Đề tài Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh

Khi học sinh đã mắc phải lỗi chính tả do bị ảnh hưỏng lỗi phát âm địa phương thì trong học tập bất cứ môn học nào, hoạt động nào học sinh đều cũng nói, viết sai chính tả cho nên bao giờ tôi cũng chú ý lắng nghe và chấm bài cho học sinh một cách cẩn thận, phát hiện lỗi chính tả và sửa sai kịp thời dù ít hay nhiều, tránh bỏ qua, cho qua vì cho rằng điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động, môn học mình đang dạy thì cứ như vậy học sinh sẽ trở thành thói quen khó có thể khắc phục được. ( ví dụ: uống nước khác với uốn cong, rau muống khác với mong muốn, , gió bấc khác với phía bắc, sau trước khác với làm sao ) ; khi chấm bài của học sinh ở bất cứ môn học nào (trong lời giải Toán, trong bài kiểm tra Khoa học ) khi thấy có từ học sinh viết sai chính tả tôi đều gạch dưới từ đó và viết lại phía trên từ viết đúng, khi trả bài cho học sinh bao giờ tôi cũng nhắc nhở những trường hợp đó để các em chú ý khắc phục. Đặc biệt trong phân môn Tập làm văn, khi chấm bài viết: lỗi chính tả thì tôi gạch dưới và ghi c.t khác với lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ tôi ghi c.n để học sinh dễ phân biệt.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 21288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò tµi: “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh”. I . ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở trường Tiểu học, dạy Tiếng Việt cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu vì môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Môn Tiếng Việt luôn xuất hiện trong tất cả các môn học, trong đó phân môn chính tả giúp học sinh hình thành những năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hoá, Tiếng Việt chuẩn mực. Ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy ở trường và qua từng thời kì kiểm tra đánh giá học sinh, kinh nghiệm cho tôi thấy rằng chất lượng môn Tiếng Việt của trường thấp đều tập trung nhiều ở phần viết chính tả là chủ yếu. Có những lỗi chính tả không đáng mắc phải nhưng các em lại viết sai đa phần là do cách phát âm địa phương, chẳng hạn như chưa phát âm phân biệt rõ các phụ âm đầu tr/ch; r/d/gi; v/d…vần ao/au; ăc/ăt… hoặc chưa phân biệt rõ thanh điệu: thanh hỏi/ thanh ngã cũng như đồng nhất hoá hai phụ âm cuối n/nh ;n/ng; t/c… Từ tình hình thực tế nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Việt, nên tôi đã chọn đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm với tên đề tài là: “ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh” II . NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Điều tra cơ bản: Để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Trần Hợi nói riêng và học sinh Trần Văn Thời nói chung thì phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh. Vì vậy để hình thành nội dung giảng dạy, giáo viên phải nắm được và nắm một cách chắc chắn thông tin về cách phát âm tiếng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến chính tả. Do vậy, trong giảng dạy cũng như trong giao tiếp với học sinh trong lớp, tôi luôn chú ý lắng nghe các em một cách toàn diện cả khi đọc bài lẫn khi giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, ngay từ bài viết chính tả của tuần đầu tiên và bài khảo sát chất lượng học sinh đầu năm của học sinh, tôi tập trung chấm bài thật kĩ, liệt kê những lỗi mà học sinh mắc phải. Sau đó, tôi thống kê kết quả ghi chép cẩn thận vào sổ theo dõi học sinh rồi phân loại từng đối tượng học sinh viết sai chính tả như sau: * Viết sai do không nắm vững trình tự: Loại lỗi này thường gặp khi các em viết các phụ âm đầu g/gh; ng/ngh; c/k; r/g ; qu/g * Viết sai do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt: Vì không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh thường viết sai ( ví dụ; qoanh co, khúc khuỷ, ngoằn ngèo, …) * Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương: Viết sai các chữ: có phụ âm đầu tr/ch; r/d/gi; v/d, qu/g, …vần ao/au; ăc/âc , ăc/ăt, ôi/uôi,…vần có phụ âm cuối n/ng; t/c, n/nh, t/ch… hoặc chưa phân biệt rõ thanh điệu: thanh hỏi/ thanh ngã; 2. Sửa lỗi chính tả cho học sinh: Để sửa loại lỗi viết sai do không nắm vững qui tắc chính tả, tôi yêu cầu học sinh nhớ kĩ mặt chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ lẫn lộn. Còn đối với loại lỗi do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt, tôi giúp học sinh hiểu âm tiết Tiếng Việt gồm mấy thành phần là những thành phần nào, vị trí của từng thành phần trong âm tiết. Ví dụ: tiếng “ Truyện” gồm có 3 bộ phận: âm đầu tr, vần uyên, thanh nặng , trong vần uyên có âm đệm u, âm chính yê và âm cuối n .Đặc biệt khi dạy cấu tạo âm tiết Tiếng Việt, khi học sinh viết sai tôi luôn dùng bảng phụ về cấu tạo âm tiết để sữa chữa kịp thời.Nên học sinh nhanh chóng tiếp thu và nắm vững hơn trong quá trình viết sau này. Riêng đối với lỗi chính tả viết sai do phát âm địa phương, tôi tiến hành các biện pháp sau: a. Dạy học theo quy trình: Trong tất cả các tiết dạy chính tả trên lớp, tôi luôn tiến hành đúng theo qui trình để hình thành cho học sinh thói quen học phân môn chính tả một cách tích cực. Trước khi học sinh viết bài, tôi đọc thong thả và diễn cảm toàn bộ bài được chọn viết chính tả, nhằm giúp học sinh có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung về nội dung của bài viết. Sau đó, tôi dành thời gian để học sinh đọc lại toàn bài và tìm những từ khó mà các em hay viết sai. Ở nhiệm vụ này, tôi luôn thay đổi hình thức: các em tự tìm cá nhân, trao đổi theo cặp, nhóm tuỳ nội dung từng bài viết. Đối với bài viết được trích từ các bài Tập đọc học sinh đã học thì tôi cho học sinh tự tìm cá nhân, còn đối với những bài viết là các văn bản khác có nội dung phù hợp chủ điểm trong tuần tôi tổ chức cho học sinh trao đổi theo cặp hoặc nhóm vì hình thức này các em hợp tác nhau sẽ phát hiện ra nhiều từ khó hơn, từ mình hay viết sai, từ bạn hay viết sai và từ đó hình thành cho các em một sự chú ý để khắc phục. Khi chấm chữa bài cho học sinh, bao giờ tôi cũng gạch dưới những lỗi sai của các em một cách cẩn thận, đến khi nhận xét tôi ghi lại những lỗi mà học sinh hay mắc phải lên bảng rồi yêu cầu học sinh nêu cách sửa lỗi đó. Đặc biệt, đối với lỗi mắc phải do phát âm địa phương, sau khi sửa lỗi xong, tôi yêu cầu học sinh phát âm đúng đọc lại và gọi những học sinh phát âm sai đọc lại nhiều lần, tôi đưa ra một số ví dụ để học sinh phân biệt. Ví dụ: vầng trăng/ dầng chăng ; quây quần/guây guầng; lênh nghênh/ lên nghên.… b Thông qua luyện tập thực hành: * Lựa chọn nội dung bài tập: Nội dung các bài tập chính tả âm, vần nhằm ôn lại một số qui tắc chính tả và tiếp tục luyện viết các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do cả ba nguyên nhân: do bản thân các âm, vần, thanh khó, do học sinh không nắm vững qui tắc ghi âm hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Ở nội dung dạy học này, tôi đặc biệt chú ý đến việc chọn nội dung bài tập sao cho phù hợp với đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của địa phương. Ví dụ tiết 9, 11 lớp 5: Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng tôi lựa chọn nội dung phân biệt âm cuối n/ng. Ở tiết 12 , 13 phân biệt phụ âm s/x và âm cuối c/t tôi lựa chọn nội dung phân biệt âm cuối c/t. Ở tiết 19, 20 lớp 5: Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô tôi chọn nội dung bài tập phân biệt r/d/gi, …Từ đó học sinh có kiến thức chính tả vững vàng và tự tin hơn trong các bài viết. b: Lựa chọn các nguyên tắc dạy học: Hình thức bài tập chính tả âm, vần rất phong phú, đa dạng do đó khi tiến hành giảng dạy tôi luôn chú ý lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài tập, với thực tế học sinh của lớp. Trong quá trình dạy chính tả cho học sinh, tôi luôn thay đổi các hình thức tổ chức dạy học như: cá nhân, nhóm, trò chơi. Từ đó, giúp học sinh phát hiện, phân tích, xét đoán đồng thời kiểm tra củng cố kiến thức về chính tả của học sinh. Trong luyện tập, thực hành, tôi còn chú ý đến nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức. Để thực hiện tốt nguyên tắc dạy học này tôi vận dụng những kiến thức về ngữ âm học tiếng Việt vào phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi và xây dựng các qui tắc chính tả, các"mẹo" chính tả giúp học sinh ghi nhớ một cách khái quát có hệ thống. Ví dụ:Ở tiết 1lớp 5: Điền tiếng thích hợp có âm ng/ngh, g/gh, c/k. Sau khi học sinh điền và sửa bài hoàn chỉnh, tôi hướng dẫn học sinh đi đến ghi nhớ một cách chắc chắn qui tắc chính tả ( vì chữ viết Tiếng Việt là chữ ghi âm, âm “ cờ” được viết dưới dạng 3 kí tự là c, k,q; âm “ gờ” được viết dưới dạng 2 kí tự là g, gh và âm “ngờ” được viết dưới dạng 2 kí tự là ng, ngh ): * Khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê: âm " cờ" viết là k, âm " gờ" viết là gh, âm " ngờ" viết là ngh. * Khi đứng trước các nguyên âm còn lại âm " cờ" viết là c, âm "gờ" viết là g, âm " ngờ" viết là ng. * Khi đứng trước âm đệm viết là u thì âm " cờ" viết là q. Bên cạnh đó, dựa vào qui tắc chính tả, tôi chú ý cho học sinh ghi nhớ một số " mẹo” chính tả. Ví dụ: Những từ nghi ngờ biết tr hay ch, nếu chúng chỉ những đồ dùng trong gia đình thì hầu hết đều được viết là ch: chai, chén, chăn, chiếu, chảo, chậu,… Việc kết hợp các nguyên tắc dạy học, với hình thức dạy học và sử dụng ĐDDH một cách hợp lí là điều tôi rất quan tâm. Để học sinh không nhàm chán, có ấn tượng chính tả để ghi nhớ cách viết đúng tôi luôn tổ chức hình thức dạy học thân thiện với học sinh và kết hợp sử dụng ĐDDH thường xuyên. Ví dụ: Để tìm từ láy phù hợp với mô hình cấu tạo đã cho hoặc tìm từ phù hợp với hình thức chính tả đã cho: Tiết 9 lớp 5: Tìm và viết lại các từ láy có âm cuối ng; tiết 12 lớp 5: Điền các từ láy theo khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau: an- at, ang- ac, ôn-ôt, ông-ôc, un-ut, ung-uc… tôi tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi khá sinh động mà hấp dẫn để các em tích cực chủ động thực hành và ghi nhớ một cách có ý thức. Ví dụ: Thi viết tiếp sức theo nhóm vào bảng phụ Sau khi học sinh tìm được những từ láy cần thiết mà các em tìm được bao giờ củng tôi cho các em ghi lại vào vở bài tập để học sinh nắm vững. c. Khắc phục lỗi chính tả trong khi dạy những phân môn, môn học khác: Khi học sinh đã mắc phải lỗi chính tả do bị ảnh hưỏng lỗi phát âm địa phương thì trong học tập bất cứ môn học nào, hoạt động nào học sinh đều cũng nói, viết sai chính tả cho nên bao giờ tôi cũng chú ý lắng nghe và chấm bài cho học sinh một cách cẩn thận, phát hiện lỗi chính tả và sửa sai kịp thời dù ít hay nhiều, tránh bỏ qua, cho qua vì cho rằng điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động, môn học mình đang dạy thì cứ như vậy học sinh sẽ trở thành thói quen khó có thể khắc phục được. ( ví dụ: uống nước khác với uốn cong, rau muống khác với mong muốn, , gió bấc khác với phía bắc, sau trước khác với làm sao…) ; khi chấm bài của học sinh ở bất cứ môn học nào (trong lời giải Toán, trong bài kiểm tra Khoa học …) khi thấy có từ học sinh viết sai chính tả tôi đều gạch dưới từ đó và viết lại phía trên từ viết đúng, khi trả bài cho học sinh bao giờ tôi cũng nhắc nhở những trường hợp đó để các em chú ý khắc phục. Đặc biệt trong phân môn Tập làm văn, khi chấm bài viết: lỗi chính tả thì tôi gạch dưới và ghi c.t khác với lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ tôi ghi c.n… để học sinh dễ phân biệt. d.Khắc phục lỗi thông qua giao tiếp: Khi giao tiếp, học sinh sẽ trình bày vấn đề các em muốn trao đổi bằng lời nói, bằng cách phát âm theo thói quen hàng ngày một cách tự nhiên nhất. Chính những lúc này, tôi luôn chú ý lắng nghe ( cả trong giờ học lẫn khi các em vui chơi, nói chuyện với bạn), khi nghe các em phát âm sai tôi đều nhắc nhở các em hãy chú ý nói đúng. Ví dụ: “ dui dẻ” sửa “vui vẻ”, “đi dề” sửa “đi về”. Nhưng sửa như thế nào để học sinh không nhàm chán là điều mà chúng ta cần quan tâm. Do đó, bên cạnh việc chú ý lắng nghe học sinh tôi luôn tạo một không khí thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò, nhắc nhở kịp thời những lúc các em viết sai và dặn dò các em cũng nên chú ý nhắc nhở bạn nói đúng. Tôi tổ chức cho các em thi đua trong một khoảng thời gian ngắn với nội dung giới hạn để các em dễ thực hiện. Ví dụ: Trong tuần thi đua nhau trong tổ hoặc nhóm nói đúng âm tiếng có âm đầu t/tr, qu/g, r/g các tiếng có vần an/ang, in/inh, ên/ênh… cứ lần lượt như vậy những lỗi chính tả do phát âm địa phương các em lần lượt khắc phục và dần dần có ý thức nói đúng và viết đúng chính tả hơn. Từ đó, tôi yêu cầu học sinh vận dụng việc phát âm đúng vào trong giao tiếp hàng ngày cả ở trường và ở nhà vì từ lời nói đến việc ghi lại lời nói, ngôn ngữ các em cần diễn đạt có liên quan chặt chẽ nhau: nói sai dẫn đến viết sai là hệ quả tất yếu nên khi học sinh có thói quen phát âm đúng trong giao tiếp hàng ngày thì việc viết sai lỗi chính tả do phát âm địa phương của các em sẽ giảm rõ rệt. III . KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN: 1.Kết quả: Qua một năm thực hiện những biện pháp khắc phục lỗi chính tả học sinh mắc phải do phát âm sai theo địa phương nêu trên, tôi thấy chất lượng viết chính tả của học sinh trong lớp tôi giảng dạy có sự tiến bộ rõ rệt qua từng thời điểm. Kết quả cụ thể như sau: Thời điểm Sai 0-1 lỗi sai 2-3 lỗi sai 4-5 lỗi sai 6-7 lỗi sai trên 7 lỗi KSCLĐN 1 3 4 4 6 Giữa kì I 3 4 4 4 3 Cuối kì I 6 3 4 3 2 Giữa kì II 10 2 3 3 0 Cuối kì II 15 3 0 0 2. Ứng dụng vào thực tiễn. Qua kết quả sử dụng một số biện pháp nêu trên tôi nhận thấy để luyện cho học sinh viết đúng chính tả và phát âm đúng tiếng phổ thông đòi hỏi người giáo viên phải thực sự nhiệt tình, hết lòng yêu nghề mến trẻ, không ngại khó và phải được thực hiện thường xuyên liên tục suốt cả năm học mới có hiệu quả. Với những biện pháp thiết thực, rất dễ thực hiện và áp sát thực tế tôi vừa nêu trên có thể phổ biến, ứng dụng rộng rãi ở tất cả các trường Tiểu học trong huyện. Qua đây tôi cũng rất mong được những ý kiến đóng góp của ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn. Trần Hợi, ngày 20 tháng 2 năm 2010 Người viết NGUYỄN SỸ HỢI PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Tác giả : Nguyễn Sỹ Hợi Tổ chuyên môn Trường Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo ………………….. …………………. …………………. ………………… …………………. - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo …………………… …………………… ………………… …. …………………….. …………………….. Xếp loại chung : ………………………… …………………………………………… Ngày .... tháng …. năm 2010 Tổ trưởng Xếp loại chung :……………………… ………………………………………… Ngày .... tháng …. năm 2010 Hiệu trưởng PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI Nội dung Xếp loại - Đặt vấn đề - Biện pháp - Kết quả phổ biến, ứng dụng - Tính khoa học - Tính sáng tạo ……………….,……………… ………………………………. ………………………………. ………………………………. ……………………………… Xếp loại chung : ………………… Ngày … tháng ….. năm 2010 Trưởng phòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.doc
Tài liệu liên quan