MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I. Những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh 3
I. Khái niệm về vốn và phân loại vốn trong kinh doanh 3
1. Khái niệm vèe vốn kinh doanh 3
2. Phân loại vốn kinh doanh 8
2.1. Phân loại vốn trên góc độ pháp luật, vốn bao gồm 8
2.2. Phân loại vốn theo nguồn hình thành 8
2.3. Phân loại vốn theo thời gian huy động vốn 9
2.4. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển 9
3. Các bộ phận cấu thành, đặc điểm vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 10
31. Vốn cố định của doanh nghiệp 10
3.2. Vốn lưu động 14
II. Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thương mại 18
III. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 23
1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 23
2. Nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 24
3. Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn 27
4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 28
4.1. Các chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 28
4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 30
4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 31
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 32
1. Những nhân tố khách quan 33
1.1. Trạng thái phát triển kinh tế 33
1.2. Cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước 33
1.3. Sức mua của thị trường 34
1.4. Thị trường tài chính 35
1.5. Mức độ lạm phát 35
1.6. Rủi ro bất thường trong kinh doanh 35
2. Những nhân tố chủ quan 36
2.1. Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn kinh doanh 36
2.2. Yếu tố chi phí 36
2.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh 37
2.4. Lựa chọn phương án đầu tư 37
2.5. Năng lực quản lý của doanh nghiệp 38
Chương II. Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 39
I. Khái quát chung về Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 39
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 39
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 40
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 40
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 41
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tạp phẩm và bảo hộ
lao động 49
3.1. Tình hình phát triển kinh doanh 49
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 55
4. Đánh giá tổng quát tình hình kinh doanh của tổng công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động từ năm 1999 -2002 61
II. Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 63
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty tạp phẩm và bảo hộ
lao động 63
2. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 64
2.1. Cơ cấu tài sản của công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 64
2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 68
3. Hiệu quả sư dụng vốn kinh doanh tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 71
3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 71
3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 76
3.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tạp phẩm và bảo hộ
lao động 81
III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tạp phẩm và bảo hộ
lao động 85
1. Những kết quả đạt được 85
2. Những vấn đề còn tồn tại 86
3. Nguyên nhân của những yếu kém 86
Chương III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 88
I. Phương hướng phát triển của công ty những năm sắp tới 88
1. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 89
1.1. Về nguồn hàng 89
1.2. Về nhập khẩu 90
1.3. Về bán ra 90
1.4. Công tác xuất khẩu 91
2. Công tác quản lý và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên 91
2.1. Về quản lý 91
2.2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của CBCNV côngty 92
3. Công tác khác 92
3.1. Về tổ chức bộ máy và cán bộ 92
3.2. Công tác cán bộ và thực hiện chế độ đối với người lao động 93
II. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động 93
1. Các biện pháp nhằm huy động vốn kinh doanh 93
2. Đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh 94
3. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá trong quản lý và trong sản xuất kinh doanh 94
4. Điều chỉnh kịp thời giá bán hàng 95
5. Xây dựng các chiến lược khách hàng, mở rộng mạng lưới cửa hàng 95
6. Tích cực nghiên cứu và tìm kiếm thị trường đẩy nhanh tiêu thu
sản phẩm 96
7. Cải thiện từng bước tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 97
8. Tăng cường quản lý hàng tồn kho 97
9. Đẩy nhanh công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ 98
10. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 98
10.1 Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ, nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng 99
10.2. Định mức khấu hao hợp lý 99
10.3. Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định 99
10.4. Tiến hành tríchm, phân bổ và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý 100
11. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 100
11.1. Giải pháp huy động vốn đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh
của công ty 100
11.2. Bảo toàn vốn lưu động, hạn chế đến mức tối thiểu lượng vốn lưu động bị chiếm dụng 101
11.3. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động 103
III. Một số kiến nghị với nhà nước 104
1. Những cải cách nhằm tăng cường khả năng tài chính 105
2. Những cải cách nhằm phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm 105
3. Những cải cách nhằm phát triển thị trường tài chính 106
Kết luận 108
Tải liệu tham khảo 109
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính
Phòng tổ chức hành chính có chức năng như sau:
Tổ chức bộ máy, chức năng nhân sự nhằm quản lý việc tuyển dụng bố trí lao động, di chuyển đề bạt cán bộ, thù lao lao động, khen thưởng kỷ luật…
Thực hiện chức năng hành chính pháp chế
Tổ chức đời sống tập thể và hoạt động xã hội văn hoá, thể thao…
Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính:
Thực hiện toàn bộ công tác tổ chức quản lý nhân sự, sắp xếp điều phối lao động.
Giải quyết các chế độ chính sách, các công việc nội bộ.
Bảo vệ an toàn cho Công ty như chống trộm cắp, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt…
Tham mưu cho ban giám đốc về vấn đề nhân sự.
Đứng đầu phòng tổ chức hành chính là trưởng phòng phụ trách chung các chức năng của phòng và phụ trách khâu cán bộ, giải quyết các công việc nội bộ.
Giúp việc cho trưởng phòng có các phó phòng phụ trách các công việc hành chính, văn thư...
Một chuyên viên tổ chức phụ trách việc xây dựng quy chế soạn thảo văn bản, phân tích chiến lược về cán bộ, nhân sự, xây dựng các kế hoạch nhằm tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng và cho thôi việc đối với cán bộ công nhân viên.
Một nhân viên phụ trách công việc giấy tờ, công văn, quản lý con dấu.
Các nhân viên bảo vệ và thường trực có nhiệm bảo vệ tài sản của Công ty.
2.2.2.3 Phòng kế toán kế hoạch
Hiện nay Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đang áp dụng hình thức tổ chức kế toán vừa phân tán, vừa tập trung. Tức là, toàn bộ chứng từ gốc được các đơn vị cơ sở hạch toánvà lập bảng kê cuối tháng rồi đưa lên phòng kế toán kiểm tra sau đó lập bảng kê đưa vào sổ kế toán tổng hợp cuối mỗi quý mới báo cáo.
* Phòng kế toán kế hoạch có các chức năng sau:
Hạch toán việc kinh doanh của Công ty
Quản lý vốn, tài sản của Công ty bao gồm công tác huy động và tạo nguồn vốn.
Xây dựng các kế hoạch tài chính cho Công ty
Giám sát quá trình kinh doanh của Công ty
* Nhiệm vụ của phòng kế toán kế hoạch:
- Giúp giám đốc thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước
- Cung cấp thông tin để xử lý các vấn đề tài chính.
- Thanh toán luân chuyển chứng từ cho nhà cung cấp khách hàng, ngân hàng, cơ quan thuế.
- Tính toán chi phí, thu nhập, lỗ lãi hàng ngày của Công ty thông qua hệ thống tài khoản chứng từ sổ và từ đó lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm.
- Tham gia giám sát tình hình hoạt động của Công ty thông qua các tài khoản liên quan.
Đứng đầu phòng kế toán kế hoạch là kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo công việc của phòng theo đúng điều lệ tổ chức kế toán mà Nhà nước đã ban hành, lập kế hoạch tài chính. Phân tích các hoạt động kinh tế, ký duyệt các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Các kế toán viên trong phòng kế toán kế hoạch bao gồm: Kế toán vốn – tiền, kế toán công nợ, kế toán hàng tồn kho, kế toán các cửa hàng, kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định. Các kế toán này có nhiệm vụ theo dõi ghi chép những nghiệp vụ mình được phân công công tác.
Bộ phận thống kê thực hiện quá trình thông tin bao gồm việc thu thập và xử lý thông tin về tình hình kinh doanh của Công ty.
Bộ phận kế toán căn cứ những thông tin, phân tích và lập các phương án kế hoạch tài chính cho Công ty.
2.2.2.4 Phòng nghiệp vụ thị trường
* Chức năng:
- Phòng nghiệp vụ thị trường có chức năng phân tích và lập kế hoạch về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức nguồn hàng cùng với ban giám đốc tiến hành các nhiệm vụ kinh doanh.
- Thực hiện chức năng marketing bao gồm việc xác định và thực hiện các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, thiết lập các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, chiến lược quảng cáo sản phẩm, chiến lược quảng cáo khuyến mại...
* Nhiệm vụ
- Tham mưu cho ban giám đốc trong việc mở rộng phát triển kinh doanh trong và ngoài nước về ngành hàng tạp phẩm, dụng cụ trong gia đình.
- Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu, các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và các biện pháp chính để tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tổ chức sản xuất tạo ra hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Chủ động nắm nhu cầu của thị trường để cải tiến các phương thức kinh doanh đa dạng hoá mặt hàng thích ứng được vơí cơ chế thị trường.
Phòng nghiệp vụ thị trường bao gồm trưởng phòng chỉ đạo trực tiếp các công việc của phòng theo đúng quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty. Hai phó phòng nghiệp vụ thị trường: 1 phó phòng phụ trách thị trường trong nước và 1 phó phòng phụ trách nghiệp vụ xuất khẩu. Các cán bộ nghiệp vụ thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích sự biến động của thị trường, quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng nhằm thực hiện việc tổ chức nguồn hàng và hệ thống tiêu thụ.
2.2.2.5 Phòng nghiệp vụ bảo hộ lao động 1 và phòng nghiệp vụ bảo hộ lao động 2:
Hai phòng này cũng có chức năng, nhiệm vụ tương tự phòng nghiệp vụ thị trường tuy nhiên phòng nghiệp vụ thị trường phụ trách các loại hàng tạp phẩm và dụng cụ gia đình còn hai phòng nghiệp vụ bảo hộ lao động phụ trách các nghiệp vụ thị trường đối với hàng bảo hộ lao động như hàng vải, quần áo, các thiết bị bảo hộ lao động.
Đứng đầu phòng nghiệp vụ bảo hộ lao động là trưởng phòng phụ trách công việc chung của phòng. Giúp việc cho trưởng phòng là các phó phòng phụ trách từng lĩnh vực được phân công.
Các cán bộ nghiệp vụ, nhân viên có nhiệm vụ bám sát các cơ sở của nhà cung ứng và khách hàng, tạo nguồn hàng, tiêu thụ hàng và đánh giá chất lượng mẫu mã của sản phẩm.
2.2.2.6.Các đơn vị trực tiếp kinh doanh:
Các đơn vị trực tiếp kinh doanh bao gồm: Cửa hàng bảo hộ lao động và bách hoá tại 30 Đoàn Thị Điểm, Cửa hàng bách hoá số 1 và số 2 Cát Linh, và Trạm bách hoá Hà nội tại Km6-Đường Giải Phóng. Các đợn vị này có chức năng trực tiếp kinh doanh.
Nhiệm vụ của các cửa hàng này là:
-Tổ chức kinh doanh, bán buôn bán lẻ hàng tạp phẩm và bảo hộ lao động, hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng điện tử điện lạnh, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
-Thực hiện các dịch vụ cung ứng hàng xuất khẩu, tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu cho các đơn vị trong và ngoài nước.
-Đại lý cho các hãng sản xuất, kinh doanh về những mặt hàng thuộc diện kinh doanh của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước.
Đứng đầu các cửa hàng, trạm là các cửa hàng trưởng và trạm trưởng quản lý việc mua bán xuất nhập kho của cửa hàng, trạm. Bán buôn và bán lẻ được thực hiện bởi các nhân viên bán hàng của công ty.
2.2.3.Nhận xét chung về cơ cấu bộ máy hiện tại của công ty:
Nhìn chung Công ty được tổ chức theo mô hìnhtrực tuyến chức năng. Do đó, tránh được tình trạng tập trung toàn bộ vấn đề quản lý cho Giám đốc dẫn đến tình trạng quá tải nhưng vẫn đảm bảo được chế độ một thủ trưởng.
Theo mô hình quản lý này, các vấn đề phát sinh trong từng bộ phận chức năng sẽ do cán bộ phụ trách chức năng giải quyết. Đối với những vấn đề chung, các bộ phận chức năng sẽ đề xuất ý kiến. Giám đốc là người đưa ra phương hướng cuối cùng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về cách giải quyết của mình.
Với bộ máy tinh gọn, trách nhiệm phân chia rõ ràng cho từng phòng ban, cửa hàng, trạm làm cho hoạt động của Công ty ngày càng nề nếp, đồng bộ. Các phòng ban, cửa hàng, trạm và các cá nhân có điều kiện phát huy hét khả năng của mình.
Bộ máy của Công ty thống nhất từ trên xuống dưới, tuy nhiên lao động gián tiếp ở Công ty còn nhiều, còn có lao động dư thừa, cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp còn ít. Công ty cần tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô, cơ cấu lao động nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.
Nhìn chung, những năm gần đây về cơ bản Công ty đã quản lý được đáng kể nhân viên dư thừa làm cho bộ máy của công ty gọn nhẹ, tinh thông, một người làm được nhiều việc. Công ty giải quyết hợp lý các chính sách, chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ hưu trí, chế độ đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động
3.1.Tình hình phát triển kinh doanh:
Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động là một doanh nghịêp Nhà nước với số vốn ngân sách do Nhà nước cấp là 5.153 triệu đồng, trong đó 3.400 triệu đồng là vốn lưu động. Kể từ khi hợp nhất cho đến nay Công ty đã hoạt động được 7 năm. khâu tổ chức đã được ổn định, mạng lưới và mặt hàng kinh doanh đang ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân như các mặt hàng xà phòng giặt, phích và ruột phích, đồ sứ, mặt hàng bảo hộ lao động... Từ năm 1999 đến năm 2002 hoạt động kinh doanh tuy gặp nhiều khó khăn. Song nhìn chung giá trị kinh doanh vẫn tiếp tục phát triển, điều này được thể hiện qua bảng 1.
3.1.1. Tình hình phát triển nguồn hàng
Từ bảng 1 ta thấy: Tình hình thực hiện mua hàng của Công ty qua các năm có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định cả về ngành hàng tạp phẩm và ngành hàng bảo hộ lao động. Tổng giá trị mua vào của Công ty qua các năm, cụ thể là năm 2000 đạt 113,3% so với năm 1999, năm 2001 đạt 109,6% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 107,9% so với năm 2001. Trong đó, giá trị mua vào của ngành hàng tạp phẩm chiếm khoảng từ 76%- 78% tổng giá trị mua vào của Công ty và tăng qua các năm như: năm 2000 đạt 113,6% so với năm 1999, năm 2001 đạt 109,9% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 108,2% so với năm 2001. Đạt được kết quả này là do một số nguyên nhân sau đây:
- Công ty đã không ngừng củng cố và hoàn thiện mối quan hệ giữa Công ty với các nhà sản xuất, các cơ sở, các đơn vị xuất nhập khẩu và các bạn hàng khác trong và ngoài nước có uy tín trên thị trường.
- Chủ động ký kết hợp đồng ngay từ đầu nămđể các nhà sản xuất bố trí kế hoạch sản xuất và ra hàng kịp thời.
- Quá trình giao nhận hàng hoá và thanh toán sòng phẳng, bao tiêu phần lớn sản phẩm cho nhà sản xuất, ứng vốn trước lấy hàng khi vào vụ tiêu thụ như các dịp lễ, tết, mua hàng với số lượng lớn, đặt hàng theo yêu cầu, nhận đại lý hoặc mua chậm trả nhằm góp phần đỡ căng thẳng vốn.
- Củng cố mặt hàng truyền thống của Công ty.
- Tập trung đầu tư hợp lý cho từng mặt hàng, kết hợp tập trung lớn, vừa và nhỏ nên đa dạng hoá nguồn hàng.
- Có kinh nghiệm tổ chức nguồn hàng tính thời vụ,mua đủ số lượng làm chủ về giá.
- Bám sát các cơ sở, các nhà máy sản xuất lớn, các công trình có nhu cầu lớn về hàng bảo hộ lao động, tập trung để xây dựng đầu ra ổn định lâu dài cho các công tác kinh doanh hàng bảo hộ lao động.
3.1.2. Sự phát triển của tổng doanh thu
Dựa vào số liệu ở bảng 1 ta thấy sự phát triển tổng doanh thu từ năm 1999 đến năm 2002 có chiều hướng tăng lên, đây cũng là phương hướng của Công ty. Tổng doanh thu của Công ty qua các năm cụ thể là: năm 2000 đạt 122,2% so với năm 1999, tăng 22,3%, năm 2001 đạt 109,4% so với năm 2000 tăng 9,4%, năm 2002 đạt 106% so với năm 2001 tăng 6%. Nhìn chung là tổng doanh thu tăng trưởng ổn định. Và đặc điểm của Công ty chủ yếu kinh doanh mặt hàng tạp phẩm do vậy doanh thu của ngành hàng này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng doanh thu, đó là từ 76% - 78%. Ngành hàng tạp phẩm qua các năm cũng có xu hướng tăng lên. Cụ thể: năm 2000 đạt 124,8% so với năm 1999, năm 2001 đạt 110% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 105,6% với năm 2001.
Mặc dù ngành hàng tạp phẩm là ngành hàng chủ yếu song ngành hàng bảo hộ lao động trong những năm qua cũng tăng lên, đã góp phần vào tổng doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể: năm 2000 đạt 113,9% so với năm 1999, năm 2001 đạt 107,4 so với năm 2000 và năm 2002 đạt 107,4% so với năm 2001.
Đạt được kết quả này, ngoài những nguyên nhân ở mục 3.1.1 còn có một số nguyên nhân sau:
- Công ty đã củng cố và mở rộng thị trường, xây dựng hệ thống tiêu thụ khắp các tỉnh trong cả nước, tạo kênh phân phối mạnh, đảm bảo đầu ra thông suốt, ổn định làm chủ được thị trường.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm nhu cầu để điều chỉnh hoạt động kinh doanh mở rộng, phát triển tạo nên hệ thống tiêu thụ phủ kín thị trường.
- Có chính sách tiêu thụ hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng, chăm sóc khách hàng trong và sau khi bán hàng nhằm bảo vệ thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho khách hàng. Củng cố quan hệ chung thuỷ với khách hàng. Phát huy việc phục vụ, giao hàng đến tận nơi tiêu thụ, vận chuyển thẳng, không qua kho, bám sát nắm vững thông tin thị trường để có biện pháp giải quyết kịp thời. Mặc dù Công ty đã đạt được những kết quả trên. Nhưng cũng với những kết quả đó, Công ty còn gặp một số khó khăn đó là: Hàng tạp phẩm của nước ta có nhiều nguồn cung ứng, thêm vào đó là hàng tạp phẩm của Trung Quốc và một số nước tràn vào nội địa, sự vươn ra bán của các đơn vị sản xuất, hàng giả, dẫn đến một số mặt hàng không đủ doanh số.
3.1.3. Tình hình luân chuyển hàng hoá của Công ty
Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động là một công ty bán buôn. Do đó, tổng giá trị bán buôn thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu. Hiện nay, trong cơ chế thị trường với mục đích quay vòng vốn nhanh, tăng lợi nhuận. Do đó, Công ty đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng nên phương thức bán buôn mở tại đại lý thương mại, tìm kiếm khách hàng bán buôn tại kho, bán buôn bằng điện tín được Công ty áp dụng phổ biến. Trong thực tế, Công ty đã sử dụng các phương pháp như: bán buôn qua kho, bán vận chuyển thẳng và bán theo đơn đặt hàng.
Tình hình luân chuyển hàng hoá qua các phương pháp trên được thể hiện ở bảng sau:
Dựa vào số liệu ở bảng 2 ta nhận thấy: Tổng giá trị bán buôn có chiều hướng tăng dần lên từ năm 1999 đến năm 2002 do sự tăng mức bán ra theo các phương thức bán buôn là bán chuyển thẳng và bán qua đơn đặt hàng. Cụ thể: năm 2000 tăng 26,8% so với năm 1999, năm 2001 tăng 7,3% so với năm 2000 và năm 2002 tăng 6,6% so với năm 2001. Trong đó: Phương thức bán chuyển thẳng ngày càng tăng lên. Năm 1999 đạt 48% trong tổng giá trị bán buôn nhưng đến năm 2002 đã tăng lên 54,1%. Và phương thức bán chuyển thẳng năm 2000 đạt 432% so với năm 1999, năm 2001 đạt 112% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 110,4% so vơi năm 2001. Ngoài ra, phương thức bán qua đơn đặt hàng cũng được Công ty chú ý quan tâm hơn. Do đó, phương thức này cũng tăng dần lên từ năm 1999 đạt 15,8% lên 17,3% trong năm 2002. Theo phương thức này, năm 2000 đạt 133,6% so với năm 1999 tăng 33,6% so với năm 1999 tăng 33,6%, năm 2001 đạt 110,3% so với năm 2000 tăng 10,3% và năm 2002 đạt 107,5% so với năm 2001 tăng 7,5%.
Trong khi hai phương thức bán buôn là bán chuyển thẳng và bán qua đơn đặt hàng ngày càng được Công ty chú trọng và sử dụng hiệu quả hơn, thì phương thức bán buôn qua phương thức bán qua kho ngày càng giảm dần. Cụ thể, năm 1999 phương thức bán qua kho đạt 36,2% thì đến năm 2002 nó chỉ đạt 28,6%. Bởi vì, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, phương thức này có nhược điểm là làm tăng số khâu lưu chuyển do đó tăng chi phí dẫn đến tăng giá bán. Công ty đã nhận thấy được điều này đã điều chỉnh tỷ lệ các phương thức trên.
Mặc dù Công ty điều chỉnh tỷ lệ các phương thức bán buôn ở trên song Công ty cần sử dụng kết hợp cả ba phương thức này một cách hợp lý hơn nữa để đảm bảo hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận vừa đảm bảo đầy đủ hàng hoá với chủng loại phù hợp với nhu cầu thị trường và nhu cầu xã hội. Việc xác định đúng phương hướng bán sẽ tạo điều kiện tăng khối lượng lưu chuyển hàng hoá và tăng hiệu quả hoạt động của Công ty.
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
3.2.1. Kết quả kinh doanh
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các Công ty, xí nghiệp, các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt. Để phù hợp với sự biến đổi của thị trường, Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động đã có nhiều bước đổi mới trong hoạt động kinh doanh và đã đạt được một số kết qủa nhất định. Điều này được thể hiện qua số liệu ở bảng dưới đây.
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Công ty
từ 1999 đến 2002.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm 2000 so với 1999%
Năm 2001 so với 2000 %
Năm 2002 so với năm 2001%
1 Doanh thu thuần
197.668
241.573
246.325
280.089
122,2
109,4
106
2. Tổng CF kể cả giá vốn
198.092
241.147
264.119
279.869
121,7
109,5
106
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh [ 03 = 02 – 01]
- 424
426
206
220
200,5
48,4
106,8
4. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
930
104
463
616
11,2
445,2
133
5. Lợi nhuận bất thường
9
-12
0,3
34
57,1
102,5
1333,3
6. Tổng lợi nhuận trước thuế [ 06 = 03+04 + 05]
515
158
524,3
590
100,6
101,2
112,5
7. Thu thuế nhập doanh nghiệp phải nộp
164
165
167,7
189
100,6
101,6
112,7
8. Lợi nhuận sau thuế
[ 08 = 06 – 07]
351
353
356,6
401
100,6
101,2
112,5
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động.
Qua số liệu tính toán và so sánh ở bảng 3 ta thấy trong bốn năm từ năm 1999 đến năm 2002 doanh thu thuần tăng đều và lợi nhuận cũng tăng lên. Năm 1999, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lỗ 424 triệu đồng, năm 2000 là 426 triệu đồng đạt 200.5% so với năm 1999, năm 2001 là 206 triệu đồng đạt 48.4% so với năm 2000. Song đến năm 2002, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đem lại 220 triệu đồng đạt 106,8% so với năm 2001.
Là một doanh nghiệp thương mại thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tổng lợi nhuận Công ty. Song từ số liệu ở bảng 3 ta thấy năm 1999, năm 2001 và năm 2002 thì tổng lợi nhuận của Công ty chủ yếu từ bộ phận lợi nhuận hoạt động tài chính, chỉ có năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận chính chủ yếu của tổng lợi nhuận của Công ty. Có lẽ đây là chiến lược từng phần cho nên tổng lợi nhuận của Công ty vẫn còn thấp. Nếu công ty có chiến lược tổng thể, có tầm nhìn vĩ mô nâng cao lợi nhuận của tất cả các lĩnh vực thì sẽ đưa tổng lợi nhuận của Công ty cao hơn nữa.
Tình hình tăng trưởng tổng lợi nhuận của Công ty cũng chưa cao, chỉ có năm 2002 đạt 112,5% so với năm 2001 tăng 1,2% so với năm 2000. Nguyên nhân này, như đã phân tích ở trên là do hoạt động kinh doanh của Công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả, mặc dù Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
Để đạt được kết quả cao hơn nữa trong hoạt động kinh doanh, từ đó đem lại lợi nhuận ngày càng cao hơn cho công ty. Công ty có thể đưa ra một số giải pháp chủ yếu như sau để có thể thực hiện kinh doanh có hiệu quả hơn là:
- Phát triển quy mô một số mặt hàng có khả năng tiêu thụ để trở thành mặt hàng chính như: vật liệu điện, dây điện, đồ uống... cố gắng phấn đấu mỗi đơn vị ít nhất có một mặt hàng chủ lực.
- Mở rộng mặt hàng mới nhằm thay thế bổ sung những mặt hàng truyền thống bị teo lại vừa góp phần ổn định lực lượng hàng hoá vừa tạo ra sự chủ động cạnh tranh.
- Quan tâm khai thác hàng thời vụ, hàng đặc thù có nhu cầu đột xuất, hàng đặt nhằm tận dụng mọi cơ hội làm phong phú, đa dạng nguồn hàng kinh doanh của Công ty hơn nữa.
- Mở rộng mặt hàng đại lý về quy mô, số lượng nhất là hàng mới, hàng trong nước và hàng của nước ngoài.
- Cần tập trung vào công tác xây dựng thị trường, củng cố, mở rộng và phát triển thị trường trong nước.
- Công tác xuất khẩu là khâu khó khăn nhất đối với Công ty, vì nó hoàn toàn mới đối với Công ty, chưa có kinh nghiệm, yếu về thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Do vậy, cần xây dựng đội ngũ làm công tác xuất nhập khẩu đủ trình độ đảm nhiệm tốt công tác này.
3.2.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại. Do vậy, việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước được Công ty thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước được thể hiện ở bảng sau;
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là kinh doanh hàng nội và nội địa là chính. Do vậy, nhìn vào số liệu ở bảng 4 ta thấy, tỷ lệ nộp thuế VAT trong tổng số nộp ngân sách Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất ở các năm từ năm 1999 đến năm 2002. Cụ thể: năm 1999, tỷ lệ nộp thuế VAT chiếm 52,58% trong tổng số nộp ngân sách Nhà nước, năm 2000 chiếm 45,58% , năm 2001 chiếm 68,52% và năm 2002 chiếm 68.09%.
Tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty nhìn chung là tương đối ổn định qua các năm. Năm 1999 chiếm 22,1%, năm 2000 chiếm 22,64%, năm 2001 chiếm 18,01% và năm 2002 chiếm 19085%. Và tình hình nộp thuế vốn năm 1999 và năm 2000 là như nhau nhưng sang năm 2001 và năm 2002 đã giảm xuống còn một nửa. Chứng tỏ, Công ty ngày càng có xu hướng sử dụng vốn bổ sung, giảm dần việc vay vốn ở ngân hàng, và qua 4 năm từ 1999 đến năm 2002 thì thuế môn bài mà công ty nộp vào ngân sách Nhà nước là ổn định: 3.050.000 đồng.
3.2.3. Tình hình tổ chức lao động, tiền lương từ năm 1999 đến năm 2002
Nhìn chung, từ năm 1999 đến năm 2002 số lao động trong công ty tương đối ổn định. Việc sắp xếp lại lao động giữa các phòng ban, cửa hàng, trạm ngày một hợp lý hơn làm cho bộ máy Công ty gọn nhẹ. Khâu trực tiếp kinh doanh được tăng cường thêm lao động. Bởi vì, do yêu cầu cạnh tranh cao đòi hỏi đội ngũ nghiệp vụ có trình độ chuyên môn giỏi, có phong cách lịch sự, khoẻ mạnh, nhanh chóng thích nghi với sự biến đổi của thị trường. Do vậy, Công ty đã sắp xếp lại lao động, mở các cửa hàng bán lẻ, tạo công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên. Công ty đã tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động, đảm bảo thu nhập của họ.
Tiền lương và thu nhập bình quân của mỗi người lao động của Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Tình hình tiền lương và thu nhập bình quân 1người/tháng của Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng số cán bộ công nhân viên
Người
135
127
131
131
Tổng quỹ lương
Nghìn đồng
1.485.133
1.424.109
1.441.278
1.776.318
Tổng thu nhập
Nghìn đồng
1.485.133
1.589.416
1.588.166
1.987.208
Tiền lương bình quân
Đồng
916.737
934.455
916.844
1.129.973
Thu nhập bình quân
Đồng
916.737
1.042.924
1.010.283
1.264.127
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động
Nhìn vào số liệu ở bảng 5, ta thấy: Tiền lương và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong một tháng của Công ty có chiều hướng tăng lên. Năm 1999 tiền lương bình quân và thu nhập bình quân của một người/tháng đều là 916.737 đồng, thì đến năm 2002 tiền lương bình quân của 1người/ tháng là 1.776.318 đồng và thu nhập bình quân là 1.987.208 đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty, tạo điều kiện cho họ làm việc có hiệu quả hơn. Nhìn chung, Công ty đã sắp xếp lực lượng lao động phù hợp với trình độ năng lực của mỗi người lao động, tạo kinh doanh cho họ phát huy được khả năng của mình. Bộ phận gián tiếp hoạt động gọn nhẹ phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong những năm tới Công ty cần phải tăng lực lượng lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng yêu cầu hoạt động cạnh tranh cao của thị trường.
4. Đánh giá tổng quát tình hình kinh doanh của Tổng Công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động từ năm 1999 - 2002
Từ những kết quả đạt được của Công ty từ năm 1999 - 2002 và sự phân tích ở trên ta thấy: Nhìn chung là lợi nhuận hàng năm của Công ty ngày một tăng lên, mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đem lại cho Công ty còn hạn chế. Đặc biệt là năm 1999 và năm 2002 là lỗ. Năm 1999, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ 424 triệu đồng và năm 2002 lỗ 60 triệu đồng. Kết quả này cũng có nhiều nhân tố khách quan đã tác động bất lợi đến. Như năm 1998 tình hình kinh tế - xã hội của nước ta vừa bị ảnh hưởng nặng nề thiên tai, vừa bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Dẫn đến năm 1999 thị trường lắng xuống, ít sôi động, giá cả giảm liên tục, sức mua giảm sút, cạnh tranh gay gắt. Năm 2000, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, tỷ giá đồng ngoại tệ biến đổi, hàng Trung Quốc tràn vào nội địa... làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh về hàng xuất nhập khẩu.
Mặc dù có nhiều nhân tố khách quan như vậy, song tình hình kinh doanh của Công ty từ năm 1999 - 2002 cũng đem lại kết quả tốt. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 1999 là: 351 triệu đồng, năm 2000 là: 353 triệu đồng, năm 2001 là 356,6 triệu đồng, và năm 2002 là 401 triệu đồng.
Từ việc hoạt động kinh doanh của Công ty đem lại hiệu quả. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, dẫn đến việc thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty cũng tăng dần lên. Năm 1999, thu nhập bình quân một người trong tháng là 916737 đồng thì đến năm 2002 là 1264127 đồng. Đã làm cho họ yên tâm lao động sản xuất kinh doanh, phát huy hết khả năng của mình.
Đạt được những kết quả trên là do một số nguyên nhân sau:
- Công ty đã tổ chức lại bộ máy ngày càng phù hợp hơn đối với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tập trung đầu tư hợp lý cho từng mặt hàng, kết hợp tập trung lớn, vừa và nhỏ lên đa dạng hoá nguồn hàng.
- Tổ chức khai thác nguồn hàng dưới nhiều hình thức nhằm tạo thế mạnh cạnh tranh cho công ty như: bao tiêu phần lớn sản phẩm cho các nhà sản xuất, mua với số lượng lớn, đặt hàng theo yêu cầu...
- Củng cố và mở rộng thị trường, xây dựng hệ thống tiêu thụ khắp các tỉnh trong cả nước, tạo kênh phân phối đủ mạnh, đảm bảo đầu ra thông suốt ổn định.
- Bám sát các cơ sở nhà máy, công trình lớn có nhu cầu lớn về hàng bảo hộ lao động , tập trung xây dựng đầu ra ổn định lâu dài cho công tác kinh doanh hàng bảo hộ la
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM152.doc