Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông

Phần I: Giới thiệu chung về đặc điểm của Cảng Hải Phòng và Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông 5

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng 5

1.2. Đặc điểm và tình hình cơ bản của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông 6

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 6

1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 7

1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 11

1.2.4. Đặc điểm các loại hàng hoá thông qua cảng 13

1.2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 13

Phần II: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16

2.1. Vốn sản xuất kinh doanh và vai trò của vốn sản xuất kinh doanh 16

2.2. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh 18

2.2.1. Vốn cố định 18

2.2.2. Vốn lưu động 21

2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 23

2.3.1. Quan điểm về việc sử dụng vốn có hiệu quả 23

2.3.2. Tài liệu nguồn cần thiết cho phân tích 24

2.3.3. Những công cụ trong phân tích vốn sản xuất kinh doanh 27

2.3.4. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 28

2.3.5. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 35

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn 38

2.4.1. Chu kỳ sản xuất kinh doanh 38

2.4.2. Kỹ thuật sản xuất 39

2.4.3. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ 39

2.4.4. Trình độ đội ngũ cán bộ lao động 40

2.4.5. Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp 40

2.4.6. Trình độ sử dụng các nguồn vốn 41

 

doc97 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các doanh nghiệp muốn tồn tại buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới với quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả… Tất cả những điều này làm cho mọi doanh nghiệp phải tận dụng triệt để các nguồn lực của mình và của xã hội để cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn được đổi mới về mẫu mã, sản phẩm phong phú đa dạng, giá thành hạ, chất lượng cao… Như vậy sản phẩm của doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Bởi lẽ đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp luôn phải đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc huy động vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đi vay, huy động các nguồn tài trợ. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các yêu cầu cải tiến kỹ thuật công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy nâng cao chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn còn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như địa vị của doanh nghiệp trên thương trường và nâng cao mức sống của người lao động. 2.6. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 2.6.1. Bảo toàn và sử dụng vốn - nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn Hiện nay với nền kinh tế thị trường đầy rủi ro, biến động do sự tác động của nhiều nhân tố giá trị của nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp luôn biến động. Do đó nếu quan niệm rằng bảo toàn vốn chỉ bao gồm việc giữ nguyên số tuyệt đối giá trị tiền tệ của vốn sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ là không phù hợp. Để bảo toàn vốn doanh nghiệp phải quan tâm đến giá trị thực (giá trị ròng) của các loại vốn tức là khả năng tái sản xuất giá trị các yếu tố sản xuất đầu vào. Do vậy, yêu cầu bảo toàn vốn đối với các loại vốn trong một doanh nghiệp là không giống nhau do những đặc điểm sản xuất sản phẩm, dịch vụ và sự tham gia của từng loại vốn vào quá trình sản xuất, đặc điểm của tái sản xuất nên yêu cầu bảo toàn vốn cố định và vốn lưu động cũng có sự khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. 2.6.1.1. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn cố định Việc bảo toàn và phát triển vốn cố định được đặt ra như một nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp, nó xuất phát từ những lý do khách quan sau: - Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn. Nó ảnh hưởng quyết định đến tốc độ phát triển khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - So với chu kỳ vận động của vốn lưu động thì chu kỳ vận động của vốn cố định dài hơn rất nhiều lần và phải mất nhiều năm mới hoàn đủ vốn ứng ra ban đầu cho chi phí về tài sản cố định. Trong thời gian đó đồng vốn bị đe doạ bởi các rủi ro do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Chúng làm giảm hoặc thất thoát vốn như: lạm phát, sự phát triển của khoa học công nghệ… Từ những lý do chủ yếu trên ta thấy việc bảo toàn và phát triển vốn cố định được coi là một trong những công việc quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Trên lý thuyết việc bảo toàn vốn cố định là phải thu hồi toàn bộ phần giá trị đã đầu tư vào tài sản cố định. Điều này chỉ là lý tưởng và đúng với điều kiện nền kinh tế không có lạm phát và không có sự hao mòn vô hình. Do đó trong thực tế việc thu đủ nguyên giá tài sản cố định sẽ trở thành không hiệu quả nếu như việc thu hồi một cách đầy đủ lượng giá trị thực của tài sản cố định và nguyên giá tài sản cố định là hai đại lượng đặc trưng khác nhau, song điều quan trọng là cả hai đại lượng này ít nhất phải có cùng sức mua để tạo ra một giá trị tài sản tương đương. Có như vậy vốn cố định mới được bảo toàn và thực hiện tái sản xuất tài sản cố định. 2.6.1.2. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn lưu động Do đặc điểm của vốn lưu động là chuyển dịch giá trị một lần vào giá trị dp trong một chu kỳ sản xuất, hình thái giá trị của nó thay đổi qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Vì vậy quản lý và sử dụng vốn lưu động là khâu quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như ta đã biết vốn lưu động tồn tại dưới dạng tiền mặt, vật tư, hàng hoá. Đây là những tài sản rất dễ gặp rủi ro do những tác động chủ quan từ phía doanh nghiệp và khách quan từ môi trường bên ngoài mang đến như: + Sự ứ đọng vật tư, hàng hoá do việc sản xuất của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thị trường về thị hiếu, chất lượng, giá cả. + Kinh doanh bị thua lỗ kéo dài hoặc bị chiếm dụng vốn quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến thiếu hụt vốn lưu động. + Nền kinh tế bị lạm phát, giá cả tăng nhanh nên sau mỗi lần luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá. Mặt khác, vốn lưu động ở mỗi doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có cơ cấu tài sản lưu động khác nhau và sự luân chuyển vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau nên mỗi doanh nghiệp phải dựa trên những nguyên tắc chung nhất cho việc bảo toàn và phát triển vốn lưu động của doanh nghiệp. + Thời điểm kết thúc vòng quay của vốn nên tiến hành vào mỗi kỳ kế toán, vì vòng quay vốn lưu động trùng với chu kỳ kinh doanh. + Đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tài sản lưu động. 2.6.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 2.6.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. a. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý. Vốn cố định được thu hồi thông qua việc doanh nghiệp tính và trích lập quỹ khấu hao nên việc đảm bảo và trích đủ khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng. Người quản lý không chỉ quan tâm đến tình hình tài sản cố định, mức độ tham gia của nó vào quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải quan tâm đến thời hạn sử dụng nguồn vốn đầu tư, loại tài sản để lựa chọn phương pháp tính khấu hao cho phù hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định như phương pháp tuyến tính, ô luỹ thoái… Nhưng phổ biến nhất hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng bằng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian). Theo phương thức này mức khấu hao hàng năm được tính theo công thức: Trong đó: Mk: Mức trích khấu hao hàng năm NG: Nguyên giá tài sản cố định T: Thời gian sử dụng định mức của TSCĐ Tuy nhiên tuỳ từng đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh vừa đảm bảo vốn và đỡ gây ra biến động lớn về giá thành. Vì vậy khi xác định mức khấu hao phải trích trong năm doanh nghiệp cũng nên xem xét các yếu tố sau: + Hao mòn vô hình của TSCĐ + Nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ + Quy định của Nhà nước trong việc tính khấu hao TSCĐ b. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp hợp lý hoá dây chuyền công nghệ, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng, tu bổ máy móc thiết bị, áp dụng những chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với người quản lý và sử dụng TSCĐ. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, các doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt quá trình sản xuất. Có nghĩa: tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo ba nguyên tắc: tính cân đối, nhịp nhàng và liên tục. Thực hiện tốt những nguyên tắc này mang lại những tác dụng sau: + Tiết kiệm thời gian trong sản xuất + Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị + Góp phần đảm bảo sản xuất cân đối, nhịp nhàng. + Đảm bảo kế hoạch sản xuất c. Sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ Công tác này có mục đích duy trì khả năng hoạt động bình thường cho TSCĐ, cần tiến hành định kỳ để phát hiện, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc chứ không phải đợi đến lúc sự cố xảy ra mới sửa chữa, thay thế. Đôi khi chi phí sửa chữa còn lớn hơn cả giá trị còn lại của TSCĐ. d. Sử dụng hết thời gian có thể làm việc được của TSCĐ Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì doanh nghiệp không chỉ tìm cách phát huy hết công suất thiết kế của máy móc thiết bị mà còn phải sử dụng hết thời gian có thể làm việc được của nó, tức là đi đôi với đẩy mạnh sản xuất là tăng ca, tăng thời gian làm việc của TSCĐ. e.Sử dụng lao động hợp lý và hiệu quả Yếu tố con người là quan trọng nhất vì người lao động là người trực tiếp sử dụng TSCĐ, “Giữ tốt, dùng bền “ , “an toàn là trên hết” phải luôn là khẩu hiệu được quán triệt ở XNXD Lê Thánh Tông. f. Cung ứng nguyên vật liệu đúng chủng loại TSCĐ có sử dụng hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc cung ứng nguyên vật liệu có đúng chủng loại không, đặc biệt quan trọng đối với máy móc thiết bị, do đó XN phải luôn đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu đúng chủng loại, không bị thiếu hay nguồn cung không ổn định. 2.6.2.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động a. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý lưu động nhằm: - Tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh - Thông qua việc xác định nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn lưu động cần huy động, tránh ứ đọng vốn (nhất là vốn đi vay). b. Tổ chức khai thác tốt nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh Trước hết doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên được phép, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn vốn này. Nếu không đủ doanh nghiệp có thể tìm thêm các nguồn vốn bên ngoài như: vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải cân nhắc, tính toán lựa chọn phương thức huy động sao cho chi phí vốn là thấp nhất. c. Thường xuyên phân tích tình hình vốn lưu động Tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động, thực hiện công việc này thông qua một số chỉ tiêu sau: Vòng quay vốn lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động. Trên cơ sở đó nắm được tình hình về vốn lưu động trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc cần sưả chữa kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Từ những lý luận về vấn đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong phân tích tình hình thực tế tại Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông với mục đích nhằm tìm ra những giải pháp khả thi nhất để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn, vẽ lên bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp. d. Nâng cao vòng quay của vốn lưu động.(V) Từ công thức: Doanh thu V = Vốn lưu động bình quân Ta thấy cần nâng cao doanh thu và giảm vốn lưu động bình quân để nâng cao vòng quay của vốn lưu động. e. Giảm thời gian một vòng quay Tăng V thì sẽ giảm được thời gian vòng luân chuyển vì : Thời gian một vòng luân chuyển VLĐ = Phần III Phân tích thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông 3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông những năm gần đây. Từ khi Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông ra đời cho đến nay được sự giúp đỡ của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng, Xí nghiệp đã tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp không ngừng được nâng cao. Những năm gần đây cùng chung bối cảnh với toàn Cảng Hải Phòng, Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông luôn gặp khó khăn do luồng lạch ra vào Cảng bị sa bồi, trước sức ép cạnh tranh của các cảng biển và cảng sông lân cận: Cảng nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh, cảng Đoạn Xá, cảng Thái Bình, Nam Định… nhưng Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ với mục tiêu nâng cao sản lượng hàng hoá dựa trên phương châm: "Giảm thiểu chi phí và thời gian cho khách hàng là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi". Để tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông trong thời gian gần đây, ta xem xét bảng sau: Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2003 Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch (+) (-) % 1. Tổng doanh thu 64.333.966.175 60.917.017.072 -3.416.949.103 -5,31 2. Doanh thu thuần 64.333.966.175 60.917.017.072 -3.416.949.103 -5,31 3. Giá vốn 40.723.922.444 49.410.687.062 8.686.764.618 21,3 4. Lợi nhuận gộp 23.610.043.734 11.506.330.101 -12.103.713.724 -51,3 5. Chi phí bán hàng 0 0 6. Chi phí QLDN 0 0 7. Lợi nhuận trước thuế 23.610.043.734 11.506.330.101 -12.103.713.724 -51,3 8. Thuế thu nhập phải nộp 5.902.510.933 0 -5.902.510.933 9. Lợi nhuận sau thuế 17.707.532.801 11.506.333.010 -6.201.202.791 -35 Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu năm 2003 là 60.917.017.072đ so với năm 2002 đã giảm đo 3.416.949.103đ tương ứng với tỷ lệ 6%. Đây là dấu hiệu không tốt cho toàn Xí nghiệp cũng như toàn Cảng Hải Phòng. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán năm 2003 là 49.410.687.062đ tăng so với năm 2002 là 18%. Song tốc độ tăng tổng doanh thu vẫn lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn nên lợi nhuận gộp của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông năm 2003 đạt 11.103.713.724đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 105%. Đây là dấu hiệu không tốt. Lợi nhuận trước thuế năm 2003 đạt 11.506.330.010đ thấp hơn so với năm 2002 là 12.103.713.724đ giảm 51,3%. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông chưa đạt hiệu quả làm cho lợi nhuận sau thuế trong năm 2003 đạt 11.506.330.101đ thấp hơn so với năm 2002 là 6.201.202.791 đ giảm 35%. Cũng chính vì hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp. Cụ thể. Đơn vị: đồng Năm 2001 2002 2003 DK:2004 Thu nhập BQ 1 người lao động 2.360.000 2.740.062 3.336.269 3.500.000 3.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 3.2.1. Cơ cấu tài sản Bảng 3.2. Cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1 2 3=2-1 4=3/1*100 A. TSLĐ&ĐTNH 41.512.367.224 45.417.551.184 3.905.183.960 9,4 I. Tiền 7.496.287.921 6.387.135.098 -1.109.152.823 -14,8 II. Các khoản ĐTNH 15.098.083.861 21.186.048.239 6.087.964.378 40,3 III. Khoản phải thu 14.320.387.652 12.116.146.486 -2.204.241.166 -15,4 IV. Hàng tồn kho 2.584.633.926 2.771.379.962 186.746.036 7 V. TSLĐ khác 2.012.973.861 2.956.841.397 943.867.536 47 VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ&ĐTDH 82.512.205.492 65.503.045.269 -17.009.160.223 -20 I. TSCĐ 77.986.118.967 57.248.578.196 -20.737.540.771 -26 1. TSCĐ hữu hình 77.986.118.967 56.907.148.637 -21.078.970.330 -27 - Nguyên giá 153.111.482.278 137.069.145.179 -16.042.337.099 -10 - Hao mòn luỹ kế 75.125.363.310 80.161.996.543 -5.036.633.233 7 II. Đầu tư TC dài hạn 3.289.003.499 6.767.147.737 3.478.144.238 105 1. ĐTCK dài hạn 3.289.003.499 6.767.147.737 3.478.144.238 105 2. Góp vốn LD dài hạn III. CPXDCBDD 1.237.083.024 1.487.310.335 250.227.311 20 IV. Ký cược, ký quỹ… Cộng tài sản 124.024.572.716 110.920.596.454 -13.103.976.262 -10 * Ghi chú: Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông chỉ có bản kết cấu tài sản vì nó là một đơn vị hoạch toán không độc lập. Qua bảng phân tích trên ta thấy được cơ cấu phân bổ tài sản của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông trong năm 2003, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ 41%. Trong đó tài sản lưu động dưới dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm 6%. Các khoản đầu tư ngắn hạn chiếm 19%. Các khoản phải thu 11%, hàng tồn kho 2% và tài sản lưu động khác 2%. Khác với tài sản lưu động, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông lại chiếm tỷ trọng lớn (59%). Trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình chiém 52%, đầu tư dài hạn chiếm 6%. Chi phí xây dựng cơ bản chiếm 1%. Nếu xét sự biến động tài sản của những năm gần đây ta thấy: Năm 2003 so với năm 2002 tổng tài sản tăng đã giảm đi đáng kể. (110.920.596.454 - 124.024.572.716 = - 13.103.976.262đ Điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh trong năm của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông đã bị thu hẹp. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2003 cũng đã tăng từ 33% lên 41%, trong khi đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại giảm từ 67% xuống 59%. Để thấy rõ hơn cơ cấu tài sản của Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông ta xét chỉ tiêu sau: Cơ cấu tài sản = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Cơ cấu tài sản = 45.417.551.184 = 0,69 65.503.045.269 Như vậy Xí nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản lưu động và đầu tư dài hạn thì có 0,69 đồng đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn. * Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = TSLĐ & ĐTNH x 100% Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = 45.417.551.184 x 100%=41% 110.920.596.454 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn của Xí nghiệp thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chưa cao. Tuy nhiên năng lực sản xuất, cơ sở vật chất và xu hướng phát triển lâu dài rất tốt. Sau đây ta xét cơ cấu của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn + Vonó bằng tiền: Vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ thấp trong tổng tài sản lưu động. So với năm 2002 năm 2003 vốn bằng tiền giảm 17%, số tuyệt đối giảm là 1.109.152.823 đ. Cơ cấu vốn bằng tiền như sau: Bảng 3.3. Cơ cấu vốn bằng tiền Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền (đ) % (+) (-) % Tiền 7.496.287.921 6.387.135.098 100 -1.109.152.825 -15 1. Tiền mặt tại quỹ 46.342.638 6.304.321 0,1 10.038.317 -86 2. Tiền gửi NH 7.449.945.283 6.380.830.776 99,9 -1.069.114.507 -14 3. Tiền đang chuyển Ta thấy trong cơ cấu vốn bằng tiền của Xí nghiệp chủ yếu là tiền gửi ngân hàng chiếm 99,9% tổng vốn bằng tiền còn số tiền mặt tại quỹ rất nhỏ. + Đầu tư tài chính ngắn hạn Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (47%) Năm 2003 so với năm 2002 Xí nghiệp có chú trọng hơn vào đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng từ 2% lên 12%. + Các khoản phải thu: Các khoản phải thu chiếm 11% trong tổng tài sản. So với năm 2002 năm 2003 các khoản phải thu giảm 0,5% tuyệt đối là 2.204.241.166đ. Nguyên nhân chủ yếu là do phải thu của khách hàng giảm 1.457.113.259đ Bảng 3.4: Cơ cáu các khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền (đ) (+) (-) % Các khoản phải thu 14.320.387.652 12.116.146.486 -2.204.241.166 -15 1. Phải thu của khách hàng 12.516.034.651 11.058.921.392 -1.457.113.259 -12 2. Trả trước cho người bán 334.727 9.270.160 8.935.433 2.669 3. Thuế VAT được khấu trừ 11.132.229 4. Phải thu nội bộ 1.949.089.109 5. Phải thu khác 224.424.026 1.444.835.548 1.220.411.522 544 6. Dự phòng các khoản thu khó đòi (380.627.091) (396.880.614) (16.253.523) 4,3 Ta thấy cơ cấu các khoản phải thu tỷ trọng các khoản phải thu của khách hàng là lớn nhất (91%). Điều này cho thấy Xí nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn rất nhiều. Năm 2003, tình trạng này được cải thiện, giảm 12% so với năm 2002. Nhưng ngược nại, các khoản phải thu khác lại tăng vọt một cách đáng kinh ngạc 544% (dù chỉ chiếm 12% trong tổng số các khoản phải thu), tương ứng số tiền là 1.444.835.548đ. + Hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền (đ) % (+) (-) % Hàng tồn kho 2.584.633.926 2.771.379.962 100 186.746.036 7 1. Nguyên vật liệu tồn kho 1.889.830.461 2.218.136.205 77 238.305.744 11 2. Công cụ dụng cụ trong kho 553.348.378 465.407.272 17 -87.941.106 -19 3. Chi phí SXKD dở dang 141.455.086 177.836.484 6 36.381.398 20 Qua bảng trên ta thấy hàng tồn kho năm 2003 so với năm 2002 đã tăng lên 186.746.036đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 7%. Trong hàng tồn kho nguyên liệu, vật liệu tồn kho chiếm tỷ lệ lớn 77% do trong quá trình kinh doanh cầu vượt lượng, nguyên vật liệu lớn phục vụ cho các loại phương tiện, máy móc thiết bị. + Tài sản lưu động khác So với năm 2002, giá trị tài sản lưu động khác trong năm 2003 tăng lên 943.867.536đ tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 32%, chủ yếu là do chi phí trả trước và khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tăng. * Tài sản cố định và đầu tư dài hạn So với năm 2002, giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm đo 17.009.160.222 đ nguyên nhân chủ yếu là do nguyên giá của tài sản cố định giảm đi 20.737.540.771đ. Điều đó chứng tỏ một số trang thiết bị máy móc của Xí nghiệp đã cũ và lạc hậu. Ta xét tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn như sau: Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ&ĐTDH = TSCĐ và ĐTDH x100% Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ&ĐTDH = 65.503.045.269 x 100%=59% 110.920.596.454 Tỷ suất này phản ánh: khi doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì có 0,59 đồng được đưa vào hình thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tỷ suất này khá lớn chứng tỏ xí nghiệp đang đầu tư nhiều vào tài sản cố định nhằm nâng cao năng suất lao động. + Tài sản cố định: hầu hết tất cả tài sản cố định của Xí nghiệp đều là tài sản cố định hữu hình. Bảng 3.5: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền (đ) % (+) (-) % Tài sản cố định 77.986.118.967 57.248.578.196 87 20.737.540.771 -36 1. TSCĐ hữu hình 77.986.118.967 56.907.148.637 87 21.078.970.330 -37 - Nguyên giá 153.111.482.278 137.069.145.179 209 -6.042.337.099 -12 - Hao mòn luỹ kế 75.125.363.310 80.161.996.543 122 5.036.633.233 6 Để đánh giá được mức đầu tư vào tài sản cố định của Xí nghiệp ta phân tích hệ số đầu tư sau: Hệ số đầu tư = Tài sản cố định = 57.248.578.196 =0,52 Tổng tài sản 110.920.596.454 Như vậy cứ có 1 đồng vốn vào tài sản thì Xí nghiệp đã đầu tư 0,52 đồng vào tài sản cố định. + Tài sản cố định vô hình Về tình hình tài sản cố định của Xí nghiệp. Bảng 3.6: Tình hình tài sản cố định của Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông Nhóm TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Nhà cửa, vật kiến trúc 60.744.378.381 41.762.600.1560 19.394.246.669 Máy móc, thiết bị 2.842.426.264 977.660.733 1.266.291.282 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 71.283.612.793 36.346.660.528 35.714.968.784 Thiết bị, dụng cụ quản lý 1.045.373.279 1.010.349.139 513.803.538 Các loại TSCĐ khác 82.564.342 64.725.984 17.838.358 Cộng 137.069.145.179 80.161.996.540 56.907.148.637 Bảng 3.7: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch (+)(-) Số tiền (%) Số tiền (%) (+)(-) (%) A. Nợ phải trả 46.639.555.155 38 39.801.355.635 36 -6.838.199.520 -15 I. Nợ ngắn hạn 9.874.408.286 8 7.705.323.407 7 -2.169.084.879 -22 II. Nợ dài hạn 34.499.269.023 28 30.540.645.907 28 3.958.623.116 -11 III. Nợ khác 2.265.877.845 2 1.555.386.320 1 -710.491.525 -31 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 77.385.017.561 62 71.119.240.818 64 -6.265.830.743 -8 I. Nguồn vốn, quỹ 76.006.095.093 61 69.575.875.400 63 -6.430.237.693 -8 II. Nguồn kinh phí khác 1.378.922.467 1 1.543.383.418 1 164.460.951 12 Cộng nguồn vốn 124.024.572.716 100 110.920.596.454 100 -13.103.976.262 -11 3.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy tổng số nguồn vốn năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 13.103.976.262đ tương ứng với tỷ lệ giảm 11% và nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm 8%. Năm 2003, nợ phải trả là 39.801.365.635 tương ứng với tỷ lệ tăng 36% trong tổng nguồn vốn. Như vậy, với nguồn vốn chủ sở hữu (chiếm 64%) thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Điều đó chứng tỏ xí nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của xí nghiệp đối với các chủ nợ là rất cao. * Nợ phải trả Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền (đ) % (+) (-) % Nợ phải trả 46.639.555.155 39.801.355.635 100 -6.838.199.520 -15 1. Nợ ngắn hạn 9.874.408.286 7.705.323.407 19 -2.169.084.879 -22 2. Nợ dài hạn 34.499.269.023 30.540.645.907 77 -3.958.623.116 -11 3. Nợ khác 2.265.877.845 1.555.386.320 4 -710.491.525 -31 Qua bảng trên ta thấy trong tổng số nợ phải trả của xí nghiệp thì nợ dài hạn chiếm tỷ lệ lớn 77% chứng tỏ xí nghiệp đã thành công trong việc chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Ta thấy qui mô sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu giảm do đó không đảm bảo cho nhu cầu, khoản nợ phải trả giảm xuống song song với nguồn vốn chủ sở hữu cho nên có thể được coi là hợp lý. Năm 2003, nợ phải trả là 39.801.365.635 giảm hơn so với năm 2002 là 6.838.199.520 tương ứng với tỷ lệ giảm 15%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ dài hạn giảm 11% với số giảm là 3.958.623.116đ. Nợ khác giảm mạnh tới 31% (710.491.525đ và nợ ngắn hạn cũng đã giảm 22% ứng với số tiền 2.169.084.879đ. Để thấy rõ được trong quá trình hoạt động một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng vốn vay nợ ta xét hệ số như sau: Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ = 39.801.365.635 =0,361 110.920.596.454 Như vậy vào năm 2003, cứ 1 đồng vốn kinh doanh có 0,361đ vay nợ. * Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp trong năm 2003 giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37176.doc
Tài liệu liên quan