Đề tài Một số biện pháp kiềm chế tham nhũng và tránh tụt hậu xa hơn về kinh tế

MỤC LỤC

A. LỜI NÓI ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: THAM NHŨNG VÀ TỤT HẬU XA HƠN VỀ KINH TẾ 2

1.1. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI VÀ SỰ GIA TĂNG CỦA NẠN THAM NHŨNG 2

1.1.1. Tham nhũng 2

1.1.1.1. Khái niệm về tham nhũng 2

1.1.1.2. Nguyên nhân của tham nhũng 2

1.1.1.3. Sự gia tăng hơn của nạn tham nhũng 4

1.1.2. Tụt hậu xa hơn về kinh tế, mặt yếu kém của sự phát triển 5

1.2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA 6

1.2.1. Thực trạng của tham nhũng 6

1.2.2. Những vấn đề tồn tại 9

1.2.3. Tác hại của tham nhũng với phát triển kinh tế 10

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ TỤT HẬU XA HƠN VỀ KINH TẾ Ở NƯỚC TA 12

2.1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA TỤT HẬU KINH TẾ 12

2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỤT HẬU XA HƠN VỀ KINH TẾ 13

2.3. SỰ TỤT HẬU XA HƠN CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 16

CHƯƠNG III: THAM NHŨNG VÀ TỤT HẬU XA HƠN VỀ KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 18

3.1. TÌNH TRẠNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 18

3.1.1. Tandania: 18

3.1.2. Uganda 20

3.1.3. Xiera Leôn 22

3.2. KHOẢNG CÁCH VỀ KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 23

3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI, KHÓ KHĂN TRONG VIỆC RÚT NGẮN TỤT HẬU XA HƠN VỀ KINH TẾ 27

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ THAM NHŨNG VÀ TRÁNH TỤT HẬU XA HƠN VỀ KINH TẾ 30

4.1. MỘT SỐ BÀI HỌC CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 30

4.1.1. Kinh nghiệm của Hồng Kông 30

4.1.2 Kinh nghiệm của Singapo 30

4.2. BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 32

4.3. BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG TA TRONG VIỆC TRÁNH TỤT HẬU XA HƠN VỀ KINH TẾ 36

C. KẾT LUẬN 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp kiềm chế tham nhũng và tránh tụt hậu xa hơn về kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải chống đỡ với rất nhiều khó khăn: khó khăn về đất nước mất chủ quyền, và nền kinh tế bị lạm phát và Đảng và nhân dân ta đã phải gồng mình chống đỡ. Năm 1954 thì miền Bắc mới hoàn toàn giải phóng để đi lên phát triển kinh tế, nhưng miền Nam vẫn bị đô hộ của đế quốc Mỹ. Do đó lúc bấy giờ việc quan trọng nhất là giải phóng miền Nam. Và khi đó miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với các khẩu hiệu: "Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "tất cả vì miền Nam thân yêu". Nhưng không chỉ đơn thuần phát triển kinh tế, miền Bắc cũng phải chịu những cuộc rải thảm bằng bom rất ác liệt, nó được ví như "Điện Biên Phủ trên không", đế quốc Mỹ đã ném xuống miền Bắc hàng triệu tấn bom để ngăn cản miền Bắc đi lên và sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Khi đó hàng trăm ngàn tấn bom đạn của Mỹ đã tàn phá rất nhiều những thành tựu của miền Bắc, nhưng không vì thế mà miền Bắc không phát triển, không viện trợ cho miền Nam ruột thịt. Miền Bắc vẫn phát triển và ngày càng viện trợ nhiều về người và tài sản cho miền Nam. Và đến năm 1975 đã chứng kiến cuộc một nước thuộc địa nhỏ đã đánh bại một tên trùm đế quốc xâm lược lớn. Kể từ đó nước ta hoàn toàn thống nhất, và nhân dân ta bây giờ chỉ còn việc bắt tay vào phát triển kinh tế. Nhưng nhìn vào toàn cảnh đất nước ta năm đó, thì Việt Nam bị tàn phá hết sức nặng nề mà để xây dựng lên các cơ sở hạ tầng như vậy để phục vụ cho phát triển thì ta cần rất nhiều thời gian, tiền của và công sức. Thứ hai, ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, đặc biệt là ngay sau khi miền Bắc đi vào xây dựng xã hội mới. Khi đang tìm tòi con đường nối tiếp hợp lý với lịch sử và bứt ra khỏi quá khứ thì do hoàn cảnh của lịch sử lúc đó, chúng ta đã thu nhập mô hình kế hoạch hoá tập trung của Liên Xô và Trung Quốc cùng với việc nhận thức và vận dụng chưa sáng tạo tư tưởng Mác - Lênin trong mô hình xây dựng kinh tế phù hợp với điều kiện ở nước ta. Khi đang còn mò mẫm với mô hình kinh tế du nhập nói trên và đang bắt đầu trăn trở với các vấn đề nảy sinh trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước làm gián đoạn con đường tìm tòi, sáng tạo mô hình kinh tế mới, mô hình tổ chức xã hội mới. Như vậy, ở Việt Nam có một sự kết hợp giữa tư tưởng Nho giáo, tư tưởng Mác - Lênin đã có phần bị giáo điều hoá và được nhận thức, được nuôi dưỡng trong môi trường chiến tranh lâu dài. Vì vậy mô hình kinh tế Việt Nam là một mô hình rất đặc trưng, pha trộn nhiều màu sắc, phản ánh nhiều xu thế và rất phức tạp. Lý luận Mác - Lênin là học thuyết khoa học có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển xã hội, trong đời sống chính trị thế giới và phong trào công nhân quốc tế. Nó là nền tảng cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, thể hiện sự khát vọng cao cả của nhân loại, hướng tới một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Việc sụp đổ của hệ thống XHCN vừa qua không có nghĩa đơn giản là sự sụp đổ của tư tưởng Mác - Lênin. Với tư cách là một học thuyết khoa học. Tuy nhiên cần ý thứuc rằng một học thuyết khoa học thì không thể coi nó như kinh thánh và cũng không thể giáo điều; nó có sự sáng tạo và có những hạn chế tất yếu mang tính lịch sử. Do vậy, một nhà yêu nước chân chính phải là người có trách nhiệm, và sứ mệnh làu giàu học thuyết đó về khoa học và thực tiễn để nó tiếp tục có sức sống như một tinh hoa của nhân loại. Nhưng đáng tiếc trong quá trình vận dụng tư tưởng Mác - Lênin đã có sự nhầm lãn giữa mục tiêu và phương tiện, có một sự trái ngược giữa lời nói và việc làm, có sự xa rời giữa triết lý nền tảng và phương pháp luận khoa học của nó. Đảng và Nhà nước ta sở dĩ lãnh đạo được cách mạng dân tộc dân chủ và giải phóng đất nước thành công và được nhân dân tin yêu, ủng hộ chính là nhờ trước hết vào việc Đảng ta đã đề ra được các mục tiêu phù hợp với lợi ích thiết tha của dân tộc, của nhân dân. Nhưng sau khi cách mạng thành công và trong công cuộc xây dựng kinh tế đã có sự nhầm lẫn trong cách xử lý mối quan hẹ giữa mục tiêu và phương tiện, coi trọng xử lý các vấn đề cơ chế, vì quan hệ sản xuất, coi đó mục tiêu, trong khi đó lại sao nhãng, coi nhẹ các vấn đề giải phóng lực lượng sản xuất để tạo ra của cải và dịch vụ cho xã hội. Bên cạnh đó còn rất nhiều thói quen, nhiều tập quán, nhiều di sản tác động không có lợi rất nhiều cho sự phát triển. Nếu không ý thức được đầy đủ về ảnh hưởng về di sản quá khứ, ta sẽ không xác định được điểm xuất phát; không biết cái gì là thuận lợi, tích cực cần được tạo điều kiện để tận dụng và phát huy; không biết những cái gì là bất thuận lợi, tiêu cực cần phải hạn chế và vượt qua do đó ta sẽ khó hình dung được một cách rõ ràng mục tiêu và con đường sẽ đi, cũng như không thể ý thức được một cách rõ ràng và có chủ đích cái cần thiết, cái mới cần phải đưa vào thực tế. Tình hình đó có nguy cơ dẫn đến một quá trình tiến triển tự phát, xen lẫn cũ, mới, làm ta quyền mất không ý thức được cái cũ vãn đang tồn tại, vẫn nhạp vào tư duy hành động, vào thực tại, cái cũ này hoặc là tồn tại dưới dạng phân giải hoà nhập vào thực tại, hoặc dưới dạng chờ thời cơ trỗi dậy, hoặc được tân trang biến dạng, thay đổi màu da để thích nghi với thực tại. Đồng thời, ta cũng quên, hoặc không có khả năng nhận thức thực tế và nhận thức cái mới, thậm chí nhận thức của ta về lý tởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, của dân tộc có thể bị sai lệch và bị thành kiến. Và Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận thức nhất định để định hướng sự phát triển kinh tế đất nước. Năm 1986 là năm chính thức nước ta mở cửa kinh tế vào một nền kinh tế mới là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã có sự tăng trưởng quan trọng bên ngoài. Tuy nhiên các mặt trái của nó cũng là một trong các nguy cơ lớn gây sự kém phát triển của nước ta đó là sự cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền tự do của người khác. Hai là, do những động cơ lợi nhuận và khuôn khổ của pháp lý chưa hình thành đầy đủ nên có sự xói mòn về các giá trị đạo đức và các giá trị văn hoá truyền thống. Đây là thách thức lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước đang phát triển. Ba là, việc mở cửa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và thế giới. Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam phải đối mặt với nền văn minh mới của nền công nghiệp, nền văn minh phương Tây, nước ngoài, những sự lai về văn hoá cũng như những tệ nạn, sự tha hoá bên ngoài nhập vào Việt Nam. Những quá trình và những hiện tượng này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến sự suy đồi về văn hoá, xã hội, cản trở sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước. 2.3. Sự tụt hậu xa hơn của Việt Nam so với các nước trên thế giới Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu số 1 của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mặc dù, trong những năm đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực, song chất lượng tăng trưởng vẫn là một khâu yếu, cần phải đánh giá trên các bình diện khác nhau và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, tránh tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế. Đánh giá vềkt năm 1999 của Việt Nam, có ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã vượt qua đây; ngược lại cũng có ý kiến cho rằng nền kinh tế chưa chặn được đà sút giảm của tốc độ tăng trưởng. Năm 1989: 4,69%; 1990: 5,10%; 1991: 5,96%; 1992: 8,56%; 1993: 8,07%; 1994: 8,83%; 1995: 9,54%; 1996: 9,34%; 1997: 8,15%; 1998: 5,8%; 1999: 4,7%. Trong khi đó, cũng vào những năm cuối cùng của thể kỷ XX Tây Âu đang nhanh chóng trở thành một cực đặc biệt thu hút nền kinh tế thế giới và có sức mạnh kinh tế. Vớ hơn 340 triệu dân, tổng sản phẩm xã hội hơn 5,5 nghìn tỷ USD, các nước Tây Âu chiếm 1/3 sản phẩm công nghiệp của thế giới TBCN. Đặc biệt trong những năm đầu của thập kỷ 90, quá trình liên kết chính trị đang diễn ra ở Tây Âu đã giúp cho việc ổn định tình hình kinh tế khu vực, tạo điều kiện cho Tây âu phát triển về chất. Với khu vực kinh tế châu á - Thái Bình Dương thập kỷ 90 thì được dự báo là tiếp tục tăng nhanh. Đại đa số cho rằng, kinh tế các nước đang phát triển ở Đông á tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm 90. Trong đó, đặc biệt chú ý là cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Thái Lan, Mailaixia, Trung Quốc. Chương III: Tham nhũng và tụt hậu xa hơn về kinh tế trên thế giới 3.1. Tình trạng một số nước trên thế giới 3.1.1. Tandania: Thực trạng tham nhũng không bắt đầu với việc giành độc lập từ sự thống trị của thực dân, mà nó cũng không phản ánh một khuynh hướng của châu Phi về hành vi sai như đôi khi người ta vẫn cho là thế. Trên thực tế, tham nhũng và sự thiếu vắng tinh minh bạch trong chính phủ được ghi nhận là những đặc điểm của sự thống trị thực dân ở Tandania, cũng như tình trạng chung trên toàn châu Phi. Trách nhiệm đối với người dân địa phương, gần như chắc chắn là thiếu vắng trong suốt thời kỳ thuộc địa. Chính phủ có tính chất đàn áp và nó nhận được quyền lực từ sự ưng thuận của những người bị cai trị. Nền độc lập của Tandinia năm 1964 không thông báo sự gia tăng rõ rệt của các thông lệ tham nhũng. Trong những năm qua ngay sau độc lập, tham nhũng có chiều hướng bị hạn chế trong những quan chức cấp thấp. Tham nhũng chưa tràn lan tới những cấp cao hơn trong khu vực công chức và tác động của nó vẫn còn đủ nhẹ để không làm xói mòn hiệu quả tổng thể của khu vực công chức Nhà nước. Sự tồn tại về bộ luật về ban lãnh đạo xã hội chủ nghĩa và cam kết mạnh mẽ của tổng thống đấu tranh chống tham nhũng, kết hợp với mức lương trả cao cho công chức nhà nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, đã giúp cho việc hạn chế tình trạng tham nhũng quá quắt và kiểm soát ở mức độ lớn hơn những hành vi tồi tệ. Tuy nhiên, cuối những năm 1960 và những năm 1970 là thời kỳ bắt đầu suy giảm mạnh và phải trả giá đắt về các phương diện hiệu quả tính chuyên nghiệp và sự toàn vẹn của dịch vụ công cộng của Tandania. Nhiều nhân tố kết hợp lại đã tạo ra một môi trường thích hợp cho sự phát triển và tràn lan của tham nhũng trên quy mô lớn. Người ta cho rằng một trong các nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng lan tràn tệ nạn tham nhũng trong những năm 1970 là chương trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được đề xướng trong tuyên bố chính thức Arusha tháng 2 năm 1967 và theo đó là sự bành trướng của nhà nước trong hầu như mọi khu vực đời sống ở Tandania. Khu vực công cộng ở Tandania phát triển với tốc độ nhanh, buộc vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế tương ứng phải thu hẹp. Từ năm 1966-1979 con số các cơ quan, tổ chức công cộng ở Tandania tăng từ 43 lên 380. Trên thực tế, công cuộc quốc hữu hoá các tập đoàn tư nhân vào năm 1967 đã khiến chính phủ trở thành người thuê nhân công lớn nhất và duy nhất trong đất nước, liên quan tới tất cả các lĩnh vực từ bán lẻ cho tới xuất nhập khẩu, thậm chí là cả việc nướng bánh. Vì phạm vi quyền lực của chính phủ tăng lên, nên các bậc thang trong bộ máy công chức nhà nước và những cơ hội để cho các cá nhân quan chức đó khai thác quyền lực mới được thiết lập của họ để mưu lợi cá nhân cũng tăng theo. Và việc làm tăng gấp bội các thủ tục quan liêu phiền hà trong hầu hết mọi giao dịch với chính phủ đã gây ra những chậm trễ không cần thiết và những bảo bối về phía những người tiếp nhận những loại dịch vụ công cộng. Ngoài ra sự lan tràn của tham nhũng, được trợ lực mạnh mẽ bởi tình trạng suy giảm liên tục trong tăng trưởng trong những năm 1970, sự quản lý lệch lạc trong nội bộ nền kinh tế cũng phải chịu trách nhiệm một phần. Các chính sách của chính phủ thường bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế. Trước tình trạng khủng hoảng ngày càng nặng nề thì sự giám sát và tính chịu trách nhiệm, đạo đức công chức nhà nước bắt đầu suy yếu, khiến cho nhiều nhân viên có ấn tượng rất sai lầm rằng họ không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai, và có quyền chỉ thực thi những nhiệm vụ của mình khi họ thấy là phù hợp. Điều đó làm tăng đáng kể những cơ hội cho sự lạm dụng quyền lực. Và vấn đề này ngày càng nghiêm trọng trong những năm 1980 và bắtđầu những năm 1990. Những nỗ lực của chính phủ để hạn chế tham nhũng ở một mức độ lớn là không có hiệu lực. Chúng bao gồm chủ yếu việc ử lý những vụ việc riêng lẻ, giữa vô số tiếng kèn lệnh mà không nhằm tới bối cảnh tổng thể đã tạo điều kiện và kích thích tham nhũng lan tràn. Dù Chính phủ đã ban hành một số thông tư đưa ra các nguyên tắc chung cho các chiến lược phát hiện tham nhũng và những biện pháp để đảm bảo rằng các chính sách và thủ tục của khu vực công chức nhà nước sẽ phản ánh cao nguyên tắc và minh bạch và có trách nhiệm. Song vẫn bế tắc. Khi Tandania chuyển từ chế độ một đảng sang chế độ đa đảng vào giữa những năm 1990. Cả chính phủ lẫn công chúng đều giành sự quan tâm sâu sắc hơn cho vấn đề tham nhũng đặc biệt là ngay trong quá trình bầu cử cũng bị đặt vào tình thế nguy hiểm bởi các thông lệ tham nhũng. Do đó cuộc chiến ở Tandania có thành công hay không vẫn là một dấu hỏi. Tuy nhiên, đối với Tandania thì rõ ràng đều kỳ vọng ở đó là rất lớn và không liên quan tới cái gì khác là những triển vọng phát triển của đất nước và nhân dân Tandania. 3.1.2. Uganda Uganda ngày nay là một xã hội đang chuyển đổi, sau 2 thập kỷ nội chiến dữ dội, tham nhũng nghiêm trọng, mất ổn định và suy thoái kinh tế, giờ đây Uganda có vẻ như đang chuyển động hướng đến khôi phục lại sự tăng trưởng kinh tế và một nền dân chủ cao hơn. Giới báo chí giừo được tự do và ồn ào. Các cuộc bầu cử được tổ chức từ năm 1996, một bản Hiến pháp mới được ban hành vào T10/1995 sau vài năm tranh luận kịch liệt, một chương trình cải cách khu vực công cộng có ảnh hưởng sâu rộng đang được tiến hành. Những thách thức to lớn vẫn còn nằm ở phía trước. Một chính phủ minh bạch có trách nhiệm, là cơ sở cho việc xây dựng một nhà nước dân chủ chưa từng có trong lịch sử của đất nước Uganda độc lập. Từ thời kỳ thực dân sự áp bức và tham nhũng đã là đặc trưng rõ ràng của sự cai trị. Chính quyền thực dân Anh, không có trách nhiệm giải trình trước nhân dân Uganda và không điều hành công việc theo nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm. Các chính sách thực dân cũng làm tăng thêm những căng thẳng xã hội và sắc tộc trong nước, từ đó góp phần khuấch động xung đột và sẽ xác định tính chất nền chính trị ở Uganda trong ba thập kỷ sau đó. Kể từ khi giành độc lập, tháng 10 năm 1962, Uganda trở thành một đất nước độc lập, nhưng không hoàn toàn, với một nền văn hoá chính trị không thích hợp cho sự tồn tại của một hệ thống chính quyền công khai và dân chủ. Vào năm 1996 khi tổng thông mới Obate lên nắm quyền kéo theo đó là sự tăng lên nhanh chóng các đơn vị quốc doanh đã báo trước sự gia tăng của tệ nạn tham nhũng lan tràn khắp Uganda. Các hợp tác xã quốc doanh thâu tóm các tổ chức độc quyền chế biến và tiếp thị nông sản phẩm vốn đã nằm trong các công ty Châu Âu, cũng như hàng loạt các hoạt động chủ yếu trong cung cấp điện năng, sản xuất xi măng, và du lịch. Thậmchí trong một số trường hợp còn bị xếp vào loại "khu vực tư nhân" nhưng, các hợp tác xã này vẫn được nhà nước bao cấp và những người quản lý hợp tác xã do chính phủ bổ nhiệm. Với sự kiểm soát trực tiếp đối với giá cả của nhà sản xuất, thuế đánh vào các loại hàng hoá và dịch vụ, giấy phép xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ và vô số các loại giấy phép khác được đòi hỏi với ngay cả những khía cạnh trần tục nhất của cuộc sống hàng ngày, các đơn vị quốc doanh và các cơ quan và các cơ quan nhà nước khác đều ngả về phía tham nhũng. Và những năm sau đó sự tham ô và những hành động cướp đoạt trắng trợn không hề bị kiểm soát. Với chính sách trục xuất những người châu á không phải là công dân Uganda, tịch thu tài sản cá nhân và doanh nghiệp của họ rồi phân phát chúng cho giới quân nhân, những kẻ có thế lực và các đơn vị quốc doanh. Từ đó dẫn đến trong vòng chưa đến một thập kỷ, giá trị thực của tiền công, tiền lương bị mất đi đến 90% (do lạm phát). Cuộc khủng hoảng thu nhập được phản ánh qua sự xuất hiện của nền kinh tế song song, hay là kinh tế ngầm. Công chức Uganda chiếm một tỷ lệ lớn trong những người làm công ăn lương và tỷ lệ lạm phát tăng vọt buộc nhiều người phải tìm kiếm những nguồn thu nhập phụ thêm. Một số hoạt động thậm chí còn rõ ràng là bất hợp pháp hơn. Các kho dự trữ do chính phủ sở hữu bị bán đi một cách kín đáo. Tài sản công được cung cấp cho việc sử dụng tư để đổi lấy một khoản kinh phí, và những khoản lại quả 10-15% trở thành thông lệ trên các bản hợp đồng ký với doanh nghiệp nước ngoài và trong các dự án viện trợ. Không mấy lo sợ về chuyện bị truy tố, các quan chức trao hợp đồng xây dựng các công trình công cộng cho những công ty tư nhân do chính bản thân họ đứng ra làm chủ hoặc thuộc sở hữu của gia đình, bạn bè họ. 3.1.3. Xiera Leôn Ngày nay, đối với người dân Xiera Leôn thì tham nhũng là một cách để sống, bất chấp vô số sự thay đổi trong chính phủ, cả công dân lẫn quân sự, nạn tham nhũng và những hoạt động phi đạo đức đang hoành hành và lan tới tất cả các cấp chính quyền thì hầu như không có sự thay đổi. Trong cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân, những hoạt động phi đạo đức đã khiến cho các cuộc khủng hoảng kinh tế vốn đã nghiêm trọng và kéo dài của đất nước lại càng nghiêm trọng thêm. Kể từ những năm 1980, Xiera Leôn đã trải qua tình trạng suy thoái kinh tế và khắc nghiệt nhất trong lịch sử quốc gia này. Nhiều người ở những vị trí có trọng trách đã đặt quyền lợi cá nhân của họ lên trên hết và đặt quyền lợi chung của đất nước xuống hàng cuối cùng. Thất bại liên tiếp của các chiến lược cải cách trước đây, ở một mức độ lớn là do sự thiếu hiểu biết về những căn nguyên và động lực của tham nhũng. Những biện pháp được sử dụng trước đây đều thiếu sự phối hợp, ý chí chính trị, sự lãnh đạo và sự tham gia của công chúng. Năm 1992 Xiera Leôn đã thành lập các uỷ ban điều tra để nhận diện những quan chức nhà nước và doanh nhân, nhừng người đáng lên án do cực kỳ thiếu trung thực, tắc trách và lạm dụng chức quyền để mưu lợi ích riêng. Các uỷ ban đã phanh phui vô số vụ tham nhũng móc nối chằng chịt, trong đó có cái gọi là cướp ngày của các chính khách và công chức nhà nước, trộm cắp và lừa đảo các bên ký hợp đồng của chính phủ và âm mưu của các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước, của các nhà chính trị, công ty xuyên quốc gia. Những kẻ phạm tội này với phương thức cá nhân tập thể đã đục khoét tiền của, hàng hoá và dịch vụ của nhà nước. Cho dù chính quyền đã bàn nhiều về tính minh bạch và trách nhiệm, nhưng cũng chẳng được bao nhiêu để biến những lời hứa cam kết thực sự nhằm phát hiện và trừng phạt những hành vi vô đạo đức. Chính phủ bị ngập trong những lời tố giác từ khắp nơi. Và từ năm 1996, dân chúng Xiera Leôn đã bầu ra một cách dân chủ một chính phủ mà cũng giống như những người tiền nhiệm của nó, tuyên bố rằng, họ muốn chống tham nhũng và phục hồi tính toàn vẹn. Nhưng các cải cách đã gây thất vọng, một chính phủ phình to (45 bộ, thứ trưởng) trong 1 đất nước chưa đầy 5 triệu dân, một nền kinh tế teo dần làm cạn kiện các nguồn lực công cộng. Ngày 27 tháng 5 -1997, cuộc đảo chính ở Freeoun là lần cưỡng chế thay đổi chế độ thứ 3 thành công trong vòng 5 năm là cuộc đảo chính đẫm máu và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử Xiera Leôn. Những người chiến đấu đã tuyên hứa sẽ hành động vì lợi ích của quốc gia. Họ đưa ra những lý do mang màu sắc dân tuý cho sự can thiệp: tham nhũng, chủ nghĩa thiên vị khu vực… Những động lực và hành vi nổi loạn gần như hoàn toàn mang tính tự thân và người ta đã gây ra sự tàn phá nặng nề trong những ngày sau tiếp quản. Quyền lực quân sự được áp đặt đối với người dân, làm cho nền kinh tế bị tê liệt. Và đầu năm 1998 trở về đây các lực lượng kinh tế đã can thiệp thành công để lật đổ quyền lực của chính phủ quân sự và dần dần đưa nền kinh tế Xiera Leôn về đúng quỹ đạo của nó là phát triển. 3.2. Khoảng cách về kinh tế giữa các nước trên thế giới Theo "World Economic Outlook" của IMF trong thời gian 1900-2000. GDP toàn thế giới (theo giá hiện hành) tăng 19 lần so với những năm đầu thế kỷ XX, bình quân tăng 3,7%. Còn dân số thế giới tăng 4 lần. Sự gia tăng GDP và dân số thế giới ở thế kỷ XX gây ra nhiều nghi ngờ về khả năng ổn định ở khuynh hướng này. Đó là nhìn vào tổng thể còn nhìn vào các khía cạnh của nền kinh tế từng nước thì ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các nước về kinh tế cùng với sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Thực vật, các tài liệu tổng hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội thế giới thế kỷ XX của IMF cho biết rằng trong 100 năm qua. GDP/người của 1/4 dân số giàu nhất thế giới tăng 6 lần và của 1/4 dân số nghèo nhất thế giới tăng 3 lần. Những nước nghèo nhất thế giới (đầu thế kỷ XX) - 19000: gồm Gana, Ai Cập, Băng La Đet, ấn Độ và Trung Quốc, ngoài ra còn một số nước nữa ở Châu Phi, Châu á, Châu Mỹ. Còn những nước giàu nhất thé giới đầu thế kỷ 20 bao gồm những nước trong câu lạc bộ nhà giàu OEDC, Hungari, Tiệp Khắc (cũ). Như Bồ Đào Nha - GDP/người là: 1410 USD, cao nhất ở Anh: 4600 USD/người. Bình quân GDP/người của nhóm này đầu thế kỷ XX là 3200 USD. Những nước giàu nhất cuối thế kỷ XX gồm các nước đầu thế kỷ và thêm nhiều nước khác Achentina, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Trong đó thu nhập thấp nhất là ở Hungari - GDP/người là 2050 USD và cao nhất ở Mỹ - GDP/người là: 27270 USD và bình quân GDP/người của nhóm này năm 2000 là: 18.000 USD. Trong số các nền kinh tế lớn của thế giới ở đầu thế kỷ XX thì ấn Độ (diện tích 3,270 triệu Km2), dân số 1.005,3 triệu người) vẫn ì ạch trong cảnh đói nghèo: Brêdin (diện tích 8.312 triệu Km2, dân số 169,6 triệu người) vẫn nằm trong khu vực các nước có thu nhập/người dưới trung bình của thế giới đầu và cuối thế kỷ XX. Thu nhập/người bình quân ở nhóm dưới trung bình của đầu thế kỷ 20 là 675 USD và cuối thế kỷ là 2400 USD. Nga (diện tích 17 triệu km2, dân số 147,2 triệu người) lại ở vào tình trạng bi đát hơn, từ nước có GDP/người (1220 USD) được xếp trên mức trung bình thế giới, cho đến năm 2000 bị tụt xuống nhóm nước có thu nhập dưới mức trung bình của thế giới - GDP/người của Nga năm 2000 là 3685. Đến cuối thế kỷ 20 (năm 2000) GDP/người ở nhiều nước nghèo vẫn còn thấp hơn GDP/người ở các nước phát triển đầu thế kỷ 20 (năm 1900). Vid dụ, nếu GDP/người toàn châu Phi năm 2000 là 1290 USD (theo giá cả và sức mua của đồng nội tệ của mỗi nước năm 1995 - tính chuyển ra USD) thì GDP/người năm của các nước Tây Âu là 3090 USD, của các nước dân Châu Âu nhập cư (Mỹ, Canada, Oxtraylia, Niu Dilân) là 4020 USD. GDP/người ở Châu Phi vào năm 1990 là500 USD, nghĩa là thấp hơn 9,2 lần GDP/người của Anh. Còn đến năm 2000, chỉ tiêu này của châu Phi thấp hơn của Mỹ - nước giàu nhất thế giới từ năm 1900 đến nay - là 20 lần (GDP/người của Mỹ năm 2000 là 27.270 USD). Nếu dùng GDP/người để so sánh mức độ bình đẳng về thu nhập giữa các nước và khu vực trong khi kinh tế ngày càng phát triển, của cải xã hội ngày càng gia tăng, thì có thể nói rằng, nét nổi bật nhất của nền kinh tế thế giới thế kỷ 20 là khoảng cách thu nhập giữa giàu và nghèo giữa các nước và các khu vực ngày càng doãng ra và tỷ lệ theo thời gian. Khu vực và nước So với Anh (%) So với Mỹ (%) 1870 1900 1913 1950 1973 2000 Tây Âu 64,7 67,3 69,8 53,5 74,0 74,1 Các nước có dân Châu Âu nhập cư 74,8 87,6 98,7 96,7 96,7 96,5 Nam Âu 34,0 24,2 33,0 21,1 36,2 36,1 Đông Âu, trong đó: 33,3 29,9 31,9 27,5 34,6 15,5 - Đông Âu (trừ Liên Xô cũ) 35,9 25,1 38,2 23,9 30,9 13,3 - Liên Xô cũ 31,4 26,5 28,0 29,6 36,5 16,6 Mỹ La Tinh 23,3 23,4 27,1 26,0 26,4 20,1 Châu á : 17,8 14,8 14,0 8,0 10,8 15,9 - Châu á (trừ Nhật và Trung Quốc) 19,0 14,4 13,7 7,8 8,6 8,3 - Nhật Bản 22,7 24,7 25,1 19,6 66,3 75,6 - Trung Quốc 16,0 14,2 13,0 6,4 7,1 23,0 Châu Phi 14,7 10,9 10,8 8,7 7,9 4,8 Toàn thế giới 27,4 27,5 20,9 22,3 24,8 21,9 Bảng trên cho thấy rằng, trong thời gian 1870 - 1900 (thời kỳ vàng son cổ điển) GDP/người ở những nước độc lập của Mỹ latinh, đặc biệt là ở những nước có dân châu Âu nhập cư (Mỹ, Canada và Niu Dilân) dần dẫn đuổi kịp Anh Châu Phi và Châu á (trừ Nhật) mãi sau thế chiến thứ 2 mới dần dần thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, cho nên bị mất bình đẳng trong quan hệ kinh tế và thương mại với các nước đế quốc, do vậy GDP/ người của các nước ở khu vực này thua xa Anh và Mỹ suốt 30 năm cuối thế kỷ XIX cho đến năm 2000. Tuy nhiên , thời gian 1870 - 1900 là thời kỳ thương mại va vốn được di chuyển tương đối dễ dàng qua các biên giới góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hoá, phát triển sản xuất, làm cho GDP bình quân năm trong thời gian này của thế giới tăng 1,5%. Tiếp theo là thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế thế giới và 2 lần chiến tranh thế giới. ở thời kỳ này, thương mại thế giới và các dòng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bị suy giảm, làm GDP/ người toàn thế giới bị suy giảm dần và thua xa Mỹ: Thời kỳ khôi phục kinh tế sau thế chiến thứ 2. Cho đến năm 1973 GDP các nước Tây Âu, Nhật tăng nhanh gần đuổi kịp Mỹ về GDP/ người: Đông Âu và Liên Xô, mặc dù thua các nước OECD về phát triển kinh tế, nhưng GDP/ người cùng đang có chiều hướng đi lên. Mỹ Latinh và Châu á (trừ Nhật, Trung Quốc) GDP/ người về cơ bản vẫn tăng chậm, Châu Phi lại càng thấp hơn, GDP/ người ngày càng thua xa Mỹ. Sau năm 1973 đến năm 2000 một số nước Châu á , trong đó phải kể đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo và Malaixia bước vào thời kỳ hưng thịnh, kinh tế phát triển liên tục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24562.doc
Tài liệu liên quan