Thuốc lá cũng như rượu bia là những mặt hàng bị đánh thuế tiêu thụ dặc biệt với mức thuế suất rấy cao. Sản phẩm thuốc lá của nhà máy phải chịu ba mức thuế: đối với các sản phẩm không đầu lọc chịu thuế suất 32%, đối với các sản phẩm bao cứng và bao mềm sử dụng dưới 50% nguyên vật liệu nhập ngoại chịu thuế suất 52% và 70%đối với các sản phẩm bao cứng có sử dụng hơn 50% nguyên vật liệu nhập ngoại. Ngoài ra nhà máy Thuốc lá Thăng Long còn phải chịu cả thuế VAT, thuế sử dụng vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp. Với khoản nộp ngân sách quá lớn sẽ hạn chế khả năng của doanh nghiệp. Nên chăng nhà nước cần có chính sách thuế công bằng hơn để tạo một moi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm cần phải được quản lý chặt chẽ hơn nữa, không để tình trạng lan tràn thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu, trốn thuế Nhà nước phải xử lý nghiêm ngặt những trường hợp vi phạm pháp luật như buôn bán thuốc lá trái phép, câu kết trong việc sử dụng tem .Có như vậy mới tạo cho nhà máy yên tân sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm vì đã có nhà nước đứng phía sau bảo hộ.
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở nhà máy Thuốc lá Thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong bao cứng, Vinataba,Dunhill…
-đầu lọc bao mềm
Điện biên đầu lọc, Du Lịch, Hoàn Kiếm…
2.thuốc lá không đầu lọc
Sapa, Tam Đảo, Thủ Đô, Hồng Hà…
Nếu phân theo mức giá thì sản phẩm thuốc lá của Thăng Long có thể chia làm 3 loại:
+ Thuốc cấp thấp: như Điện Biên bạc, Điện Biên đầu lọc… với mức giá khoảng 680 – 1350 đồng/bao phù hợp với thị trường có mức thu nhập thấp như ở vùng miền núi, nông thôn.
+ Thứ hai là sản phẩm cấp trung: như Hoàn Kiếm, Thủ Đô, Tam Đảo, Thăng Long, Gallery có mức giá khoảng tử 1600 – 2000 đồng/ bao phục vụ cho vùng nông thôn và thành thị.
+ Sản phẩm cấp cao, phục vụ cho thị trường có thu nhập tương đối khá chủ yếu là ở thành thị như sản phẩm Dunhill, Vinataba, Thăng Long hộp sắt, Thăng Long hộp cứng.
- Một đặc điểm nữa của sản phẩm thuốc lá Thăng Long là mác thuốc chủ yếu tập trung vào tên địa danh nên phần nào cũng hạn chế về hình ảnh của nhà máy trên thị trường. Cho nên Thăng Long phải không ngừng đổi mới sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
4.2. Đặc điểm nguyên vật liệu:
Nguyên liệu thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tỷ trọng chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 50%- 60% giá thành . Vì vậy công tác bảo vệ nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và công tác nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng. Nguồn nguyên liệu của nhà máy có thể được huy động từ trong và ngoài nước:
*ở trong nước nguồn nguyên liệu khá đa dạng và khả năng đáp ứng các nhu cầu về nguyên liệu cho nhà máy là rất lớn. Nhưng nhìn chung nguồn này chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, chưa ổn định và được chia thành hai nhánh: phía Bắc và phía Nam.
Các tỉnh phía Bắc chủ yếu cung cấp thuốc lá vàng. Do ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm của các tháng thu mua nguyên liệu nên thuốc lá thường có độ ẩm khá cao dễ bị xuống màu, xuống cấp, phát sinh các loại mốc. Bên cạnh đó nhà máy còn hợp tác với hãng Tobacco của Pháp và BAT của Anh trồng thử nghiệm 100 ha giống thuốc lá ở SócSơn, Ba Vì, Bắc Giang… và bước đầu có kết quả tốt.
Các tỉnh phía Nam chủ yếu cung cấp các loại thuốc lá nâu phơi. Do phải vận chuyển xa, điều kiện thời tiết không thuận lợi, nên chất lượng nguyên liệu khó đảm bảo, giá mua nguyên liệu cao. Khi thu mua vào các tháng 5,6,7 thời tiết xấu, mưa nhiều, độ ẩm cao dễ làm nấm mốc nguyên liệu. Còn khi thu mua vào các thàng 11, 12, 1 thì thời tiết khô nóng dễ làm nát vụn nguyên liệu.
*Đối với vùng nguyên liệu nhập ngoại thì nhà máy nhập về theo hai dạng:
Dạng nhập thuốc lá vàng sấy từ Campuchia, với số lượng hàng năm khoảng 500- 700 tấn, năm cao nhất đã nhập 1100 tấn. Nói chung, loại lá thuốc này có chất lượng tương đối tốt, mầu sắc khá đồng đều phù hợp với sản xuất một số loại thuốc lá có chất lượng khá. Loại nguyên liệu này chủ yếu do một số đơn vị kinh doanh ở biên giới tây Nam và ở thành phố Hồ Chí Minh cung ứng. Đến năm 1998, do các cơ sở trong nước đã trồng và cung ứng được một phần lá thuốc vàng có giống nhập ngoại từ Mỹ, Braxin, Zimbabuê có chất lượng tương đương với nguyên liệu nhập từ Campuchia nhà máy đã cắt giảm việc nhập nguyên liệu từ Campuchia khoảng 50 – 100 tấn. Vì vậy nhà máy đã tiết kiệm chi phí mua lá thuốc vàng sấy từ 17000-21000 đồng/kg. Nhờ đó Thăng Long có điều kiện hạ giá thành sản phẩm, chủ động trong việc đảm bảo chất lượng nguyên liệu.
Dạng còn lại là nhà máy nhập sợi thành phẩm về để sản xuất thuốc lá điếu. Để sản xuất thuốc lá Vinataba, Hồng Hà bao cứng nhà máy nhập sợi thành phẩm từ Sigapore do tập đoàn thuốc lá BAT cung ứng với chất lượng cao, ổn định giá khoảng 130.000- 140.000 đồng/kg kể cả thuế nhập khẩu. Sản xuất thuốc lá Dunhill, nhà máy nhập sợi thuốc lá của hãng Rothmans, để sản xuất Golden Cup phải nhập sợi từ Hiệp Hội thuốc lá Mỹ. Mặc dù giá nguyên liệu nhập ngoại cao nhưng chất lượng tốt thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng.
Các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy gồm : Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây, Băc Thái, Sóc Sơn, Đồng Nai… . Để nâng cao chất lượng sản phẩm nhà máy chú trọng đến công tác bảo đảm nguyên liệu. Trước hết nhà máy đứng ra tổ chức chỉ đạo, hợp tác với các địa phương để gieo trồng, hái sấy, bảo quản nguyên liệu thuốc lá. Sau đó nhà máy tiến hành việc thu mua nguyên liệu rải vụ. Từ năm 1998, theo quyết định của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam việc chuyển giao nguyên vật liệu cho các nhà máy thành viên do công ty Nguyên Liệu thuốc lá Bắc và công ty Nguyên Liệu thuốc lá Nam đảm nhiệm. Hai công ty này sẽ thu mua toàn bộ nguyên liệu trồng ở phía Bắc và phía Nam thay cho các nhà máy. Tuy nhiên do còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết được ngay với một số cơ sở đã ký kết hợp đồng gieo trồng nhà máy Thuốc Lá Thăng Long đã xin phép Tổng công ty và được chấp thuận việc tiếp tục đầu tư và thu mua nguyên liệu; tạm chuyển giao cho công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc đảm nhiệm 30% lượng nguyên liệu nhà máy cần cho một năm.
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của nhà máy gồm:
ãLá thuốc: có thể là lá vàng hoặc lá nâu sau đó được chế biến thành sợi, sợi chiếm tỷ lệ rất cao trong sản phẩm khoảng 85%.
ãHương liệu chiếm khoảng 1% sản phẩm, mặc dù tỷ lệ này rất nhỏ nhưng nó quyết định trực tiếp đến đặc trưng riêng của sản phẩm .
ãCác loại giấy cuốn: 26.5; 26.75; 27; 27.5 (mm)
ãCác loại sáp vàng, sáp trắng.
ãLưỡi gà, chỉ xé, giấy nhôm
ãCác loại keo: keo điếu, keo bao, keo đầu lọc , keo bao mềm.
ãNhãn bao, tem bao, vỏ, tút, đầu lọc.
Qua đây ta thấy vật liệu để sản xuất thuốc lá thuộc loại dễ bảo quản trong kho còn nguyên liệu thì lại gặp khó khăn vì phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu. Thời gian dự trữ nguyên liệu lại nhất định. Do đó nếu để quá hạn hoặc bảo quản lưu trữ không tốt sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà máy và chất lượng sản phẩm giảm sút. Công tác thu mua bảo quản và cung ứng vật tư trong nhà máy phải được thực hiện một cách tốt nhất, và kiên quyết không đưa nguyên liệu kém phẩm chất vào sản xuất.
4.3. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá của nhà máy nói chung không phải là đơn giản nhưng các dây truyền sản xuất phần lớn là tự động chỉ có một vài khâu thủ công.
Chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các vấn đề thuộc quy trình công nghệ như vệ sinh, thừa thiếu nguyên vật liệu, phụ liệu, nhiệt độ trong lò sấy… Độ ẩm thấp sẽ không đủ làm mềm lá và sạch lá hoặc trương nở cuộng trong giai đoạn hấp chân không. Ngược lại nhiệt độ cao làm cho sợi giòn dễ nát vụn. Nếu phun hương quá tỷ lệ 7-10 0/0 0 sẽ làm cho thuốc có vị đậm khó chịu chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. Nhà máy đã khắc phục hiện tượng này bằng cách thường xuyên kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật khi máy đang vận hành nếu có sai lệch gì thì điều chỉnh kịp thời ngay.
II. thực trạng chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy
1.Thực trạng chất lượng sản phẩm một số năm qua
Thời gian đầu thuốc lá của nhà máy tàn còn đen, nhiều cuộng, rỗ đầu, điếu lỏng, bong hồ, hút còn tắt giữa chừng. Để khắc phục nhà máy tiến hành kiểm tra nghiêm túc và đúng qui cách kỹ thuật phối chế. Sau một thời gian ngắn, nhà máy lại đứng vững trên thị trường, chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, độ cháy đạt 90-100% với lượng thuỷ phần tiêu chuẩn, hình thức của bao thuốc, điếu thuốc đẹp hơn, hiện tượng bung hồ, rỗ đầu giảm hẳn.
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá
Nguyên liệu
Hấp chân không
Cắt ngọn phối trộn
Làm ẩm lá đã cắt ngọn
Tách cuộng
Làm ẩm ngọn lá
Thùng trữ phối ủ lá
Gia liệu
Thái lá
Thái cuộng
Hấp ép cuộng
Thùng trữ cuộng
Làm ẩm cuộng
Sấy sợi
Trương nở cuộng
Sấy sợi cuộng
Phân ly sợi cuộng
Thùng trữ sợi cuộng
Phun hương
Thùng trữ phối sợi cuộng
Cuốn điếu
đóng bao
đóng tút
Phối trộn sợi lá,sợi cuộng cuộng
Thành phẩm
Đóng kiện
Để nâng cao phẩm chất thuốc lá, nhà máy triển khai tích cực các biện pháp tăng hương, tăng liệu,lên men 100%, tách lá xanh vàng, cải tiến thuốc rê miền nam. Kết quả, thuốc Sapa được xếp hạng A1 trong Hội tuổi trẻ sáng tạo thủ đô, thuốc Du Lịch đầu lọc và Điện Biên không đầu lọc đạt huy chương bạc tại hội chợ triển lãm kinh tế toàn quốc.Chất lượng sản phẩm của nhà máy không ngừng được nâng cao, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng giảm đi rõ rệt, điều này được thể hiện qua biểu số 9:
biểu số 9: tỷ lệ sai hỏng một số năm
Năm
Chi phí sản xuất sản phẩm
(tỷ đồng)
Chi phí sản phẩm hỏng
(tỷ dồng)
Tỷ lệ
sai hỏng
(%)
1997
478,118
7,739
1,63
1998
418,622
6,447
1,54
1999
476,185
6,952
1,46
2000
470,285
5,784
1,23
Nguồn tài liệu:p.KCS
Mặc dù tỷ lệ sai hỏng rất nhỏ trung (1,63+1,54+1,46+1,23)/4 =1,465(%) nhưng chi phí cho sản phẩm hỏng lại khá cao trung bình mỗi năm nhà máy mất khoảng 6,744 tỷ đồng vì sản phẩm không đạt chất lượng cho phép. Phương hướng phấn đấu của nhà máy năm 2010 sẽ không có sản phẩm lỗi và ngay từ bây giờ phải thực hiện chương trình làm đúng ngay từ đầu. Để thấy rõ hơn tình hình chất lượng của nhà máy chúng ta đi vào từng sản phẩm cụ thể:
1.1.Chất lượng sản phẩm bao mềm
Sản phẩm này được sản xuất ở phân xưởng Bao Mềm, lợi nhuận đơn vị kém hơn các sản phẩm khác nhưng nhu cầu tiêu thụ cao. Máy móc ở đây cũ và lạc hậu hơn so với phân xưởng Bao Cứng lại do nhiều nước sản xuất như:Trung Quốc, Tiệp Khắc, Hà Lan…. Số lượng máy nhiều nhất là máy cuốn điếu C7 không đầu lọc 6/27 máy, nhưng chất lượng đánh giá sơ bộ lại gần như thấp nhất 65%, năm chế tạo lâu nhất trong hệ thống máy của phân xưởng, năm 1963. Cho nên sản phẩm bao mềm trọng lượng thường đảo nặng,điếu eo, rỗ đầu, đầu lọc xơ, đầu điếu bai, bẹp đáy bong hồ, cạnh bao nhanh bẩn. Dưới đây là số liệu thống kê trung bình kiểm tra trọng lượng điếu M-đỏ
Biểu số10 :Thống kê trọng lượng điếu M-đỏ
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
x
R
1
104.7
105.1
103.45
104.6
104.9
103.6
104.6
103.7
103.5
103.3
104.15
1.8
2
103
103.1
102.9
102.8
104
105.1
102.6
105.2
103.4
101.9
103.4
3.3
3
104.1
103.8
102.9
103.6
102.9
105
103
104
103.7
102.3
103.53
2.7
4
103.15
102.75
102.65
103.9
103.8
104.5
105.1
103.2
103.6
103.7
103.6
1.95
5
102.5
103.2
103.4
102.9
103.5
104.8
104.7
102.9
104.7
103.8
103.64
2.3
6
104.9
104
103.1
103
102.5
104.2
102.9
104.9
102.8
104.6
103.69
2.4
7
105.1
103.6
103.8
103.2
104.3
102.6
104.2
103.8
103.2
104.1
103.79
2.5
8
103.9
105
104.6
102.7
105.2
104.1
105.1
103.2
104.3
104
104.21
2.5
9
102.9
103.45
103.4
103.7
103.8
103.6
104.5
104.8
104.7
104.3
103.9
1.9
10
104.7
104.65
103.45
104.8
102.5
103.9
104.9
103.6
103.7
104.5
104.07
2.4
11
103.6
105
105.1
104.8
103.9
104.9
104.8
105.1
103.8
103.8
104.48
2.6
12
103.8
104.6
103.7
103.45
103.5
105.1
104.8
103.8
104.7
102.5
103.99
2.5
Tổng
1246.47
28.85
Sau đây chúng ta dùng phương pháp biểu đồ X-R để kiểm soát tình hình biến động trọng lượng thuốc M-đỏ
Với
Ri =xij max – xịj min
Vì n=10 nên ta có A=0,308 D1=0,223 D2=1,777
Giới hạn trên của mẫu
Giới hạn dưới của mẫu
Với biểu đồ R ta có :
Nhìn vào biểu đồ X và biểu đồ R ta thấy mặc dù trọng lượng thuốc nằm trong giới hạn cho phép nhưng từ tháng 2 – tháng 8 lại liên tục tăng, có 6 điểm cùng nằm ở phía dưới so với đường giới hạn và 5 điểm liên tiếp nằm phía trên đường giới hạn trung bình. Rõ ràng là có vấn đề xảy ra trong quá trình. Vào mùa hè trọng lượng điếu thuốc thấp hơn so với mùa đông ( biểu hiện qua sơ đồ các điểm biểu diễn tháng 5,6,7,8 nằm ở dưới các điểm biều diễn tháng 9,10 ,11,12,1). Điều này là tất yếu vì trọng lượng thuốc vào mùa đông có mang thêm hơi nước. Như vậy chứng tỏ khâu sấy sợi của nhà máy là chưa đạt yêu cầu. Nhưng dây truyền chế biến sợi của nhà máy là hiện đại nhất Việt Nam hàng năm tiết kiệm cho nhà máy hàng chục tỷ đồng, trước đây cuộng thuốc thường bị loại bỏ nay đã tận dụng triệt để ( mỗi năm tận dụng khoảng 100 tấn). Vì vậy khâu sấy sợi chưa đạt yêu cầu không phải là do máy móc thiết bị mà do ý thức trách nhiệm của người công nhân chỉ cần điều chỉnh nút nhiệt là có thể đảm bảo sợi được sấy khô đồng đều trong các mùa. Nhà máy cần thường xuyên kiểm tra quy trình sản xuất hơn nữa có chế độ thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích người lao động đảm bảo chất lượng.
Nhưng nhìn chung sản phẩm bao mềm được người tiêu dùng ưa thích như Sapa bạc hà, Sapa xanh, M menthol… . đây là những sản phẩm có hương vị lạ so với tất cả các mác thuốc khác. Nếu như thị trường này được mở rộng thì nhà máy sẽ có ưu thế trong vấn đề tiêu thụ bởi vì chất lượng sản phẩm bao mềm của nhà máy so với các nhà máy khác hơn hẳn rất nhiều
Biểu số 10 so sánh tiêu chuẩn chất lượng thuốc lá
Các chỉ tiêu
T.C của Tổng công ty
Thăng Long
Thanh Hoá
Sài Gòn
Vĩnh Hội
Độ ẩm %
11-12
11.6
12
11.7
11.8
Nicotin %
1.9-2
1.98
1.91
11.8
1.91
Gluxit %
14-15
14.56
14.47
14.23
14.13
Hương
điểm
4.42
4.37
4.39
4.2
Vị
,,
6.38
5.04
5.99
4.9
Độ nặng
,,
2.61
2.52
2.5
2.4
Độ cháy
,,
1.80
1.83
1.9
2.1
Màu sắc sợi
,,
3.78
3.41
3.8
3.6
Tổng điểm
,,
18.99
17.17
18.58
17.2
Nhìn vào bảng ta thấy hàm lượng nicotin và gluxit của Thăng Long cao hơn của Thanh Hoá nhưng thấp hơn Sài Gòn. Hướng phấn đấu của nhà máy là làm cho thuốc ngày càng có hương vị vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm bao mềm được Tổng công ty đánh giá là tốt : điều thuốc tròn đều không nhăn, không vết cắt phẳng, không bung keo, keo giữa đủ kết dính với giấy cuốn, tow bung đều, kết thành khối ổn định, không có mùi lạ, chu vi điếu, độ giảm áp, độ lõm tốt. Kết quả đạt được này là do nhà máy đã thay thế những cán bộ không có năng lực và tiếp nhận nhiều cán bộ mới có trình độ đại học và trung học kỹ thuật, thường xuyên tổ chức các lớp bối dưỡng nâng cao nghiệp vụ: lớp dẫn máy đóng bao, lớp nghiệp vụ thu mua, lớp bối dưỡng cán bộ cơ sở, lớp nâng bậc nghề. Ngoài ra các sáng kiến về việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng được chân trọng, làm giảm đáng kể tỷ lệ phế phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu. Năm 1997 số sáng kiến do cán bộ nhà máy đề xuất làm lợi 80 triệu đồng, năm 98 có 41 sáng kiến làm lợi 400 triệu đồng, năm 99 có 44 sáng kiến làm lợi 1300 triệu đồng.
Nhìn chung sản phẩm bao mềm phù hợp vơí người tiêu dùng cả về chất lượng và giá cả nhưng nhà máy cần đầu tư máy móc hiện đại hơn cho phân xưởng bao mềm vì máy móc ở đầy so với phân xưởng bao cứng lạc hậu hơn rất nhiều.
1.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm bao cứng
Sản phẩm bao cứng được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ của Mollils- Anh nhập từ thế hệ sản xuất 1968-1974, được tân trang lại hàng loạt chất lượng đánh giá sơ bộ 83,75% riêng máy đóng bao bóng kính, đóng tút- tút bóng kính chất lượng hoạt động 90%. Đây là thuận lợi cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm của nhà máy.
Xét về chỉ tiêu cảm quan sản phẩm đầu lọc cứng đạt chất lượng về chu vi điếu, trọng lượng điếu, hương, vị, độ cháy, màu sắc sợi, điếu thuốc tròn đều, mẫu mã bao bì in đẹp, không trầy xước, vết cắt đúng vị trí đúng độ sâu.
Biểu số 11: chất lượng thực tế đạt được của Viland
Tên chỉ tiêu chất lượng
ĐVT
Mức chất lượng đăng ký
Thực tế đạt được
Kích thứơc sợi
mm
0.9
0.82
Rỗ đầu
%
<=0.5
2-3.8
Độ lỏng chặt điếu
mm Hg
105-125
117-122
Bong hồ
%
<=2
1.5-1.8
Tỷ lệ bụi trong sợi
%
82.5-83.5
2-2.5
Chiều dài điếu thuốc
mm
63
83.2
Chiều dài phần thuốc
,,
20
63
Chiều dài phần đầu lọc
,,
24
20
Chiều dài giấp sáp vàng
,,
24.55-24.75
24
Chu vi điếu
,,
11.5-12.5
24.6-24.7
Độ ẩm sợi thuốc trong bao
%
28.5-29.5
12.3
Hiệu cách đầu điếu
mm
82
29.1-29.4
Yếm trắng, yếm bạc
,,
10
82
Tút
bao
50
10
Thùng caton
bao
50
Nguồn T.L:p.KCS
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất thuốc đầu lọc cứng vẫn còn một vài tồn tại:
-ở khâu cuốn điếu nhiều khi vẫn làm cho điếu đảo và nhăn, mềm lõi, đầu điếu bai, điếu thuốc thắt eo. Để tận dụng lại thuốc phế phẩm công nhân phải bóc giấy cuốn lấy sợi đem chế biến tiếp. Nêú nhà sản phẩm sai hỏng đúng 0.5% thì phần giấy cuốn bị sé vụn là 1.35065 tấn.
Biểu số 12: lượng giấy sai hỏng
Tênvà qui
cách vật tư
Nhu cầu cho kế hoạch
Tỷ lệ
sai hỏng
cho phép
Lượng vật tư
sai hỏng
S.lượng (tr.bao)
Đ.mức cho 1 tr bao
Lượng vật tư
Giấy cuốn điếu 26.75 mm
53
0.83
43.99
<=0.5%
0.21995
Giấy cuốn điếu 27.5 mm
132
1.1
145.20
,,
0.726
Giấy sáp vàng 48 mm có chỉ
56
0.5
28
,,
0.14
Giấy sáp vàng 52 mm có chỉ
53
0.48
25.4
,,
0.1272
Giấy sáp trắng 48 mm
50
0.55
27.5
,,
0.1375
Tổng
1.35065
Nếu nhà máy sản xuất 53 triệu bao thuốc lượng vật tư sai hỏng định mức là 0.21995 tấn xấp xỉ bằng 1/4 lượng giấy cần dùng để sản xuất 1triệu bao thuốc lá. Nếu tỷ lệ sai hỏng ở các khâu giảm đi thì hàng năm nhà máy sẽ tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng.
Khâu cắt điếu và cắt đầu lọc còn nhanh và xơ dẫn đến đầu điếu bai gây mất đồng điều về kích cỡ ,ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm .
ở máy đóng bao, bao bóng kính HLP1: bao thường méo, hở cạnh to, đầu bạc lật, yếm tụt lệch, bóng kính nhăn, lệch chỉ xé.
*Để thấy được cụ thể hơn ta sẽ xem xét một sản phẩm đặc trưng –Vinataba
Vinataba là sản phẩm điển hình của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, tất cả các thành viên trong tổng công ty đều được phép sản xuất định mức .
+ Nguồn cung cấp đầu lọc và giấy sáp vàng là nhà máy In Bao Bì và Phụ Liệu
+Sợi VT1, giấy cuốn, mực in, keo dán do xí nghiệp Xuất nhập khẩu Thuốc lá đảm nhiệm
+Bộ hiệu điếu do sự thoả thuận thống nhất giữa nhà máy với các đơn vị có hợp đồng.
Có thể nói việc đảm bảo chất lượng sản phẩm Vinataba gặp nhiều thuận lợi vì có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng công ty với phòng KCS của nhà máy, có sự kết nối giữa đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào với việc xác định trước các yêu cầu về chất lượng của thị trường thông qua việc ký kết hợp đồng. Khi nhận sợi VT1 từ công ty Xuất Nhập Khẩu thuốc lá, Thăng Long vẫn tiến hành kiểm tra lại chất lượng đồng thời sấy sợi ở nhiệt độ1100 C trong thời gian 3h 45p làm cho độ ẩm sợi đạt tới 13.2%, màu vàng cam và cam sậm. VT1 được bảo quản riêng trong kho lạnh, độ ẩm khoảng 60-70% để không bị lẫn mùi với các loại thuốc lá khác. Thời gian tồn trữ sợi VT1 không quá 30 ngày kể từ ngày nhập kho. Cho nên phòng Kế hoạch của nhà máy luôn tiến hành cân đối giữa sản phẩm cần sản xuất với sợi VT1 cần dùng trong 1 tháng
Biểu số 12: Chất lượng thực tế sản phẩm Vinataba
Các chỉ tiêu
Tiêu chuẩn của Tổng công ty
Thực tế đạt được
Chiều dài chung điếu
82.5-83.5 mm
83.4 mm
Chiều dài giấy sáp vàng
26 mm
26 mm
Chiều dài chứa thuốc
60.5-61.5 mm
61.4 mm
Chiều dài đầu lọc
22 mm
22 mm
đường kính điếu
7.8-7.9 mm
7.83-7.87 mm
Chu vi điếu
24.49-24.8mm
24.5-24.9 mm
độ ẩm sợi
12.7-13.7%
12.8-13.6 %
độ giảm áp
100-120 mm WG
101-118 mm WG
Tỷ lệ bong hồ
<=1%
0.82%
Tỷ lệ rỗ đầu
<=3%
2.1%
Tỷ lệ bụi
<=2%
1.64%
Nicotin
1.85-2.05%
1.85-2.04%
Gluxit hoà tan
13-15%
14.67%
Bộ biểu in điếu
-Chữ Vinataba màu xanh ,1 mm đối diện với mí ghép điếu thuốc
-biểu tượng màu nhũ vàng,cao 5mm,rộng 3.5 mm,khoảng cách đến sát mép vàng2-4 mm
Đúng qui định
Nguồn:p.KCS
Năm 2000 nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã hoàn chỉnh việc lắp đặt và hiệu chỉnh dây chuyền cuốn điếu đầu lọc, công suất 6000 điếu/phút và dây chuyền liên hợp đóng bao đóng tút cứng công suất 250 bao/phút được nhập từ cộng hoà Pháp và cộng hoà liên bang Đức với tổng vốn đầu tư 37 tỷ đồng nên tỷ lệ phế phẩm giảm 0.16% so với kế hoạch
Biểu số 13:tỷ lệ phế phẩm thực tế một số năm
Thực tế
Tl pp cho phép
1997
1998
1999
2000
0.478%
0.53
0.47
0.462
0.318
Nguồn:p.KCS
Trong các năm qua do nhà máy chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm nên sản phẩm Vinataba đáp ứng được các yêu cầu thông số kỹ thuật cũng như các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp và đủ điều kiện để dán tem thuốc lá. Ngày 1/4/2000 theo qui định 175/99/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ thì toàn bộ thuốc lá lưu thông trên thị trường đều phải dán tem. Đây là một giải pháp chống sản xuất và tiêu thụ thuốc lá giả, thuốc lá nhái lập lại trật tự trong sản xuất kinh doanh và chống thất thu thuế.
Chất lượng sản phẩm thuốc lá Vinataba không ngừng được nâng cao điều này còn được thể hiện ở kết quả cuối cùng của công tác tiêu thụ.
Biểu 14:Tình hình tiêu thụ sản phẩm Vinataba
ĐVT:bao
Các chỉ tiêu
1998
1999
2000
1.Lượng hàng gửi đi
44 230 000
50 216 425
53 182 749
2.Hàng tiêu thụ
44 000 000
50 000 000
53 000 000
3. Hàng gửi lại
230 000
216 425
182 749
4.Tỷ lệ gửi lại
0.0052
0.00431
0.00343
Nguồn:p.Tiêu thụ
Qua bảng, ta thấy năm 1999 lượng hàng Vinataba tiêu thụ nhanh hơn 1998 là 113.636%, năm 2000 tăng nhanh hơn năm 1999 106%; hàng gửi giảm, năm 1999 giảm 5.902%, năm 2000 so với năm 1999 giảm 15.56%. Hàng gửi trả lại không phải do chất lượng kém mà để đảm bảo uy tín trên thị trường nếu trong thời gian nhất định cho phép mà các đại lý không tiêu thụ hết thì phải đem quay trở lại nhà máy, tuyệt đối không được bán hàng quá hạn sử dụng. Một nguyên nhân thứ hai dẫn đến hàng bị trả lại là do không hợp gu với thị trường phải bán ở thị trường khác. Sản phẩm vẫn bị gửi trả lại chứng tỏ công tác xác định thị trường của nhà máy Thuốc lá Thăng Long còn chưa được hoàn thiện.
Ngoài ra một tồn tại đáng kể là người tiêu dùng dễ dàng phân biệt giữa sản phẩm Vinataba của nhà máy với của Sài Gòn. Vina-Hà Nội theo nhận xét của khách hàng vị đậm và vị thơm không bằng Vina-Sài Gòn, có khi chưa cần hút đã nhận ra. Nguyên nhân này do đâu, trong khi mọi nguyên vật liệu đầu vào từ sợi đến giấy cuốn đều do Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam phân phối cho cả hai nhà máy. Phải chăng nguyên nhân này bắt nguồn từ điều kiện sản xuất : từ máy móc thiết bị, từ nhà xưởng và từ người lao động. Đúng là máy móc thiết bị của Thăng Long có yếu hơn của Sài Gòn cả về tình trạng mới cũ lẫn công suất, biểu số15 sẽ thể hiện điều này:
Biểu số15: So sánh hiện trạng một số máy móc thiết bị của nhà máy Thuốc lá Thăng Long với nhà máy Thuốc lá Sài Gòn
Tên nhà máy
Tên thiết bị
Hiện trạng
Công suất thực tế
Thăng Long
Max8-Max3
Tân trang
2100 điếu/p
Max8-Max4
Tân trang
2000 điếu/p
Sài Gòn
Max8-Max5
Tân trang
4000 điếu/p
Max8-PA7KU
Mới
2200 điếu/p
Nguồn: "70 năm nhà máy Thuốc lá Sài Gòn"-NXB Thanh Niên
Tuy nhiên người lao động và máy móc không thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự khác biệt này. Cái đáng nói nhất ở đây là: theo qui định của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, sản phẩm Vinataba phải được sản xuất riêng biệt không sản xuất lẫn với các sản phẩm khác phun hương bên ngoài. Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn với hơn 70 năm trưởng thành và phát triển đã có điều kiện sản xuất hơn hẳn nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Trong khi đó do phải tận dụng năng lực của máy móc thiết bị, của nhà xưởng, giảm thiểu các chi phí khấu hao chi phí điện nước …nhà máy đã bố trí Vinataba vào sản xuất chung với các loại thuốc khác như : Hồng Hà,Tam Đảo, Gallery, M menthol, M đỏ…làm cho hương vị bị lẫn với các vị thuốc khác và không có độ thuần khiết như của Sài Gòn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa nhà máy cần phải khắc phục tình trạng này. Trước hết, khi sản xuất Vinataba ở phân xưởng Bao Cứng tuyệt đối không sản xuất các mác thuốc khác đồng thời. Khi đã có đầy đủ máy móc thiết bị, vốn đầu tư có thể tiến tới thiết lập cho Vinataba một khu vực sản xuất riêng như sản phẩm Dunhill.
1.3.Một số hiệu quả từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm
1.3.1.Tăng khả năng cạnh tranh
Sản phẩm của nhà máy phù hợp với người tiêu dùng trên cả ba phương diện: giá cả, đặc tính tiêu dùng và phương thức phân phối nên lượng tiêu thụ vượt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khác
Biểu số16: Số lượng thuốc lá tiêu thụ trên thị trường
Thị trường
1999
2000
N.m Thăng Long
Thanh Hoá
Cửu Long
N.m Thăng Long
Thanh Hoá
Cửu Long
Hà Nội
26000560
12110000
6716000
28874492
11900000
7513000
Cao Bằng
632500
750500
100000
588000
540000
120000
Nghệ An
11707000
10200000
4320000
11249000
9100000
4440000
Thanh Hoá
33604000
30570500
9710000
28443500
26000500
8530000
Quảng Bình
4985000
1320000
1500000
5443000
1200000
1250000
Khánh Hoà
139000
1300000
5500000
175000
1247600
6000550
Tổng
77068060
56251000
27846000
74772992
49988100
27853550
Nguồn:p.Tiêu Thụ và tạp chí CN
Năm 1999 nhà máy tiêu thụ hơn Thanh Hoá 137%, hơn Cửu Long 276,765%.Năm 2000 hơn Thanh Hoá 149,6%, hơn Cửu Long 268,5%
Sơ đồ so sánh sản lượng tiêu thụ
1.3.2.Tiết kiệm nguyên vật liệu
Nhà máy Thuốc lá Thăng Long tính tiêu hao vật tư theo công thức:
Định mức Định mức Tỷ lệ hao tỷ lệ sai
vật tư kế hoạch = vật tư sản xuất + hụt tự nhiên + hỏng cho phép
nên khi chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ dẫn đến vật tư sử dụng thực tế giảm.Trong những năm qua nhà máy liên tục khen thưởng các bộ phận sản xuất vì tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành sản phẩm, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2000 nhà máy đã tiết kiệm được 69238318 đồng các loại vật tư
Biểu 17: Tiết kiệm một số vật tư 6 tháng đầu năm 2000
Tên vật tư
Lượng
Mức kế hoạch
Mức thực hiện
Giá
Giá trị tiết kiệm
Giấy cuốn 27.5
63 300
1.040
1033
35 792
-16 392 571
Sáp vàng52
40 190
0.460
0.416
49 802
-88 697 362
Chỉ xé bao cứng
40 413
0.020
0.017
342 309
-58 794 024
Keo bao
40 413
0.060
0.067
49 329
14 058 765
BOPP tút
2 169
0.200
0.258
132 511
16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0033.doc