MỞ ĐẦU .
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN VÀ .
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN .
I. Khái quát về vốn và vấn đề sử dụng vốn. .
1. Khái niệm và vai trò của vốn. .
1.1. Khái niệm: .
1.2. Vai trò của vốn: .
2. Phân lại vốn: .
2.1. Theo quy định của pháp luật: Gồm 2 loại: .
2.2. Theo trình tự hình thành vốn: Gồm 4 loại: .
2.3. Theo phương pháp thức chuy chuyển vốn: gồm 2 loại. .
2.4. Theo đặc điểm sở hữu vốn: Gồm 2 loại .
3. Vấn đề sử dụng và bảo toàn vốn. .
3.1. Vấn đề sử dụng vốn: .
3.2. Bảo toàn và phát triển vốn trong kinh doanh: .
II. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và hệ thống cách chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: .
1. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. .
1.1. Phưong pháp đánh giá thời hạn thu hồi vốn từ lợi nhuận và khấu hao. .
1.2. Phương pháp đánh giá dựa trên sự bảo toàn và phát triển vốn. .
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: .
2.1. Khái niện chung về hiệu quả: .
2.2. Hệ thống các chỉ tiêu. .
III. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng giao thông trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. .
1. Doanh nghiệp xây dựng giao thông và mối quan hệ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường: .
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp huy động và sử dụng vốn ở công ty Vật tư vận tải và xây dựng công trình Giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển
Giai đoạn tiếp nhận, chuẩn bị
Giai đoạn giao nhận và thanh quyết toán
là công ty hoạt đông sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nên việc quản lý vốn, sử dụng nguồn vốn hiện có cũng như nguồn vốn huy động được phụ thuộc rất nhiều vào quy trình sản xuất kinh doanh.Từ việc xây dựng quy trình sản xuất kinh doanh công ty có thể sử dụng nguồn vốn đúng mục đích hơn và quản lý nguồn vốn này có hiệu quả hiệu quả hơn.
4)Tình hình xây lắp, kinh doanh của công ty qua một vài năm gần đây:
Sau 10 năm xây dựng và phát triển tổng công ty “Vật tư vận tải vàxây dựng công trình giao thông” đã có 17 đơn vị thành viên và đàng thực hiện chức năng 39 ngành nghề và hạng mục xây dựng. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty qua một số năm như sau:
4.1)Về Vận tải:
Các đơn vị vận tải đang kế nhiệm và phát huy truyền thống vận tải ô tô. Mặc dù trong hoàn cảnh cạnh tanh thị trường quyết liệt,cung lớn hơn cầu, giá cước thấp, phương tiện chủ yếu là ô tô góp vốn hợp doanh, nhưng đã hoạt động khá hiệu quả, khai thác và thắng thầu các hợp đồng vận tải lớn với giá trị hàng tỷ động như: Vật tư nông nghiệp, phan jbóncho vùng cao các tỉnh tây bắc, sách giáo khoa cho các địa phương cả nước, các chương trình vận chuyển cho tổng công ty Leelong tổng công ty liên doanh biến thế điện ABB với hàng ngàn máy biến thế điện đi các tỉnh và CHDCND Lào, Vận chuyển thiết bị toàn bộ và cẩu máy tại công trình Xi măng Nghi sơn, tổng công ty sữa chữa tàu biến nha trang, nhàmáy nhiệt điện phả lại. Các hợp đồng đại lý 11 nghìn tấn ống gang Hải phòng – Việt Trì, 40 nghìn tấn bao bì Viglacera, lô hàng 1450 container Hải phòng – Hà Nội. Chương trình vận chuyển Xi măng Nghi sơn với hợp động vận chuyển 3,2 tỉ và gạch ốp lát với hợp đồng 4,8 tỷ, với tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng 3 tỷ, hợp đồng vận chuyển 14000 tấn xà phòng cho các công trình vùng cao Việt Bắc. Các đơn vị thực hiện các chương trìh vận tải lớn trên đã tạo nên doanh số trong vận tải hàng năm tăng lên đáng kể và hiện nay đạt trên 30 tỉ/năm, sản lượng vận chuyển và đại lý đạt tương đương 70 triệu tấn km/năm.
4.2) Về xây dựng:
Các đơn vị xây dựng giao thông tuy ra đời sau, nhưng đã có những bước đột phá và tăng tốc nhanh chóng hoà nhập vào nhịp độ tăng trưởng của tổng công ty, trở thành ngành nghề mũi nhọn, không những chiếm tỷ trọng doanh thu cao mà còn thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, doanh sốnăm đầu thành lập: 1996 mới ở mức 3,7 tỷ đồng đến năm 2001 đạt 74 tỷ đồng và vượt qua con số 100 tỷ đồng năm 2002.
Đội ngũ xây dựng của tổng công ty đã đặt dấu ấn lên nhiều công trình trên mọi miền đất nước, thắng thầu và thi công nhiều công trình có giá trị hàng chục tỷ đồng trở nên như: Nâng cấp quốc lộ 279 Lào cai, quốc lộ 21B Hà Nam, Quốc lộ 45 và 217 Thanh Hoá, Quốc lộ 31Bắc Giang, quốc lộ 4B Lạng sơn-Quảng Ninh.
Các đơn vị xây dựng phía nam thuộc chi nhánh TPHCM cũng có những công trình đang chú ý như: nâng cấp quốc lộ 55 Bà rịa – Vũng tàu giá trị xây lắp 17,8 tỷ đồng. Quốc lộ 61 kiên Giag 12,6 tỷ đồng.
Về chuyển giao công nghệ và tư vấn xây dựngcông trình giao thông, Tổng công ty cũng thực hiện được một số dự án, trong đó có dự án lắp đặt thiết bị hiện đại tại trạm thu phí giao thông Bắc Thăng Long – Nội Bài, kinh phí xây lắp lên tơí 62 tỷ đồng.
4.3) Về thương mại:
Các đơn vị thươngmại của tỏng công ty đã nhanh chóng mở rộng kinhdoanh các mặt hàng chiếm lĩnh thị phần phía Bắc với nhiều mặt hàng chủ yếu phục vụ cho ngành làm mũi nhọn, nhập khẩu máy móc, thiết bị của các hàng có uy tín trên thế giới làm nguồn cung ứng.
Về kinh doanh xăng dầu của tổng công ty hàng năm đạt từ 1,4 đến 1,5 triệu lít đạt doanh số bán lẻ trên 4 tỷ đồng năm.
Doanh số kinh doanh thương mại cũng tăng khá nhanh qua từng năm điều đó được thể hiện qua bảng kinh doanh thươngmại của công ty.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh thương mại của công ty TRANCO.
đơn vị tính:1000 đồng
Năm
2000
2001
2002
Doanh thu thương mại
7.670.000
15.780.000
29.592000
(Nguồn: Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển TRANCO)
Cãc đơn vị thươngmại của tổng công ty đã nhanh chóng mở rộng kinh doanh các mặt hàng. Doanh số thương mại tăng khá nhanh qua từng năm với nhịp độ tăng nhanh hơn năm trước. Nếu trong năm 2000 công ty chỉ đạt soanh số 7670 triệu đồng thì năm 2001 đã tăng lên 15.780 triều đồng gần gấp đôi so với năm trước và cho đến năm 2002 hiện đang dẫn đầu về doanh số/năm trong 5 lĩnh vực kinh doanh là: 29592 triệu đồng.
4.4) Về dịch vụ:
Với doanh số: 5,5 tỷ đồng đạt được trong năm 2000 là một cố gắng rất lơn so vói những năm đầu chỉ đạt xấp xỉ 1 tỷ đồng. Và cho đến năm 2002 đạt 6,2 tỷ đồng.
Việc mở mang dịch vụ và nghành nghề đầu tiên, tổng công ty chuyển từ cơ quan hành chính sang sản xuất kinh doanh. Lúc đầu phát huy lợi thế về địa điểm, mặt bằng. Tổng Công ty lại có một đội ngũ cán bộ, khoa học kỹ thuật và ô tô nên các dịch vụ về kỹ thuật ô tô như: Bảo dưỡng, sửa chữa chuyển đổi tay lái, kiểm dịch kỹ thuật. Dịch vụ gia công cơ khí, kéo cán thép, dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ môi giới.
4.5) Về đào tạo:
Về đào tạo nghề: Trung tâm đào tạo và phát triển việc làm nay là trung tâm thương mại du lịch và đào tạo đã mở rộng nhiều khoá chuyên ngành và dân dụng, đào tạo các nghề công nhân kỹ thuạt , ngoại ngữ, tin học, trung cấp chuyên ngành xây dựng cầu đường trên 450 học sinh và trung cấp 320 học sinh. Doanh thu hàng năm gần 3 tỷ đồng.
Về đào tạo lái xe: Tổng công ty đã được giao nhệm vụ đào tạo, tổ chức thi, cấp giấy phép lái xe cho tất cả các hạng như: A1, A2 (mô tô 2 bánh),A3 (mô tô 3 bánh), A4(máy kéo nhỏ), B1, B2 (lái xe con, tải nhỏ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp), hạng C (xe tải lớn) và nâng cấp lái xe khách vừa và lớn hạng: D và E.
Lưu lượng đào tạo với số lượng 2000 giấy phép lái xe mô tô và 500 giấy phép lái xe ôtô hàng năm. Doanh thu về đào tạo lái xe đạt trên 1 tỷ đồng/năm.
II. Tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn ở công ty.
Hiện trạng về vốn của công ty.
Thực hiện nghị định 388 – HĐBT và các quyết định QD 90/TTG, QD 91/TTG và chỉ thị 500/TTG trong xây dựng giao thông đã thàhlập các tông công nhà nước, nhà nước cũng đã công bố các văn bản dưới luật, tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động. Nhờ đó, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và công ty TRANCO nói riêng chỉ động hơn trong sản xuất kinh doanh, có điều kiện đầu tư đổi mới, nâng coa trình độ công nghệ và nâng coa năng lực sản xuất, mở rộng quy mô.
Thực tế, một vài năm gần đây công ty TRANCO đã chú trọng đổi mới công nghệ, tăng khả năng thắng thầu các công trình xây dựng và thực hiện nhiều hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng thương mại và các sản phẩm vật tư phục vụ cho xây dựng giao thông , cho vận tải giao thông cũng như công ty đã không ngừng mở rộng và nâng cao dịch vụ đào tạo, vận chuyển về cả lượng và chất.
Xét trên phương diện lớn vốn kinh doanh của công ty cho thấy quymô vốn kinh doanh ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể thông qua bảng sô liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn ở công ty qua 10 năm hoạt động.
đơn vị: triệu đồng
Năm
Số vốn
Bảo toàn và phát triển vốn (1993 - 2002)
1993
945
1994
2.250
1995
3.420
1996
6.452
1997
8.971
1998
11.575
1999
26.750
2000
31.620
2001
40.580
2002
72.789
(Nguồn: Báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển công ty)
Các hình thức huy động vốn ở công ty trong một vài năm qua:
Trong nền kinh tế thị trường, cơ hội huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung và công ty “Vật tư vận tải và XDCTGT” nói riêng từ các nguồn khác nhau là rất lớn nhưng việc huy động vốn còn bị hạn chế và chi phố bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong 10 năm qua để có thể có đủ nguồn vốn cho sản xuất – kinh doanh công ty đã huy động vố chủ yếu từ các nguồn như sau:
2.1) Đảm bảo vốn từ nội bộ công ty:
Nguồn vốn nội bộ công ty là nguồn vốn tự tạo lập từ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn nội bộ của công ty có những ưu điểm sau:
Đó là phần vốn rất chủ động của công ty.
Góp phần nâng cao vị thế tài chính của công ty do duy trì hay nâng cao các tỉ số tài chính theo hướng có lợi.
Thể hiện nội lực của công ty, giúp công ty có thể dùng làm đối tượng của các nguồn tín dụng huy động từ bên ngoài.
Đồng thời, với phương thức tạo lập vốn từ nội bộ doanh nghiệp có những nhược điểm của nó là:
Vốn tự tạo thường dẫn đến tâm lý “ổn định” làm cho công ty thiếu những bước nhảy mạnh dạn để phát triển.
Trong nhiều trường hợp đặt hy vọng vào vốn tự tạo sẽ làm trầm trọng tình hình quản lý nội tại do phải áp dụng chính sách hà khắc.
Các tiềm năng bên trong hiện có của công ty là giới hạn nên việc tự tạo vốn chỉ có thể đạt đến mức độ giới hạn.
Đối với công ty mới hoạt động thì nguồn vốn này rất hạn hẹp. Để khai thác triệt để ưu điểm và hạn chế nhược điểm của vốn tự tạo, công ty vật tư vận tải và xây dựng CTGT” Cần nhiều giải pháp phát huy vốn tối đa khả năng nội tại và thực hiện những cải cách trong nội bộ công ty.
Nguồn vố tự tạo của công ty được hình thành từ 4 nguồn chính:
Một là: Quỹ khấu hao cơ bản.
Là số tiền khấu hao cơ bản của tài sản cố định được tính ra hàng năm và tích luỹ lại để tái đầu tư tài sản cố định. Khi chưa có nhu cầu thay thế tài sản cố định, có thể sử dụng số tiền khấu hao đó và coi như nguồn vốn tạm thời. Đây là một nguồn vốn tự tạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty. Bởi quỹ này phản ánh độ lớn các khoản khấu hao tài sản cố định và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới của công ty.
Theo quy định hiện hành công ty được để lại 100% quỹ khấu hao cơ bản từ nguồn trích khấu hao của tài sản cố định do ngân sách nhà nước cấp và đầu tư.
Hai là: Quỹ tích luỹ đầu tư phát triển sản xuất.
Quỹ này được hình thành từ lợi nhuận hàng năm, được trích lập quỹ theo quy định của bộ tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoặc theo điều lẹ doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp khác.
Ba là: Nguồn vốn do điều chỉnh lại cơ cấu tài sản.
Trong quá trình hoạt động của công ty, có những tài sản bị đầu tư sai mục đích hoặc không phát huy được tác dụng hay do sai lầm trong cơ cấu đầu tư giữa tài sản cố định và tài sản lưu động dẫn tới chệnh lệch bất hợp lý. Quá trình điều chỉnh cơ cấu này sẽ dẫn tới có những tài sản được bán, thanh lý trước thời hạn hoặc trong trường hợp công ty có nhu cầu cấp thiết về vốn lưu động, công ty có thể áp dụng phương pháp bàn và tái thuế tài sản cố định đang sử dụng để điều chỉnh cơ cầu đầu tư và có nguồn tài chính cần thiết.
Bồn là, các khoản phải trả, phải nộp.
Các khoản phải trả bao gồm: Tiền lương, thanh toán bảo hiểm... Các khoản này được hình thành và phát sinh hàng ngày trong quá tình sản xuất, nhưng việc thanh toán được thực hiện theo định kỳ (Thường là theo tháng) nên trong khoản thưòi gian giữa 2 lần thanh toán, các khoản này được tích luỹ lại và doanh nghiệp có thể sử dụng như một nguồn vốn ngắn hạn.
Các khoản phải nộp gồm: Các khoản thuế, BHXH, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Khi chưa đến kỳ hạn nộp thì công ty cũng có thể sử dụng.
Ngoài ra, nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp cũng có thể coi là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước mới thành lập như công ty TRANCO được Bộ giao thông vận tải đầu tư một phần vốn điều lệ ban đầu nhưng công ty phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn.
Trong quá tình hoạt động, về nguyên tắc công ty phải tích tụ và huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân sách nhà nước không đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đang hoạt động chỉ trừ trường hợp nhà nước giao bổ sung nhiệmvụ cho công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhà nước xem xét đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh cho những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá và kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn, có đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế từng vùng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng hoạt động kinh doanh – là công ty trực thuộc bộ giao thông tuy mới thành lập được hơn 10 năm nhưng công ty TRANCO đã thực hiện được nhiều chức năng kinh tế – xã hội và là đơn vị được nhà nước ưu tiên trong các dự án cấp, tài trợ vốn. Vì vậy, đây là một nguồn vốn quan trọng mà công ty huy động được để tăng nguồn vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.thực tế về tình hình huy động nguồn vốn này của công ty qua một vài năm được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2..2 : nguồn vốn huy động từ nội bộ công ty qua một số năm
đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Quỹ khấu hao cơ bản
257.800
257.800
257.800
2. Quỹ tích luỹ đầu tư phát triển sản xuất
463.200
492.000
578.432
3.Nguồn vốn do điều chỉnh cơ cấu tài sản
167.342
175.000
173.575
4. Các khoản phải trả, phải nộp:
Phải nộp ngân sách
Phải trả công nhân viên
Phải trả phải nộp khác
1.032.362
506.140
115.290
410.932
1.592.315
680.572
65.528
846.215
2.279.265
1.004.523
139.427
1.135.315
5. Tổng
1.920.704
2.517.115
3.289.072
6. Chênh lệch
+596.411
+771.957
7.Tỷ lệ(%)
131,05
130,66
(Nguồn: báo cáo 10 năm xây dựng và phát triển công ty TRANCO)
Qua bảng trên cho thấy nguồn vốn tự tạo từ nội bộ doanh nghiệp tăng lên hàng năm điều đó chứng tỏ rằng công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng như việc gia tăng nguồn vốn chứng tỏ công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên,đây chỉ là nguồn vốn nhằm giải quyết nhu cầu tạm thời cấp bách về vốn của công ty.Vì vậy, để huy động và sử dụng được tối đa nguồn vốn công ty cần phải huy động các nguồn vốn từ bên ngoài.
2.2) Huy động vốn từ bên ngoài công ty:
Trong nền kinh tế mở diễn ra sự cạnh tranh gay gắt tren thị trường ở các lĩnh vực cũng như cáp vốn, doanh nghiệp cần phải mạnh dạn và chủ động tìm ra các giải pháp hợp lý để tạo đủ nguồn vốn cho quá trình đầu tư với lãi suất hợp lý bằng cách vận dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp.
Theo thời gian sử dụng vốn, vốn của doanh nghiệp được phần thành 2 loại là vốn ngắn hạn và vốn dài hạn.
Vốn ngắn hạn: Là các khoản vốn có thời gian đáo hạn trong vong một năm kể từ ngày nhận được vốn hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Vốn dài hạn: Là khoản vốn có thời gian dài hạn trên một năm kể từ ngày nhận vốn.
Qua một số năm hoạt động, công ty TRANCO đã huy động vốn ngắn và dài hạn từ một số nguồn và với một số hình thức được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Một số hình thức huy động vốn từ bên ngoài của công ty TRANCO.
Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính
Huy động vốn ngắn hạn
Tín dụng thương mại
Vay các doanh nghiệp khác
Nhận tiền đặt trước của khách hàng
Vay có bảo đảm
Vay có thế chấp bằng các khoản phải thu
Huy động vốn dài hạn
Vay có kỳ hạn
Thuê tài chính
Thuê mua trả góp
Vay dư phần
Tín dụng thuê mua
Liên doanh, liên kết
Vay không có đảm bảo
Hạn mức tín dụng
Tín dụng tuần hoàn
Cho vay theo hợp đồng
Mua bán nợ
Các hình thức huy động vốn
Vay có đảm bảo
Qua sơ đồ trên cho thấy, các hình thức huy động vốn của công ty rất đa dạng và phong phú, mỗi hình thức đều có nhứng ưu, nhược điểm của nó riêng nó. Bằng cách xây dựng cho mình kế hoạch và có chiến lược trong việc huy động vốn công ty TRANCO đã phát huy được ưu điểm và hạn chế được tối đa nhược điểm của mỗi hình thức, phù hợp voíư thực tế sản xuất – kinh doanh. Qua thực tế huy động vốn của công ty cho thấy.
Đối với nguồn vốn ngắn hạn:
Nguồn vốn này được công ty sử dụng cho hoạt động kinh doanh vật tư vận tải. Vì đây là nguồn vốn ngắn hạn nên để tăng hiệu quả sử dụng vốn công ty đã tăng việc luân chuyển nguồn vốn này trong các dự án, hợp động kinh doanh. Do thông thường, các hợp động mua bán, chuyể giao vật tư, phụ tùng thiết bị và công nghệ thường diễn ra trong chu kỳ ngắn hơn so với dịch vụ đào tạo và xây dựng CTGT. Dựa trên cơ sử, là doanh nghiệp nhà nước làm ăn có uy tín, trong suốt hơn 10 năm qua, công ty TRANCO đã dựa vào các tổ chức tài chính tín dụng để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh bằng các hình thức: mua chịu nhà cung cấp, sử dụng các khoản khách hàng đặt tiền trước cho công ty. Đây là khoản vốn có tính chất tạm thời mà công ty có quyền sử dụng hợp pháp nhưng đồng thời nó cũng thể hiện sự ràng buộc về mặt tài chính đối với công ty.
Bảng 2.3 :Tình hình gia tăng nguồn vốn đi chiếm dụng.
đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1.Phải trả người bán
296.949.000
2.512.741.000
11.691.460.000
2. Người mua trả trước
130.140.000
45.329.000
0
3.Tổng cộng
427.089.000
2.558.070.000
11.691.460.000
(Nguồn: phòng kế toán- tài chính)
Như vậy vốn đi chiếm dụng của Công ty tăng rất nhanh trong những năm qua, việc tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty giảm bớt nợ lãi vay, giải quyết một phần nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên xét về dài hạn đây là điều không tốt nếu Công ty không quay vòng đồng vốn nhanh thì khả năng thanh toán của Công ty sẽ gặp khó khăn.
Bên cạnh xem xét việc đi chiếm dụng vốn chúng ta cũng cần xem xét phần vốn mà Công ty bị chiếm dụng.
Bảng 2..4 : Tình hình gia tăng nguồn vốn bị chiếm dụng.
đơn vị tính: 1000đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1.phải thu của khách hàng
10.062.182
3.744.630
9.123.704
2.Trả trước cho người bán
0
0
0
3. Tổng cộng
10.062.182
3.744.630
9.123.704
(nguồn:Phòng kế toán –tài chính)
Như vậy nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty cũng khá nhiều điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty rất lớn. Để thấy được thực chất khả năng huy động vốn của Công ty nhiều hay ít chúng ta so sánh hai chỉ tiêu sau:
Bảng 2..5 : Chênh lệch giữa vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng.
đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Vốn đi chiếm dụng
427.089
2.558.070
11.691.460
2. vốn bị chiếm dụng
10.062.182
3.744.630
9.123.704
3. chênh lệch
9.635.093
118.156
2.566.756 .724.00
(nguồn: báo cáo 10 năm hình thành, xây dựng và phát triển công ty )
Như vậy thực chất vốn đi chiếm dụng của Công ty tăng trong ba năm nhưng số tăng này quá nhỏ so với tăng vốn bị chiếm dụng. Năm 2002 vốn đi chiếm dụng tăng so với năm 2000:11.264.371.000 đồng với tỷ lệ tăng 2637,4%, so với năm 2001tăng 9.133.390.000 đồng với tỷ lệ tăng 357, 04%. Nhưng so với năm 2000 thì năm 2002 vốn bị chiếm dụng giảm 938.478.000 đồng với ftỷ lệ giảm 9,6% nhưng so với năm 2001 nó lại tăng gấp hai lần5.379.074.000 đồng với tỷ lệ tăng 143,65%. Đây là mặt yếu của Công ty, vốn kinh doanh của Công ty phần lớn là vốn vay ngắn hạn nhưng số vốn bị chiếm dụng nhiều vừa hạn chế vòng quay của vốn, vừa phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó. Là Công ty chuyên kinh doanh nên bán chịu là điều khó tránh khỏi, Công ty cần tìm ra một giải pháp sao cho đảm bảo được lợi ích cả hai bên khách hàng và Công ty.
Đối với nguồn vốn dài hạn.
Công ty dụng tối đa nguồn vốn trong dịch vụ vận tải băng hình thức đổi mới dịch vụ vận tải, trang thiết bị vận tải thông qua các hoạt động thuê tài chính và thuê mua, thuê mua trả góp công ty đầu tư 118 xe (2002) mới và hiện đại để phục vụ vận chuyển hành khách hàng hoá có trạng tải lớn và hàng hoá siêu trọng tải bằng hình thức này.
Thực hiện liên doanh liên kết với Singapore để sử dụng mặt bằng 83 – Lý Thường Kiệt của công ty để xây dựng khách sạn GUOMAN 12 tầng, 150 buồng đưa vào kinh doanh với hợp đồng 30 năm với dự án này phía Singapore đầu tư 74% tổng số vốn là: 13.200.000 USD và Tổng công ty dầu nhờn TOTAL FINA trong kinh doanh xăng dầu. Đồng thời công ty cùng liên kết với công ty xây dựng nhà nước Trung Quốc CSCEC để thực hiện sự án thi công xây dựng Phả lại. Cùng với một số dự án liên doanh, liên kết khác trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ.
Thông qua hình thức tín dụng thuê mua, vay có kỳ hạn, phát hành trái phiếu và vay dư phần công ty cũng đã huy động được một số vốn đáng kể cho việc sản xuất kinh doanh.
Bằng quyền sử dụng đất công ty được vay trước với lãi suất ưu đãi là 300.000 USD để sử dụng trụ sở mới và tạo vốn trong kinh doanh.tuy nhiên,qua ột số năm hoạt động công ty chưa thật sự tranh thủ được tối đa nguồn vốn này vì các dự án liên doanh liên kết của công ty vãn còn ít và các dự án thực hiện được mới chỉ dừng lại ở những dự án chưa thật lớn . Vì vậy, để tăng hiệu quả hoạt động công ty cần phải kiếm tìm và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh- nhất là với các tổ chức lớn, các công ty có vốn lớn và hoạt động có hiệu quả tốt.
Đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TRANCO.
Đánh giá kết quả sản xuất kinh daonh của công ty thực chất là phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động của công ty để thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn hiện có và vốn huy động của công ty.
Doanh thu: (hay giá trị sản lượng thực hiện)
Công ty “Vật tư vận tải và xây dựng CTGT” là donh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các loại vật tư, thiết bị liên quan đến ngành giao thông và xây dựng CTGT cũng như dịch vụ vận tải cho nên, vấn đề tăng trưởng của công ty gắn với việc xây dựng và phát triển các loại hình giao thông cũng như những yêu cầu về kịch vụ vận tải của thị trường. Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiểu giá trị sản lượng thực hiênj (hay doanh thu bán hàng). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thích ứng về mặt sản phẩm theo nhu cầu thị trường để từ đó công ty ddiều chỉnh kế hoạch sản xuất, thu mua hàng hoá và xây dựng kế hoạch đấu thầu các công trình giao thông vận tải cũng như các hợp đồng về vận chuyển cho phù hợp. Trong các năm qua công ty đã ký nhiều hợp đồng những công trình trong điểm như:
Xây dựng những công trình trọng điểm như:
Quốc lộ 279 Lào Cai, quốc lộ 21 B Hà Nam, quốc lộ 1 B đường Khánh Khê - Quốc Khánh, quốc lộ 39 Hưng yên, quốc lộ 45 và 217 Thanh Hoá, quốc lộ 4 A Na Sầm – Lũng Vài, quốc lộ 31 Bắc Giang, quốc lộ 4 B Lạng Sơn – Quảng Ninh, Đường “Hồ Chí Minh” đoàn Thanh Hoá - Nghệ An, quóc lộ 32 Hà Tây, quốc lộ 45 Nghệ An, Cỗu Phả Lại, các đường giao thông nông thôn đang được tiếp tục đẩy mạnh. Đồng thời nhận cung ứng nhiều xe tải, xe khách kể cả nguyên chiếc và tổng thành bộ phận như:
Sat Xi Liền động cơ, động cơ rời, để đóng mới xe đại trong nước, đặc bgiệt là của các hàng như: Huyn dai, Toyota, Hino, KamaZ Hàng vật tư phụ tùng cho vận tải như: Săm, lốp, ắc quy, cung cấp vật tư cho xây dựng giao thông như: nhựa đường, thảm nhựa ASPHAIT, vải chông thấm, cung cấp các dàn máy; tổ máy hiện đại như: máy xúc - đào bánh lốp, bánh xích của hãng LIEBGER (CHLB Đức) KOBELCO, FUROKAWA (nhật), may lu tĩnh, rung (1 trống, 2 trống) cỡ từ 8 đến 30 tấn của các hãng ABG, HAMM, BOMAG (CHLB Đức); SAKAI (Nhật) máy trải thảm nhựa njóng trải rộng 7,2m, công suất 600 tấn/h của hãng DEMAG (Đức) Huyndai, Dawoo (Hàn Quốc).
Cung ứng cho các công ty xây dựng: Giao thông cho 1,4,5,,8 và Thăng Long (Bộ GTVT), các tổng công ty xây dựng trường sơn, Thành an, Công Binh (Bộ Quốc Phòng) Các tổng công ty Sông Đà, LICOG, XD Hà Nội (Bộ xây dựng) và qua kinh doanh xăng dầu, dịch vụ vận tải và cịh vụ đào tạo.
Bảng 2..6 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2000 đến năm 2002:
Đơn vị tính: 1000 đồng.
Đơn vị
2000
2001
2002
2000/2001
2002/2001
I.toàn công ty
42.724.500
33.267.800
63.235.400
77,86
190,1
II.các đơn vị:
1.Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
2. Các đơn vị xây dựng
Các đơn vị vận tải
Liên doanh
Đại diện- chi nhánh
31.823.406
4.124.828
5.655.193
1.121.073
0
23.986.620
2.004. 830
5.971.690
1.131.960
172.700
46.270.048
9.072.604
6.335.836
1.074.800
482.208
75,37
48,6
105,6
100,9
0
192,9
452,5
106,1
94,55
279,2
(nguồn: phòng tài chính- kế toán)
Nhìn chung doanh thu thựcc hiện toàn công ty trong 3 năm tăng không đồng đều. So với năm 2000 thì năm 2001doanh thu giảm 0,24 lần. Năm 2002 doanh thu đạt được khá cao cả về mặt tuyệt đối 2.967.600.000 đồng cả về mặt tương đói tăng 1,48 lần (2000), 1, 9 lần (2001). Đây là một biểu hiện tốt của việc thực hiện mục tiêu dịch chuyển cơ cấu ngành hàng, tăng các loại hình hoạt động nhằm đưa công ty trở thành nơi cung cấp vật tư thiết bị thuộc về ngành giao thong lớn nhất trong cả nước. Riêng năm 2001doanh thu giảm là do giá vật tư thu mua bị biến động, nhu cầu về xây dựng công trình giao thông giảm sút.
Các đơn vị thanh viên đóng góp nhiều nhất cho việc tăng doanh thu của công ty cụ thê là:
- Năm 2000 là phòng kinh doanh XNK đạt 31.823.406.000 đồng chiếm 74,5% tổng doanh thu, tiếp đến là các đơn vị vận tải đạt 5.655.193.000 đồng chiếm 13,23% tổng doanh thu.
-Năm 2001 phòng kinh doanh XNK đạt 23.968.620.000 đồng chiếm72% tổng doanh thu, tiếp đến là các đơn vị vận tải đạt 5.971.690.000 đồng chiến 17,95% tổng doanh thu.
- Năm 2002 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đạt 46.270.048.000 đồng chiếm 73,17% tổng doanh thu, tiếp đến là các đơn vị xây dựng đạt 9.072.604.000 đồng chiếm 14,35% tổng doanh thu và thứ ba là các đơn vị vân tải đạt 6.335.836.000 đồng chiếm 10,02% tổng doanh thu.
3.1 Lọi nhuận:
Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thặng dư do kết quả của người lao động mang lại. Nó là chỉ tiêu phản ánh tông ợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh về mặt số lượng và chất lượng hoạt đô của công ty thông qua việc sử dụng các yếu tố của sản xuất như: lao động, vật tư tài sản cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời là nguồn vốn quan trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0131.doc