MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.
1.1 Cạnh tranh - đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường.
1.1.1 Thị trường - Kinh tế thị trường - Cơ chế thị trường
1.1.2 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trưòng.
1.2. Các yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2. Các yếu tố trong doanh nghiệp phản ánh đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.3 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2 Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty lương thực
Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội .
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty lương thực
Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội
2.2 Tình hình cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Hà Nội
2.2.1 Khái quát về thị trường lương thực hiện nay ở Việt Nam.
2.2.2 Những yếu tố phản ánh khả năng cạnh tranh của Công ty
lương thực Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh tại Hà Nội
2.3 Đánh giá chung
2.3.1 Về tình hình cạnh trạnh của Chi nhánh
2.3.2 Những thành tựu đã đạt được
2.3.3 Những mặt chưa đạt được trong cạnh tranh
2.3.4. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
Chương 3 Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực Tp Hồ Chí Minh chi nhánh tại Hà Nội
3.1 Xu hướng phát triển thị trường mì ăn liền ở Việt Nam
3.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh về mặt hàng lương thực thực phẩm tại miền bắc
3.3. Những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty lương thực TPHCM chi nhánh tại Hà Nội
3.3.1. thực hiện đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh
3.3.2. Thực hiện chiến lược giá cả hợp lý trong cạnh tranh
3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường và hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm
Kết luận
Tài liệu tham khảo
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực TP Hồ Chí Minh chi nhánh tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính- kế toán. Kế toán trưởng tổ chức quản lý công tác kế toán, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý, bảo vệ tài sản, vật tư tiền vốn, chấp hành đúng các định mức, chỉ tiêu và kỷ luật tài chính của Nhà nước và quy định của Công ty.
Một số cán bộ, nhân viên còn lại thực hiện các công việc được phân công giúp cho Chi nhánh hoạt động đồng bộ và hiệu quả.
Ngành nghề lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh hiện tại thì đơnvị đang kinh doanh ngành hàng lương thực thực phẩm chế biến do các đơn vị trực thuộc Công ty và các đơn vị ngoài Công ty sản xuất.
Tầm hoạt động của Chi nhánh: được phép ký các hợp đồng mua bán, đại lý tiêu thụ với các khách hàng trong nước với số lượng lớn, đối với khách hàng nước ngoài chỉ đượng cung ứng chứ không được phép mua bán trực tiếp.
Chi nhánh Cty LT TP HCM tại Hà Nội tuy mới được hình thành nhưng cũng đã đạt được một số thành công nhất định: trong những năm vừa qua, Chi nhánh là một trong những chi nhánh đạt mức tiêu thụ sản lượng lớn của Cty Lương thực TP HCM. Có được thành tích đó là do chi nhánh đã có một bề dầy lịch sử, quá trình kinh doanh ở miền Bắc hơn chục năm. Trước khi Chi nhánh được chính thức thành lập (tháng 11 năm 1996), từ năm 1990, Chi nhánh đã là một “Trạm trung chuyển” làm nhiệm vụ tiếp nhận sản phẩm mì ăn liền Colusa của xí nghiệp trực thuộc Cty LT TP HCM chuyển ra để phân phối bán cho khu vực thị trường miền Bắc
Ngay ở giai đoạn này, Trạm trung chuyển Cty LT TP HCM tại Hà Nội đã luôn đạt mức doanh thu từ 10-11 tỷ đồng Việt Nam/năm và được Cty đánh giá là đơn vị có mức doanh thu lớn nhất so với các đơn vị trực thuộc khác trong cả nước.
Từ cuối năm 1996, việc Cty đã đổi tên “Trạm trung chuyển” lương thực thành Cty Lương thực TP HCM tại Hà Nội, việc Chi nhánh được chính thức thành lập theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội đã tạo cơ sở pháp lý và nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường mà trước hết là việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đồng thời Cty cũng tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng cho Chi nhánh tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Chi nhánh.
Trong thời gian này, Chi nhánh không chỉ tiếp nhận sản phẩm mì ăn liền Colusa mà còn mở rộng thêm các mặt hàng khác như: dầu ăn, bột mì, nước tương, nui và mì sợi... do các xí nghiệp trực thuộc Cty sản xuất. Nhờ đa dạng mặt hàng kinh doanh mà doanh thu hàng năm của Chi nhánh vẫn đạt được ở mức khá cao từ 15-16 tỷ đồng/năm, vẫn giữ vững vị trí hàng đầu của toàn Công ty. Nhờ những thành tích đạt được Chi nhánh đã được Cty tặng thưởng rất nhiều bằng khen.
Tình hình cạnh tranh của công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh tại Hà Nội:
Tình hình kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây:
Tổng doanh thu:
Bảng 1: Doanh thu của Chi nhánh công ty lương thực TP HCM tại Hà Nội trong ba năm 1998 - 1999 và 2000.
Đơn vị : Triệu đồng
Sản phẩm
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Bột mì
0.00
0
4867.66
20.39
Mì ăn liền
15417.22
82.53
16960.46
81.72
14636.87
61.32
Dầu ăn
2597.685
13.91
3056.1
14.72
3361.71
14.08
TPCB khác
664.776
3.56
738.64
3.56
1002.24
4.20
Tổng doanh thu
18679.68
100
20755.20
100
23868.48
100
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, doanh thu năm 2000 đạt mức cao nhất: 23868.48 triệu đồng, năm 1998 có mức doanh thu thấp nhất: 18679.68 triệu đồng, năm sau đều tăng hơn năm trước, kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển.
So sánh năm 1999 với năm 1998 thì doanh thu tăng 2075.52 triệu đồng, tương ứng bằng 11%. Năm 2000 so với năm 1999 doanh thu tăng 3113.28 triệu đồng, tương ứng bằng 15% không những tổng doanh thu hàng năm tăng lên mà doanh thu các loại hàng cũng tăng, cơ cấu các loại hàng cũng có sự thay đổi, đa dạng hoá các sản phẩm.
Năm 1998 tổng doanh thu là 18679.68 triệu đồng, trong đó doanh thu mì ăn liền là 15417.22 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82.53%, doanh thu của mặt hàng dầu ăn là 2597.685 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13.91% còn doanh thu của các mặt hàng thực phẩm chế biến khác là 664.776 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3.36%. Như vậy trong năm 1998 mặt hàng kinh doanh chính của Chi nhánh là mì ăn liền, chiếm hơn 80% chi nhánh cần có những biện pháp nhằm khuyếch trương hơn nữa mặt hàng mì ăn liền để doanh thu tăng cao hơn nữa.
Năm 1999 tổng doanh thu là 20755.2 triệu đồng, trong đó doanh thu mì ăn liền là 16960.46 triệu đồng, chiếm 81.72%, doanh thu mặt hàng dầu ăn trong năm là 3056.1 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14.72% còn doanh thu do các mặt hàng TPCB khác là 738.64 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3.56%. Trong năm 1999 này, Chi nhánh đã có những chính sách quảng cáo phù hợp đối với mặt hàng mì ăn liền, do đó doanh thu vẫn tăng hơn so với năm trước và vẫn là mặt hàng chủ yếu (chiếm hơn 80%) của Chi nhánh, tuy nhiên tỷ trọng của mặt hàng này giảm hơn ít chút so với năm 1998, trong khi đó trong năm 1999 mặt hàng dầu ăn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao hơn năm 1998. Như vậy bên cạnh mặt hàng mì ăn liền, Chi nhánh cũng phải quan tâm hơn đối với những mặt hàng khác như dầu ăn, bởi vì những mặt hàng này rất có khả năng đem lại doanh thu cao hơn cho Chi nhánh trong những năm tới.
Năm 2000 tổng doanh thu là 23868.48 triệu đồng, trong đó doanh thu mì ăn liền mang lại là 14636.87 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61.32%, doanh thu mặt hàng dầu ăn là 3361.71 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14.08%, doanh thu các mặt hàng TPCB khác là 1002.24, chiếm tỷ trọng là 4.2%. Trong năm 2000 này, Chi nhánh kinh doanh thêm mặt hàng mới: Bột mì, tuy mới thâm nhập vào thị trường miền Bắc song mặt hàng này đã đạt mức tiêu thụ đáng kể, đem lại cho Chi nhánh một nguồn doanh thu khá lớn: 4867.66 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20.39%. Trong những năm tới mặt hàng này rất có thể đem lại nguồn thu lớn hơn cho chi nhánh. Mặt hàng mì ăn liền trong năm 2000 này có xu hướng tiêu thụ chậm hơn so với năm 1999, nguyên nhân của tình trạng này là do trên thị trường xuất hiện thêm nhiều hãng mì mới, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, giá lại rẻ hơn so với giá mì của Chi nhánh, bên cạnh đó Chi nhánh vẫn chưa thay đổi phương thức quảng cáo cho phù hợp với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Tóm lại, doanh thu của Chi nhánh vẫn tăng đều qua từng năm, song mức doanh thu mặt hàng truyền thống (mì ăn liền) có xu hướng giảm, do đó bên cạnh việc phát huy khả năng tiêu thụ của các mặt hàng như dầu ăn, bột mì thì Chi nhánh cũng không thể coi nhẹ việc tìm cách đẩy mạnh hơn nữa mức tiêu thụ cuả mặt hàng mì.
Lợi nhuận:
Đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu tìm kiếm của các doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp luôn tìm cách để nâng cao hơn nữa mức lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong ba năm: 1998,1999 và 2000
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
I. Tổng doanh thu
18679.68
20755.20
23868.48
Các khoản giảm trừ
90.38
112.98
135.58
Doanh thu thuần
18589.30
20642.22
23732.90
Giá vốn hàng bán
17286.64
19207.38
22088.49
Lợi tức gộp
1302.65
1434.84
1644.42
II. Chi phí
1042.39
1158.21
1331.94
Chi phí bán hàng
506.03
562.25
646.59
Chi phí quản lý
536.36
595.96
685.35
Lợi tức thuần từ HĐKD
260.27
276.63
312.48
Lợi tức HĐTC
76.74
85.26
98.05
Lợi tức bất thường
62.30
92.30
Tổng lợi tức trước thuế
337.00
424.19
502.83
III. Lợi tức sau thuế
287.00
364.19
437.83
Từ số liệu Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ta nhận thấy: doanh thu của chi nhánh trong ba năm có xu hướng tăng, trong khi đó chi phí của Chi nhánh qua từng năm cũng tăng lên, song việc tăng chi phí không ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận sau thuế hàng năm của Chi nhánh, bởi vì tốc độ tăng chi phí hàng năm luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, cụ thể là:
Tốc độ tăng doanh thu của năm 1999 gấp 1.1 lần so với năm 1998, trong khi đó tốc độ tăng chi phí năm 1999 gấp 1.07 lần so với năm 1998. Tốc độ tăng doanh thu của năm 2000 gấp 1.15 lần so với năm 1999, còn tốc độ tăng chi phí của năm 2000 chỉ gấp 1.12 lần so với năm 1999, trong đó chi phí quản lý hàng năm đều cao hơn chi phí bán hàng vì chi nhánh chưa xây dựng cơ sở vật chất, văn phòng và kho phải đi thuê với chi phí cao. Như vậy, tốc độ tăng doanh thu hàng năm của chi nhánh luôn cao hơn tốc độ tăng chi phí, do đó mức lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mỗi năm một tăng, năm 1999 so với năm 98 tăng 6.28%, năm 2000 so với năm 99 tăng 12.93%, cùng thời kỳ đó lợi tức hoạt động tài chính và cá hoạt động khác cũng tăng lên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp và thuế nộp cho nhà nước đều tăng. Lợi tức trước thuế của Chi nhánh năm 2000 so với 1999 bằng 149.2%, cùng thời kỳ lợi tức sau thuế tăng 52.54%, thuế nộp cho nhà nước tăng 28%. Điều này chứng tỏ công việc kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả. Chi nhánh đã biết cách tăng chi phí hợp lý cho bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng, điều này đã kích thích mức doanh thu hàng năm tăng lên, ngoài ra Chi nhánh cũng đã có những biện pháp hợp lý nhằm đạt được mức lợi nhuận hàng năm tăng lên như dự kiến.
Tình hình nhân sự:
Theo báo cáo nhân sự năm 2000 của chi nhánh
Bảng 3: Tình hình nhân sự của Công ty lương thực Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh tại Hà Nội
Bảng 6 : Tình hình nhân sự
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Tăng (+) giảm (-)
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
Tổng số lao động
16
100
19
100
3
Lao động gián tiếp
6
37,5
7
36,8
1
Trong đó:
Ban giám đốc
2
2
-
Kế toán
3
4
1
Hành chính
1
1
-
Lao động trực tiếp
10
62,5
12
63,2
2
Cơ cấu theo giới tính
16
100
19
100
-
Nam
11
68,75
13
68,4
2
Nữ
5
31,25
6
31,6
1
Trình độ văn hóa
16
100
19
100
-
Đại học
3
18,75
4
21,05
1
Trung cấp
4
25
6
31,60
2
CNKT
2
12,50
2
10,50
0
Phổ thông trung học
3
18,75
3
15,80
0
LDD phổ thông
4
25
4
21,05
0
Từ bảng số liệu trên ta thấy lực lượng lao động của chi nhánh năm 2000 so với năm 1999 tăng 3 người. Lực lượng lao động của chi nhánh được chia ra làm hai bộ phận:
Lao động gián tiếp chiếm 37,5% trong tổng số lao động. Lực lượng này có trình độ trung cấp trở lên, có bộ phận 100% nhânviên có bằng đại học.
Lao động trực tiếp chiếm 62.5%. Tỷ lệ nam chiếm 68% trong tổng số lao động và cao hơn tỷ lệ nữ.
Trình độ chuyên môn của nhân viên Chi nhánh tuy chưa cao nhưng đã tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ, số cán bộ có trình độ đại học năm 1999 chỉ có 3 người, chiếm 18.7%, năm 2000 đã tăng thêm 1 người, nâng tỷ trọng số lao động có trình độ đại học lên 21%, so với tỷ trọng (50%) mà Chi nhánh đề ra thì còn quá thấp. Cán bộ có trình độ trung cấp hiện nay là lớn nhất gồm 6 người chiếm 31.6% so với năm 99 đều tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, tuy vậy so với yêu cấu còn thấp. Vì vậy Chi nhánh cần có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên.
Những yếu tố phả ánh khả năng cạnh tranh của Công ty lương thực TP HCM – Chi nhánh tại Hà Nội
Về cơ cấu sản phẩm:
Trong những năm trước đây thì mặt hàng kinh doanh chủ yếu của đơn vị là mì ăn liền, sau đó là dầu ăn và các thực phẩm chế biến khác như tương cà, tương ớt, nước tương, bột ngọt…
Nhưng trong năm 2000 tình hình cạnh tranh của sản phẩm mì ăn liền rất gay gắt. Những sản phẩm mới được tung ra với mọi thủ đoạn nhằm đè bẹp sản phẩm mì đã có từ trước tới nay để thâm nhập thị trường, tuy thế mặt hàng mì ăn liền Colusa trên thị trường phía Bắc vẫn là mặt hàng chủ yếu đảm bảo doanh thu cho chi nhánh. Nhận thức rõ vấn đề chiến lược sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh quan trọng cho nên chi nhánh đã mở rộng mặt hàng kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh của chi nhánh phong phú hơn, đa dạng hơn. Năm 1998 chi nhánh chỉ có 4 mặt hàng kinh doanh nhưng con số đó đã tăng lên đến 10 vào năm 2000, đã có thêm mặt hàng bột mì, mì nui, bánh kẹo Lubico, gia vị… Danh mục mặt hàng của chi nhánh ngày càng được mở rộng và đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trưòng. Các mặt hàng tăng thêm đã góp phần lấp đầy khoảng trống của thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh của Cty lương thực thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4 : Cơ cấu sản phẩm của chi nhánh trong 3 năm
Sản phẩm
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Lượng hàng bán ra (tấn)
Tỷ trọng (%)
Lượng hàng bán ra (tấn)
Tỷ trọng
Lượng hàng bán ra (tấn)
Tỷ trọng
Bột mì
0.00
0.00
1563.00
49.52
Mì ăn liền
915.66
82.01
1017.40
81.11
1322.62
41.90
Dầu ăn
172.73
15.47
201.79
16.09
232.06
7.35
Bánh kẹo Lubico
15.3
0.48
Nước tưong
10.57
0.33
Tổng hàng bán ra
1116.54
97.48
1254.37
97.20
3156.38
99.59
Nhìn vào bảng cơ cấu sản phẩm ta thấy mặt hàng mì ăn liền vẫn là mặt hàng chủ đạo của Chi nhánh, tuy tỷ trọng năm 2000 có giảm xuống từ 81% giảm xuống còn 42%. Đây là sản phẩm có chất lượng cao mặc dù giá có cao hơn các sản phẩm cùng loại của các công ty khác nhưng mì ăn liền Colusa vẫn đưọc người tiêu dùng lựa chọn. Hiện nay sản phẩm này có mặt hầu hết ở nội ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn Tây, Lạng sơn….
Có thể nói rằng, hiện nay tình hinhf cạnh tranh trên thị trường lương thực thực phẩm chế biến xảy ra khá quyết liệt. Các đối thủ trên thương trường ra sức chạy đua để dành lấy thị phần của mình nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Nhất là trong cơ chế nền kinh tế mở, không những phải đối đầu với các công ty trong nước mà còn có cả các công ty nước ngoài nữa. Cho nên để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đầy sôi động chi nhánh đã mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình từ bốn mặt hàng năm 98, năm 99 tăng lên 6 mặt hàng và năm 2000 tăng lên 10 mặt hàng. Trong đó bột mì là một trong những mặt hàng mới nhưng đã chiếm tỷ trọng khá cao trở thành mặt hàng chủ yếu có tỷ trọng lớn nhất trong năm 2000 (49.52%) thứ hai sau mì ăn liền đem lại doanh số cao cho chi nhánh, bánh Lubico chiếm tỷ trọng rất ít (0.48%) đây là mặt hàng mới cho nên chưa chiếm lĩnh được thị trường
Bên cạnh việc mở rộng mặt hàng kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh chi nhánh còn phải quan tâm đến giá sản phẩm bán ra của mình so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Những yếu tố về giá cả:
Trong cơ chế thị trường hiện nay giá cả là một trong những yếu tố rất quan trọng có tính chất quyết định trong sự thành bại của ddonah nghiệp trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ. Do đó bên cạnh việc nâng cao chát lượng sản phẩm thì việc tìm ra giải pháp để hạ giá thành sản phẩm đang là vấn đề rất được các doanh nghiệp chú trọng. Doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm của mình đạt chất lượng tốt nhưng giá cả thấp, đáp ứng được sự mong muốn của người tiêu dùng, sản phẩm của mình bán được nhanh được nhiều, chiến thắng mọi đối thủ cạnh tranh khác.
Hiện nay giá mì của chi nhánh có một số loại cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh.
Dưới đây là bảng giá một số sản phẩm mì ăn liền ở Hà Nội
Bảng 5 : Bảng giá mì ăn liền trên thị trường Hà Nội
Số TT
Tên sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh
Giá bán của chi nhánh
Tên công ty
Giá bán
1
Mì ly
Acecook
2200 đ/ly
2500 đ/ly
2
Mì tôm Yum
Hà Việt
1200 đ/gói
1500 đ/ gói
3
Mì thịt xào
Vị Hương
1300 đ/gói
900 đ/gói
4
Mì gà đặc biệt
Miliket
1500 đ/gói
1400 đ/gói
5
Mì bò
Miliket
1000 đ/gói
900 đ/gói
Vifon
1100 đ/gói
6
Mì gà
Aone
1300 đ/gói
1150 đ/gói
7
Mì chay
Vị Hương
1000 đ/gói
900 đ/gói
8
Mì Kraft
Miliket
900 đ/gói
1000 đ/gói
Vifon
850 đ/gói
9
Mì gà sate
Vifon
1000 đ/gói
1200 đ/gói
Qua bảng trên, chúng ta thấy giá một số loại mì như mì thịt xào, mì bò, mì gà, mì chay của Chi nhánh thấp hơn giá cùng loại của các đối thủ cạnh tranh như Vị Hương, Miliket, Vìon, Aone, cho nên số lượng các loại mì đó của Chi nhánh bán ra rất lớn, hàng bán ra với tốc độ nhanh, không có hàng tồn đọng. Ngược lại một số loại mì khác như mì ly, mì tôm Yum, mì Kraft đen, mì gà sate, giá bán của Chi nhánh cao hơn giá mì cùng loại của các đối thủ cạnh tranh tới hơn 10%, có loại rất cao như mì gà sate cao hơn của Vifon 20% (cao hơn 200 đồng một gói), mì tôm Yum cao hơn Hà Việt tới 25% (hơn 300 đồng/gói ). Các loại hàng đó bán ra rất chậm, số lượng bán ra được ít.
Đây là một vấn đề mà Chi nhánh và công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm tìm mọi biện pháp ddể giảm giá của các loại hàng đó mà vẫn bảo đảm chất lượng hàng.
Hiện nay giá bán sản phẩm ở Chi nhánh được xác định như sau:
P = Ztb + thuế + lợi nhuận
Trong Ztb bao gồm giá thành xuất xưởng( giá bán buôn ) của các xí nghiệp sản xuất là thành viên của Công ty, chi phí vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra, chi phí quản lý và chi phí bán hàng của Chi nhánh.
Do đặc thù của Chi nhánh Công ty lương thực TP. HCM tại Hà Nội là một đơn vị đại diện cho Công ty có nhiệm vụ kinh doanh các mặt hàng của các đơn vị trực thuộc Công ty. Do đó việc hạ giá bán sản phẩm ở Chi nhánh phải được thực hiện bằng nhiều cách. Một mặt, Chi nhánh đề nghị Công ty yêu cầu các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị vận chuyển trực thuộc giâmr giá bán, giảm chi phí vận chuyển cho chi nhánh Hà Nội. Mặt khác bản thân Chi nhánh Hà Nội phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý, thậm chí trong trường hợp cần thiết phải xem xét lại tỷ lệ lãi của các loại sản phẩm đó hợp lý chưa và có thể phải giảm bớt để đảm bảo mức giá hợp lý, bằng hoặc thấp hơn, giá các loại mì cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
Trong việc sử dụng công cụ giá để cạnh tranh, không những Chi nhánh có biện pháp hạ giá bán sản phẩm mà còn sử dụng chính sách giá phân biệt đối với từng mặt hàng ngoài chiết khấu chung 1.5% còn có chiết khấu bổ sung cho từng mặt hàng như sau: mì giấy kiếng 2%, mì giấy Kraft 4%, dầu ăn 2.5%) nhằm tạo sự linh hoạt về giá cả trong từng thời kỳ, giai đoạn sao cho phù hợp tình hình cụ thể.
Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm:
Do mặt hàng mì ăn liền hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh kể cả đơn vị trong nước cũng như đơn vị liên doanh. Một vấn đề tất yếu là phải cạnh tranh. Bên cạnh việc cạnh tranh bằng giá cả thì việc cạnh tranh bằng chất lượng đóng một vai trò không nhỏ. Những sản phẩm mì mà Chi nhánh kinh doanh luôn luôn đạt tiểu chuẩn về chất lượng, có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm toàn phần từ 7-10%, chất béo > 15%, muối <5% và một số loại vitamin và chất khoáng khác.
Trong thời gian vừa qua, mặt hàng mì ăn liền đã có thêm sản phẩm mới với hương vị mới lạ, hàm lượng chất dinh dưỡng cao làm tăng thêm độ hấp dẫn về khẩu vị của người thưởng thức. Mì ăn liền Colusa khi bán ra thị trường phải đạt và tuân thủ những qui định về cảm quan
Hình dáng: vuông vắn, bằng phẳng không sứt mẻ, lồi lõm.
Đặc điểm: sợi mì bóng giòn, xốp, thơm ngon, không khét hay có mùi lạ vắt mì không dãn hay không khét quá.
Mầu sắc: mì chiếu vàng hai mặt, không đỏ hoặc trắng quá, không sống đốm hay ngậm dầu.
Trong 5 năm qua mì ăn liền Colusa liên tục được người tiêu dùng bình chọn vào danh sách “ Top ten “ hàng Việt Nam chất lượng cao. Qua các kỳ hội chợ, triển lãm sản phẩm Colusa đã được tặng hàng chục huy chương và bằng khen về chất lượng.
Trong 2 năm trở lại đây, mì ăn liền Colusa bị sự cạnh tranh qay gắt của các công ty như Vifon Acecook, Miliket, Vị hương. Có những sản phẩm mới được tung ra thị trường với mọi hình thức cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường sản phẩm mì đã có từ trước tới nay. Song mì Colusa vẫn đứng vững trên thị trường Hà Nội là nhờ chất lượng sản phẩm.
Nói tóm lại, mì Colusa với chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp đã được người tiêu dùng chấp nhận và lựa chọn. Nhưng không vì thế mà dừng lại, trong thời gian tới mì Colusa cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hơn nữa. Nhưng để cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường thì ngoài việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà Chi nhánh còn phải quan tâm đến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối sản phẩm:
Để tận dụng ưu điểm và hạn chế nhược điểm của từng kênh phân phối, Chi nhánh công ty Lương thực thực phẩm.HCM tại Hà Nội đã áp dụng cả 3 kênh phân phối theo hệ thống sau:
Sơ đồ: Hệ thống kênh phân phối của chi nhánh.
Chi nhánh Công ty Lương thực Tp Hồ Chí Minh tại Hà Nội
Đại lý bán buôn
Đại lý bán lẻ
Đại lý bán lẻ
Người tiêu dùng cuối cùng
Kênh II
Kênh I
Kênh III
Chi nhánh có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở ngay tại địa điểm đặt văn phòng. Đây là nơi khách hàng gặp gỡ mua bán trực tiếp với chi nhánh có thể tin tưởng vào giá cả, chất lượng. Tuy nhiên ở cửa hàng giới thiệu sản phẩm của chi nhánh còn thiếu sót trong các dịch vụ bán hàng và trưng bày sản phẩm. Vì vậy Chi nhánh cần khắc phục nhược điểm này để làm hài lòng khách hàng mỗi khi đến giao dịch. Địa điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Chi nhánh nằm ở vị trí không thuận lợi vì đây là khu vực ít dân cư, không thuận tiện cho việc đi lại. Cửa hàng nằm ở vị trí vành đai thành phố chỉ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng từ TP HCM ra Hà Nội. Chi nhánh nên mở thêm cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình ở vị trí thuận lợi, đông dân cư.
Bên cạnh đó chi nhánh có một hệ thống các đại lý, tính đến năm 2000 Chi nhánh có hơn 100 đại lý. Mạng lưới đại lý nhiều và trải rộng khắp miền Bắc là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường cũng như thu thập ý kiến khách hàng. Và thực tế các đại lý là người chủ yếu thực hiện việc phân phối sản phẩm của Chi nhánh đến người bán lẻ và người tiêu dùng.
Nhìn chung hoạt động thị trường đã được công ty chú trọng và mở rộng các sản phẩm mới được triển khai nhanh chóng đến thị trường mới và người tiêu dùng. Tốc độ mở rộng thị trường tăng lên rất mạnh và có điều kiện tăng liên tục ở khắp các thị trường nhất là thị trường xa Hà Nội. Khả năng tiêu thụ ở thành phố Hà Nội tuy vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm đi vì hai lý do:
Chịu ảnh hưởng mạnh của các đối thủ cạnh tranh.
Do Chi nhánh mở rộng thị trường về các địa phương nên hạn chế việc mua bán vận chuyển hàng thông qua các trung gian từ Hà Nội tới các địa phương.
Thị trường chính của Chi nhánh là nội ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Song trên thị trường này Chi nhánh cần phải quan tâm và có đối sách với các đối thủ cạnh tranh: Vifon Acecook, Miliket, Hà Việt, Vị hương… Bên cạnh đó Chi nhánh cần chú trọng đến việc hoạch đinh chiến lược kinh doanh của mình để từ đó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình về sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới
Ngoài việc hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối thì công tác marketing cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.
Cạnh tranh bằng các hoạt động Marketing:
Hoạt động Marketing đã tác động mạnh mẽ tới các nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh là chất lượng và giá cả, mạng lưới phân phối và hoạt động hỗ trợ tiêu thụ. Trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh như ngày nay thì hoạt động marketing không thể thiếu được, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh như Chi nhánh Công ty Lương thực Tp Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Chi nhánh sử dụng các công cụ cạnh tranh là giá cả và chất lượng là chủ yếu nên các hoạt động về quảng cáo, tiếp thị, giao tiếp, khuyếch trương rất ít, có thể nói là mờ nhạt. Vì Chi nhánh là một đơn vị có trách nhiệm tiêu thụ các mặt hàng của các Xí nghiệp trực thuộc Công ty nên việc quảng cáo các sản phẩm thuộc về các đơn vị này. Những chương trình quảng cáo trên tivi quá ít hầu như là không có. Nhìn chung các đơn vị này chưa sử dụng hình thức quảng cáo triệt để.
Ngược lại các công ty như Vifon-Acecook, Vị hương, Miliket họ có hoạt động quảng cáo khá rầm rộ, đặc biệt là khi các công ty này đưa ra một loại sản phẩm mới. Ví dụ như: Vifon-Acecook quảng cáo mì ăn liền kim chi, hay mì ăn liền mama trên truyền hình vì thế sản phẩm của họ được nhiều người biết đến.
Bên cạnh đó, hoạt động chiêu thị, khuyếch trương, giao tiếp của Chi nhánh hầu như không có. Trong khi đó Vifon-Acecook đã triển khai hoạt động này rất mạnh trong một số năm gần đây, đặc biệt là sau khi liên doanh với công ty của Nhật. Vifon tiếp thị bằng cách cử nhân viên của mình giới thiệu sản phẩm đến từng người tiêu dùng và nấu cho họ ăn thử ở cửa ra vào của các siêu thị. Song song với nó, họ còn thu thập các ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm của mình. Với hoạt động này Vifon phải trả chi phí cao nhưng việc tiếp cận thị trường của sản phẩm là rất hiệu quả.
Hiện nay hoạt động khuyến mại của Chi nhánh còn nhiều hạn chế, hình thức khuyến mại rất dơn giản và không được liên tục thay đổi, nó được áp dụng từ tháng này qua tháng khác, các đại lý cứ mua số lượng nhiều thì được tặng thêm một số lượng sản phẩm cùng loại.
Mì ăn liền Colusa :
Tiêu thụ 2000 thùng mì kraft 100 gói sẽ được tặng một thùng.
Tiêu thụ 50 thùng mì giấy kiếng 30 gói sẽ được tặng một thùng .
Tăng áo thun có in chữ Colusa cho các đại lý có hợp đồng với chi nhánh
Trong khi đó Vifon-Acecook có chính sách khuyến mại linh hoạt hơn, tháng này áp dụng khuyến mại tặng mì mua 30 thùng tặng 1 thùng nhưng đến tháng sau họ thôi không khuyến mại nữa. Và cứ cách một tháng họ lại khuyến mại như vậy. Vì vậy cứ cuối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0013.doc