MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Cơ sở ngữ âm
II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo
III. Nội dung và phương pháp luyện phát âm cho trẻ
Chương II : Khảo sát thực trạng khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo
I. Cơ sở tiến hành khảo sát
II. Cách tiến hành khảo sát
III. Kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Chương III. Một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ
Phần III: Kết luận - Kiến nghị sư phạm
I. Kết luận
II. Kiến nghị sư phạm
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6033 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp luyện phát âm qua dạy thơ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p lại với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn lại có thể có hoặc không.
- Âm tiết tiếng việt có cấu trúc hai bậc: Bậc thứ nhất bao gồm những thành tố của thành phần vần.
Âm tiết
Bậc 1: Thanh điệu Âm đầu phần vần
Bậc 2: Âm đệm Âm chính Âm cuối
* Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết: ma, mã, má đối lập với mà, mả, mạ về độ cao. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát âm với cao độ thấp.
* Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao, trong thời gian âm tiết “ma” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng; còn “mã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng. Âm điệu là những đường nét biến thiên về cao độ.
* Nguyên âm trong Tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói âm vị phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở.
VD: Khi phát âm “t” hơi bị cản trở ở đầu lưỡi chạm vào lợi; còn với âm “a” hơi thoát ra tự do không bị cản ở chỗ nào cho nên “ă” cũng là nguyên âm. Xét về mặt cấu tạo người ta phân chia phân biệt nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
- Nguyên âm đôi là gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, đầu mạnh sau yếu hơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định. Có 3 nguyên âm đôi đó là: uô, ươ, ie. Xét về độ dài, cần phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài, nguyên âm ngắn khi phát ra không thể kéo dài, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nghĩa.
* Phụ âm: Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết Tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi; có loại bị cản ở răng, có loại bị cản ở lưỡi; có loại bị cản ở thanh hầu. Về phương thức phát âm người ta chia phụ âm thành:
- Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi: b, d, t, s c, k, m,r, p, ng.
- Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h.
- Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh.
- Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b, d, t, c, k, p, f, v, x, z, y, h.
- Phụ âm hữu thanh, vô danh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh có rung hay không rung người ta chia ra:
+ Phụ âm hữu thanh: Dây thanh rung.
+ Phụ âm vô thanh: không.
Phụ âm hữu thanh là: d, v, z, y
Phụ âm vô thanh là: t, c, k, b, f, x, s, h.
- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành:
+ Phụ âm môi: p, b, m, f, v.
+ Phụ âm lưỡi: d, t, s, z, l, n.
+ Phụ âm hầu: h.
Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi hẹp: r, t, s, z, l, n; đầu lưỡi quật: đ, a.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần.
Ví dụ: Âm tiết Quyên:
U là âm đệm
Yê là âm chính
N là âm cuối
Uyên là phần vần.
II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo.
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa, lúc đầu trẻ hình thành thính giác. Âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ, còn phát âm chúng sẽ học sau. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ.
Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm, ở tuổi mẫu giáo lớn những điều kiện này đã đạt được mức tương đối ổn định cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm.
1. Lỗi về thanh điệu:
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc (Phát âm “mỡ” thành “mớ”).
- Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn.
- Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng.
- Phát âm hỏi thành họi hoặc phát âm hổ thành hộ. Đến hết tuổi mẫu giáo lớn lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn.
2. Lỗi về âm chính:
Lỗi về âm chính tập trung vào các nguyên âm đôi này thành nguyên âm đơn khi phát âm.
Ví dụ: Trẻ phát âm “Con hươu” thành “Con hiêu”, “Thịt” thành “xịt”.
Trẻ phát âm sai là do tập quán của địa phương hoặc do nghe chưa chính xác, các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, phát âm khó khăn hơn.
3. Lỗi phát âm đầu:
Trẻ thường hay nói lẫn lộn: l, n
Ví dụ: “Lá lúa” trẻ phát âm thành “lá núa” và có thể phát âm “cái nồi” thành “cái lồi”.
- Lỗi lẫn “tr” thành “t” : “Gà trống” phát âm thành “gà tống”; “trăng sáng” phát âm thành “tăng sáng”.
- Lỗi lẫn r thành d; gi thành d: “Cái rổ” thành “Cái dổ”; “Cô giáo” thành “Cô dáo”.
Một số trẻ 5 tuổi khi phát âm phụ âm P trẻ lẫn sang phụ âm “b”
VD: “Đèn pin” thành “Đèn bin”.
4. Lỗi về âm đệm:
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính vì thế âm đệm thường bị bỏ qua.
VD: Trẻ phát âm “Khuất phục” thành “Quất phục”; “Loắt choắt” thành “Lắt chắt”
5. Lỗi về âm cuối:
Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp ch và nh trẻ phát âm thành t, n.
VD: “Cô Oanh” thành “Cô Oăn”, “Cây xanh” thành “cây xăn, “Cái phích” thành “Cái phít”…
Như trên đã nói thời thơ ấu dễ hình thành sự phát âm đúng hơn khi đã trưởng thành. Điều quan trọng là cô giáo mầm non đều cần phải nói đúng để làm mẫu cho trẻ.
III. Nội dung và phương pháp phát âm.
Sự phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm, muốn dạy trẻ phát âm đúng ta cần thường xuyên hướng dẫn trẻ luyện tập một số cơ quan phát âm như: môi, lưỡi, răng, sự phát triển linh hoạt của hàm. Cần giúp trẻ biết điều khiển nhịp nhàng các cử động của bộ máy phát âm. Sự phát âm rõ ràng các âm, các từ phụ thuộc vào sự chính xác và lực của các cử động.
Rất nhiều trẻ nói không rõ, từ này trộn lẫn với từ kia thành một tập hợp âm khó hiểu. Nguyên nhân là cử động chậm chạp của môi và lưỡi, tính linh hoạt của hàm còn yếu do đó miệng của trẻ há không to và các nguyên âm phát ra không đúng, sự phát âm không rõ ràng, các từ phụ thuộc vào sự phát âm của các nguyên âm có đúng không và sau đó phụ thuộc vào sự điều hoà các hoạt động của bộ máy phát âm khi xác lập các phụ âm. Tập luyện cơ của bộ máy phát âm là trọng tâm và cần thiết như tập thể dục để phát triển cơ thể. ở mầm non, không nên xem việc dạy phát âm chỉ dành cho các cháu có tật mà làm cho tất cả các cháu.
Giờ dạy phát âm phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống. Những bài học luyện bộ máy phát âm ở trường mầm non thường mang tính chất trò chơi như bắt chước tiếng kêu của các loài vật như: “cạc cạc” (vịt); “gâu gâu” (Chó); “chiếp chiếp” (Gà con); “ộp ộp” (Ếch). Như trò chơi:
Trò chơi: Cái túi kỳ diệu.
Ở lớp mẫu giáo lớn, cô giáo bỏ vào túi 10 đồ chơi là các con vật sau khi giới thiệu với các cháu từng con vật. Khi chơi cô cho từng cháu lên thò tay vào túi chọn đồ vật nhưng không được nhìn vào vật mà thử đoán: Nếu đúng thì cô bảo cháu bắt chước tiếng kêu của con vật đó, nếu cháu gọi tên chưa đúng hoặc phát âm sai tên gọi thì cô giáo phải phát âm mẫu rõ ràng, chuẩn xác cho các cháu nói lại và tập nói theo.
Ví dụ: Cháu lấy được con ếch cháu phải nói đúng “con ếch”. Nếu cháu nói “con ắt” cô giáo phải tập cho cháu nói lại. Sau đó cho các cháu bắt chước tiếng kêu “ộp, ộp”.
Trò chơi: “Con gì kêu đấy”
Cô giáo treo trên bảng tranh vẽ những con vật, đồ vật và cho cháu đoán hoặc bày lên bàn những đồ chơi là con vật hay đồ vật có tiếng kêu mà các cháu sẽ đố nhau, cô bảo các cháu nhìn lên tranh và lên đồ chơi rồi gọi tên chúng. Sau đó cô bắt chước tiếng kêu của từng con vật hoặc đồ chơi và yêu cầu trẻ nói đúng tên con vật và đồ vật đó.
VD: Cô nói “tu tu, xình xịch” các cháu phải nói tàu hoả; Cô nói “Vít vít” thì trẻ nói vịt con; “chiếp chiếp” thì nói gà con, cô nói “ò ó o” thì nói gà trống gáy… Hoặc cô có thể cho một cháu ra ngoài lớp, sau đó cô và cháu ở trong lớp chọn một con vật cất đi, cho cháu đó vào thì cô và cháu ở trong lớp bắt chước tiếng kêu của con vật đó hoặc tiếng động cơ của đồ chơi, sau đó cô bảo cháu đó nói tên con vật tên đồ chơi.
VD: Cả lớp đồng thanh “ò ó o…” các cháu phải nói gà trống hoặc “bim bim” cháu phải nói ô tô.
- Cô để cả tập tranh lên trên bàn yêu cầu trẻ lên rút tranh, cháu rút được bức tranh nào thì nói tên bức tranh đó và bắt chước tiếng kêu của con vật trong bức tranh hoặc tiếng động cơ của đồ vật đó.
Trẻ mẫu giáo lớn, để hoàn chỉnh cách phát âm thường sử dụng bài tập. Đặc biệt học thuộc lòng các bài thơ hoặc những câu nói nhanh đó là một hay nhiều câu khó phát âm mà trong đó một âm có thể được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đầu tiên cô đọc mẫu, cô chọn những câu nói nhanh cần thiết trong một thời hạn dài, nếu trong một tháng trẻ học thuộc 1 trong 2 câu thì trong 1 năm cần chọn 10 - 15 câu có mức độ phức tạp khác nhau. Cho trẻ làm quen với những câu dễ trước, câu khó sau. Trẻ sử dụng câu nói nhanh trong hoạt động học, trong khi chơi và giờ hoạt động ngoài trời.
Những câu có thể dùng cho các cháu nói nhanh như:
Hoa sen, hoa súng.
Hoa súng, hoa sen
Cỏ mọc ngoài sân
Ngoài sân cỏ mọc
Buổi sáng mặt trời mọc
Mặt trời mọc buổi sáng
Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch
Bà ba béo bán bánh bèo
Bánh bèo bà ba béo
Mục đích của việc sử dụng những câu nói nhanh là tập luyện bộ máy phát âm. Trước khi cho trẻ tập nói cô giáo phải nói mẫu, cô đọc chậm rõ ràng sau đó nói nhanh dần rồi cho trẻ tự nói thầm một mình để nhắc lại câu nói nhanh, lúc đầu cô gọi các cháu có trí nhớ tốt và có cách phát âm đúng. Đầu tiên cho trẻ nói chậm rõ ràng sau đó nói nhanh dần cô gọi tiếp các cháu còn lại khi nhắc lại câu nói nhanh.
Khi hướng dẫn tập nói nhanh cô giáo phải tiến hành trình tự nói trên không vội vàng, hấp tấp có thể làm cho trẻ mắc tật nói lắp, nói nhịu.
Để luyện tập cách phát âm cho cháu cô giáo có thể đọc cho các cháu nghe những bài thơ, những đoạn văn trong đó có những từ mà các cháu thường nói sai, cho các cháu đọc lại những bài thơ những đoạn văn này và rèn luyện cách phát âm cho mình.
VD: Để luyện phát âm l và n cô giáo có thể dùng các bài thơ sau:
“Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không”
“Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mồng bảy trăng láu…”
“Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật”
Khi chữa lỗi phát âm cho trẻ không nên nhắc nhiều đến lỗi, cần hướng sự tập trung của trẻ vào phát âm cho đúng. Bộ máy phát âm của trẻ được hoàn chỉnh vào những năm đầu của tuổi mẫu giáo (4 -5 tuổi) cho nên ở mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ cùng một lúc phải củng cố những âm khó và xoá bỏ lỗi nói ngọng do đặc điểm lứa tuổi gây ra.
* Chú ý : Chưa có thể phân tích với các cháu rằng muốn phát âm ra âm nọ âm kia thì bộ máy phát âm phải như thế nào? phải cho các cháu sử dụng nhiều lần âm vị định luyện, tác dụng âm học sẽ thúc đẩy hình thành những tác động cấu âm cho đúng.
Nhìn chung trẻ tiếp thu nhậy bén cách phát âm của những người xung quanh, trẻ chuyển giọng rất nhanh. Khi chuyển chỗ ở từ địa phương này sang địa phương khác, tác dụng của môi trường xung quanh rất quan trọng. Vì vậy phải tạo một môi trường với cách phát âm đúng quy cách. Trong các gia đình thì cha, mẹ và những người lớn tuổi nên chú ý đến cách phát âm của mình; ở trường mẫu giáo cô phải phát âm đúng làm mẫu cho các cháu học nói. Ngôn ngữ của cô giáo trong việc giáo dục trẻ có thể gọi là ngôn ngữ hoàn chỉnh, khi nói chuyện với nhau người ta ít chú ý đến sự chính xác của các âm và thường có lỗi về phát âm, đó là ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Còn trong trường mẫu giáo cô phải sử dụng ngôn ngữ hoàn chỉnh, ngôn ngữ hoàn chỉnh có đặc điểm khi nói các âm nghe rõ ràng chính xác và âm điệu chậm rãi. Trong đời sống hàng ngày thỉnh thoảng cô có thể sử dụng ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Cô mẫu giáo nên tổ chức cho các cháu nghe đài phát thanh, xem vô tuyến, nghe băng, nghe đĩa… Cô hướng trẻ chú ý nghe các phát thanh viên phát âm rõ ràng, chính xác. Cô giáo cần bỏ thời gian công sức học tập để đạt tới ngôn ngữ chuẩn.
Chương II
Khảo sát thực trạng khả năng phát âm của 30 cháu ở trường Mầm non Sơn Ca - Đức Trọng - Lâm Đồng.
Trường nằm trên địa bàn khu trung tâm của Thị trấn Liên Nghĩa, dân cư tập trung, các cháu chủ yếu là con em nông dân và buôn bán nhỏ, con cán bộ công nhân viên lân cận. Trường mầm Non Sơn Ca được thành lập từ lâu và được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là UBND Huyện Đức Trọng, của phòng giáo dục, cho nên cơ sở vật chất khá khang trang sạch đẹp, rộng rãi có sân chơi, có tường bao đảm bảo sự an toàn cho các cháu.
- Trình độ của giáo viên: Ban giám hiệu có trình độ Đại học và hai giáo viên đã có trình độ cao đẳng. Trường có 92,86% giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm mầm non và 7,14% giáo viên có trình độ trung cấp mẫu giáo. Bên cạch đó, giáo viên có lòng say mê yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc. Cho nên các cháu học trong trường Mầm non Sơn Ca – Đức Trọng có nhiều thuận lợi trong học tập, có giáo viên đủ trình độ sư phạm để nuôi dạy và chăm sóc các cháu, đồng thời đáp ứng được với việc chăm sóc giáo dục hiện nay.
- Trang thiết bị và đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ, hàng năm nhà trường thường xuyên mua thêm đồ dùng, đồ chơi mới và phát động mỗi cô làm thêm 10 loại đồ dùng, đồ chơi cho nên đồ dùng, đồ chơi rất phong phú.
Nhờ những yếu tố trên trẻ học ở trong trường có đủ điều kiện phát triển toàn diện, đồng thời việc rèn khả năng phát âm cho trẻ cũng có thuận lợi hơn.
I. Khách thể nghiên cứu:
Chọn 30 cháu mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Sơn Ca. Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của trường.
Chúng tôi đánh giá xếp loại khả năng phát âm đúng của trẻ theo 4 loại tốt, khá, trung bình, yếu như sau:
- Cháu không mắc lỗi: Tốt
- Cháu mắc từ 1 -3 lỗi: khá
- Cháu mắc từ 4 - 6 lỗi: trung bình
- Cháu mắc từ 7 lỗi trở lên: Yếu
II. Cách tiến hành khảo sát:
Chúng tôi đã sử dụng các biện pháp:
- Biện pháp thứ nhất: Trò chuyện với trẻ để biết khả năng phát âm của trẻ.
- Biện pháp thứ hai: Chúng tôi gọi trẻ lên đọc các bài thơ mà cháu thích để nghe phát âm của trẻ.
- Biện pháp thứ 3: Chúng tôi đưa tranh các con vật, đồ vật, đồ chơi, các loại hoa, loại quả để nghe khả năng phát âm của trẻ.
Từ những kết quả trên chúng tôi đã khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của trẻ như sau:
III . Kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của các cháu mẫu giáo 5 – 6 tuổi:
Qua khảo sát thực trạng cho thấy kết quả phát âm của các cháu mẫu giáo lớn như sau :
- 03 cháu loại khá: 10%
- 18 cháu loại trung bình: 60%
- 09 cháu loại yếu: 30%
Phân tích kết quả trên cho thấy mức độ phát âm của các cháu Mẫu giáo lớn cũng tăng thêm tháng tuổi, cháu nào sinh vào những tháng sau thì khả năng phát âm còn yếu so với các bạn.
Cháu Vy Quốc Anh sinh ngày 27/09/2004 cháu mắc 8 lỗi. Gia đình cháu làm nông nghiệp ít có điều kiện quan tâm đến khả năng phát âm của cháu, cháu cũng ít giao tiếp với các bạn, gia đình cháu ở địa phương mà số dân phát âm tiếng địa phương hay mắc lỗi lẫn lộn “n” và “l”.
Cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trâm sinh ngày 24/10/2004, cháu là con CBCNV nhà nước, nhưng do điều kiện mẹ công tác bận nên cháu ít được quan tâm dẫn đến khả năng phát âm còn hạn chế, cháu mắc 9 lỗi.
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn các cháu vẫn còn mắc lỗi của các phụ âm phát âm khó và thanh điệu gãy. So sánh khả năng phát âm của trẻ sinh vào những tháng đầu năm và những tháng cuối năm trong cùng độ tuổi cho thấy: Khả năng phát âm của trẻ tăng dần theo độ tuổi, cháu tháng tuổi càng lớn mức độ phát âm sai càng giảm dần. Còn một số phụ âm, phần vần và thanh điệu gãy các cháu phát âm khó thường hay phát âm sai. Nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của trẻ như môi, lưỡi chuyển động chưa được linh hoạt nên dẫn đến sai sót trên; Do tiếng địa phương hay nói ngọng (l, n) cho nên các cháu cũng ảnh hưởng phụ âm đó; Do một số gia đình các cháu làm nông nghiệp không có điều kiện quan tâm đến sự phát âm của trẻ, không sửa sai cho trẻ; Do các cháu nhút nhát ít giao tiếp nói năng với bạn bè, cô giáo. Khi cô giáo hỏi không dám nói, còn sợ sệt cũng ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ.
Chương III
Một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ.
1. Dạy phát âm là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành phần của âm tiết, không ngọng, không lắp. Muốn dạy trẻ phát âm đúng ta cần phải có biện pháp sau:
- Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật, đồ vật gần gũi.
- Dạy trẻ đọc thuộc thơ, những câu ca dao, câu đồng dao.
- Trò chuyện cùng với trẻ để sửa lỗi phát âm.
2. Những biện pháp tác động vào trẻ để luyện khả năng phát âm đúng:
- Cô đưa bức tranh con gà trống ra và hỏi trẻ: đây là con gì? cháu nói con gà trống sau đó cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu con gà gáy ò ó o…
- Cô đưa bức tranh con vịt ra cho trẻ bắt chước tiếng kêu của con vịt: cạc cạc…
- Cô treo tranh đàn gà con cháu sẽ nói tên đàn gà con, sau đó cô cho cháu bắt chước tiếng kêu của đàn gà con chiếp, chiếp, chiếp…
- Cô đưa tranh ô tô ra trẻ nói tên ô tô. Sau đó cho trẻ bắt chước tiếng còi ô tô píp, píp, píp... Một số phát âm thành bíp, bíp. Cô sửa sai cho các cháu bằng cách cô phát âm lại cho trẻ nghe và dạy cách phát âm, cách bật môi, cháu lắng nghe và quan sát cô phát âm, sau đó cho trẻ phát âm lại 2- 3 lần để cháu sửa lỗi.
- Cô treo tranh đoàn tầu, trẻ nói đoàn tàu, cho trẻ bắt chước tiếng kêu của tàu chạy (xình xịch), một số cháu phát âm thành “xừn, xựt”. Cô trực tiếp sửa sai ngay, cô nói chậm rõ ràng sau đó cô cho cả lớp phát âm lại một lần rồi gọi lần lượt từng trẻ phát âm sai thì phát âm lại. Cô cho mỗi trẻ phát âm lại từ “xình xịch” từ 2 - 3 lần để luyện phát âm.
- Cô treo tranh con ngỗng và cho trẻ đọc “Con ngỗng”. Một số cháu nói ngọng cháu đọc thành “Con ngống”. Cô phải nói chậm rõ ràng cho cháu lắng nghe. Cô phát âm 2 - 3 lần để trẻ nghe rõ ràng và trẻ phát âm nhẩm sau cô cho cả lớp đọc lại “con ngỗng”. Cô cho trẻ chơi bắt chước tiếng con vật, cô tiến hành trò chơi theo cách sau:
- Cô đưa tranh con vịt ra cháu sẽ bắt chước tiếng kêu của con vịt: cạc, cạc
- Cô đưa tranh con chó ra, cháu bắt chước tiếng kêu của con chó: gâu, gâu…
Cô đưa tranh ô tô ra cháu bắt chước tiếng còi ô tô ‘píp, píp”. Có một số cháu phát âm còn sai “bít, bít”, cô phát âm lại cho rõ ràng để cháu nghe cho rõ và gọi những trẻ phát âm sai lần lượt đứng dậy và phát âm lại.
Cô đưa tranh đoàn tàu, cháu phát âm “xình xịch”, có một số cháu phát âm thành “xừn, xựt”, cô kịp thời sửa lỗi phát âm. Cô cũng phát âm lại cho chậm rãi, rõ ràng để trẻ tập phát âm theo cô, sau đó cô gọi những cháu phát âm sai lên sửa lỗi.
Việc sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo phải được tiến hành thường xuyên, dùng các trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật, của đồ vật, của động cơ gây hứng thú cho trẻ, làm cho trẻ có hứng thú học tập và rèn luyện phát âm tốt, trẻ luôn cố gắng phát âm để bắt chước được những tiếng kêu đó.
Việc rèn luyện phát âm cho trẻ bằng cách thông qua các bài thơ, ca dao, đồng dao để rèn luyện bộ máy phát âm của trẻ. Trước hết cô phải dạy các cháu thuộc các bài thơ đơn giản nghĩa là các bài thơ ngắn, những câu có từ 3 - 4 âm. Sau đó cô dạy nâng dần lên với các bài dài hơn, câu thơ cũng nhiều từ hơn để làm tăng phát âm của trẻ. Muốn dạy trẻ phát âm đúng thông qua các bài thơ, để đạt được kết quả sửa sai tốt thì cô giáo phải đọc cho các cháu nghe những bài thơ rõ ràng mạch lạc và bài thơ đó có những từ mà cháu hay nói sai. Cô cho các cháu đọc đi đọc lại nhiều lần và chú ý sửa lỗi cho các cháu.
VD: Để luyện phát âm đúng “l” và “n” cô có thể cho các cháu đọc bài :
Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật.
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay nào không
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
Cho các cháu đọc thuộc các bài thơ trên để rèn phát âm đúng l, n. Cô phải hướng dẫn trẻ đọc các từ “nu na nu nống”. Khi đọc các cháu phải đặt đầu lưỡi chạm vào răng hàm trên và phát âm “n”, miệng mở khi phát âm “n” theo cô, sau đó cho cả lớp phát âm. Khi các cháu phát âm tương đối đúng cô cho cả lớp đọc lại câu thơ đó nhiều lần cháu sẽ thuộc và quen với cách đọc, sẽ chú ý tới những từ cô đã sửa sai từ đó sẽ sửa được lỗi.
Luyện phát âm đúng “l” có một số cháu phát âm thành “n” cô cũng cho trẻ đọc những bài thơ có âm “l” như:
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mồng bảy trăng láu…
Cầu trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Lấy bát cơm đầy
Lấy khúc cá to
Cô dạy cháu thuộc hai bài thơ trên nhằm luyện phát âm “l” cho trẻ. Trước khi dạy cô phải đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng nhịp điệu bài thơ để trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài thơ, giúp trẻ say sưa hứng thú học thơ. Thông qua đó cô có thể sửa sai cho các cháu một cách dễ dàng. Phụ âm “l” là phụ âm đầu lưỡi, hướng dẫn các cháu đọc chữ “l”, khi đọc đầu lưỡi để lên phía trước của hàm răng trên một chút, uốn lưỡi cong lên phía trên người ta gọi là hàm ếch. Cô phát âm lại “l” cả lớp đọc theo cô và đọc thuộc bài thơ. Khi đọc đến các từ có âm “l” cô đọc nhấn mạnh để trẻ biết được và cố gắng phát âm đúng.
Luyện phát âm phần vần “oanh, anh” các cháu đọc thành “oăn, ăn”, cô sử dụng những bài thơ có vần “anh, oanh” rèn phát âm cho trẻ như :
Bắp cải xanh
Xanh man mát
Lá bắp cải
Sắp vòng tròn
Bắp cải non
Nằm ngủ giữa
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo ra leo vào.
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng.
Cũng như những bài thơ trên thì bài thơ này luyện phát âm phần vần cho trẻ, cô cũng sử dụng biện pháp cho trẻ đọc nhiều lần, đồng thời khuyến khích động viên trẻ đọc giống cô để sửa sai phát âm ở phần vần.
Luyện phát âm phụ âm “r” các cháu phát âm thành “d” có thể sử dụng những bài sau :
Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Tối lặn mặt trời
úp nhà đi ngủ
Rềnh rềnh ràng ràng
Ra gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Chân gầy chân béo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến khi trời nắng
Đem vải ra phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo
Rềnh rềnh ràng ràng.
Hai bài thơ này dạy trẻ thuộc nhằm mục đích luyện phát âm “r” “d” cho trẻ, đồng thời luyện cơ quan phát âm, đó là lưỡi chuyển động linh hoạt khi phát âm giúp trẻ phát âm một cách dễ dàng.
Luyện phát âm cho trẻ thông qua trò chuyện với trẻ, cô có thể thấy trẻ phát âm sai và kịp thời sửa sai ngay cho từng trẻ.
Biện pháp nên thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi như cô cho trẻ xem một số bức tranh về một số con vật sống trong rừng: voi, ngựa, sư tử, hổ, gấu… Qua nhiều lần xem tranh và phát âm nhiều trẻ cũng sửa được lỗi.
VD: Con Hổ cháu đọc thành “Con Hộ” cho trẻ phát âm nhiều lần cũng sẽ sửa được lỗi.
Cho trẻ xem tranh các con vật sống trong rừng, sau đó cô cất tranh đi và hỏi lại trẻ xem vừa rồi cô cho các cháu xem những con vật nào? cháu phải kể tên những con vật vừa quan sát.
VD: Cháu nói “con Sư Tử” thành con “Sư Tự”; “con Gấu” thành “con Dấu”, cô cũng phải sửa sai luôn cho các cháu bằng cách cô phát âm lại cho rõ ràng, rành mạch để cháu chú ý nghe. Sau đó cô yêu cầu trẻ phát âm như vậy cháu sẽ phát âm đúng được các thanh hỏi.
Trong quá trình thử nghiệm bằng ba biện pháp trên cho ta thấy: Nếu có sự tác động thường xuyên đến với trẻ và luôn luôn chú trọng đến việc luyện phát âm cho trẻ thì khả năng phát âm đúng của trẻ phát triển rất tốt vì trẻ tiếp thu nhậy bén cách phát âm của những người lớn xung quanh và cô giáo. Khi thực nghiệm các biện pháp đó trên trẻ chúng tôi thấy khả năng phát âm của các cháu đã giảm những lỗi sai một cách rõ rệt.
Dưới đây là bảng khảo sát kết quả sau khi làm thực nghiệm:
Loại khá: 11 cháu
Loại TB: 19 cháu
Loại yếu: 0 cháu.
Bảng so sánh khả năng phát âm của trẻ Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi:
STT
Họ và Tên
Năm sinh
Thực trạng
Sau khi tác động
1
Hoàng Quỳnh Anh
06/02/2004
Yếu
TB
2
Châu Thành Bảo Anh
19/07/2004
TB
TB
3
Vy Quốc Anh
27/09/2004
Yếu
TB
4
Nguyễn Ngọc Ánh
11/02/2004
TB
TB
5
Nguyễn Thị Dung
25/10/2004
Yếu
TB
6
Lương Quốc Dũng
22/10/2004
TB
TB
7
Nguyễn Hữu Duy
24/12/2004
TB
TB
8
Thái Hà Mỹ Duyên
05/07/2004
TB
Khá
9
Nguyễn Huy Hoàng
26/02/2004
Yếu
TB
10
Nguyễn Đình Hùng
14/07/2004
TB
TB
11
Lê Phạm Mai Huyền
12/11/2004
Yếu
TB
12
Chế Duy Khánh
16/06/2004
TB
Khá
13
Quan Mẫn Kỳ
20/11/2004
Yếu
TB
14
Vy Bảo Lâm
19/09/2004
TB
TB
15
Lê Ngọc Linh
10/06/2004
TB
Khá
16
Phan Minh Nghĩa
03/05/2004
TB
Khá
17
Mai Ái Nhi
27/03/2004
TB
TB
18
Chìu Lê Yến Nhi
07/12/2004
TB
TB
19
Nguyễn Quỳnh Dy Quyên
21/12/2004
Yếu
TB
20
Nông Thục Quyên
24/1/2004
TB
TB
21
Chu Hải Sinh
31/10/2004
Yếu
TB
22
Vy Chế Băng Tâm
24/11/2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.doc