Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim

Mở đầu 1

PHẦN I; TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬT TƯ THIẾT BỊ TOÀN BỘ MATEXIM 3

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 3

2. CƠ CẤU SẢN XUẤT KINH DOANH 7

2.1 Hoạt động của các bộ phận sản xuất-kinh doanh . 7

2.2 Quy trình sản xuất-kinh doanh 9

2.3 Nhiệm vụ từng bộ phận cơ cấu trong công ty. 11

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ. Matexim thựchiện cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng, cơ cấu tổ chức bao gồm: 13

4. ĐẶC ĐIỂM NHÂN SỰ 16

Cơ quan Công ty 17

5. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 17

6. Thị trường kinh doanh 18

7. TÀI CHÍNH 20

PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MATEXIM 22

1. CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU CỦA CÔNG 22

1.1 Nhập khẩu uỷ thác. . 22

1.2 Nhập khẩu tự doanh 22

1.3 Nhập khẩu tái xuất 23

2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

 2.1 Nghiên cứu thị trường 23

2.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh . 25

2.3 Giao dịch ký kết hợp đồng . 26

 

doc60 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên nghiệp vụ này không mang lại lợi nhận cao. Nhập khẩu tự doanh Công ty tự nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để tìm ra những nhu cầu thích hợp để tiến hành nhập khẩu. Công ty phải tự bỏ vốn, vay ngân hàng để nhập khẩu hàng hoá, tự tổ chức tiêu thụ hàng hoá. Các phòng KD trình phương án KD (Đầu vào, đầu ra, vốn cho thương vụ, kết quả đạt được) lên Giám đốc để chờ phê duyệt. Khi được đồng ý, phòng KD làm thủ tục nhận vốn từ Công ty và tiến hành nhập khẩu. Nếu thương vụ lãi, phòng KD nhận được tỷ lệ phần trăm lãi, còn nếu thương vụ lỗ thì các phòng KD bị trừ vào lãi của thương vụ khác. Với phương thức này các phòng KD của Matexim được quyền mượn vốn song phải trực tiếp đứng ra chịu lãi vay Ngân hàng. Tuy nhiên vốn KD do Công ty chịu trách nhiệm, các phòng KD được quyền chủ động KD theo hình thức “khoán”, lợi nhuận có thể lớn. Bên cạnh đó là rủi ro cao nếu không tìm hiểu kỹ nguồn hàng, đàm phán kém- dẫn đến chất lượng vật tư thiết bị kém, giá cao, không phù hợp với điều kiện trong nước. Nếu không có khách hàng tin cậy, không có nơi tiêu thụ hoặc tổ chức tiêu thụ không tốt sẽ gây hiện tượng ồn kho, ứ đọng hàng, không thu hồi được vốn. Chính vì vậy Công ty thường sử dụng phương thức này khi đã có yêu cầu trong nước trên cơ sở hợp đồng nội hoặc nhu cầu đặt hàng của khách hàng trong nước. Công ty giao thẳng hàng cho khách hàng nếu ký hợp đồng giá trị lớn hoặc công ty đưa hàng vào kho để bán lẻ (nếu có yêu cầu kinh doanh của kho). Nếu kết hợp tốt giữa bán buôn và bán lẻ, giữa yếu tố đầu vào và ra, mặt hàng kinh doanh phong phú, uy tín và quan hệ khách hàng tốt thì việc tiêu thụ hàng của Công ty sẽ linh hoạt và nhanh chóng hơn. 1.3 Nhập khẩu tái xuất Đây là phương thức đòi hỏi nghiệp vụ kinh doanh cao vì liên quan đến nhiều yêu cầu nghiệp vụ cả xuất và nhập, nếu phương án thưong vụ không chặt chẽ sẽ chịu nhiều rủi ro. 2. Quá trình thực hiện 2.1 Nghiên cứu thị trường Nói chung, các mặt hàng nhập khẩu của Công ty là những mặt hàng có đặc điểm khá riêng biệt với hàng hoá tiêu dùng thông thường: hàng chính nhập khẩu là vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xây dựng đòi hỏi đảm bảo những tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật đã định theo yêu cầu khách hàng, việc nhập khẩu mặt hàng này phải đồng bộ, trị giá hàng cao thường rất cao, khối lượng lớn, chiếm diện tích không gian nhất định khi lắp đặt hay vận hành, đòi hỏi tính đồng bộ cao, thời gian sử dụng dài. Do đó, việc nghiên cứu thị trường cũng có những đặc điểm riêng. Thị trường trong nước Thị trường chính là đối tượng khách hàng từng nghành, từng địa phương, từng Doanh nghiệp công ty-chủ yếu là các Doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp hoạt động sản xuất hay thương mại; doanh nhiệp tư nhân, TNHH Có thể kể đến các bạn hàng truyền thống như: Công ty thép miền Nam, công ty Hà Việt, công ty Xuân Hoà, công ty Mico, công ty Siêu Thanh, công ty kim khí Hà Nội, công ty cơ khí Quang Trung, công ty Z179Các thành viên Tổng công ty như: DICOSO, VIKICO, VINBCO, công ty cơ khí Nông nghiệp. Ngoài ra Matexim còn thiết lập quan hệ với các nhà máy cơ khí địa phương, các làng nghề sản xuất kim khí; khai thác thêm các nhu cầu mới tại khu Công nghiệp Quảng Ninh, khu Công nghiệp Biên Hoà. Vật tư thiết bị là loại hàng hoá có giá trị lớn nên khi nhập về Công ty phải đảm bảo khả năng tiêu thụ cao và khả năng thanh toán đầy đủ. Vì vậy-quá trình nghiên cứu thị trường cũng chính là nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các thông tin về khách hàng: Chủng loại, tình hình tài chính, các mối quan hệ là ăn trước đây của khách hàng mới. Giá cả vật tư thiết bị cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty. Hiện nay, Nhà nước đang chủ trương mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nên ngày càng có nhiều Công ty khác tham gia vào hoạt động này đẩy môi trường cạnh tranh lên cao. Matexim nghiên cứu giá cả thị trường qua các Công ty XNK; qua thông tin cập nhật của Tổng Công ty; nguồn tin dự báo của Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, các hoạt động xúc tiến thương mại; nhận định của Phòng kinh doanhĐặc biệt là nguồn thông tin từ các Công ty có hoạt động XNK; thực tế thời kỳ 1998-1999 Nhà nước mở rộng phạm vi các doanh nghiệp được phép XNK- trong khi phí dịch vụ uỷ thác các Công ty XNK chỉ là 0,3-0,5% thì Matexim vẫn thu 1% trên tổng giá trị hợp đồng là quá cao so với các Công ty cạnh tranh dẫn đến doanh thu bán uỷ thác của Matexim giảm rõ rệt trong thời gian đó; doanh thu uỷ thác của Matexim chỉ tăng lên khi Matexim kịp thời điều chỉnh-ngay bản thân là một Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công nghiệp được nhiều ưu ái như Matexim cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của khách hàng, của diễn biến giá cả thi trường và khó khăn thách thức ngày càng tăng khi môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Sau khi nghiên cứu giá cả thị trường, tính toán các khoản chi phí liên quan đến quá trình nhập khẩu thương vụ (hàng mua vào giao bán thẳng hay hàng mua vào nhập kho), Công ty sẽ đưa ra cho khách hàng một mức giá hợp lý để có thể đứng vững trong cạnh tranh. Thị trường nước ngoài Phương pháp nghiên cứu của Công ty thường áp dụng là phương pháp nghiên cứu tại địa bàn. Matexim nghiên cứu thị trường thông qua các tài liệu, sách báo; qua các thông tin cập nhật, dự báo diễn biễn giá cả thị trường từ mạng Internet về các mặt hàng kinh doanh chính, cập nhật tỷ giá hối đoái các ngoại tệ mạnh; qua đơn đặt hàng; qua các văn phòng hay nhân sự đại diện các hãngViệc tham gia khảo sát thị trường thực tế rất ít vì khả năng và chi phí tài chính cũng như vấn đề về hiệu quả. việc thu thập thông tin được tiến hành theo phương thức sau: Thu thập tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây và qua báo chí chuyên nghành Thương mại, Công nghiệp, Internet để nắm bắt nhu cầu sản xuất và biến động giá cả hàng hoá một cách khái quát. Tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo, hoạt động xúc tiến Thương mại nhằm thu thập thông tin về tập tính, đọng cơ mua bán của nhà sản xuất trong và ngoài nước. Sau đó, Công ty tiến hành phân tích xử lý thông tin để đưa ra dự đoán về hãng sản xuất: Giá cả bán ra, chất lượng hàng hoá, bảo hành, tính năng, uy tín hãng, khả năng cung cấpDựa trên cơ sở đó, Công ty đưa ra quyết định kinh doanh. 2.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh Hiện nay, thị trường vật tư thiết bị phục vụ sản xuất rất phong phú. Đã xuất hiện nhiều hãng kinh doanh nước ngoài tại chính quốc có văn phòng đại diện, đại lý hay hợp tác với Doanh nghiệp trong nước phân phối độc quyền sản phẩm; vì vậy một mặt hàng có thể có nhiều nguồn cung cấp: Mỗi hãng sản xuất khác nhau, cung cấp cùng một loại hàng với chất lượng, tính năng, giá cả khác nhau. Do đó việc nghiên cứu đối tác là cần thiết đối với Matexim. Sau khi ký kết hợp đồng nội, Matexim lập danh sách nhà cung cấp: Các Hãng bạn hàng quen, truyền thống của Công ty, các Hãng chưa đặt quan hệ kinh doanh. Công ty lựa chọn đối tác nhiều thuận lợi, đáp ứng nhiều yêu cầu điều kiện nhất về chất lượng, giá cả, địa lý, yếu tố rủi ro tuỳ theo yêu cầu tính chất thương vụ, khả năng bạn hàng và khả năng Công ty. Việc phân tích cụ thể thị trường ngoài nước sẽ được trình bày ở phần sau của chuyên đề. 2.3 Giao dịch ký kết hợp đồng Căn cứ các điều kiện Hợp đồng nội, Công ty sẽ chuẩn bị công tác giao dịch để ký kết hợp đồng ngoại với đối tác nước ngoài. Hợp đồng nội là căn cứ chính để ký kết Hợp đồng ngoại nên Công ty chú trọng đến tính đầy đủ các điều khoản- nội dung chủ yếu và tính rõ ràng chặt chẽ của Hợp đồng nội. Trong Công ty, trưởng phòng và P.Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký kết Hợp đồng nhập khẩu. Tuỳ theo từng Hợp đồng mà số người tham gia khác nhau và người có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết Hợp đồng có thể là Giám đốc, P. Giám đốc hay trưởng phòng Kinh doanh. Thông thường khi lựa chọn đối tác giao dịch, Công ty đã có tìm hiểu kỹ về đối tác theo từng thương vụ nên chắc chắn có những đàm phán nhất định. Tuy nhiên để có được Hợp đồng ngoại đòi hỏi Công ty phải tiến hành đàm phán các điều kiện của Hợp đồng. Công ty thường tiến hành đàm phán giao dịch qua hai cách: Đàm phán miệng và đàm phán qua giấy tờ. Hình thức đàm phán miệng thường áp dụng khi Công ty tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tếhoặc với ngững đối tác có chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam; bởi vì hình thức này nếu áp dụng với đối tác cách xa địa lý sẽ rất khó khăn, chi phí đàm phán quá lớn. Công ty chủ yếu dùng hình thức đàm phán giao dịch qua giấy tờ: thư tín, faxHợp đồng thường được kí kết như sau: Công ty thảo một hợp đồng trên cơ sở Hợp đồng nọi và chấp nhận giá của phía nước ngoài, fax cho phía đối tác ký, sau khi ký xong khách hàng nước ngoài sẽ gửi lại Công ty một bản Hợp đồng gồm chữ ký của cả hai bên. Nội dung cụ thể của một Hợp đồng nhập khẩu vật tư gồm các điều khoản sau: Tiêu đề, ngày, tháng ký hợp đồng. Những thông tin cần thiết về hai bên tham gia ký kết: Tên, địa chỉ, số tài khoản Hàng hoá: Mô tả hàng hoá, xuất xứ, bao bì vận chuyển đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và phù hợp với phương thức vận chuyển, xếp trong container để tránh va đập, ghi rõ mã ký hiệu bao bì, số lượng kèm theo đơn vị tính. Giá cả hàng hoá: Giá CIF, CNF hay FOBvà được quy định hiểu theo Incoterm 1990, tổng giá trị hàng hoá (bằng số và bằng chữ) cùng với đồng tiền tính giá. Giao hàng: Thời hạn giao hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, có cho phép chuyển tải hay giao hàng từng phần Thanh toán. Chứng từ thanh toán: Ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán khi xuất trình những giấy tờ sau: Vận đơn, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, giấy chứng nhận chất lượng do người bán cấp, giấy chứng nhận xuất xứ. Khiếu nại-Bất khả kháng: Trường hợp xảy ra tổn thất hay thiệt hại sau khi bán hàng đã đến cảng đích thì người mua có quyền khiếu nại người bán ( tuỳ vào điều kiện cơ sở giao hàng). Người mua cần phải khiếu nại bằng văn bản gửi kèm biên bản giám định hàng hoá. Bất khả kháng xảy ra bên bán có quyền giao chậm hàng hoặc huỷ bỏ Hợp đồng, phải được thông báo sau một thời gian nhất định. Trọng tài: Nếu có bất kì tranh chấp nào xảy ra giữa hai bên mà không giải quyết được bằng thương lượng thì phải đưa ra trọngtài xét xử. Phí trọng tài và các phí liên quan do bên thua kiện chịu. Sửa đổi-Bổ sung: Bất kỳ sự sửa đổi bổ sung trong hợp đồng này phải được sự đồng ý của người bán và người mua và phải lập thành văn bản. Các chi phí liên quan do bên yêu cầu sửa đổi bổ sung chịu. Số bản Hợp đồng: Tuỳ thuộc vào từng loại Hợp đồng và yêu cầu các bên. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh. Chữ ký xác nhận của đại diện hai bên. 2.4 Thực hiện hợp đồng Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Công ty căn cứ vào tính tính chất từng thương vụ để thực hiện trình tự các bước bảo đảm cho việc giao nhận hàng diễn ra nhanh chóng chính xác. Công ty mở L/C tại Ngân hàng, viết giấy uỷ quyền nhận hàng cho chi nhánh (chi nhánh vật tư Hải Phòng, chi nhánh vật tư Miền Nam) hoặc cử nhân viên trực tiếp nhận hàng; thực hiện các giao dịch nhằm theo dõi đôn đốc phía nước ngoài giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng, bảo đảm quá trình giao nhận vận chuyển diễn ra thuận lợi. Viết thư cảm ơn đối tác khi quá trình Nhập đã hoàn tất. Công ty xuất trình hải Quan toàn bộ chứng từ: Tờ khai Hải Quan, bảng kê khai hàng hoá, giấy chứng nhận đăng ký mã số Doanh nghiệp, hoá đơn Thương Mại, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan tới hàng hoá-Hải Quan xác nhận việc hoàn thành thủ tục Hải Quan vào tờ khai Hải Quan cho Công ty, sau đó Công ty xuất trình tờ khai này cùng với giấy thông báo thuế cho cảng để nhận hàng. Khi nhập hàng về, Công ty giao thẳng lên phương tiện cho khách hàng nếu là uỷ thác nhập khẩu, tự doanh đã có khách hàng đặt mua hoặc đưa hàng về Tổng kho I ở Cầu Diễn để chờ giao hàng cho khách hay thực hiện bán buôn. 2.5 Thanh toán Công ty mở L/C tại Ngân hàng Công thương Việt Nam để thanh toán với đối tác nước ngoài. Đối tác sau khi chấp nhận L/C sẽ gửi đến Ngân hàng Công thương bộ hồ sơ chứng từ yêu cầu thanh toán. Ngân hàng Công thương kiểm tra bộ chứng từ này cùng với đơn yêu cầu thanh toán của Công ty và tiéen hành thanh toán cho bên bán. Trường hợp Nhập uỷ thác, bên uỷ thác sẽ thanh toán với Công ty trực tiếp hoặc qua Ngân hàng để Công ty thanh toán với bên bán. 3. Kết quả Nhập khẩu của Matexim Ba năm đầu của thế kỷ mới đặt ra vận hội mới và thách thức mới Phân tích theo phương thức Nhập khẩu Bảng 2 – Kết quả Nhập khẩu theo các phương thức Nhập khẩu Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 ST TT% ST TT% ST TT% Tổng kim nghạch NK 6308 100 18235 100 15170 100 Nhập khẩu uỷ thác 5064,30 80 13676 75 9253,50 61 Nhập khẩu tự doanh 1243,7 20 4559 25 2881,50 19 Nhập khẩu tái xuất 0 0 0 0 3035 20 Nguồn: Phòng kinh doanh XNK Nhìn vào bảng 2 có thể thấy rằng nhập khẩu uỷ thác đóng vai trò quan trọng trong doanh thu nhập khẩu của Công ty. Nhập khẩu uỷ thác chiếm tới 80% năm 2000, năm 2001 chiếm 75% và năm 2002 chiếm 61% tỷ trọng tổng kim nghạch Nhập khẩu . Thực trạng này dễ hiểu vì Công ty cũng như nhiều Doanh nhiệp khác ở Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn và không có được thông tin đầy đủ về thị trường. Nhập khẩu tự doanh của Matexim năm 2000 chiếm tỷ trọng 20%, năm 2001 là 25% và năm 2002 là 19%. điều này chứng tỏ khả năng tiếp cận khách hàng, khả năng nắm bắt thông tin thị trường để Nhập khẩu tự doanh của Matexim còn yếu. Trong thời gian tới nếu Công ty không nâng cao tỷ trọng Nhập khẩu tự doanh lên thì giá trị kim nghạch Nhập khẩu cũng như lợi nhuận của Công ty có thể sẽ giảm-bởi vì ngày càng có nhiều Công ty được phép và có khả năng XNK trực tiếp- đương nhiên sẽ đẫn đến cạnh tranh và làm giảm tỷ trọng Nhập khẩu uỷ thác. Một điều đáng ghi nhận là trong năm 2002 Công ty đã thực hiện một phương thức Nhập khẩu mới đó là Nhập khẩu tái xuất. Matexim bước đầu ứng dụng triển khai nghiệp vụ này theo đó Công ty mua hàng từ Thái Lan và Malaisia xuất sang nước thứ ba và đã thu được kết quả đáng khích lệ (đạt giá trị 3.647.000$, chiếm tỷ trọng 20% Tổng kim nghạch XNK). Đây là tín hiệu đáng mừng cho Công ty nếu biết nắm cơ hội trên con đường mở rộng kinh doanh và hội nhập quốc tế. Phân tích tình hình Nhập khẩu theo giá trị kết cấu mặt hàng Mục đích phân tích: Phân tích tình hình Nhập khẩu theo giá trị kết cấu mặt hàng nhằm đánh giá khái quát, tính ổn định, mức độ tăng giảm năm sau so với năm trước và đánh giá chất lượng Nhập khẩu trong kỳ kinh doanh của Công ty. Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện năm sau so với số thực hiện năm trước của các chỉ tiêu tổng giá trị cũng như các nhóm hàng để thấy được mức độ tăng giảm cả về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng của tổng giá trị cũng như các nhóm mặt hàng; xác định sự ảnh hưởng của nhóm hàng đến chỉ tiêu tổng giá trị. Xem xét bảng 3 ta thấy hai nghành hàng Công ty có thế mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị Nhập khẩu là kim khí và thiết bị. Ngoài ra Công ty còn Nhập khẩu một số mặt hàng không thuộc nhóm nghành hàng trên như: Đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, thảm trải sàn, sàn làm việc; đây chính là chiến lược đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh của Công ty. Do đó Tổng kim nghạch Nhập khẩu của Công ty tăng rõ rệt qua các năm. Cụ thể: Năm 1999: 5373 nghìn $ Năm 2000: 6308 nghìn $, tăng 17,40% (tương ứng tăng 935.000$) so với năm 1999. Năm 2001: 18235 nghìn $, tăng 189,1% (tương ứng tăng 11.927.000 $) so với năm 2000. Năm 2002: 15170 nghìn $, giảm 16,81% (tương ứng giảm 3.065.000$) so với năm 2001. Nhóm mặt hàng kim khí Bao gồm: thép các loại, nhôm, kẽm, gang thỏi, dây kim loại, một số kim khí khác. Thép chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên giá trị và tỷ trọng các vật liệu trên có biến động theo từng năm theo biến động nhu câù thị trường. Cụ thể: Nhóm hàng thép: Bao gồm: Thép hợp kim cao cấp, thép chế tạo dụng cụ, thép tấm, thép chuyên dùng. Năm 1999: 2558 nghìn $; chiếm tỷ trọng 47,61% Kim nghạch Nhập khẩu . Năm 2000: 1073 nghìn $; chiếm tỷ trọng 17,01% Kim nghạch Nhập khẩu; giảm 50,85% ( tương ứng giảm 1485 nghìn $) so với năm 1999, tỷ trọng giảm 30,6% Năm 2001: 8099 nghìn $; chiếm tỷ trọng 44,41% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 654,8% (tương ứng tăng 7026 nghìn $) so với năm 2000, tỷ trọng tăng 27,4%. Năm 2002: 6.483.000$; chiếm tỷ trọng 42, 74% Kim nghạch Nhập khẩu; giảm 19,95% (tương ứng giảm 1.616.000$) so với năm 2001, tỷ trọng giảm 1,67%. Xu hướng giảm thời kỳ 1999-2000 là do sản xuất thép trong nước tăng; ngoài Công ty gang thép Thái Nguyên trong nước còn có Công ty thép Miền Nam, thép Việt Hàn, bên cạnh đó sản xuất tư nhân phát triển mạnh, đặc biệt là Làng nghề Đa Hội (Từ Sơn-Bắc Ninh), chưa kể các cơ sở sản xuất tư nhân nằm rải rác ở khu vực Miền Bắc. Sang năm 2001, 2001 nhu cầu thép chất lượng cao cho Công nghiệp và xây dựng cao cấp tăng, các Công ty cơ sở sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng đủ nên Công ty mở rộng quan hệ bạn hàng với nhiều đối tác nước ngoài mới là Kazakhstan, ucraine, Philippinesngoài những bạn hàng đã có như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc để nhập về thép hợp kim, thép chế tạo, thép lá cuộn cán nguội và nóng, thép tấm, thép inox, do đó kim nghạch nhập khẩu thép tăng. Nhóm hàng nhôm, kẽm, gang thỏi: Năm 1999: 582.000 $; chiếm tỷ trọng 10,83% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 405.000$; chiếm tỷ trọng 6,42% Kim nghạch Nhập khẩu; giảm 30,41% (tương ứng giảm 177000$) so năm 1999, tỷ trọng giảm 4,41%. Năm 2001: 804.000$; chiếm tỷ trọng 4,41% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 98,5% (tương ứng tăng 399000$) so năm 2000, tỷ trọng lại giảm 2,01%. Năm 2002: 825.000$; chiếm tỷ trọng 5,44% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 2,61% (tương ứng tăng 21.000$), tỷ trọng tăng 1,03%. Trong 3 mặt hàng trên, giá trị nhập khẩu hàng kẽm ổn định qua các năm, gang thỏi giảm với lý do tương tự hàng thép. Năm 2001-2002 giá trị nhập khẩu nhôm tăng cao do chất lượng và giá cả cạnh tranh. - Nhóm hàng dây kim loại và các loại kim khí khác: Tăng rất mạnh qua các năm, đặc biệt trong năm 2001.Cụ thể: Năm 1999: Đạt giá trị 68.000$; chiếm tỷ trọng 1,27% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 47,06% (tương ứng tăng 32.000$) và tỷ trọng tăng 0,32%. Năm 2001: Đạt giá trị 2.236.000$- so với năm 2000 có mức tăng rất cao là 2136% (tương ứng tăng 2136000$), tỷ trọng tăng 10,68%. Các loại kim khí khác cũng tăng đột biến: Năm 1999: Đạt giá trị 41.000$, chiếm tỷ trọng 0,76% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 114.000$, tăng 178,05% so với năm 1999. Đặc biệt năm 2001 đạt giá trị 1.321.000$, tăng 1.058,8% so với năm 2000. Nhưng sang năm 2002 nhóm hàng dây kim loại lại giảm, chỉ đạt giá trị 201.000$, giảm 91,01% (tương ứng giảm 2.034.000$) so với năm 2001; và không có hàng Nhập thuộc các loại kim khí khác. Nguyên nhân: Do nhu cầu trong nước tăng và do công ty đa dạng hoá mặt hàng KD. Nếu như năm 1999 công ty chỉ nhập các loại dây điện từ, dây đồng đỏ thì sang năm 2000, 2001 công ty còn nhập thêm nhiều loại dây thép khác nữa; thị trường nhập khẩu cũng được mở rộng, công ty có thể chọn lựa mặt hàng. Nhưng sang năm 2002, Công ty đã phải giảm mạnh các mặt hàng này do bị cạnh tranh thị trường nội địa. Nhóm mặt hàng thiết bị Phục vụ công nghiệp xây dựng, GTVT, khai thác mỏ, thiết bị chuyên dùng, là một trong hai nhóm mặt hàng chính của công ty. Cụ thể: Lò điện trung tần: Chỉ nhập ở Trung Quốc, số lượng hoàn toàn theo đơn đặt hàng. Năm 1999: 255.000$; chiếm tỷ trọng 4,75% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 672000$; chiếm tỷ trọng 10,65% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 163,5% (tương ứng tăng 417000$) so với năm 1999; tỷ trọng tăng 5,91%. Năm 2001: 345.000$; chiếm tỷ trọng 1,89% Kim nghạch Nhập khẩu; giảm 48,7% (tương ứng giảm 327000$) so với năm 2000, tỷ trọng cũng giảm theo. Năm 2002: 600.000$; chiếm tỷ trọng 3,96% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 73,91% (tương ứng tăng 255.000$) so với năm 2001, tỷ trọng tăng 2,07%. Thiết bị này dùng cho các Doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp, Công ty duy trì được lượng Nhập qua các năm và có xu hướng tăng do nhu cầu tăng. Xe vận tải: Được nhập từ Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản; gồm các loại KAMAZ, DAEWOO, ISUZU, HYUNDAI. Nhu cầu về mặt hàng này tăng qua các năm nên giá trị Nhập về của Công ty tương đối lớn. Năm 1999: Đạt 77.000$, chiếm tỷ trọng 1,43% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 781000$; chiếm tỷ trọng 12,38% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 914,29% (tương ứng tăng 704000$ so với năm 1999; tỷ trọng tăng 10,95%. Năm 2001: 1.818.000$; chiếm tỷ trọng 9,97% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 132,8% (tương ứng tăng 1.037.000$) so với năm 2000. Năm 2002: 1.400.000$; chiếm tỷ trọng 9,23%; giảm 22.99% (tương ứng giảm 418.000$) so với năm 2001; tỷ trọng giảm 0,74%. Xe vận tải phát triển mạnh trong nước do liên doanh sản xuất, đặc biệt là xe vận tải hạng nhẹ như KIA, DAEWOO, SUZUKI. Nhưng Công ty vẫn giữ được giá trị nhập cao từ các loại xe vận tải hạng nặng, giá trị lớn. Máy công cụ: Đây là một trong những mặt hàng chính của Công ty, thị trường nhập chính là Đài Loan; gồm các loại sau: Máy đúc áp lực, máy tiện MA-2540, máy đột JTM-12, máy khoan JD8510L, máy mài CHS-360WA, máy phun bi RW-3Thị trường tiêu thụ là các Doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp, chất lượng các loại máy này tốt và giá cả cạnh tranh so với máy của các nước châu Âu; do đó mặt hàng này tăng trưởng qua các năm. Năm 1999: Đạt giá trị 337.000$; chiếm tỷ trọng 6,27% kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 758.000$; chiếm tỷ trọng 12,02% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 124,93% (tương ứng tăng 421.000$) so với năm 1999. Năm 2001: 1258.000$; chiếm tỷ trọng 6,90% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 66% (tương ứng tăng 500.000$) so với năm 2000, tỷ trọng giảm do kim nghạch Nhập khẩu tăng cao. Năm 2002: 1.557.000$; chiếm tỷ trọng 10,26% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 23,77% (tương ứng tăng 299.000$) so với năm 2001, tỷ trọng tăng 3,36%. Thiết bị sản xuất, các loại thiết bị khác: Thiết bị sản xuất các năm trước không ổn định, năm tăng năm giảm. Nguyên nhân: Do cạnh tranh giữa các Công ty, do lượng vốn lớn đòi hỏi và tỷ giá giữa $ và VND liên tục tăng trở ngại nhập khẩu. Năm 1999: Đạt giá trị 653.000$. Năm 2000: 1471.000$, tăng 125,27% (tương ứng tăng 818.000$ so với năm 1999. Năm 2001 chỉ đạt 628.000$, giảm 57,3% (tương ứng giảm 843.000$) so với năm 2000. Năm 2002 giá trị lại tăng cao đạt 1.529.000$, tăng 143,5% (tương ứng tăng 901.000$) so với năm 2001. Nhóm mặt hàng khác Không thuộc hai nhóm mặt hàng trên. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng đáng kể. Cụ thể: Năm 2000: 346.000$, tăng 71,29% (tương ứng tăng 144.000$) so với năm 1999. Năm 2001: 829.000$, tăng 139,6% (tương ứng tăng 483.000$) so với năm 2000. Giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng do công ty nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường và được uỷ thác nhiều hơn. 3.3 Phân tích tình hình nhập khẩu theo số lượng. Mục đích phân tích: Nhằm nắm được sự biến động định lượng, đưa ra dự báo định lượng định tính cho kế hoạch tương lai, nâng cao hiệu quả quảnlýhàngnhậpkhẩu. Phương pháp phân tích: Xem xét tỷ lệ tăng giảm của số lượng hàng hoá tương ứng là sự tăng giảm tỷ trọng. Nhóm hàng kim khí Mặt hàng thép: chiếm tỷ trọng lớn nhất, mặt hàng dây kim loại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Năm 1999: Lượng thép nhập khẩu đạt 7391 tấn. Năm 2000: Đạt 2010 tấn, giảm 72,8% (tương ứng giảm 5381 tấn) so với năm 1999. Năm 2001: Đạt 38.743 tấn, tăng 1827,51% (tương ứng tăng 36733 tấn) so với năm 2000. Năm 2002: Đạt 26.678 tấn, giảm 31,14% (tương ứng giảm 12.065 tấn) so với năm 2002. Mặt hàng dây kim loại: Năm 1999: Đạt 38 tấn. Năm 2000: Đạt 84 tấn , tăng 121,05% (Tương ứng tăng 46 tấn) so với năm 1999. Năm 2001: Đạt 997 tấn, tăng 1086,9% (Tương ứng tăng 913 tấn) so với năm 2000. Năm 2002: Đạt 410 tấn, giảm 58,88% (tương ứng giảm 587 tấn) so với năm 2001. Tổng khối lượng các mặt hàng nhôm, kẽm, gang thỏi trong các năm qua biến động không nhiều (1500,1000, 1802, 1681 tấn). Trong 3 mặt hàng này, khối lượng gang thỏi chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy vậy giá trị của gang thỏi lại không lớn lắm. Các mặt hàng kim khí khác có tốc độ tăng trưởng lớn nhất: Năm 1999: 26,5 tấn. Năm 2000: 55 tấn. Năm 2001: 1762 tấn. Nhưng đến năm 2002 lại không có nhóm mặt hàng này. Nhóm hàng thiết bị. Tuy số lượng không nhiều song giá trị tính trên đơn vị lại lớn. Nhìn chung số lượng nhóm hàng thiết bị tăng lên qua các năm, nhất là hàng xe vận tải và công cụ. Xe vận tải: Gồm các loại có trọng tải khác nhau được nhập về từ một số nước như: Hàn Quốc (KIA, DAEWOO), Nga (KAMAZ), Nhật (HYUNDAI, ISUZU). Càng về sau thì chủng loại cũng như thị trường nhập ngày càng đa dạng. Cụ thể: Năm 1999: 10 xe Năm 2000: 93 xe, tăng 830% (tương ứng tăng 83 xe) so với năm 1999. Năm 2001: 279 xe, tăng 200% (tương ứng tăng 186 xe) so với năm 2000. Năm 2002: 126 cái, giảm 54,84% (tương ứng giảm 153 xe) so với năm 2001. Hàng máy công cụ: Gồm các loại máy cắt, máy phay, máy dập Năm 1999: 144 cái. Năm 2000: 145 cái, tăng 0,69%so với năm 1999. Năm 2001: 405 cái, tăng 177,24% so với năm 2000. Năm 2002: 60 cái, giảm 80,07% so với năm 2001, tuy nhiên giá trị lại tăng. Lò điện trung tần: Nhập từ Trung Quốc. Năm 1999: 19 bộ. Năm 2000: 51 bộ, tăng 168,42% (tương ứng tăng 32 bộ) so với năm 1999. Năm 2001: 29 bộ, giảm 43,14% (tương ứng giảm 22 bộ) so với năm 2000. Năm 2002: 46 bộ, tăng 58,62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1139.doc
Tài liệu liên quan