Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu - Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬT TƯ THIẾT BỊ TOÀN BỘ MATEXIM 3

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3

2. CƠ CẤU SẢN XUẤT KINH DOANH 7

2.1 Hoạt động của các bộ phận sản xuất – kinh doanh 7

2.2 Quy trình Sản xuất – Kinh doanh 9

2.3 Nhiệm vụ từng bộ phận cơ cấu trong Công ty 10

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ 12

4. ĐẶC ĐIỂM NHÂN SỰ 15

5. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 16

6. THỊ TRƯỜNG KINH DOANH 17

7. TÀI CHÍNH 19

PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MATEXIM 21

A. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 21

1. CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 21

1.1 Nhập khẩu uỷ thác 21

1.2 Nhập khẩu tự doanh 22

1.3 Nhập khẩu tái xuất 23

2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 23

2.1 Nghiên cứu thị trường 23

2.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh 25

2.3 Giao dịch ký kết hợp đồng 25

2.4 Thực hiện hợp đồng 27

2.5 Thanh toán 27

3. KẾT QUẢ NHẬP KHẨU CỦA MATEXIM 28

3.1 phân tích kết quả Nhập khẩu theo phương thức Nhập khẩu 28

3.2 Phân tích tình hình Nhập khẩu theo số lượng 29

3.3 Phân tích tình hình Nhập khẩu theo kết cấu giá trị mặt hàng 30

3.4 Phân tích tình hình Nhập khẩu theo thị trường 35

B. HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 40

1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHẬP KHẨU 40

1.1 tình hình tiêu thụ theo mặt hàng 40

1.2 Tình hình tồn kho và bán ra của Matexim 43

2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU 45

2.1 hiệu quả kinh tế tổng hợp 45

2.2 hiệu quả sử dụng vốn cố định 50

2.3 hiệu quả sử dụng dụng vốn lưu động 52

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU 54

4. ĐÁNH GIÁ - NHẬN XÉT 55

4.1 Những yếu tố thuận lợi 55

4.2 Tồn tại 57

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA MATEXIM 61

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY 61

1.1 Nhiệm vụ Kế hoạch năm 2003 61

1.2 Những định hướng phát triển trong năm tới 61

2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU Ở MATEXIM 62

Biện pháp 1: Đầu tư công tác nghiên cứu thị trường 62

Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng đàm phán 73

Biện pháp 3: Mở rộng đại lý tiêu thụ 74

Biện pháp 4: Nâng cao trình độ cán bộ 76

KẾT LUẬN 79

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu - Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Nhập khẩu thị trường này mặc dù đang ở mức thử nghiệm, tuy nhiên cần xem xét tính ổn định cũng như lợi ích từ nó. Các thị trường Đông Nam á: Thị trường Thái Lan: Cung cấp các mặt hàng nhựa, thép lá... Từ trước năm 2000 giá trị Nhập khẩu từ thị trường này không cao do kinh tế Thái Lan khủng hoảng năm 1997. Năm 2000 đạt giá trị 31.000$ - chiếm 0,49% tỷ trọng thị phần. Tuy nhiên đến năm 2001, giá trị Nhập khẩu tăng nhanh, đạt 670.000$, tăng tới 2.061,30% (tương ứng tăng 639.000$) so với năm 2000. Đến năm 2002 chỉ đạt 13.000$, chiếm tỷ trọng 0,90% do chỉ nhập mặt hàng nhựa, mặt hàng thép đã có thị trường thay thế. Thị trường Indonesia: Được biết đến vào năm 2001 với giá trị Nhập khẩu đạt 155.000$; chiếm tỷ trọng 0,85% thị phần. Năm 2002: Chỉ đạt 20.000$ - chiếm 0,135 tỷ trọng với một mặt hàng là cáp thép dự ứng lực. Công ty cần xem xét tính ổn định cũng như lợi ích thu về từ thị trường này. Thị trường Malaisia: Năm 2000 đạt 342.000$ - Chiếm 5,42% tỷ trọng thị phần. Năm 2001 chỉ đạt 20.000$ - tỷ trọng 0,11%, tỷ trọng này là quá nhỏ bé. Sang năm 2002 không có mặt hàng nào trong danh mục Nhập khẩu từ Malaisia về trong nước, chỉ Nhập khẩu tái xuất sang nước thứ ba. Thị trường Philipines: Chỉ mới được biết đến trong năm 2002; giá trị nhập là 65.000$ - chiếm tỷ trọng 0,43% thị phần; mặt hàng nhập là thép lá cuộn cán nóng. Thị trường Israel: Chỉ thực hiện một thương vụ nhập vào năm 2001 với giá trị 245.000$ - chiếm tỷ trọng 1,62% thị phần. Đây là thị trường không ổn định do mối quan hệ truyền thống không có cũng như sự bất ổn định về kinh tế xã hội ở thị trường Trung Đông này. Thị trường Arabiasaudi và Kazakhtan: Hai thị trường Trung á này mới được biết đến vào năm 2002; đạt giá trị 653.000$ - chiếm tỷ trọng 3,64%. Mặt hàng nhập là nhựa và thép tấm. Đây có thể là thị trường triển vọng trong tương lai. Thị trường ucraine: Đây là đối tác thuộc Liên Xô cũ. Sau một thời gian dài ngừng quan hệ mua bán, năm 2002 Matexim đã nhập từ nước này hàng thép lá cuộn trị giá 1.907.000$ - chiếm 12,7% tỷ trọng thị phần. Đây là tín hiệu đáng mừng từ thị trường này. Thị trường Bungary và Hungary: Đây là hai thị trường Đông Âu truyền thống, nhưng sau khi Đông Âu sụp đổ Công ty không còn quan hệ mua bán với hai thị trường này. Đến năm 2001 Công ty nhập về từ hai nước này lượng hàng trị giá 19.000$, năm 2002 lại không có tên hai thị trường trong danh mục các thị trường Nhập khẩu, có thể là vì Công ty đã tìm được thị trường thay thế. Thị trường Nga: Đây là thị trường quan trọng, là đối tác truyền thống và chiến lược của Công ty trong Xuất Nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lớn cả Kim nghạch Xuất và Nhập khẩu. Mặt hàng xuất là thực phẩm chế biến, nông lâm sản. Mặt hàng nhập là thép các loại, amiăng, xe vận tải, đầu kéo, xe trộn bê tông, nồi hơi. Năm 2000: Đạt 548.000$; chiếm tỷ trọng 8,69% thị phần. Năm 2001: Đạt 10.054.000$; chiếm tỷ trọng 55,14%; giá trị tăng 1.734,67% (tương ứng tăng 9.606.000$) so với năm 2000. Năm 2002: Đạt 4.396.000$; chiếm tỷ trọng 28,98%; giá trị giảm 56,28% (tương ứng giảm 5.658.000$) so với năm 2001. Thị trường Đan Mạch-Đức: Cung cấp chủ yếu là thiết bị nông nghiệp như máy cày, máy kéo, máy đánh bóng gạo; thiết bị sản xuất; xe nâng hàng, xe lu rung. Hai thị trường này kim nghạch Nhập khẩu thấp do chưa khai thác hết tiềm năng. Tuy nhiên có tính ổn định, riêng thị trường Đức tăng trưởng cao qua các năm. Đức: Năm 2000: Đạt giá trị Nhập khẩu 12.000$ Năm 2001: Đạt 179.000$; tăng 1.391,67% so với năm 2000 Năm 2002: Đạt 637.000$; tăng 255,87% so với năm 2001 Đan Mạch: Năm 2000: Đạt 81.000$ Năm 2001: Đạt 67.000$ Năm 2002: Đạt 39.000$. Thị trường Bỉ: Mới được biết đến vào năm 2001. mặt hàng nhập là thảm trải sàn, thép lá cuộn. Năm 2001: Đạt giá trị 9.000$. Năm 2002: Đạt 159.000$, tăng 1.666,67%. Công ty nên khai thác lợi thế hàng hải của Bỉ về cảng lớn và vận tải đường biển. Thị trường Italy và Pháp: Đây là hai thị trường mạnh của EU nhưng Công ty mới có quan hệ vào năm 2002 với giá trị nhập là 187.000$. Hàng nhập là hoá chất và ống thép. Thị trường Mỹ, Canada: Chưa xâm nhập được mạnh vào hai thị trường này, đặc biệt là thị trường Mỹ. Năm 2002 thị trường Mỹ mới được biết đến với giá trị nhập là 35.000$ - chiếm tỷ trọng là 0,23% thị phần. Mặt hàng nhập là sàn làm việc. Còn với thị trường Canada Công ty chỉ mới nhập về lượng hàng hoá trị giá 11.000$ vào năm 2001 – chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 0,08% lúc bấy giờ. Sang năm 2002 không thấy nhập tương ứng giảm thị trường này nữa. Thị trường Brasil: Cũng chỉ mới nhập được lượng hàng trị giá 18.000$ vào năm 2001 sau đó bỏ ngõ. Thị trường australia: Đang còn là thị trường tiềm năng của Công ty. Bắt đầu từ năm 2001 và đã có sự phát triển: Năm 2001: Đạt giá trị 45.000$ - chiếm 0,24% tỷ trọng thị phần. Năm 2002: Đạt giá trị 142.000$ - chiếm 0,93% tỷ trọng và tăng 215,56% so với năm 2001. Mặt hàng Nhập là nhôm thỏi đang có nhu cầu mạnh trong nước. Như vậy, trong các năm qua, thị trường Nhập khẩu của Công ty không ngừng được mở rộng. Đặc biệt năm 2001 và 2002 có 19 thị trường nước ngoài khác nhau. Tuy nhiên thị trường trọng điểm vẫn là thị trường Châu á và qua phân tích chúng ta thấy đươc vai trò quan trọng của các thị trường truyền thống. Mặt khác tính ổn định và lợi ích thu về từ các thị trường mở rộng là điều cần phải xem xét. b. Hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu của Công ty 1. tình hình tiêu thụ sản phẩm Nhập khẩu 1.1 tình hình tiêu thụ theo mặt hàng Như đã trình bày ở trên - Với nhiệm vụ và chức năng của mình - mặt hàng nhập của Matexim là vật tư thiết bị phục vụ sản xuất Công nghiệp và xây dựng, danh mục vật tư thiết bị bao gồm nhiều nhóm loại khác nhau, mỗi nhóm loại lại bao gồm nhiều loại khác nhau. Để cho việc phân tích mang tính mang tính tổng quát mà vẫn đảm bảo cụ thể từng chủng loại, ta đã phân chia danh mục hàng Nhập khẩu vào 3 nhóm hàng lớn là nhóm mặt hàng kim khí-Nhóm mặt hàng thiết bị - Nhóm mặt hàng khác. Nhóm mặt hàng kim khí bao gồm: Thép các loại: Thép lõi que hàn, thép U, thép hợp kim, thép chế tạo, thép inox, thép tấm, thép phôi, thép lá cuộn cán nguội và nóng. Mặt hàng nhôm-kẽm-gang thỏi: Nhôm thỏi, kẽm thỏi, gang thỏi. Dây kim loại: Cáp thép, dây thép cacbon thấp, dây thép lõi cáp nhôm. Các loại kim khí khác. Nhóm mặt hàng thiết bị bao gồm: Lò điện trung tần: Chỉ nhập từ Trung Quốc. Xe vận tải: Xe vận tải, xe cẩu, xe nâng hàng, xe trộn bêtông. Thiết bị sản xuất: Thiết bị tôi cao tần, lò nấu đồng nhôm, trục cán thép, dây chuyền thiết bị mạ tự động, trung tâm gia công VMC-850SP, dây chuyền thiết bị đúc Furan, máy chế biến thức ăn gia súc, trạm trộn bêtông, máy lọc hoá chất... Máy công cụ: Máy uốn tanh, máy đúc áp lực, máy tiện CJK, máy phay YB 6012B, máy phay lăn răng YM-1350E, máy đột JTM-12, máy khoan JD8510L, máy phun bi, máy nén khí RTA-120, máy làm khuôn, máy tiện M-2540, máy cắt, máy bào, máy mài, máy cưa vòng, máy đo thành phần cacbon, máy trải nhựa đường, máy doa đứng, máy vát cạnh... Các loại thiết bị khác: Bình tích năng thuỷ lực, bộ chỉnh lưu 15V/2500A, giỏ Titan, quả cán ren, thiết bị làm mát bể mạ crom, van giảm áp, thiết bị nội thất, hộp đấu dây thông tin, phớt đánh bóng... Nhóm mặt hàng khác bao gồm: Nhựa PP, nhựa Butyacetate, hoá chất, nhựa LLDPE, gioăng cao su, dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em, thảm trải sàn, amiăng, than Coke, đèn chiếu sáng, phụ tùng cơ khí, sàn làm việc, bột PVC. Như vậy, nhóm danh mục các mặt hàng Nhập khẩu là tương đối lớn- hàng trăm mặt hàng mỗi năm. Do tính chất mặt hàng là vật tư thiết bị, mỗi mặt hàng khác nhóm giá khác nhau; và cả mỗi mặt hàng cùng loại trong một nhóm giá trị vẫn khác nhau do đặc điểm, tính chất các mặt hàng cũng như thị trường nhập khác nhau. Ví dụ cùng một mặt hàng máy công cụ, máy soi hành lý của Nhật Bản giá tới 693.000$/cái, trong khi máy đo thành phần cacbon của Đài Loan cũng thuộc danh mục hàng thiết bị nhập là 20.000$/cái Cùng một máy phun bi, cùng một thị trường sản xuất là Đài Loan: Máy phun bi RW-3 giá nhập về là 21.000$/cái, còn máy phun bi SJW-2 giá tới 58.000$ một cái. Cùng mặt hàng thép lá cuộn cán nóng: Thị trường Bỉ là 235$/tấn, thị trường ucraine là 214$/tấn còn thị trường Philipines là 270$/tấn. Hơn nữa, số lượng nhập về lên đến hàng ngàn tấn hoặc hàng chục ngàn chiếc. Do đó để phân tích một cách tổng quát trên cơ sở cố gắng tập hợp đầy đủ các mặt hàng vào 3 nhóm mặt hàng chính, tiêu biểu trong hoạt động kinh doanh của Matexim, ta nhóm giá trị danh mục các mặt hàng nhập vào 3 nhóm mặt hàng trên và xét tình hình tiêu thụ theo mặt hàng (bảng 6: Tình hình tiêu thụ của Công ty). Đối chiếu với số liệu dự trữ, tồn kho và số liệu mua vào ta thấy trong các năm qua tình hình tiêu thụ của Công ty diễn ra tương đối thuận lợi. Năm 2000: Các mặt hàng kim khí, thiết bị và mặt hàng khác đều có doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào trong năm nhờ có hàng dự trữ kỳ trước. Cụ thể: Hàngkimkhí: Mua vào trong năm:1.692.000$ Bán ra trong năm: 1.723.500$ Hàng thiết bị: Mua vào trong năm: 4.720.000$ Bán ra trong năm: 4.288.500$ Mặt hàng khác: Mua vào trong năm: 5.880.000$ Bán ra trong năm: 5.930.000$ Năm 2001: Hàng kim khí: Mua vào: 12.460.000$ Bán ra: 12.462.200$ Hàng thiết bị: Mua vào: 4.946.000$ Bán ra: 4.947.000$ Mặt hàng khác: Mua vào: 829.000$ Bán ra: 898.500$ Các mặt hàng được tiêu thụ đều vượt mức mua vào trong kỳ và Công ty cũng đã có Kế hoạch dự trữ đầu kỳ để bù đắp, đặc biệt là mặt hàng thép các loại có nhu cầu cao vào thời kỳ đó. Năm 2002: Hàng kim khí: Mua vào: 7.509.000$ Bán ra: 7.533.000$. Hàng thiết bị: Mua vào: 5.988.000$ Bán ra: 5.986.000$. Mặt hàng khác: Mua vào: 1.673.000$ Bán ra: 1.665.000$. Như vậy các mặt hàng thiết bị phần lớn được Công ty Nhập uỷ thác nên tiêu thụ hết trong từng năm kinh doanh. Mặt hàng thép, kim khí là thế mạnh của Công ty nên việc tiêu thụ mạnh mặt hàng này trong các năm qua do nhu cầu tăng được bảo đảm nhờ việc dự trữ vào đầu mỗi kỳ kinh doanh. Riêng các loại hàng thuộc nhóm mặt hàng được Công ty phát triển tăng doanh số nhập qua mỗi năm đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh vẫn được Công ty cố gắng tiêu thụ, để lượng tồn kho không quá cao. Xem xét so sánh tỷ lệ tăng giảm tình hình tiêu thụ qua các năm ta thấy: Năm 2001 giá trị tiêu thụ của các loại hàng trong 3 nhóm mặt hàng đều tăng, trừ lò trung tần và thiết bị sản xuất. Đặc biệt dây kim loại tăng tới 2109.91%, các loại kim khí khác tăng 1035.62% và thép tăng 638.07%. Mặt hàng tăng ít nhất cũng đạt 51.52%, đó là các loại thiết bị khác. Những nhóm hàng thuộc mặt hàng kim khí lại là những hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu Nhập khẩu, do đó việc tăng cao giá trị tiêu thụ nhóm hàng này là nguyên nhân chính làm cho doanh thu Nhập khẩu năm 2001 tăng. Sang năm 2002, giá trị tiêu thụ các mặt hàng Nhôm, gang, kẽm thỏi; lò trung tần; máy công cụ; thiết bị sản xuất đều tăng nhưng Tổng doanh thu từ hàng Nhập khẩu năm này giảm 16.64% so với năm 2001. Xem xét dưới góc độ so sánh tỷ lệ tăng giảm giá trị các mặt hàng ta nhận thấy lý do giảm doanh thu năm 2002 là vì giá trị tiêu thụ các mặt hàng thép, dây kim loại và các loại kim khí khác đều giảm mà những mặt hàng này lại chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng doanh thu. Một điều đáng chú ý là mặt hàng khác không thuộc nhóm hàng Kim khí, Thiết bị lại tăng nhanh qua các năm: Năm 2001 tăng 186.34% so với năm 2000, năm 2002 tăng 100.36% so với năm 2001. Ta thấy đối với mặt hàng kim khí, tỷ lệ tăng về số lượng tương ứng với tỷ lệ tăng về giá trị do nhóm hàng này là đồng nhất về đại lượng đo và về tính chất. còn nhóm mặt hàng thiết bị, mặt hàng khác không có sự tăng giảm tương ứng về tỷ lệ khi so sánh giữa các năm, lý do vì không có sự tương đồng về tính chất loại hàng, về đại lượng đo. Điều đáng chú ý là năm 2002 mặt hàng Nhôm, kẽm, gang thỏi giá trị tăng 1.99% so với năm 2001 nhưng số lượng lại giảm 7.12% vì Công ty đã tìm được thị trường thay thế với giá cả rẻ hơn thị trường cũ và một lượng lớn Nhôm Nhập từ Nga được hưởng thuế Xuất khẩu mới giảm so với các năm trước. 1.2 Tình hình tồn kho và bán ra của Matexim Mục đích phân tích: Đánh giá hiệu quả công tác Nhập khẩu và bán ra của Matexim xuất phát từ yêu cầu tối quan trọng là khâu tiêu thụ hàng phải hiệu quả. Nếu Công ty thực hiện mua tốt, dự trữ hợp lý, bán nhanh chứng tỏ công tác nghiên cứu, dự báo thị trường là tốt, Công ty có thể quay vòng vốn nhanh, có lợi nhuận cao và ngược lại. Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp cân đối. Phương pháp này được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá toàn diện các mối quan hệ cân đối để từ đó phát hiện sự mất cân đối cần giải quyết, những hiện tượng vi phạm chính sánh chế độ và các nguồn tiềm năng có thể khai thác. Theo phương pháp cân đối ta có: Dự trữ đầu kỳ + mua vào trong kỳ = Bán ra trong kỳ + Dự trữ cuối kỳ. Hay D1 + M = B + D2 Trong đó: Dự trữ cuối kỳ năm trước là dự trữ đầu kỳ của năm sau, và dự trữ ở đây bao gồm dự trữ hợp lý và bất hợp lý (tồn kho lâu năm). Nhìn chung trong 3 năm qua giá trị hàng dự trữ hầu hết các mặt hàng đều ổn định và giảm nhẹ, Công ty tập trung vào cố gắng vào giảm chủ yếu là những mặt hàng dự trữ bất hợp lý. Mặt khác những mặt hàng dự trữ thường là những mặt hàng kim khí và một số mặt hàng khác, bởi đây là những mặt hàng mà Công ty Nhập khẩu theo phương thức tự doanh và phải luôn có để đáp ứng thị trường. Những mặt hàng Công ty Nhập khẩu theo phương thức uỷ thác thì hầu như không có tồn kho như mặt hàng xe vận tải, máy công cụ, thiết bị sản xuất. Cụ thể: Năm 1999: Giá trị Nhập khẩu: 5.373.000$. Giá trị tiêu thụ: 5.393.300$ Dự trữ đầu kỳ: 180.000$ Dự trữ cuối kỳ: 159.700$ Trong đó trừ hàng thép có dự trữ cuối kỳ lớn hơn dự trữ đầu kỳ, còn lại các mặt hàng khác đều có dự trữ cuối kỳ nhỏ hơn dự trữ đầu kỳ. Nguyên nhân là do mặt hàng thép của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất/Tổng giá trị Nhập khẩu nên dự trữ tăng lên để có thể phục vụ kịp thời nhu cầu trong nước. Như đã nói ở trên, mặt hàng Nhập khẩu uỷ thác không có tồn kho, khách hàng uỷ thác cho Công ty nhập bao nhiêu, Công ty sẽ nhập về bấy nhiêu. Năm 2000: Giá trị dự trữ của các hàng Nhập khẩu tiếp tục giảm. Có thể nói rằng: Nhu cầu thị trường về các mặt hàng của Công ty trong năm 2000 bắt đầu tăng nhanh nên Công ty tiêu thụ nhanh làm cho số vòng chu chuyển dự trữ tăng và thời gian chu chuyển giảm. Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc bán ra những hàng tồn kho lâu năm. Đến năm 2001 nhu cầu thị trường tăng rất nhanh nên giá trị Nhập khẩu của phần lớn các mặt hàng đều đạt mức cao, chính vì thế dự trữ cuối kỳ cũng giảm, mặt hàng dây kim loại là có dự trữ tăng do Công ty đã dự đoán trước nhu cầu về mặt hàng này sẽ còn tăng. Năm 2002 Công ty vẫn ổn định được mối quan hệ giữa dự trữ và bán ra. Dự đoán về nhu cầu thép, kẽm, nhôm, gang thỏi còn cao, đặc biệt là sự biến động về nhu cầu thép trong năm nên Công ty đã có dự trữ cuối kỳ bảo đảm cho kinh doanh. Các mặt hàng thiết bị vật tư phần lớn nhập uỷ thác đã được tiêu thụ hết. Riêng mặt hàng kim khí dù năm qua Công ty không nhập vào đến cuối năm Công ty vẫn còn tồn kho 300$ và mặt hàng khác tồn kho 12.000$ do khâu tiêu thụ hàng thể thao và đồ chơi trẻ em gặp khó khăn vì cạnh tranh trong nước cao. Sang năm 2003 Công ty phải tập trung giải quyết vấn đề trên. Như vậy, nhìn chung việc nhập vào bán ra của Công ty đều tăng tương ứng, dự trữ giảm chứng tỏ Công ty tiêu thụ hàng tồn kho lâu năm tốt, tuy nhiên để quá trình kinh doanh không bị gián đoạn thì Công ty nên có Kế hoạch dự trữ hơn những mặt hàng chiến lược, mặt hàng chính của mình. 2. phân tích hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu Dưới đây là phần trình bày kết quả kinh doanh hàng Nhập khẩu của Matexim, tập trung vào 3 nhóm mặt hàng đã nêu trên; bao gồm kết quả về doanh thu, chi phí bỏ ra và Lợi nhuận thu về của xí nghiệp, số liệu trong 3 năm 2000, 2001 và 2002. Từ đó ta có dữ liệu để đi vào phân tích hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu, bao gồm hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng lao động. Rút ra những đánh giá kết luận từ các chỉ tiêu đó. 2.1 hiệu quả kinh tế tổng hợp Số liệu: Bảng 8: Kết quả kinh doanh hàng Nhập khẩu. Bảng 9: Phân tích kết quả kinh doanh hàng Nhập khẩu. Doanh thu Nhóm mặt hàng kim khí Nhóm hàng thép: Năm 2000: Đạt 1.186.100$ Năm 2001: 8.754.000$, bằng 738,07% (tăng 7.568.200$) so với năm 2000 Năm 2002: 7.021.560$, bằng 80,21% (giảm 1.733.000$) so với năm 2001 Nhóm hàng nhôm-kẽm-gang thỏi: Năm 2000: Đạt 4.407.400$ Năm 2001: 8.685.100$, bằng 197,06% (Tăng 4.277.700$) so với năm 2000 Năm 2002: 8.857.900$, bằng 102% (tăng 172.800$) so với năm 2001. Nhóm hàng dây kim loại: Năm 2000: Đạt 109.110$ Năm 2001: 2.410.230$, bằng 2209% (tăng 2.301.120$) so với năm 2000 Năm 2002: 227.920$, bằng 9,46% (giảm 2.182.000$) so với năm 2001 Lý do của sự tăng lên và giảm xuống đột ngột về doanh thu mặt hàng này trong giai đoạn 1999-2002 là vì giai đoạn 1999-2001 nhu cầu thị trường tăng cao và do Công ty đa dạng hoá mặt hàng dây kim loại. Nhưng sang năm 2002 nhu cầu giảm và cạnh tranh tăng buộc Công ty phải giảm mạnh mặt hàng này. Các loại kim khí khác: Doanh thu cũng tăng giảm đột biến Năm 2000: Đạt 125.850$ Năm 2001: Tăng đột biến với doanh thu 1.429.160$, bằng 1135,60% (tăng 1.303.300) so với năm 2000 Năm 2002: Giảm mạnh, doanh thu chỉ còn 2.160$, bằng 0,15% (giảm 1.427.000$) so với năm 2001 Lý do giảm mạnh doanh thu năm 2002 là vì trong năm Công ty không nhập về mặt hàng này, chỉ bán lượng tồn kho. Nhóm mặt hàng thiết bị Lò điện trung tần: Năm 2000: Đạt 740.510$ Năm 2001: 372.690$, bằng 50,33% (giảm 368.800$) so với năm 2000 Năm 2002: 648.140$, bằng 173,90% (tăng 275.450$) so với năm 2001. Kinh doanh mặt hàng này tương đối ổn định do nhập về tiêu thụ ngay, và xu hướng doanh thu sẽ tăng trong tương lai do nhu cầu về mặt hàng này vẫn còn tăng. Xe vận tải: Năm 2000: Đạt 843.660$ Năm 2001: 1.963.870$, bằng 232,78% (tăng 1.120.200$) so với năm 2000 Năm 2002: 1.512.340$, bằng 77,01$ (giảm 451.500$) so với năm 2001 Doanh thu từ mặt hàng này tăng trong thời kỳ 1999-2001 do nhu cầu xe vận tải tăng. Sang năm 2002 doanh thu có xu hướng giảm do có cạnh tranh trong nước về xe vận tải loại nhẹ. Công ty cần khai thác hàng nhập loại xe vận tải hạng nặng và các loại xe chuyên dùng mới hay đã qua sử dụng như xe cẩu, xe xúc...các loại xe này trong nước chưa có liên doanh sản xuất và nhu cầu vẫn còn lớn. Máy công cụ: Năm 2000: Đạt 818.820$ Năm 2001: 1.358.940$, bằng 165,96% (tăng 540.120$) so với năm 2000 Năm 2002: 1.681.930$, bằng 123,80% (tăng 322.990$) so với năm 2001 Doanh thu mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng Doanh thu từ hàng Nhập khẩu và tăng trưởng liên tục qua các năm nhờ nhu cầu lớn và chất lượng bảo đảm. Thiết bị sản xuất: Năm 2000: Đạt 1.589.030$ Năm 2001: Đạt 678.380$, bằng 42,69% (giảm 910.700$) so với năm 2000 Năm 2002: 1.651.690$, bằng 243,50% (tăng 973.310$) so với năm 2001 Thiết bị khác: Năm 2000: Đạt 640.580$ Năm 2001: 970.600$, bằng 151,52% (tăng 330.020$) so với năm 2000 Năm 2002: 972.220$, bằng 100,2% (tăng 1.620$ ) so với năm 2001. Thiết bị sản xuất và thiết bị khác phần lớn là nhập khẩu uỷ thác do đó kết quả tiêu thụ phụ thuộc vào lượng nhập, không có tồn kho. Doanh thu thiết bị sản xuất không ổn định do thiết bị không đồng bộ, giá trị khác nhau xuất phát từ tính chất sản xuất, đặc tính khác nhau. Công ty cần tăng cường mở rộng danh mục nhập khẩu thiết bị. Mặt hàng khác Năm 2000: đạt 376.470$ Năm 2001: 897.680$, bằng 238,45% ( tăng 521.210$) so với năm 2001. Năm 2002: 1.798.600$, bằng 200,40% ( tăng 900.920$ ) so với năm 2001. Doanh thu mặt hàng này tăng liên tục qua các năm do Công ty đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, mở phạm vi Nhập khẩu về chủng loại hàng. Lợi nhuận Tổng lợi nhuận hàng Nhập khẩu năm 2000 là 54710$, trong đó: Nhóm mặt hàng kim khí: 14.770$ Nhóm mặt hàng thiết bị: 36.890$ Nhóm mặt hàng khác: 3000$ Tổng lợi nhuận hàng Nhập khẩu năm 2001 là 156.870$, tăng 186.73% so với năm 2000, trong đó: Nhóm mặt hàng kim khí: 107.170$ Nhóm mặt hàng thiết bị: 42.550$ Nhóm mặt hàng khác: 7.150$ Năm 2001 lợi nhuận tăng nhanh do lợi nhuận thu được từ hầu hết các mặt hàng đều tăng, chỉ có lợi nhuận từ thiết bị sản xuất là giảm bằng 42,69% so với năm 2000. Lợi nhuận từ các mặt hàng Nhập khẩu chính như thép, dây kim loại, kim khí, xe vận tải đều tăng cao; đặc biệt lợi nhuận từ thép là 69.690$, bằng 738,24% lợi nhuận năm 2000. Lợi nhuận từ dây kim loại và kim khí đều tăng nhanh-bằng 2205,80% và 1138% lợi nhuận năm 2000 do doanh thu các mặt hàng này đều tăng cao trong năm. Tổng lợi nhuận năm 2002 là 130.580$, giảm 16.76% so với năm 2001, trong đó: Nhóm mặt hàng kim khí: 64.780$ Nhóm mặt hàng thiết bị: 51.380$ Nhóm mặt hàng khác: 14.320$ Lợi nhuận trong năm này giảm do lợi nhuận các mặt hàng chính chiếm tỷ trọng lớn đều giảm; đó là thép, dây kim loại, kim khí-Đặc biệt dây kim loại giảm còn 9,43%, kim khí giảm còn 0,18% so với lợi nhuận năm 2000 do trong năm 2002 không nhập kim khí và hạn chế nhập dây kim loại. Các mặt hàng tăng lợi nhuận là: Lò trung tần, máy công cụ, thiết bị sản xuất; tuy nhiên không tăng đột biến; chỉ có lợi nhuận từ các mặt hàng khác là tăng nhanh. Như vậy tuy tiêu thụ gặp khó khăn nhưng lợi nhuận mang lại từ chính sách đa dạng hoá hàng kinh doanh vẫn mang lại lợi nhuận lớn. Để kinh doanh vật tư thiết bị cần phải có lượng vốn huy động lớn. Điều này đòi hỏi Công ty phải quản lý để bảo toàn phát triển vốn, tránh ứ đọng hay khó khăn trong việc đảm bảo vốn cho kinh doanh. Mặt khác việc sử dụng vốn phải hiệu quả trong việc tạo ra sức sinh lời. Phần dưới đây trình bày các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp trong hoạt động kinh doanh Nhập khẩu. Bao gồm các chỉ tiêu về Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận từ kinh doanh Nhập khẩu; vòng quay vốn trong kinh doanh Nhập khẩu; các chỉ tiêu về doanh lợi vốn, vòng quay vốn và sức sinh lời của vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh của Matexim liên tục tăng và tăng nhanh qua các năm Năm 2000: Số vốn kinh doanh là 135.967.950.000đồng. Năm 2001: Bằng 176,1% năm 2000, tăng 190.148.700.000 đồng. Năm 2002: Bằng 130,9% năm 2001, tăng 74.068.427.000đồng. Điều này cho thấy Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, tuy nhiên chúng ta còn phải xét đến đặc điểm cơ cấu vốn khi đi sâu vào khía cạnh phân tích tài chính. Số vòng quay vốn kinh doanh (DT/Vkd) nhìn chung tăng qua các năm và đặc biệt tăng nhanh vào năm 2001. Năm 2000: Hệ số này là 0.76 - tức vốn kinh doanh quay được 0.76 vòng trong kỳ lên đến 1.23 vòng trong kỳ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thời kỳ này là tốt. Sau đó giảm xuống còn 0.78 vòng trong kỳ tức hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh kém hơn kỳ trước, điều này một phần kiên quan đến lượng nợ đọng vốn lớn trong năm. Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chỉ tiêu ĐV Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh (%) 2001/2000 2002/2001 Vốn KD 1000đ 135967950 239387889 313456316 176.1 130.9 DT/Vkd Vòng 0.76 1.23 0.78 161.8 63.41 DT/CP đồng 1.01 1.01 1.01 100 100 LN/Vkd -nt- 0.006 0.01 0.0062 166.7 62 LN/CP -nt- 0.008 0.008 0.008 100 100 Dẫn nguồn phòng tài chính kế toán Matexim Hệ số DT/CP qua các năm lấy tròn số ta có thể coi xấp xỉ bằng nhau và bằng 1.01: Bỏ ra một đồng chi phí Công ty sẽ thu về 1.01 đồng doanh thu. Như vậy, tính ổn định của hệ số này cho ta thấy hoạt động kinh doanh của Matexim không có mấy thay đổi lớn trong cơ câú mặt hàng Nhập, đặc biệt là các mặt hàng chính; dẫn đến chi phí trên một đồng doanh thu không mấy thay đổi lớn, đó là các chi phí liên quan đến thuế Nhập khẩu, VAT, phí mở và thanh toán L/C, lãi vay Ngân hàng... Dẫn đến hệ số LN/CP cũng không thay đổi lớn - có thể xem là bằng nhau và bằng 0.008: Bỏ ra 1 đồng chi phí Nhập khẩu, Công ty thu về 0.008 đồng lợi nhuận. Điều này thể hiện một mặt là tính tương đối ổn định của hoạt động kinh doanh Nhập khẩu, mặt khác cho ta thấy thực sự Matexim chưa có đổi mới lớn trong hoạt động này, đặc biệt là về phương thức tự doanh. Đây là tính hai mặt của một vấn đề đòi hỏi Công ty xem xét. Sức sinh lời của vốn kinh doanh (LN/Vkd) nhìn chung tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2001: Năm 2000 là 0.006: 1 đồng vốn kinh doanh đem lại 0.006 đồng lợi nhuận. Năm 2001 tăng lên 0.01 - Bằng 166.7% so với năm 2000: 1 đồng vốn kinh doanh đem lại 0.01 đồng lợi nhuận. Năm 2002: Chỉ tiêu này giảm còn 0.0062 - Bằng 62% so với năm 2001, tuy nhiên vẫn cao hơn năm 2000: 1 đồng vốn kinh doanh đem lại 0.0062 đồng lợi nhuận. Điều này liên quan đến doanh thu Nhập khẩu năm 2002 giảm so với năm 2001. 2.2 hiệu quả sử dụng vốn cố định TSCĐ là hình thái biểu hiện vận chuyển Vốn cố định. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng TSCĐ (DT/NG BQ TSCĐ) Suất hao phí TSCĐ (NG BQ TSCĐ/DT) Sức sinh lời của TSCĐ (LN/NG BQ TSCĐ) *NG BQ TSCĐ: Nguyên giá bình quân TSCĐ. Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định ta sử dụng 2 chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định (DT/VCĐ BQ) Hiệu quả sử dụng vốn cố định (LN/VCĐ BQ) *VCĐ BQ: Vốn cố định bình quân trong kỳ. Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100845.doc
Tài liệu liên quan