Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU 3

1-/ VAI TRÒ CỦA GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 3

1.1. Vị trí của hoạt động gia công hàng xuất khẩu trong thương mại quốc tế. 3

1.2. Khái quát về gia công hàng xuất khẩu. 5

1.3. Lợi ích của gia công hàng xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. 8

2-/ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ. 9

2.1 Đặc điểm của hợp đồng gia công quốc tế. 9

2.2 Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng gia công quốc tế. 10

3. VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

GIA CÔNG XUẤT KHẨU. 14

4-/ CÁC CÔNG CỤ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ. 16

4.1. Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư. 16

4.2. Chính sách về thuế. 17

4.3. Hạn ngạch. 17

5-/ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU. 17

5.1. Một số chỉ tiêu định tính. 17

5.2. Chỉ tiêu về định lượng. 18

6-/ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG

HÀNG XUẤT KHẨU. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU 24

1-/ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU HÀNH

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 24

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thương mại. 24

1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Vụ đầu tư. 25

2-/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

TRONG THỜI GIAN QUA. 27

2.1. Thời gian từ 1992 trở về trước. 27

2.2. Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách “mở cửa” nền kinh tế. 28

2.3. Những tồn tại, hạn chế của hoạt động gia công quốc tế và một số giải pháp thúc đẩy

hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam. 35

3-/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU. 39

3.1. Quá trình thực hiện chế độ quản lý đối với hoạt động gia công -

những phát sinh và vướng mắc. 39

3.2. Các chính sách phát triển gia công. 55

3.3. Các kế hoạch phát triển hàng gia công. 56

3.4. Vấn đề về giám sát hợp đồng gia công. 58

4-/ ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CHUNG CỦA CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU. 59

4.1. Ưu điểm. 59

4.2. Nhược điểm. 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 63

1-/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG CỦA NƯỚC NGOÀI

VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM. 63

1.1 Đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế trên cơ sở định hướng chiến lược

phát triển kinh tế hướng ra xuất khẩu, khai thác tối đa những lợi thế so sánh

của đất nước. 64

1.2. Coi sự phát triển của hoạt động gia công quốc tế như một phương sách hữu hiệu

để giải quyết các vấn đề xã hội về lao động, việc làm. 65

1.3. Đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế trên cơ sở huy động tối đa và sử dụng có

hiệu quả nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. 65

1.4.Đẩy nhanh các hoạt động điều tiết vĩ mô của Nhà nước làm nền tảng cơ bản cho

việc phát triển kinh tế một cách năng động. 66

2-/ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 67

3-/ NHỮNG BIỆN PHÁP CHUNG ĐỂ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ. 69

3.1. Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động gia công hàng xuất khẩu. 69

3.2 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hàng gia công. 71

3.3. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý. 72

4-/ NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ. 74

4.1. Về vấn đề đăng ký thủ tục hải quan. 74

4.2. Kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu. 75

4.3. Kiểm tra đối chiếu định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. 76

4.4. Thanh khoản hợp đồng gia công. 76

4.5. Về vấn đề giá cả gia công. 77

5-/ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG NHANH TỐC ĐỘ SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG. 78

5.1. Biện pháp đầu tư. 78

5.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh. 78

5.3. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu. 78

KẾT LUẬN 79

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu nhập của công nhân ngành may ở xí nghiệp làm ăn khá giả chỉ đạt khoảng 480 USD/người/năm. Tương đương tiền lương 1 tháng của công nhân may ở Hàn Quốc hoặc Đài Loan, trong khi tay nghề của người lao động Việt Nam không hề thua kém. Chính vì hiệu quả kinh doanh thấp nên phần đầu tư trở lại để tái sản xuất mở rộng rất hạn chế. + Việc chuyển đổi phương thức gia công thông thường sang phương thức “mua đứt, bán đoạn” chưa được chú trọng. Thực tế các doanh nghiệp làm gia công cũng muốn tìm cách để thoát khỏi tình trạng làm thuê, bán sức lao động với giá rẻ mạt. Phương thức “mua nguyên liệu bán sản phẩm” rõ ràng là mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phát huy được tính chủ động sáng tạo của công nhân viên và tận dụng được công suất máy móc. Nhưng khi chuyển sang phương thức này thì cần phải có vốn lưu động lớn và chịu nhiều rủi ro hơn. Theo quy định hiện nay cứ nhập 1 triệu USD nguyên phụ liệu thì xí nghiệp phải tạm ứng 30% tiền thuế, sau một vòng sản xuất (thường là 3 tháng) số giá trị tăng thêm đem trả lãi ngân hàng cũng gần hết, so đi tính lại không hơn làm gia công bao nhiêu. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang phương thức này một thời gian rồi lại quay về phương thức gia công thông thường. Cho nên khả năng tập dượt để xâm nhập thị trường mới thông qua phương thức gia công ở nước ta hiện nay thực tế là không đem lại hiệu quả được bao nhiêu. Khách hàng tiêu thụ chính các mặt hàng may mặc, giầy da, túi xách của ta trên thế giới hầu hết lại không phải là người đặt hàng trực tiếp mà thông qua trung gian. Một đôi giầy thể thao Đài Loan thuê ta gia công, cả chi phí nguyên vật liệu + tiền công chưa đến 20 USD mà giá bán sang các nước Tây Âu tới 35 đến 40 USD, lấy ví dụ một sản phẩm xuất khẩu là áo sơ mi nếu hàng năm ta xuất khẩu khoảng 840 triệu sản phẩm với giá bán 3,4 USD/chiếc (theo phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm) thì có thể thu được gần 3 tỷ USD/năm, còn nếu làm gia công như hiện nay thì chỉ thu được gần 600 triệu USD/năm. Vì vậy yêu cầu chuyển đổi phương thức gia công cho có hiệu quả cao hơn tiến tới chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ chủ yếu bằng cách xuất khẩu trực tiếp luôn được đặt ra một cách bức xúc đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh gia công xuất khẩu hiện nay. + Một hạn chế khác nữa là do bị phụ thuộc quá nhiều vào đối tác nước ngoài về việc cung cấp nguyên vật liệu nên chúng ta chưa chú trọng đến công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm gia công. Nguyên nhân sâu xa là do ta thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào các ngành sản xuất nguyên liệu như ngành dệt, thuộc da, cơ khí chế tạo,... cũng do thiếu vốn và thiếu thông tin nên đầu tư một cách chắp vá, không đồng bộ hoặc đầu tư ồ ạt vào một loại thiết bị gây nên sự lãng phí. Hiện nay các ngành may mặc và đồ da bị phụ thuộc hơn 80% nguyên liệu chính vào nước ngoài. Đối với phương thức gia công thì tỷ lệ hàng ngoại nhập quá cao trong sản phẩm. Điều này gây ra hai hậu quả không tốt đó là: hiệu quả kinh tế thấp; tỷ lệ hàng nhập quá cao trong sản phẩm sẽ không được hưởng quy chế tối huệ quốc khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Mỹ, EU. Ví dụ với hàng may mặc quy chế tối huệ quốc của Mỹ quy định trong từng sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ thì phần đóng góp của nước xuất khẩu không được dưới 35% trị giá. Vậy mà hàng gia công của chúng ta vẫn chủ yếu là nhập ngoại nguyên phụ liệu. Vì vậy việc giảm dần tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập ngoại, thay bằng sản xuất trong nước đang là yêu cầu cấp bách trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế hướng về xuất khẩu. 2.3.2. Một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam. - Về chính sách và cơ chế quản lý: cần ban hành thống nhất các văn bản về quản lý gia công tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các hợp đồng gia công với nước ngoài đồng thời hướng các hoạt động gia công của doanh nghiệp theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan thương mại ở nước ngoài và các cơ quan quản lý liên quan để có sự trao đổi, thông tin về kahchs hàng và thị trường nhằm đảm bảo ổn định các điều kiện về gia công, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh tạo cơ hội cho khách hàng ép giá gia công. Trên cơ sở đó nâng cao uy tín thương mại, chất lượng hàng gia công và tay nghề cho người lao động. - Nhà nước cần có chính sách và giải pháp trước mắt để khuyến khích đầu tư, không phân biệt các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp gia công có hiệu quả cần được uy tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời Nhà nước cần bổ sung Luật đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài theo hướng khuyến khích đầu tư sản xuất các nguyên liệu đang phải nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu. Các ngành may mặc và giầy da ở các vùng có nhiều lợi thế thì nên hạn chế cấp giấy phép đầu tư 100% vốn nước ngoài mà nên khuyến khích đầu tư trong nước để các khách hàng nước ngoài tự tìm đến mà không phải qua khâu trung gian là các dự án đầu tư nước ngoài. - Có các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực có tay nghề, nghiệp vụ cao. Đây là một trong những nội dung chủ đạo của chiến lược công nghiệp hoá theo quan điểm mới của Đảng và Nhà nước. Việc thu hút lao động dư thừa ở nông thôn vào hoạt động gia công hàng xuất khẩu cần phải tiến hành đào tạo có hệ thống ngắn, dài hạn để có được đội ngũ lao động có kiến thức, tay nghề. - Tăng cường cải cách hành chính và chống tham nhũng, gây phiền hà cho đầu tư, kinh doanh, gia công xuất nhập khẩu hàng hoá trong các ngành phục vụ quản lý xuất nhập khẩu. Nội dung của cải cách hành chính phải được thực hiện đồng bộ và ăn khớp với các cải cách về kinh tế. Cải cách hành chính phải vừa sắp xếp lại tổ chức, phải vừa đổi mới về quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các đầu mối, các cửa trong việc làm thủ tục khai báo, xét duyệt đầu tư, cho vay đầu tư,... nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý ở mọi ngành, mọi cấp. Đó là một số giải pháp vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có tác dụng lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam góp phần phát huy được tiềm năng kinh tế đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 3-/ Thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công hàng xuất khẩu. 3.1. Quá trình thực hiện chế độ quản lý đối với hoạt động gia công - những phát sinh và vướng mắc. 3.1.1. Đối với việc quản lý nguyên phụ liệu nhập khẩu. Theo Thông tư số 03/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định số 57/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. Thì doanh nghiệp muốn nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để sản xuất thì doanh nghiệp phải làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gồm: - Bộ hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan đối với nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu gia công. - Lấy mẫu nguyên phụ liệu. Trừ những trường hợp do tính chất mặt hàng không thể lấy mẫu được (như gia công vàng bạc, đá quý,...), còn các trường hợp khác khi kiểm hoá nguyên phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu, hải quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính để làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Mẫu hàng phải được cán bộ hải quan và đại diện của doanh nghiệp cùng lấy. Mẫu được niêm phong hải quan và giao doanh nghiệp bảo quản để xuất trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Việc quản lý nguyên phụ liệu, vật tư gia công dựa trên cơ sở lượng nguyên phụ liệu để làm một đơn vị sản phẩm và tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu cho đơn vị sản phẩm đó. Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu là thoả thuận thống nhất giữa bên thuê gia công và bên nhận gia công về mẫu mã, quy cách, số lượng, chủng loại, kích cỡ nguyên phụ liệu, phụ kiện để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Định mức này là cơ sở để tính toán tổng số nguyên phụ liệu nhập khẩu. Căn cứ vào tổng số nguyên phụ liệu nhập khẩu, số sản phẩm xuất khẩu, số nguyên phụ liệu thừa thiếu, hư hỏng,... Cơ quan quản lý (cụ thể là hải quan) căn cứ vào bảng định mức để quản lý, giám sát doanh nghiệp gia công có xuất khẩu được số sản phẩm gia công tương ứng hay không, để xem xét doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả không hay có gian lận thương mại hay không. Phần lớn những gian lận thương mại như trốn lậu thuế,... trong kinh doanh gia công bắt nguồn từ khâu xây dựng định mức. Bởi vậy định mức nguyên phụ liệu, vật tư là vấn đề cốt lõi trong quản lý hoạt động gia công xuất nhập khẩu hiện nay. Trước khi có Nghị định 89/CP của Chính phủ ngày 15/12/1997 về bãi bỏ chế độ cấp giấy phép chuyến, Bộ Thương mại tiến hành xét duyệt từng hợp đồng gia công, duyệt định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, cấp giấy phép cho từng chuyến hàng xuất khẩu cụ thể, hải quan dựa vào nội dung giấy phép đó để đối chiếu số lượng, chủng loại, mẫu mã từng loại nguyên liệu cũng như sản phẩm gia công, nếu đúng như giấy phép thì cho làm thủ tục xuất hoặp nhập khẩu. Từ khi có Nghị định 89/CP trên thì Bộ Thương mại chỉ duyệt định mức một cách chung chung về số lượng, chủng loại, quy cách nguyên phụ liệu nhập khẩu. Việc kiểm tra cụ thể giao cho hải quan. Thông tư liên bộ số 07/TM-TCHQ ngày 13/4/1998 của liên Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan quy định: giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác định định mức tiêu hao nguyên phụ liệu trong hợp đồng gia công trình Bộ Thương mại. Theo ý kiến của hầu hết các doanh nghiệp gia công xuất khẩu ở Hà Nội thì việc doanh nghiệp tự xây dựng định mức là hợp lý. Theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì hải quan phải tiến hành kiểm tra định mức nguyên phụ liệu. Như vậy là ở đây có sự không thống nhất giữa Quyết định 126 và Thông tư 07. Theo kết quả kiểm tra định mức hàng may mặc ở một số doanh nghiệp tại hải quan Hà Nội thì hầu hết các định mức đều cao hơn thực tế. Ví dụ: - Hợp đồng số COMM 96013 N020/FREETEX của công ty may 20 nhập vải gia công áo Jacket 2 lớp, định mức vải chính là 3,4m/1 áo khi kiểm tra thực tế là 2,4m/1 áo đến 2,7m/áo. - Hợp đồng số 02-1998/PEAK - GMN40 của công ty may 40 nhập vải gia công bộ quần áo 2 lớp, định mức xây dựng là 4,83 yard/áo thực tế kiểm tra là 3,514 yard/áo. - Hợp đồng 612/Cty may Chiến Thắng nhập vải gia công bộ áo liền váy mã K1802 định mức xây dựng là 4,32 yard/1 bộ, thực tế kiểm tra chỉ có 2,73 yard/1 bộ (cùng khổ vải). Qua những trường hợp phát hiện ở trên, mỗi đơn vị sản phẩm đều thừa ra rất nhiều, nếu tính cho tất cả các hợp đồng và tất cả các đơn vị làm hàng gia công thì sẽ có rất nhiều hàng hoá được nhập vào trong nước mà không phải nộp thuế nhập khẩu. Như vậy việc kiểm tra, đối chiếu định mức là cần thiết và phải kiểm tra một cách chặt chẽ. Điều này phải được xác định bằng văn bản của Bộ Thương mại cũng như Bộ Tài chính để giải quyết vấn đề về định mức và thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng gia công trong trường hợp này. Để đảm bảo đúng định mức, phương pháp kiểm tra định mức như thế nào để vừa đảm bảo chặt chẽ, vừa không gây phiền hà, chậm trễ, tốn kém cho các doanh nghiệp? Theo quy định tại Điều 10 Quy chế quản lý đối với hàng gia công xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ ngày 8/4/1997: khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra lại định mức do doanh nghiệp xuất trình đối với những mặt hàng có thể kiểm tra định mức được như (hàng may, hàng dệt,...) hoặc có căn cứ không chấp nhận định mức của hợp đồng. Quy định trên rất chung chung và không chặt chẽ đã khiến cho người thực hiện gặp khó khăn khi vận dụng vì: Thứ nhất, các chi tiết, thành phần cấu tạo nên một đơn vị sản phẩm hàng hoá dù có phức tạp đến đâu vẫn có thể lượng hoá được, nói cách khác vẫn có thể tính toán được các yếu tố đầu vào của sản phẩm được. Hơn nữa, những hàng hoá do bên đặt gia công thuê làm có liên quan đến lợi ích của cả hai bên nên chắc chắn đã được tính toán kỹ lưỡng mới xây dựng định mức. Như vậy đã đặt ra chế độ kiểm tra định mức thì phải kiểm tra toàn bộ, không nên phân biệt ra mặt hàng có thể kiểm tra được và không thể kiểm tra được. Thứ hai, “căn cứ không chấp nhận định mức của hợp đồng” , đây là một thuật ngữ quá chung chung, người làm kiểm tra không thể căn cứ vào đầu đề mà có kết luận được, điều này phải dựa vào ý chủ quan của người kiểm tra, nếu người kiểm tra không có hiểu biết về mặt hàng nào đó thì khi định mức đúng lại cho là sai và ngược lại, điều này gây rắc rối cho doanh nghiệp, thậm chí làm phát sinh tiêu cực cũng là từ quy định không cụ thể. Đây là một vấn đề tồn tại rất lớn trong công tác quản lý định mức, đòi hỏi phải được giải quyết ở tầm vĩ mô. 3.1.2. Quản lý đối với nguyên phụ liệu dư thừa trong gia công xuất khẩu. Trong quá trình gia công hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể sẽ dư thừa ra một số nguyên phụ liệu. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân: có thể do định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thoả thuận trong hợp đồng cao hơn so với thực tế; có thể do doanh nghiệp gia công đã không xuất số sản phẩm tương ứng với nguyên phụ liệu đã nhập khẩu; có trường hợp do doanh nghiệp đã cải tiến thao tác, tiết kiệm triệt để số nguyên phụ liệu trong tỷ lệ hao hụt cho phép, vì thế đã rơi ra số nguyên phụ liệu. Việc giải quyết số nguyên phụ liệu thừa này đã được quy định rất linh hoạt. Có thể xuất trả chủ hàng nước ngoài; chuyển sang hợp đồng sau; để lại tiêu thụ nội địa; biếu tặng các tổ chức từ thiện; tiêu huỷ nếu không còn sử dụng được. Riêng trường hợp nguyên phụ liệu dư thừa được tiêu thụ nội địa thì theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ, hải quan yêu cầu phải nộp thuế nhập khẩu. điều này đã gây ra tranh cãi, bất đồng giữa các doanh nghiệp làm hàng gia công và các cơ quan quản lý, và cả giữa các cơ quan quản lý với nhau. Vì điều này liên quan đến một chỉ tiêu là tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu cho phép. - Trong gia công các mặt hàng, nhất là mặt hàng may mặc, đồ da, hai bên ký hợp đồng bao giờ cũng thoả thuận một tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu nhất định để bù đắp phần nguyên phụ liệu bị lỗi, bị hư hỏng trong quá trình sản xuất. Ví dụ: trong hợp đồng số G0072 ký ngày 20/8/1999 giữa C. ty May 20 với Kanematsu coporation - Nhật để gia công 2.200 chiếc áo sơ mi quy định: Tên vật tư Đơn vị tính Định mức 1 áo Nhu cầu (+3% hao hụt) Vải chính m 2,5 5.665 Vải lót m 0,7 1.586 Cúc đính cái 20 45.320 Như vậy hao hụt trong gia công là một thực tế phải chấp nhận nhưng hao hụt ở mức nào là phù hợp? Cần tách cả hai khuynh hướng là định tỷ lệ hao hụt cao hơn thực tế để trốn thuế nhập khẩu hoặc định tỷ lệ hao hụt thấp hơn mức hao hụt thực tế làm giảm hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, trên giác độ quản lý cần thiết phải định ra mức tỷ lệ hao hụt cho phép đối với từng loại mặt hàng gia công cụ thể trên cơ sở tính toán một cách khoa học, khách quan và phù hợp với điều kiện kỹ thuật và tay nghề của các doanh nghiệp gia công ở Việt Nam. Vậy cơ quan nào sẽ là người định ra tỷ lệ hao hụt này? Cho đến nay trong tổng số gần một trăm mặt hàng gia công mà các doanh nghiệp Việt Nam đang làm cho nước ngoài mới có một văn bản số 1752/CV-KHĐT ngày 20/5/1998 của Bộ Công nghiệp đưa ra tỷ lệ hao hụt cho phép đối với hàng may mặc là từ 2%-3% còn các mặt hàng khác thì chưa có. Tuy nhiên vấn đề này cũng chưa rõ ràng, phải chăng là ngoài định mức được quy định trong hợp đồng gia công, doanh nghiệp đương nhiên được hưởng một tỷ lệ hao hụt là 2% đến 3% hay là doanh nghiệp chỉ được hưởng tỷ lệ này khi nguyên liệu bị lỗi, hoảng thật sự. Sau khi Tổng cục Hải quan đưa ra những vướng mắc trên, ngày 24/9/1977 Bộ Công nghiệp đã ra tiếp văn bản số 3338/CV-KHĐT có ý kiến về một số vấn đề xung quanh việc quản lý hàng gia công trong đó có quy định tỷ lệ hao hụt một số mặt hàng như sau: + Đối với hàng dệt may, da giầy bao gồm các loại vải, vải dệt kim, da nguyên liệu, tỷ lệ hao hụt là 3%. + Đối với mặt hàng khăn bông, khăn tắm, tỷ lệ hao hụt là 2%. + Đối với các loại phụ liệu, tỷ lệ hao hụt là 4%. Căn cứ để quyết toán hợp đồng là định mức đã được thoả thuận trong hợp đồng ngoại cộng với tỷ lệ hao hụt cho phép. Trường hợp tỷ lệ hao hụt vượt quá mức quy định trên thì các doanh nghiệp có công văn giải trình gửi Bộ Công nghiệp và Tổng cục Hải quan kèm theo các hợp đồng đã ký kết để giải quyết. Tỷ lệ hao hụt như trên được áp dụng với cả loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Với quy định mới này của Bộ Công nghiệp thì rõ ràng là ngoài định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong hợp đồng ngoại, doanh nghiệp đương nhiên được tính thêm số nguyên vật liệu theo tỷ lệ hao hụt cho phép vào tổng số nguyên vật liệu nhập khẩu khi kết thúc hợp đồng. ở đây Bộ Công nghiệp đã không tính đến hai vấn đề. - Nếu trong hợp đồng không thoả thuận gì về tỷ lệ hao hụt mà tỷ lệ này ngầm xác định trong định mức của từng đơn vị sản phẩm rồi thì liệu doanh nghiệp nhận gia công có được bên đặt gia công gửi thêm số nguyên phụ liệu trong tỷ lệ hao hụt cho phép như quy định của Bộ Công nghiệp không? - Đã định ra tỷ lệ hao hụt cho phép, nghĩa là những hợp đồng nào quy định mức hao hụt cao hơn thì khi thanh khoản hợp đồng phải hạ xuống đúng với mức “cho phép”, còn nếu hợp đồng nào quy định mức hao hụt thấp hơn (vì đã có mức hao hụt ngầm hiểu trong hợp đồng giữa các bên) thì phải chấp nhận theo mức trong hợp đồng, không có cách gì để buộc bên đặt gia công phải chấp nhận theo mức trong hợp đồng, không có cách gì để buộc bên đặt gia công phải chấp nhận tỷ lệ hao hụt của một bên đưa ra. Nếu có trường hợp tỷ lệ hao hụt trong hợp đồng gia công quy định thấp hơn mức hao hụt trên thực tế, dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì đó là sự non yếu nghiệp vụ của bên nhận gia công trong khi ký hợp đồng gia công. Khi đó doanh nghiệp phải tự gánh chịu chứ không thể bắt Nhà nước phải chịu thay doanh nghiệp được. Liên quan đến tỷ lệ hao hụt nói trên là vấn đề thuế đối với phần nguyên phụ liệu tiết kiệm được trong tỷ lệ hao hụt này. Đây là vấn đề chưa có chỗ dựa pháp lý bằng văn bản nên vẫn còn nhiều tranh cãi. + Đối với doanh nghiệp: hầu hết đều cho rằng số nguyên phụ liệu này là do công sức, mồ hôi của cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc và đấu tranh với chủ hàng nước ngoài. Khi xây dựng định mức thì Nhà nước lại thu thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu dư thừa này là bất hợp lý, không khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trình độ, tay nghề, hợp lý hoá sản xuất và tiết kiệm nguyên phụ liệu. Điều này có nên để cho cơ quan thuế thu thuế nếu doanh nghiệp tiêu thụ tại thị trường nội địa số nguyên phụ liệu đó. + Theo quan điểm của Bộ Tài chính tại công văn số 754/TCT-NV3 ngày 13/12/1998 trả lời Tổng cục Hải quan về việc sử lý thuế đối với nguyên phụ liệu dôi ra trong số 2 đến 3% tỷ lệ hao hụt trong hợp đồng gia công với nước ngoài Tổng cục thuế có ý kiến như sau: “Các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về xử lý hoàn thuế đối với nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu đều quy định: việc xác định số nguyên phụ liệu tiêu hao sản xuất hàng xuất khẩu dựa trên định mức được duyệt và căn cứ vào mức tiêu hao thực tế”. Như vậy, đối với phần nguyên phụ liệu dôi ra do tiết kiệm trong tỷ lệ hao hụt sẽ không được tính vào phần nguyên phụ liệu tiêu hao để sản xuất sản phẩm, nếu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn hải quan các địa phương thực hiện như sau: Sau khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công, nếu doanh nghiệp tiêu thụ nội địa số nguyên phụ liệu dôi ra do tiết kiệm được trong tỷ lệ hao hụt cho phép thì phải khai báo với hải quan nơi mở sổ theo dõi để làm thủ tục nhập khẩu như hàng nhập khẩu bình thường và khai trên tờ khai phi mậu dịch việc áp dụng giá, áp dụng thuế thực hiện theo các quy định hiện hành tại thời điểm mở tờ khai. Việc nộp thuế áp dụng cho cả những hợp đồng gia công đã thanh khoản có phần nguyên phụ liệu dôi ra, doanh nghiệp đã tiêu thụ nội địa nhưng chưa nộp thuế nhập khẩu. Quan điểm của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp coi tỷ lệ hao hụt là phần cấu thành trong sản phẩm, nên doanh nghiệp đương nhiên được sử dụng và không phải nộp thuế nhập khẩu. Như vậy, hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm về việc có hay không phải nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu tiết kiệm được trong tỷ lệ hao hụt cho phép. Thực ra số nguyên phụ liệu dư thừa này chủ yếu phát sinh trong khi gia công hàng may mặc, đồ da. Nếu như định mức tiêu hao nguyên phụ liệu đã tính toán kỹ thì người thợ khi làm khéo sẽ thừa ra một số nguyên phụ liệu và họ được hưởng là điều không bàn cãi. Nhưng nếu như doanh nghiệp ký một hợp đồng lớn có hàng vạn sản phẩm chỉ cần định mức xây dựng cao hơn thực tế chút ít thì tổng số chênh lệch sẽ không nhỏ. Ví dụ như trường hợp C.ty May 10 - Hà Nội ký hợp đồng số 9501/GARCO-LEI (30/9/2000) qua thanh khoản thừa ra 51.174 yards vải chính; C.ty Cofectimex - Hà Nội trong hợp đồng số 06/CON-HAB/93 ký ngày 5/10/95 sau khi thanh khoản thừa ra số nguyên phụ liệu tương đương với 436.050 chiếc túi. Như vậy, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu là hợp lý, vì thực chất số nguyên vật liệu thừa này có được là do định mức cao hơn so với thực tế. Nhìn chung, nổi cộm vẫn là vấn đề xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, giữa các định mức trong thực tế với các định mức lợi dụng để khai cao hơn thực tế. ý kiến mới nhất của Bộ Tài chính tại công văn số 3274 TC/TCT ngày 13/9/1999 vẫn là thu thuế triệt để vì “thực tế hiện nay việc quản lý định mức nguyên liệu, vật tư đối với hình thức gia công hàng xuất khẩu chưa chặt chẽ. Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tình hình giá cả thị trường nội địa và vẫn đảm bảo có lợi khi giảm được tỷ lệ hao hụt và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nhập khẩu (vì thuế nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trên giá trị nguyên liệu, vật tư) nên Bộ Tài chính chấp nhận hao hụt cho phép nhưng phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác có liên quan theo quy định hiện hành”. Như vậy, là quy định này vẫn không làm thoả mãn ý kiến của các doanh nghiệp. 3.1.3. Việc xử lý, tiêu huỷ đối với phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm. Trong quá trình gia công hànghoá bao giờ cũng phát sinh ra một số sản phẩm không đủ quy cách, phẩm chất do sự cố kỹ thuật, điều kiện tay nghề,... Số hàng hoá này đương nhiên là không thể trả cho chủ hàng được. Nếu để lại tiêu thụ nội địa thì phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác, nhiều khi còn cao hơn giá trị hiện có của hàng hoá. Quyết định 126/TCHQ-QĐ Điều 12 quy định: nguyên phụ liệu thừa, sản phẩm thứ phẩm nếu không còn sử dụng được thì lập Hội đồng cho huỷ theo đúng quy định, không thu thuế nhập khẩu. Hội đồng huỷ sản phẩm bao gồm: - Đại diện hải quan nơi mở sổ theo dõi hợp đồng gia công. - Đại diện Cục thuế địa phương. - Đại diện doanh nghiệp nhận gia công. - Đại diện Sở khoa học CN-MT (nếu hàng huỷ bỏ gây độc hại). - Đại diện bên thuê gia công (nếu họ yêu cầu). Trên thực tế ở các xí nghiệp gia công hiện nay, số phế liệu, thứ phẩm không phải là hoàn toàn không có giá trị mà có những loại vẫn có giá trị và tái sử dụng được, nếu đem tiêu huỷ thì rất lãng phí. Nhiều doanh muốn tận dụng nhưng không chịu được mức thuế nhập khẩu cao nên đành phải đưa số nguyên vật liệu thứ phẩm này đi tiêu huỷ. Mặt khác, có những loại phế liệu cần được tiêu huỷ ngay để khỏi gây ô nhiễm môi trường hoặc mất công sức bảo quản, nơi chứa gây nên lãng phí không đáng có, nhưng vẫn phải chờ có đầy đủ các Ban bộ chức năng tới chứng kiến mới được phép huỷ, gây mất thời gian, lãng phí cho doanh nghiệp. 3.1.4. Vấn đề xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công. Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, các loại hình gia công sản xuất hàng hoá cho nước ngoài cũng phong phú hơn, trong đó có loại hình xuất khẩu tại chỗ hàng gia công hay còn gọi là gia công chuyển tiếp. Gia công chuyển tiếp là hình thức gia công mà nguyên liệu nhập khẩu được gia công qua các giai đoạn do các doanh nghiệp khác nhau thực hiện để chuyển hoá thành sản phẩm hoàn chỉnh xuất khẩu, hay nói cách khác gia công chuyển tiếp là hình thức mà sản phẩm gia công của doanh nghiệp này được sử dụng làm nguyên liệu gia công của một doanh nghiệp khác theo nội dung của một hợp đồng. Hiện nay doanh nghiệp gia công giầy da trong cả nước đã áp dụng hình thức gia công chuyển tiếp như: C.ty giầy Hải Phòng chuyển vải Cole (có bồi xốp eva vào giữa hai lớp da vải) và đế giầy cho các đơn vị gia công giầy xuất khẩu ở Hải Phòng. C.ty giầy Yên Viên giao đế giầy cho công ty giầy Thuỵ Khuê, C.ty TNHH Đỉnh Vàng,... Để quản lý loại hình đặc thù này được chặt chẽ, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, trách sơ hở để doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ lợi dụng nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất gia công cho nước ngoài để tiêu thụ trong nước ảnh hưởng tới thị trường nội địa, thất thu thuế cho ngân sách. Về vấn đề này Tổng cục Hải quan đã có những quy định như sau: 1. Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công sản xuất bán thành phẩm cho nước ngoài (gọi là doanh nghiệp xuất khẩu), doanh nghiệp Việt Nam khác nhập khẩu bán thành phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu để gia công tiếp thành sản phẩm hoàn chỉnh xuất trả cho nước ngoài (gọi là doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0382.doc
Tài liệu liên quan