Đề tài Một số biện pháp nâng cao doanh số bán hàng tại công ty Cổ phần Đầu tư An Phong

Hiện nay, công ty kinh doanh hơn 80.000 chủng loại hàng hóa, tập trung vào nhóm hàng chính:

Nhóm mặt hàng đồ dùng gia đình: Sản phẩm Đồ Dùng của Maximark được cung cấp bởi những nhà sản xuất có chứng chỉ ISO- 9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam có chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.Hàng hóa trong khu đồ dùng được trưng bày theo từng nhóm các sản phẩm phục vụ các tiện ích của gia đình như: đồ dùng gia đình, trang bị cho nhà bếp, thuận tiện cho việc mua sắm và lựa chọn cho căn bếp của gia đình. Các bà nội trợ thích trang trí còn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm xinh xắn, kiểu dáng lạ, đẹp, bắt mắt để chăm chút cho căn nhà của mình như: tô, dĩa, chén kiểu bằng gốm sứ, thủy tinh, pha lê, bình hoa, bộ ly, các loại đồ kiểu độc đáo với mẫu mã đa dạng phong phú, thường xuyên cập nhật hàng mới sẽ làm cho buổi mua sắm của quý khách thêm thú vị. Các sản phẩm phục vụ cho việc trang trí căn nhà của người tiêu dùng: các sản phẩm phale, hoa trưng bày.

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao doanh số bán hàng tại công ty Cổ phần Đầu tư An Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhằm để nâng cao tối ưu hóa hoạt động bán hàng, người bán hàng cần phải xác định khách hàng triển vọng trước khi tiến hành tiếp cận. Phương thức: Thu thập thông tin( có thể bằng cách tiến hành thăm dò, quan sát nghiên cứu dữ liệu về thị trường…) và phân tích để tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng. Tiếp cận khách hàng: nhằm tránh tạo sự đột ngột không có lợi, cả chúng ta và khách hàng phải ở trạng thái sẵn sàng cho việc thương lượng mua bán hàng. Phương thức: Liên lạc trước với khách hàng để xin một cuộc hẹn. Trình bày tóm tắt những lợi ích của sản phẩm( dịch vụ) mà bạn có thể mang lại cho khách hàng. Sau đó, kiểm tra khả năng chấp nhận của khách hàng. Thăm dò, tìm hiểu khách hàng khi tiếp xúc: khi tiếp xúc khách hàng, nhân viên bán hàng tiến hành bước thăm dò, nghiên cứu khách hàng để nắm thông tin về nhu cầu và tình trạng của khách hàng. Phương thức: Bạn sử dụng những câu hỏi mở( những câu hỏi mà khách hàng phải trả lời bằng nội dung vấn đề, chứ không chỉ gật hoặc lắc đầu) để tìm hiểu tình trạng của khách hàng và nắm nhu cầu của khách hàng. Đưa ra giải pháp hỗ trợ: nhân viên bán hàng đưa ra một giải pháp cho khách hàng sau khi khách hàng hé mở cho họ biết nhu cầu của họ. Nhân viên bán hàng chỉ đưa ra giải pháp sau khi họ đã am tường cặn kẽ nhu cầu của khách hàng và họ biết sản phẩm( giải pháp) của họ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Phương thức: Bạn xác nhận nhu cầu của khách hàng và giới thiệu những đặc điểm của sản phẩm( giải pháp) mà bạn có, bạn khẳng định những lợi ích cho khách hàng và những đặc điểm sản phẩm mà bạn sẽ mang lại. Gút giao dịch: Khách hàng tỏ ra sẵn sàng xúc tiến giao dịch, hoặc khi khách hàng tỏ ra chấp nhận những lợi ích của sản phẩm( giải pháp) mà nhân viên bán hàng đã giới thiệu. Phương thức: Bạn tóm lại những lợi ích của sản phẩm( giải pháp) mà khách hàng đã chấp nhận. Đề xuất bước kế tiếp cho cả hai bên( chẳng hạn đặt hàng, thảo hợp đồng, hay giao hàng mẫu…). Hỏi lại khách hàng xem họ có chấp nhận đề xuất này của bạn hay không. Giải quyết tình huống: Trong trường hợp cuộc tiếp xúc với khách hàng không xảy ra một cách thuận tiện( thường là thế). Bạn có thể cần phải biết cách vượt qua những rào cản, phản biện của khách hàng để có thể xúc tiến thành công một giao dịch bán hàng. Sau đây là một số kỹ thuật: Khách hàng do dự: S Dò hỏi để tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng do dự. S Sau khi bạn đã nắm được cụ thể rằng sự ngờ vực của khách hàng là do một đặc điểm của sản phẩm hay một lợi ích cho khách hàng. S Bạn tỏ cho khách hàng biết rằng bạn hiểu rõ sự ngờ vực của khách hàng là do đâu. S Bạn chứng minh với bằng cứng cụ thể để xua tan sự ngờ vực của khách hàng. S Bạn tìm hiểu lại xem khách hàng có còn do dự nữa không. Giải quyết một sự hiểu nhầm của khách hàng: S Dò hỏi để tìm hiểu sự hiểu nhầm của khách hàng cụ thể là gì. S Bạn đã biết rõ khách hàng cho là sản phẩm( giải pháp) của bạn không thể có một tính chất nào đấy, hoặc không thể mang lại lợi ích nào đấy. S Bạn xác nhận lại với khách hàng về những nhu cầu của khách hàng dẫn đến sự quan tâm về tính chất sản phẩm, lợi ích của sản phẩm( giải pháp). S Bạn tỏ cho khách hàng biết bạn hiểu rõ những nhu cầu của khách hàng. S Bạn mô tả những tính chất, đặc điểm hay lợi ích nào của sản phẩm( giải pháp) của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu mà khách hàng quan tâm. S Bạn tìm hiểu xem khách hàng đã hết hiểu nhầm hay chưa. Vướng một điểm yếu của sản phẩm( giải pháp): S Dò hỏi để tìm hiểu điểm vướng của khách hàng đối với sản phẩm( giải pháp). S Bạn đã hiểu rõ khách hàng không hài lòng về một tính chất, đặc điểm của sản phẩm hay một lợi ích không đủ sức thuyết phục. S Bạn bày tỏ khách hàng biết bạn hiểu rõ sự không hài lòng này của khách hàng. S Bạn chuyển hướng sự chú ý của khách hàng sang những đặc điểm, tính chất quan trọng hơn của sản phẩm, những lợi ích lớn lao hơn bằng những chứng cứ cụ thể. Chứng tỏ cho khách hàng thấy những điểm mạnh này của sản phẩm( giải pháp) có ý nghĩa, có giá trị lớn hơn nhiều điểm yếu mà khách hàng quan tâm. Quản trị bán hàng: Khái niệm: Quản trị bán hàng có thể định nghĩa là hoạt động quản trị của những người hoặc thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng. Tùy thuộc vào công ty, cấp thấp mà quản lý bán hàng có thể có rất nhiều danh vị khác nhau, bao gồm người quản lý bán hàng theo ngành hàng, người quản lý bán hàng theo từng quận, khu vực, giám sát viên hay giám sát viên bán hàng. Đặc tính chung của các chức vụ này, dù có mang danh vị gì đi nữa, đều là giám sát trực tiếp những người đại diện bán hàng theo lĩnh vực. Những người bán hàng theo lĩnh vực thường phải báo cáo lại cho những người quản lý bán hàng thuộc cấp cao hơn trong công ty. Các nhiệm vụ của người quản lý lực lượng bán hàng: Quản trị đội ngũ chào hàng bao gồm: Huấn luyện nhân viên bán hàng, thiết lập các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động, phát triển các nhân viên chào hàng, khuyến khích các nhân viên chào hàng, đánh giá các nhân viên chào hàng. Quản trị hành chính: quản trị hành chính văn phòng bán hàng, tăng cường thực hiện chính sách công ty, viết báo cáo, tổ chức các cuộc họp. Marketing: phát triển việc kinh doanh mới, dự báo, thu thập và đánh giá thông tin về cạnh tranh, về khách hàng và thị trường. Tài chính: chuẩn bị ngân sách, phân tích và dự báo doanh số, phát triển khách hàng về mặt tài chính, dự báo và kiểm tra các dữ liệu chi phí. Các kỹ năng đối với nhà quản trị bán hàng thành đạt: Kỹ năng lãnh đạo Kỹ năng phân tích Kỹ năng dự báo về ra hạn ngạch và lập ngân sách Kỹ năng quản lý khu vực bán hàng Doanh thu bán hàng và những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng: Khái niệm doanh thu bán hàng: Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành thương mại là thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy tiêu thụ hàng hóa là chỉ quan trọng nhất trong kế hoạch lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp thương mại. Tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại là quá trình xuất hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán theo giá cả, phương thức mua bán và thanh toán tiền hàng nhất định. Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của lưu chuyển hàng hóa và cũng là lúc doanh nghiệp thương mại có doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thương mại là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ hàng hóa. Đây là chỉ tiêu chủ yếu phản ánh khái quát khối lượng công tác phục vụ người tiêu dùng và là cơ sở để tính các chỉ tiêu tài chính khác như: vốn lưu động, chi phí kinh doanh, lợi nhuận,… Nội dung kinh tế về doanh thu bán hàng: Trị giá hàng hóa đã bán( tiêu thụ) và đã thu tiền( tiền mặt hay chuyển khoản qua ngân hàng). Trị giá hàng hóa đã bán nhưng chưa thu tiền( do phương thức mua bán và thanh toán quyết định). Như vậy việc giao hàng hóa từ kho của đơn vị hạch toán độc lập cho các cửa hàng phụ thuộc không được tính vào phần doanh thu, đây là phần điều hành nội bộ. Qua đó ta thấy doanh thu bán hàng khác với tiền thu bán hàng. Tiền thu bán hàng là số tiền thu được về bán hàng trong một thời gian nhất định. Phân loại doanh thu bán hàng: Theo nhu cầu của công tác quản lý, doanh thu bán hàng được chia làm hai loại: doanh thu chung và doanh thu thuần túy. Doanh thu chung: Doanh thu chung là toàn bộ doanh số bán ra của tất cả các mặt hàng kinh doanh trong một thời gian nhất định. Doanh thu chung gồm có doanh thu bán lẻ và doanh thu bán buôn. Trong doanh thu bán buôn còn có doanh thu bán buôn ngoài hệ thống thương nghiệp và doanh thu bán buôn trong hệ thống thương nghiệp đây là cơ sở để phân biệt với doanh thu thuần túy. Doanh thu thuần túy: Doanh thu thuần túy là doanh số bán ra ngoài tổng thể của tất cả các mặt hàng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng thể ở đây có thể là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập cơ sở như các đơn vị tổng hợp cấp trên có nhiều đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc như: tổng công ty, sở chủ quản, bộ chủ quản. Phân loại doanh thu bán hàng ra làm hai loại như trên nhằm đánh giá đúng chất lượng công tác vận động hàng hóa của các đơn vị và tổ chức thương mại, thúc đẩy nâng cao ý thức người phục vụ tiêu dùng, đồng thời trên cơ sở để xác định chính xác hợp lý các chỉ tiêu tài chính khác nhau. Tầm quan trọng của doanh thu bán hàng: Trong ngành thương mại hoạt động kinh doanh mua hàng, bán hàng được xem như một chu trình khép kín của vòng lưu chuyển vốn, nó chuyển biến từ hình thái tiền sang hàng hóa rồi trở lại hình thái tiền( T- H- T). Do vậy để tái đầu tư và mở rộng nhanh tốc độ luân chuyển vốn( hiệu quả sử dụng vốn) được biểu hiện từ khâu mua hàng sang khâu dự trữ và đến khâu bán ra tiêu thụ. Mà doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng để giúp nhà quản lý xác định được giá trị thực hiện của hàng hóa khi kết thúc một chu trình kinh doanh. Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính dùng làm cơ sở để tính toán, xác định chỉ tiêu quan trọng khác như: hiệu quả sử dụng vốn, kết quả kinh doanh, chi phí,… Doanh thu bán hàng được xem là giá trị sản phẩm của xã hội do doanh nghiệp thực hiện, dựa vào đó mà ta có thể đánh giá được quy mô tình hình hoạt động kinh doanh, vai trò, trình độ quản lý. Ý nghiã của việc phân tích doanh thu bán hàng Qua việc phân tích doanh thu bán hàng giúp nhà quản lý: Xác định được giá trị cũng như thời gian kết thúc của một chu trình kinh doanh hàng hóa. Dựa vào cơ sở đó nhà quản lý có thể lập kế cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Xác định hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình vốn của doanh nghiệp… Xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến doanh thu bán hàng như: khối lượng hàng tiêu thụ, giá cả hàng hóa,… của từng mặt hàng, nhóm hàng và từng ngành hàng… Dựa vào kết quả trong việc phân tích doanh thu có thể đánh giá được những mặt cân đối trong kinh doanh luân chuyển hàng hóa, khai thác được các ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm, cũng như khả năng tận dụng, khai thác khả năng tiềm tàng về lao động, vật tư tiền vốn… Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng: Khối lượng sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc sản phẩm dịch vụ, cung ứng càng nhiều thì doanh thu càng lớn. Tuy nhiên khối lượng tiêu thụ không những phụ thuộc vào số lượng sản xuất sản phẩm mà còn tùy thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, quảng cáo tiếp thị hàng, xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán hàng. Việc hoàn thành kế hoạch và tiêu thụ là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu bán hàng. Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương đối đơn giản, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại cao, trong khi có những mặt hàng sản xuất phức tạp, chi phí cao nhưng giá bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, khi phấn đấu tăng doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo các hợp đồng đã ký với khách hàng nếu không sẽ mất khách hàng, khó đứng vững trong cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao không những ảnh hưởng đến giá bán mà còn ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền hàng và tăng doanh thu bán hàng. Giá bán sản phẩm Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, việc thay đổi giá bán sẽ ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu bán hàng. Doanh nghiệp khi xác định giá bán sản phẩm và giá cung ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù đắp được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để tái đầu tư. Các nhân tố khác Thanh toán tiền hàng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Doanh nghiệp có phương án thanh toán tiền hàng thích hợp cũng là yếu tố tăng doanh thu. Các phương pháp chiết khấu, giảm giá, bớt giá,… nếu áp dụng đúng sẽ khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn, thanh toán tiền hàng nhanh. Trong kinh doanh nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu thì không nên xem thường nhân tố tiền hàng. Vì thanh toán tiền hàng trễ sẽ ảnh hưởng đến vòng quay của vốn, từ đó làm giảm tốc độ luân chuyển hàng hóa, dẫn đến doanh thu giảm và cuối cùng lợi nhuận giảm( nếu hàng hóa là hàng được thị trường ưa chuộng). Thời hạn thiếu chịu phản ánh thói quen của mỗi ngành kinh doanh. Tuy nhiên một yếu tố quan trọng là sự dễ hư hao của sản phẩm từ đó ảnh hưởng doanh thu bán hàng. Do đó doanh nghiệp phải thận trọng trong việc sử dụng phương thức mua bán chịu như là nguồn tài trợ và phí tổn tài chính rất cao. Chương II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ AN PHONG 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phong 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Tên doanh nghiệp lúc thành lập: Công ty TNHH TM- DV An Phong. Tên viết tắt: ALFONCO, LTD. Địa chỉ trụ sở chính: Số 3 đường 3/2 P.11 Q.10 Tp.HCM. Điện thoại: 08. 38342002 Fax: 08. 38342001 Email: alfonco@ saigonnet.vn Website: www.alfonco.com.vn Giấy phép thành lập: Số 176/GP- UB do UBND thành phố cấp vào ngày 25/04/1992 Giấy phép kinh doanh số 049681 Ngành nghề kinh doanh: Thương mại- dịch vụ ( hệ thống siêu thị Maximark). Mã số thuế: 0300992066-1 Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VNĐ Đại diện pháp luật: Võ Ngọc Thành- Chức vụ : Tổng Giám Đốc. Quá trình hình thành và phát triển: - Vào những năm đầu thập niên 90 Đảng ta tiếp tục công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, phát triển đa dạng hóa các loại hình sản xuất, đa phương hóa trong hợp tác kinh doanh Nhà Nước đã có những chính sach phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. - Với sự phát triển của đất nước cùng với các điều kiện nêu trên, Công ty THNN TM- DV An Phong đã nhanh chóng được thành lập năm 1992 với vốn điều lệ ban đầu là 300.000.000 VNĐ và là mội trong những công ty đi đầu trong việc khai thác loại hình kinh doanh mới với các cửa hàng tự chọn. - Đất nước ta đang từng bước tiến dần đến CHN- HĐH để thích ứng với cơ chế thị trường có sự canh tranh ngày càng gay gắt, một lần nữa công ty TNHH TM- DV An Phong với loại hình kinh doanh buôn bán lẻ tư liệu tiêu dùng và vật liệu xây dựng đã tự khẳng định mình bằng cách không ngừng mở rộng với các mặt hàng kinh doanh và đặc biệt kinh doanh loại hình dịch vụ du lịch. - Với sự điều hành của ban lãnh đạo công ty và sự nhiệt huyết tận tâm của đội ngũ cán bộ nhân viên, công ty đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Những năm qua công ty đã không ngừng lớn mạnh, nguồn vốn tăng đáng kể. Năm 1994, số lượng vốn tăng gấp 4 lần so với số vốn ban đầu của doanh nghiệp. Năm 1995, số vốn này tăng gấp 5 lần và đến nay số vốn hoạt động của công ty lên đến 90 tỷ VNĐ. Kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu con người cũng ngày một càng tăng cao. Để áp dụng nhu cầu đó, công ty đã lần lượt khai trương các trung tâm mua sắm khá thuận lợi cho khách hàng với một loại hình kinh doanh khá mới mẻ với người tiêu dùng Việt Nam, đó là các cửa hàng tự chọn mà hiện nay là hệ thống các siêu thị. Tính đến nay, công ty đã có 4 siêu thị nằm ở các địa điểm khá thuận lợi cho khách hàng mua sắm, đó là: Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong Siêu thị Maximark 3C: Số 3 đường 3/2 Q.10 Tp.HCM Siêu thị Maximark Cộng Hòa: số 15-17 Cộng Hòa Q.Tân Bình Tp.HCM Siêu thị Maximark Cần Thơ: Số 2 Hùng Vương Tp.Cần Thơ Siêu thị Maximark Nha Trang: Số 66 Quang Trung- Tp. Nha Trang - Đầu năm 2005, công ty đã được tổ chức AFAQ( Pháp) , cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Sự ra đời của hệ thống các siêu thị đã phần nào làm cho người tiêu dùng cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong việc mua sắm hàng hóa với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng, cùng với sự tận tâm của các nhân viên. Vì vậy công ty luôn được sự tín nhiệm nơi khách hàng và đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình để luôn phục vụ tốt nhất cho khách hàng, làm cho khách hàng luôn cảm thấy hài long với phườn châm mà công ty đặt ra: “ Maximark ISO 9001 khám phá sự hoàn hảo”. - Với sự phát triển không ngừng như vậy, ngày 01/01/2008, Công ty TNHH TM- DV An Phong đã chính thức được cấp quyết định đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: An Phong Investment Corporation. 2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và đặc điểm của công ty 2.2.1 Chức năng: Tổ chức cung ứng các loại hàng hóa, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nguời dân. Tổ chức lưu thông, phân phối hàng hóa, tiếp cận khai thác các loại vật tư, hàng hóa nhằn đáp ứng nhu cầu xã hội. Mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao doanh số bán hàng, tăng mức lợi nhuận. Tổ chức nghiên cứu, tiếp cận nắm bắt thị hiếu của xã hội. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. 2.2.2 Quyền hạn: - Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong là một đơn vị hoạt động độc lập. Có con dấu riêng để giao dịch. - Công ty được quyền mở tài khoản ở ngân hàng, quyền tự chủ về tài chính, tham gia các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. 2.2.3 Nhiệm vụ: - Tuân thủ mọi chủ trương, chính sách kinh tế, văn hóa, pháp luật nhà nước. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. - Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh. - Nâng cao chất lượng phục vụ. - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên. Đồng thời tham gia các hoạt động cộng đồng. 2.2.4 Đặc điểm: - Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong là một đơn vị kinh doanh chuyên lưu thông phân phối hàng hóa, tự định đoạt việc mua bán theo cơ chế thị trường. - Hình thức sở hữu vốn: tư nhân. - Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại và dịch vụ( chủ yếu là kinh doanh siêu thị). - Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong là đơn vị hoạt động độc lập, luôn minh bạch trong báo cáo tài chính. - Sự ra đời của Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặt hàng kinh doanh phong phú, đa dạng thông qua hệ thống siêu thị với nhiều hình thức bán hàng như: bán sỉ, bán lẻ, bán hàng theo hình thức Gift Cheque… Hiện nay công ty kinh doanh hơn 80.000 chủng loại mặt hàng khác nhau, tập trung vào 5 nhóm hàng chính: * Nhóm mặt hàng đồ gia đình. * Nhóm mặt hàng lương thực- thực phẩm. * Nhóm mặt hàng nước giải khát. * Nhóm mặt hàng đông lạnh. * Nhóm mặt hàng mỹ phẩm. 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phong 2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: BAN GIÁM ĐỐC P. Nhân sự P.Kinh doanh BGĐ siêu thị P. Kế toán Bộ phận Marketing Bộ phận Sale Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban: Ban Giám đốc: ] Tổng Giám đốc: - Là người đứng đầu công ty, đại diện cho toàn bộ công nhân viên trong công ty, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động kinh doanh tại công ty. - Quy hoạch phát triển công ty, giám sát thực hiện các mục tiêu chất lượng của các bộ phận trong công ty. - Quy hoạch đào tạo, bố trí khen thưởng và kỷ luật nhân viên. - Ký kết các hợp đồng kinh tế. - Thực hiện công tác đối ngoại. - Là người đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật. ] Phó Tổng Giám đốc: - Là người tham mưu trợ giúp cho Tổng Giám đốc về hoạt động kinh doanh. - Giải quyết mọi hoạt động khi Tổng Giám đốc về phần việc được phân công. Ban Giám đốc siêu thị: - Thay mặt Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của siêu thị và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phân công việc được phân công. Phòng Kinh doanh: - Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng, mở rộng giao dịch, phối hợp cùng với các phòng ban để xem xét các phương thức thanh toán về hoạt động mua- bán, xuất- nhập. - Tổ chức tiếp thị, cung cấp thông tin, tham mưu cho Giám đốc về chủ trương, chính sách kinh tế, về hiệu quả của từng hoạt động, nhu cầu của hàng hóa trên thị trường. - Đàm phán,soạn thảo, ký kết các hợp đồng kinh doanh. - Theo dõi, đánh giá các hoạt động và dự đoán giá cả thị trường để tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc kinh doanh. Phòng Nhân sự: - Tổ chức lưu trữ và quản lý hồ sơ của Cán bộ công nhân viên. - Quản lý và sắp xếp nhân sự, tham mưu cho Ban Giám đốc công ty về việc xét, tuyển dụng hay buộc thôi việc đối với nhân viên. - Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức công ty và quy chế lao động. - Thực hiện một số công việc về chế độ, chính sách như ký hợp đồng BHYT, BHXH cũng như lương bổng và khen thưởng. Phòng Kế toán: - Tập trung toàn bộ công tác kế toán của công ty, kiểm tra, quan sát, phân tích các hoạt động tài chính, hiệu quả kinh doanh và tài sản công ty. - Cung cấp số liệu cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch, dự toán các khoản chi phí, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Kiểm kê hàng tồn kho và tài sản cố định định kỳ. - Thường xuyên báo cáo tài chính cho ban lãnh đạo công ty nhằm cung cấp những thông tin một cách kịp thời cho các quyết định quản lý. - Hàng tháng, quý, năm phải lập báo cáo tài chính gửi lên cho cơ quan chủ quản duyệt. - Quyết toán với cơ quan Nhà nước, giúp Ban Giám đốc thực hiện đúng các chế độ của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ công tác kế toán thống kê và quản lý tài chính công ty. 2.3.2.6 Kho: Dùng để bảo quản, dự trữ hàng hóa. - Thủ kho chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công - Giám sát và duy trì việc thực hiện nội quy kho. - Thực hiện việc xuất nhập hàng thep quy định và có sự phê duyệt của Giám đốc. - Thực hiện việc kiểm kê kho theo định kỳ. - Thực hiện báo cáo với Giám đốc theo yêu cầu. Mối quan hệ giữa các phòng ban: Giữa các phòng b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docph_n_2_748.doc