng do đó mấy năm gần đây chúng ta phải nhập muối từ nước ngoài. Ta có thể thấy rằng muối là một sản phẩm có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của mỗi người dân cũng như toàn bộ xã hội.
Do vậy Tổng Công ty Muối Việt Nam được Nhà nước thành lập để làm lực lượng nòng cốt để duy trì và phát triển nghề muối ở nước ta.
Từ khi thành lập đến nay, Tổng Công ty đã phải vượt qua những khó khăn, thử thách rất lớn, lợi nhuận qua các năm còn thấp tuy nhiên Tổng Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tăng doanh thu, giảm chi phí.. Để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hoạt động của Tổng Công ty, ta sẽ xem xét kết quả kinh doanh trong những năm gần đây
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Muối trong những năm gần đây.
( Đơn vị: 1.000.000 đồng )
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng doanh thu
146612
187637
202909
374229
294726
Các khoản giảm trừ
1572
1137
164
539
1971
Chiết khấu
15
8
10
12
7,73
Giảm giá
633
779
11
424
597,27
Thuế DT, thuế XK
924
350
143
104
1366
1. Doanh thu thuần
145040
186500
202745
373690
292755
2. Giá vốn hàng bán
111178
156785
165139
312336
236673
3. Lợi tức gộp
33862
29715
37606
61353
56082
4. Chi phí bán hàng
24711
21243
26865
39290
29818
5. Chi phí quản lý DN
9110
8310
9886
20774
25830
6.Lợi tức thuần từ HĐKD
41
162
855
1289
434
Thu nhập từ HĐTC
25
478
280
881
420
Chi phí từ HĐTC
0,6
349
877
2320
2263
7. Lợi tức HĐTC
24,4
129
-597
-1439
-1843
Thu nhập bất thường
619
592
207
1350
2232
Chi phí bất thường
508
665
56
1048
614
8. Lợi tức bất thường
111
-73
151
302
1618
9. Lợi tức trước thuế
176,4
218
409
155
209
10. Thuế lợi tức phải nộp
86
164
212
90
136
11. Lợi tức sau thuế
90,4
54
197
65
73
12. Thu nhập /người
0,550
0,600
0,650
0,680
0,750
( Nguồn: Tổng Công ty Muối)
3.1. Doanh thu:
Nhìn chung qua 5 năm doanh thu có xu hướng tăng lên đó là dấu hiệu đáng mừng đối với Tổng Công ty mặc dù yêú tố doanh thu chưa quyết định tới sự tồn tại hay phá sản một doanh nghiệp nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tăng trưởng. Tác động đến doanh thu chủ yếu là giá cả và sản lượng (đây là 2 nhân tố chính), sự lên xuống của chúng sẽ làm doanh thu được nâng cao hoặc bị hạ thấp.
Sự biến độngcủa giá cả, sản lượng phụ thuộc vào tình hình thị trường, điều kiện khách quan như khí hậu , thời tiết ... ở mỗi năm mỗi thời điểm lại khác nhau
Đơn vị: 1000 tấn
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Sản lượng
800
400
500
520
750
Tốc độ %SL
20%
-50%
25%
4%
44,23%
(Nguồn : Tổng công ty muối)
Trong 5 năm gần đây (1998,1999, 2000. 2001,2002) sản lượng muối có xu hướng giảm xuống, riêng năm 1999 sản lượng muối đạt 400.000 tấn bằng 50% sản lượng năm 1998 (800.000 tấn), năm 2000 sản lượng đạt 500.000 tấn tăng 25% so với sản lượng năm 1999. Riêng năm 2001 sản lượng đạt 520.000 tấn tăng cao hơn năm 2000 là 20.000 tấn tương ứng 4%, nhưng so với mức sản lượng muối bình quân hàng năm là 620.000 tấn chỉ đạt 83,87 %. Điều đáng mừng là năm 2002 sản lượng đạt 750.000 tấn tăng cao hơn so năm 2001 là 230 tấn tương ứng 44,23%.
Tình trạng giảm sản lượng muối trong những năm gần đây (so với mức bình quân trong nhiều năm là 620.000 tấn) trong khi nhu cầu của xã hội về sản phẩm muối ngày càng ra tăng là một điều hết sức nguy hiểm và cần phải được xem xét kỹ. Sở dĩ sản lượng giảm trong những năm gần đây có thể được giải thích qua một số nguyên nhân chính sau. Trước hết phải kể đến là trong những năm gần đây điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất và lưu thông muối.
Ví dụ như ở năm 2000 và 2001 ở miền Trung thường xảy ra ma giữa mùa khô, còn ở miền Nam thì mùa khô lại kết thúc trước từ 30 đến 40 ngày cộng thêm với tình trạng bão và lũ lụt hoành hành... Còn một nguyên nhân nữa phải kể đến là xu thế thu hẹp đồng muối thuộc khu vực cá thể ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Việc chuyển đổi đồng muối thuộc khu vực cá thể của dân sang nuôi tôm đã trở thành xu thế và đang diễn ra trên diện rộng, đã góp phần làm giảm đáng kể sản lượng muối toàn quốc. Nguyên nhân của tình trạng này có thể được kể đến như:
Thứ nhất giá trị thu nhập từ nuôi tôm trên một đơn vị diện tích so với muối gấp từ 8 - 10 lần ở miền Trung và 15 - 20 lần ở Nam Bộ, thêm vào đó điều kiện thời tiết thất thường đã tạo ra tâm lý hoang mang trong diêm dân. Sau cùng, việc hình thành tuyến đê ven biển Tây và Đông Nam Bộ để mở rộng diện tích ngọt hoá dẫn đến thiếu nước sản xuất nhiều đồng muối, nên năng suất muối vùng giảm xuống chỉ còn 50%.
Sau 3 năm liên tiếp sản xuất bị giảm thấp do điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi cho nghề sản xuất muối thí năm2002 khu vực Nam- Trung bộ bị hạn hán kéo dài , sản lượng muối tăng hơn nhiều so với 3 năm trước . Riêng các tỉnh miền Bắc sản lượng có thấp hơn nhưng cân đối cung cầu chung toàn quốc cùng với sự điều tiết vùng này sang vùng khác có thể sẽ không thiếu muối .
Về chất lượng do thời tiết năm 2002 tốt nên muối tại các tỉnh Nam Trung bộ năm nay đảo bảo số lượng và chất lượng phục vụ cho nhu cầu công nghiệp trong cả nước còn tại Nam Bộ lượng muối đạt khá cao nhưng muối phục vụ cho chế biến thực phẩm và tiêu dùng chỉ đạt được dưới 200.000T số còn lại dùng cho các nhu cầu khác nên tổng lượng muối trong toàn quốc thực sự cho công nghiệp và dân sinh chỉ còn khoảng 750.000T muối khô đưa vào cân đối.
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Doanh thu
146612
187637
202909
374229
294726
Tốc độ tăng NN/NT
10,23%
27,98%
8,13%
84,43%
-21,22%
Tổng doanh thu của Tổng công ty năm 1999 tăng so với năm 1998 là 41025(triệu đồng )tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,98%.
Tổng doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 15272(triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,13%
Tổng doanh thu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 171320(triệu đồng) tương ứng với 84,43%. Trong khi đó tổng doanh thu năm 2002 giảm do với năm 2001 là-:-- -79503(triệu đồng) tương ứng với –21,22%
Việc Tổng doanh thu tăng qua các năm mặc dù sản lượng muối của Tổng công ty giảm được giải thích như sau: Sau sự suy giảm đột ngột của sản lượng muối năm 1999 so với năm 1998 (từ 800.000 tấn xuống còn 400.000 tấn) Tổng công ty Muối đã có những hiệu chỉnh kịp thời, cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên thuộc Tổng công ty nên mặc dù năm 2001 sản lượng muối tiếp tục giảm nhưng doanh thu vẫn tăng lên. Đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm các đơn vị đã mạnh dạn đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ nên giảm được áp lực tài chính, phần lớn các đơn vị đều không có nợ quá hạn và việc thanh toán công nợ với khách hàng trôi chảy hơn các năm trước.
Việc tăng doanh thu là do giá cả tăng lên do sự khan hiếm của các sản phẩm muối và từ sự tăng lên của doanh thu từ muối nhập khẩu và kinh doanh khác (năm 2001 nhập khẩu khoảng 60.800 tấn muối).
Năm 2001 doanh thu tiếp tục tăng và tăng cao (84,43%) trong khi sản lượng cũng đã bắt đầu tăng lên. Đây là dấu hiệu tích cực thể hiện sự ổn định và đi dần vào thế phát triển của Tổng công ty Muối. Việc doanh thu tăng lên có thể được giải thích là do giá cả của các sản phẩm từ muối tiếp tục tăng lên và Tổng công ty đã có những nỗ lực trong việc mở rộng thị trường muối lên vùng sâu, vùng xa và sự tăng lên của doanh thu từ các ngành kinh doanh khác.
Việc giá cả các sản phẩm muối tăng lên năm 2001 đã giải quyết được phần nào vấn đề nhức nhối về giá muối nguyên liệu của diêm dân. Hầu hết lượng muối của diêm dân năm 2001 đều được các đơn vị của Tổng công ty mua với mức giá cao hơn mức giá sàn quy định của Chính phủ.
3.2. Lợi nhuận:
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lợi nhuận
90,4
54
197
65
73
Tốc độ tăng Nhà nước/NT
20%
-67%
264.81%
-67%
12.3%
Trong 3 năm hoạt động, lợi nhuận của Tổng Công ty qua các năm không cao, có xu hướng giảm đi, điều này dễ hiểu bởi Tổng Công ty Muối ngoài việc kinh doanh còn cần phải đảm bảo các chỉ tiêu xã hội, đó là giải quyết công ăn, việc làm trong toàn ngành, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ đời sống văn hoá cho nhân dân, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, đảm bảo sức khoẻ, đảm bảo vệ sinh môi trường mà quan trọng nhất là phải cung cấp muối cho đồng bào miền núi, dân cư ở đây có thu nhập thấp, việc vận chuyển khó khăn do đường ghồ ghề khó đi do vậy mà chi phí kinh doanh mà cụ thể là chi phí vận chuyển của Tổng Công ty rất cao, làm lợi nhuận giảm đi.
Sản lượng giảm thấp, tổng chi phí của Tổng Công ty tăng lên do sự mất mùa, với tốc độ tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu, chính điều đó làm cho lợi nhuận bị giảm thấp như vậy.
Trong 5 năm , lợi nhuận của năm 2000 là cao nhất là:197(triệu đồng) và năm 1999 là thấp nhất với 54( triệu đồng). Tốc độ giảm lợi nhuận của năm 1999 so với 1998 là -67%. Trong khi đó tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2000 so với năm 1999 là:264,8%. Còn lợi nhuận của năm 2001 lại giảm so với năm 2000 là: -67%
Nhưng đến năm 2002 , tốc độ lợi nhuận tăng so với năm 2001 là 12,3%
Vấn đề lợi nhuận năm 2001 giảm so với năm 2000 phần nào đó là sự tăng lên của các khoản chi phí không hợp lý nhưng chủ yếu đó là do sự tăng lên của các khoản chi phí đầu tư cho dài hạn. Tổng công ty Muối đã chủ động đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho một số nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao tại các tỉnh Hải Phòng, Bạc Liêu, Công ty muối I... và đầu tư vào việc xây dựng đồng muối Quán Thẻ có công suất lớn. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã tích cực đẩy mạnh tu sửa phương tiện xây dựng kho lưu trữ để đưa muối lên các vùng miền núi, trung du tuân thủ tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước là toàn dân có muối dùng.
Tuy nhiên đến năm 2002 lợi nhuận của Tổng công ty muối tăng lên là do Tổng công ty tổ chức quây vùng muối nguyên liệu chất lượng để phục vụ sản xuất muối tinh chất lượng cao cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu . Ngoài những dây chuyền chế biến muối tinh đang khai thác hiện nay Tổng công ty đã có 4 nhà máy chế biến muối tinh theo công nghệ PHABA với công xuất mỗi nhà máy 22.000T/năm và tháng 8/2002 Tổng công ty đã hoàn thành ´ây dựng và đưa vào sản xuất thêm một nhà máy đảm bảo cung cấp ra thị trường hơn 200.000T muối tinh nhằm phấn đấu thay thế muối ăn thường trong một vài năm tới. Do vậy sản lượng năm 2002 cũng tăng lên và giảm được các chi phí nên lợi nhuận cũng được tăng lên.
Như vậy việc giảm lợi nhuận ở đây nên được xem xét ở góc độ làm tăng hiệu quả xã hội.
3.3.Chi phí.
Như chúng ta đã biết Chi phí gắn liền với hiệu quả, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả chúng ta phải tích cực giảm chi phí xuống mức thấp nhất.
Việc gia tăng chi phí là không tốt bởi vì đồng nghĩa với tăng chi phí là lợi nhuận giảm.Trong tổng chi phí kinh doanh muối, khoản chi phí vận tải bốc xếp chiếm tỷ trọng cao nhất thông thường chiếm khoảng 34,8% trong tổng chi phí.
Nếu như nước ta xây dựng được mạng lưới tiêu thụ hợp lý, bố trí các điểm sản xuất, các điểm tiêu thụ không bị chồng chéo sẽ giảm chi phí bốc xếp vận tải. Chi phí tăng làm cho doanh nghiệp lãi thấp hay lợi nhuận giảm vì thế mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp làm giảm tối thiểu chi phí là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
So sánh giữa tốc độ tăng chi phí và tốc độ tăng doanh thu thì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn và tỷ lệ thuận với tốc độ tăng doanh thu. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả song còn thấp.
Sản lượng muối trung bình hàng năm là 620.000 tấn vì vậy để kinh doanh muối ngoài nguồn vốn tự có do ngân sách Nhà nước cấp cho Tổng Công ty vay một khoản tiền khá lớn của ngân hàng. Do đó hàng năm phải trả một khoản lãi tiền vay, khi khoản trả lãi càng lớn sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận ước tính trả lãi ngân hàng chiếm 8,9% tổng chi phí.
Một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí là các chi phí quản lý chi khác (chiếm khoảng 11% trên tổng chi phí) đó là các khoản chi phí tiếp khách, chi phí bất thường, chi phí phát sinh thêm. Việc chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu chi phí hoàn toàn bất lợi đối với Tổng Công ty Muối bởi vì những chi phí này do cách quản lý chưa hợp lý. Ví dụ việc sắp xếp thay đổi vị trí các phòng ban, nhân viên hoặc tổ chức xây dựng những xí nghiệp muối chưa hợp lý sẽ làm tăng chi phí. Chi phí tiếp khách hàng năm tăng cao thể hiện sự chi tiêu của Tổng Công ty Muối còn lãng phí chưa tính đến yếu tố hiệu quả.
Theo bảng số liệu chi phí trong các năm, năm 1999 là: 29,553 tỷ giảm 4,268 tỷ so với năm 1998 nhưng cao nhất năm 2001 tăng 23,313 tỷ so với năm 2000, tiếp đó là năm 2002 tăng so với năm 2000 là 18,897 tỷ. Việc tăng chi phí liên tục trong các năm cho thấy doanh nghiệp chưa có biện pháp hữu hiệu nào làm giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh.
Nguyên nhân của việc tăng chi phí:
Việc tăng chi phí đôi khi do ngoại cảnh tác động như thiên tai, địch hoạ... như các năm 2001,2000 làm cho chi phí bảo quản rắt kho khăn.Trong quá trình vận tải bốc dỡ phụ thuộc rất nhiều vào địa hình địa bàn dân cư. ở nước ta nhiều đồi núi, thiên tai xảy ra thường xuyên, vì vậy việc vận chuyển muối từ miền Nam ra miền Bắc rất khó khăn nhưng công tác vận chuyển muối lên vùng sâu, vùng xa còn khó khăn gấp nhiều lần đòi hỏi những khoản chi phí thích hợp.
Muối là mặt hàng khối lượng lớn cồng kềnh khó bảo quản trong quá trình vận chuyển đòi hỏi các kho dự trữ trải đều tới các tỉnh. Hơn thế nữa muối ăn mòn nhanh, bảo quản trong điều kiện khô ráo, cho nên chi phí bảo quản cao. Việc xây dựng kho tàng muối phải đạt những tiêu chuẩn nhất định, các kho dụ trữ xây dựng hoàn toàn bằng đá chống ăn mòn vì thế phải trích vào quỹ xây dựng cơ bản
Ngoài nguyên nhân khách quan làm tăng chi phí còn có nguyên nhân chủ quan đó là cách thức quản lý chưa hợp lý, việc bố trí tổ chức còn nhiều bất cập.
Điều đáng quan tâm là các khoản chi phí ngoài lương (chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh) ngày càng tăng, đáng chú ý là năm 2001, 1999 chi phí bất thường tăng 1 các đột biến. Năm 1999 tăng so với năm 1998 là: 30,9%, năm 2001 tăng so với năm 1999 là: 57,59%. Chi phí tiếp khách, điện nước không được sử dụng hợp lý, các chi phí này càng lớn càng làm giảm hiệu quả kinh doanh.
3.4. Thuế nộp ngân sách và thu nhập của người lao động.
Nhìn vào số liệu tình hình thu nhập bình quân đầu người và nộp ngân sách nhà nước chúng ta phải thấy được sự nỗ lực của Tổng công ty trong việc nâng cao hiệu quả xã hội. Mặc dù lợi nhuận thu nhập của tổng công ty dao động mạnh giữa các năm, thậm chí năm 2001 lợi nhuận giảm 67% tương ứng giảm 132 triệu đồng so với năm 2000 tuy nhiên mức thu nhập bình quân đầu người tính trên toàn tổng công ty vẫn tăng trung bình trên 8,08% một năm.
Cụ thể là: Thu nhập bình quân đầu người năm 1999 tăng 9,1% so với năm 1998 tăng tương ứng là 50.000 (đồng), năm 2000 tăng so với năm 1999 là 8,33% tăng tuyệt đối là 50.000(đồng). Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 4,6% nhưng đến năm 2002 thu thập của công nhân tăng lên rất đáng mừng so với năm 2001 là 10,3%
Nộp ngân sách các năm 1998 (1000 triệu đồng), 1999 (514 triệu đồng), 2000 (355 triệu đồng), giảm so với các năm 2001 (102 triệu đồng), 2002 (143,27 triệu đồng) nguyên nhân chính là do Nhà nước thực hiện hỗ trợ cho công việc cung cấp muối cho người dân vùng sâu vùng xa như: Hỗ trợ giá, hỗ trợ cước vận chuyển, đầu tư xây dựng kho tàng bến bãi
Như vậy, tổng công ty đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước trong việc đảm bảo mục tiêu xã hội tạo ra điều kiện cơ bản cho người dân vùng cao. Mặc dù vậy, so với mức trung binh chung thì mức nộp ngân sách của Tổng công ty vẫn ở mức tăng cao.
Tóm lại, trong những năm vừa qua, tuy doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận của Tổng Công ty Muối có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ Tổng Công ty hoạt động chưa có hiệu quả mấy. Việc doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm đi đó là do tốc độ tăng của tổng chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, tổng chi phí của Tổng Công ty tăng lên là do đặc thù của sản phẩm muối: sản xuất thì phân tán khiến cho chi phí vận chuyển cao, sản phẩm thì dễ tan khiến cho chi phí hao hụt, chi phí bảo quản tăng lên,... tất cả nhưng điều đó làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty không cao. Do vậy Tổng Công ty muốn có được lợi nhuận cao thì phải có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh cho Tổng công ty
4. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Muối Việt Nam
4.1.Hiệu quả kinh doanh theo các chỉ tiêu tổng hợp
4.1.1. Các chỉ tiêu doanh lợi:
a. Doanh lợi vốn kinh doanh:
Doanh lợi vốn kinh doanh cho ta biết khả năng sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh. Có nghĩa là một đồng vốn kinh doanh có thể tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng4: Doanh lợi vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lợi nhuận
90,4
54
197
65
73
Vốn kinh doanh
70.900
121.471
123.264
132.450
138.160
Doanh lợi vốn kinh doanh
0,127
0,044
0,16
0,049
0,053
Doanh lợi vốn kinh doanh năm 2000 là cao nhất thể hiện năm 2000 sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Năm 1998 có doanh lợi vốn kinh doanh cũng tương đối cao so với các năm bởi do thời tiết khí hậu thuận lợi cho sản xuất muối nên lợi nhuận tăng lên một cách đáng kể. Năm 2001 và năm 2002 đều có doanh lợi vốn kinh doanh cao hơn năm 1999 thể hiện một xu hướng tăng lên trong việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nguyên nhân của việc tăng lên này là vì Tổng công ty đã tích cực quan tâm hơn tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Riêng năm 1999 là năm có nhiều biến động nên doanh lợi vốn kinh doanh là thấp nhất. Nhìn chung thì doanh lợi vốn kinh doanh là không cao điều này giải thích hoạt động của Tổng công ty mang nhiều tính chất xã hội.
Doanh lợi vốn kinh doanh năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0.083(Tr đồng), năm 2000 doanh lưọi vốn kinh doanh lạI tăng so với năm 1999 với số tuyệt đối là 0,116 ( Tr đồng). Chứng tỏ rằng năm 2000 là năm có doanh lưọi vốn kinh doanh cao nhất tăng gấp 3 lần so với năm 1999. Nhưng đến năm 2001 doanh lợi vốn kinh doanh lạI giảm so với năm 2000 với số tuyệt đối là 0,111( Tr đồng). Doanh lợi vốn kinh doanh năm 2002 lạI tăng so với năm 2001 là 0,004(Tr đồng)
b. Doanh lợi của vốn tự có:
Bảng 5: Doanh lợi vốn tự có (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lợi nhuận
90,4
54
197
65
73
Tổng vốn tự có
578
830
930
1100
1300
Doanh lợi vốn tự có
15,64
6,5
21,18
5,9
5,61
Qua kết quả tính toán trên cho thấy : Doanh lợi vốn tự có năm 2000 là cao nhất , tiếp đến là năm 1998. Các năm 1999, 2001,2002, doanh lợi vốn tự có không cao nguyên nhân là do tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm thấp hơn so với tốc độ tăng tổng vốn tự có.
Nguyên nhân sâu xa là năm 2000, mặc dù sản lượng không tăng nhưng do cung lớn hơn cầu làm cho giá tăng lên vì vậy mà lưọi nhuận cũng tăng lên.
Mặc dù hiểu quả sự dụng vốn tự có chưa cao nhưng nó cũng cho chúng ta thấy một điều đáng mừng là vốn tự có của tổng Công Ty ngày một tăng lên, điều đó chứng tỏ rằng Tổng Công Ty ngày càng phát triển.
c. Doanh lợi của doanh thu bán hàng:
Bảng 6 : Doanh lợi của doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lợi nhuận
90,4
54
197
65
73
Doanh thu bán hàng
146612
187637
202909
374229
294726
Doanh lợi của doanh thu
0,061
0,029
0,097
0,017
0,024
Qua bảng trên cho ta thấy doanh lợi doanh thu của Tổng công ty có xu hướng giảm đi. Năm 2001 doanh lợi doanh thu giảm thấp nhất đạt 0,017% cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,017 đồng lợi nhuận. Doanh lợi doanh thu năm 2000 đạt cao nhất là 0,097% cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,097 đồng. Tuy nhiên phải thấy được rằng doanh lợi doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 không phải là do sản lượng sản xuất tăng lên mà trái lại còn giảm đi 100.000 tấn so với năm 1999.
Như vậy qua xem xét các năm ta thấy rằng việc doanh lợi doanh thu tăng lên không phụ thuộc vào việc sản lượng có tăng lên hay không. Điều này phản ánh một thực tế là doanh thu chịu tác động nhiều của giá cả và doanh thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh khác. Các đơn vị thuộc Tổng công ty đã cho thấy sự năng động của mình trong cơ chế mở ngày nay là không chỉ bị lệ thuộc, bị động vào việc sản xuất kinh doanh muối mà đã có sự tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác để bổ trợ thúc đẩy cho ngành kinh doanh chính là muối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5419.doc