Đề tài Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt kim trong hoạt động xuất khẩu của công ty Dệt Kim Đông Xuân

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 3

I. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH. 3

1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH 3

1.1 Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 3

1.2 Vai trò của cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh 4

1.3 Các loại hình cạnh tranh 6

2. MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CỦA MICHAEL PORTER TRONG CẠNH TRANH. 8

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM XUẤT KHẨU 12

3.1 Các nhân tố khách quan: 12

3.2 Các nhân tố chủ quan 16

4. CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 21

5. MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY. 25

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 25

5. 1 Môi trường luật pháp. 25

5.2 Môi trường chính trị. 26

5.3 Môi trường kinh tế. 27

5.4 Môi trường văn hoá và con người. 27

5.5 Môi trường cạnh tranh. 29

B. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ HIỆN NAY. 30

II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 33

1. LỢI THẾ CẠNH TRANH: 33

2. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH: 35

2.1. Chiến lược nhấn mạnh chi phí. 36

2.2. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. 37

2.3. Chiến lược tập trung hoá (hay trọng tâm hoá). 38

III. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ THỜI GIAN GẦN ĐÂY. 39

1. ĐẶC ĐIỂM CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG MAY MẶC. 39

2. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH MẶT HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỜI GIAN QUA. 40

3. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG MAY MẶC CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI. 42

3.1 Thị trường xuất khẩu: 42

3.2 Thị trường nhập khẩu. 43

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN 45

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN. 45

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 45

2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY. 46

2.1. Chức năng: 46

2.2. Nhiệm vụ: 46

3. BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 47

II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 49

1. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH HIỆN NAY CỦA CÔNG TY TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 49

2 TÌNH HÌNH CẠNH TRANH HÀNG DỆT KIM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀ SỨC ÉP CẠNH TRANH TỪ CÁC ĐỐI THỦ. 51

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt kim trong hoạt động xuất khẩu của công ty Dệt Kim Đông Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g có thể chỉ lựa chọn phục vụ một số mảng thị trường mà ở đó có lợi thế khác biệt hoá đặc biệt. Khả năng khác biệt hoá mạnh mẽ cho phép doanh nghiệp thoát khỏi áp lực cạnh tranh, nhất là khi trên thị trường có nhiều sản phẩm tương tự. Để sự khác biệt hoá về sản phẩm được khách hàng nhận thức một cách rõ ràng và bền vững doanh nghiệp phải thực hiện những cố gắng to lớn về giao tiếp, truyền tin... 2.3. Chiến lược tập trung hoá (hay trọng tâm hoá). Chiến lược này chủ yếu định hướng phục vụ nhu cầu của một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hay một mảng thị trường dựa trên lợi thế cạnh tranh là tập trung các nguồn lực, cho phép phát huy năng lực tối đa của doanh nghiệp nhỏ để cạnh tranh với các đối thủ có ưu thế. Chiến lược này tạo cơ hội cho nhà kinh doanh tìm cách lấp đầy khoảng trống nhu cầu cần thiết của khách hàng. Về bản chất, chiến lược tập trung hoá là chiến lược cạnh tranh theo đuổi một khả năng riêng biệt nào đó (hiệu quả, chất lượng, đổi mới, tính thích nghi với khách hàng) dựa trên một loạt lợi thế chi phí thấp hoặc khác biệt hóa sản phẩm hoặc cả hai. Khi doanh nghiệp tấn công thị trường thế giới, điều quan trọng trước tiên là phải tiến hành phân đoạn thị trường để tìm kiếm thị trường thích hợp - là thị trường mà doanh nghiệp có mức độ làm chủ hoàn toàn, để có thể tránh sự cạnh tranh bởi doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí hoặc doanh nghiệp khác biệt hoá. Về phương diện sản xuất, chiến lược trọng tâm hoá vẫn theo đuổi logic chi phí tối thiểu. Ràng buộc quan trọng nhất là phải đảm bảo giữ vững hình ảnh chuyên môn hoá và hình ảnh nhãn hiệu của doanh nghiệp ở nước ngoài. Sau đây là những đúc kết của Michael Porter về các yêu cầu phổ biến liên quan đến các chiến lược: Chiến lược Những yêu cầu chung vê kỹ năng và nguồn lực Những yêu cầu chung về tổ chức Chiến lược nhấn mạnh chi phí - Đầu tư vốn lâu dài và khả năng để có vốn. - Kỹ năng chế tạo thiết kế. - Tinh thần nhiệt tình của người lao động - Các sản phẩm được thiết kế dễ dàng cho sản xuất. - Hệ thống phân phối chi phí thấp - Kiểm tra chặt chẽ chiphí. - Các báo cáo kiểm tra liên tục và chặt chẽ. - Tổ chức có cơ cấu và phân rõ trách nhiêm. - Các động lực dựa vào việc đạt được các mục tiêu định lượng nghiêm ngặt (không làm việc theo cảm tính). Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm - Khả năng mạnh mẽ về marketing, có sức sáng tạo cao và mạnh về nghiên cứu cơ bản. - Nổi tiếng về chất lượng hoặc đi đầu về công nghệ. - Truyền thống lâu đời trong ngành hoặc sự kết hợp độc đáo các kỹ năng có được từ ngành kinh doanh khác. - Phối hợp tốt giữa các luồng phân phối. - Sự phối hợp tốt giữa các chức năng về nghiên cứu và phát triển, phát triển sản phẩm và marketing. - Các thước đo trừu tượng thay thế cho các thước đo định lượng. - Những thuận tiện để thu hút lao động kỹ thuật cao, các nhà khoa học hoặc những người có khả năng sáng tạo Chiến lược trọng tâm hoá Sự kết hợp giữa các yêu cầu trên hướng vào thị trường cụ thể III. khả năng cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường quốc tế thời gian gần đây. 1. Đặc điểm cạnh tranh của thị trường may mặc. Sản phẩm may mặc là sản phẩm mang tính thời vụ, có nhu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳ theo đối tượng người tiêu dùng. Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu... sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Để đáp ứng được nhu cầu tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng, sản phẩm may phải có tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu... sức cạnh tranh của mặt hàng may mặc thể hiện qua nhiều khía cạnh, có thể là giá thấp, hay chất lượng cao, mẫu mã đẹp hoặc hình thức dịch vụ phong phú, đầy đủ... Thuộc dạng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, do thoả mãn các đặc điểm như: sản phẩm không có tính duy nhất, số lượng các đối thủ không quá nhiều, doanh nghiệp đôi khi có được khả năng điều chỉnh giá... nên trên thị trường này tập hợp khá đầy đủ các hình thức và phương thức cạnh tranh. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải luôn phân tích, đánh giá và dự báo các xu hướng thay đổi của thị trường và của các đối thủ cạnh tranh để có thể đề ra các hình thức đối phó nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược cạnh tranh của mình. 2. Tình hình cạnh tranh mặt hàng may mặc trên thị trường thế giới thời gian qua. Sự phát triển của ngành may mặc thường gắn liền với quá trình phát triển nền kinh tế của nhiều quốc gia. Đây là ngành công nghiệp tạo được nhiều công ăn việc làm, góp phần tạo tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác. Vì thế ngành may mặc được rất nhiều quốc gia coi là ngành trọng điểm, ưu tiên phát triển. Năm 1994, hiệp định về hàng dệt may (ATC) ra đời thay thế hiệp định hàng da sợi (MFA). Theo ATC, buôn bán sản phẩm dệt may sẽ hội nhập trở lại theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, chấm dứt các trường hợp ngoại lệ trong buôn bán các sản phẩm này. Tuy nhiên, chỉ có các thành viên của WTO mới phải tuân theo các quy định của ATC (đối với nước nhập khẩu) và được hưởng lợi ích của hiệp định (đối với nước xuất khẩu). Những thương lượng trong khuôn khổ các thành viên của WTO đã buộc các nước nhập khẩu phải nhượng bộ. Cụ thể, do loại bỏ MFA, sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may ở hầu hết các nước xuất khẩu đều tăng. Với việc thực hiện ATC, xuất khẩu từ các nước bị hạn chế theo MFA sang các nước áp đặt hạn ngạch sẽ tăng 22% đối với hàng may mặc và 10% đối với hàng dệt. Đồng thời, sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc ở các nước xuất khẩu lớn (các nước đã pháp triển và mới phát triển) có thể bị thu hẹp do giảm khả năng cạnh tranh vì giá lao động đã tăng tương đối so với suất đầu tư. Theo đánh giá chung của các chuyên gia, ảnh hưởng của việc loại bỏ MFA phải đến mốc thứ ba (1/1/2002) và thậm chí (với Mỹ) phải đến mốc thứ tư mới thực sự có sự thay đổi lớn. Bởi vì, theo ATC thước đo về hội nhập của mặt hàng may mặc trong các giai đoạn đều được tính bằng tổng khối lượng nhập khẩu chứ không phải tính riêng cho các mặt hàng bị hạn chế. Thực tế ở các nước không phải tất cả các loai hàng may mặc đều bị hạn chế nhập khẩu, do đó các nước bị hạn chế sẽ đưa vào nhập khẩu trước nhất là các mặt hàng không bị hạn chế hoặc ít bị hạn chế, hoặc các sản phẩm có khối lượng lớn nhưng giá trị gia tăng thấp. Như vâỵ ATC đã và đang bộc lộ những ảnh hưởng đến cục diện cạnh tranh giữa các nước và các khối nước. Trong đó, lợi thế cạnh tranh của hàng may mặc không hoàn toàn thuộc về một nước hay một nhóm nước nào. Mặt khác, dệt may là ngành hàng gần như nhạy cảm nhất, được các nước phát triển tìm mọi cách bảo hộ. Do đó, một trong những điều kiện Mỹ ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO là yêu cầu Trung Quốc chấp nhận kéo dài việc áp dụng hạn ngạch hàng dệt may sau năm 2004, có thể đến năm 2010. Các nước xuất khẩu hàng dệt may, kể cả hiệp hội các nhà nhập khẩu kiến nghị, nhưng Trung Quốc vẫn không chấp nhận yêu cầu trên vì e rằng đó sẽ là tiền đề để Mỹ và EU áp dụng với các nước xuất khẩu khác. Các nước nhập khẩu chính còn thực hiện chủ trương tạo ra một sân chơi riêng, tự do buôn bán giữa họ với nhau nhằm hạn chế những nước xuất khẩu khác. Mỹ có NAFTA, EU có hiệp định tự do buôn bán với tất cả các nước vùng Địa Trung Hải, liên minh thuế quan với Thổ Nhĩ Kỳ, hiệp định tự do buôn bán với các nước Trung và Đông Âu, với Nam Phi và đang đàm phán với khối MERCOSUR Nam Mỹ gồm các nước Braxin, Achentina, Uruguay và Paraguay. Tình hình trên cho thấy sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nhất là ta ít được các nước phát triển ưu ái. * Cục diện cạnh tranh được hình thành như sau: - Cơ hội xuất khẩu sẽ gia tăng cho tất cả các nước. Trong khi Bắc Mỹ và EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn của thế giới thì chính các nước xuất khẩu khác cũng sẽ là một thị trường nhập khẩu rộng lớn. Đồng nghĩa với điều đó, cạnh tranh xuất khẩu giữa các nước ngày càng mở rộng, quyết liệt hơn và sẽ đi đến khai thác triệt để hơn các lợi thế tạo thành sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Nói cách khác, sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu sẽ có xu hướng trở lại gần hơn với sức cạnh tranh "thực" của nó. - Các nước phát triển sẽ bị giảm sức cạnh tranh đối với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp do giá lao động trong nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, các nước này sẽ khai thác khả năng cạnh tranh dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhờ lợi thếp phát triển đi trước của công nghệ sản xuất, trình độ am hiểu, khám phá thị trường và thiét kế mốt. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu có sức cạnh tranh cao của các nước này là: sản phẩm dệt chất lượng cao, sợi nhân tạo, trang phục chất lượng cao, các sản phẩm sử dụng chất liệu mới... - Các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước phát triển mới (ở Nam á, ASEAN và Trung Quốc) sẽ tiếp tục khai thác khả năng cạnh tranh dựa trên lợi thế về nguồn nhân công rẻ, dồi dào. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu có sức cạnh tranh cao của các nước này là: sản phẩm dệt chất lượng thấp và trung bình, sợi tự nhiên, đặc biệt là sợi bông, trang phục trhông thường, đặc biệt là bảo hộ lao động, các sản phẩm sử dụng chất liệu tự nhiên... Như vậy cục diện cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may trong xu thế tự do hoá thương mại phát triển theo cả chiều rộng (cạnh tranh giữa các quốc gia) và theo chiều sâu (cạnh tranh theo mặt hàng, nhóm hàng...). Cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may không chỉ là cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu với nhau trên thị trường nhập khẩu, mà các nước xuất khẩu này phải đối mặt với cạnh tranh của các nước xuất khẩu ở chính ngay thị trường nội địa. 3. Một số thị trường may mặc chính trên thế giới. 3.1 Thị trường xuất khẩu: ở khu vực Châu á tỷ trọng sản lượng hàng may mặc chiếm từ 60% đến 70% so với toàn thế giới. Trong đó, các thị trường may mặc lớn của Châu á gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 15% - 20%. Sản phẩm may mặc ở Châu á được coi là sản phẩm truyền thống, được phát huy dựa vào lợi thế nguồn nhân công tương đối dồi dào. Từ năm 1990 đến nay Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới, chiếm 11% kim ngạch nhập khẩu trên toàn thế giới (khoảng 20.000 triệu USD). Nhưng đây không phải là thị trường xuất khẩu lớn, kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 2,5% kim ngạch nhập khẩu. Nhật Bản nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu từ Trung Quốc (63%), Italia, Mỹ, Hàn Quốc. Trái với Nhật, Trung Quốc là quốc gia cung cấp hàng may mặc chủ yếu cho thị trường thế giới. Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Mỹ, EU và rất nhiều quốc gia khác sản phẩm may mặc có giá rẻ, mẫu mã thông thường, chất lượng trung bình. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 20 - 25 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ bằng 10% kim ngạch xuất khẩu. Trung Quốc đang thay đổi thướng phát triển để chuyển từ một quốc gia có ngành công nghiệp dệt may "lớn" thành "mạnh', với một số biện pháp tăng sức cạnh tranh quốc tế là điều chỉnh quy mô sản xuất, hiện đại hoá thiết bị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dựa trên lợi thế về tính thông dụng của sản phẩm. Nghiên cứu khả năng sản xuất và phương thức tiếp cận thị trường của Trung Quốc sẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu. Hồng Kông là quốc gia sử dụng chủ yếu phương thức tạm nhập tái xuất để xuất khẩu hàng may mặc ra thị trường thế giới. Trong mấy năm gần đây, tổng giá trị xuất khẩu của Hồng Kông là 20 đến 23 tỷ USD thì giá trị hàng tái xuất chiếm 50%. Thị trường cung cấp nguyên vật liệu và bán thành phẩm chủ yếu cho Hồng kông là Trung Quốc. Nhưng khác với quan điểm của Trung Quốc là nhấn mạnh tính thông dụng và mức giá rẻ của sản phẩm, Hồng Kông sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc cao cấp, các sản phẩm thời trang, độc đáo và ấn tượng. Trong tương lai, mô hình buôn bán "tam giác" Hồng Kông - Trung Quốc - tái xuất khẩu rất có triển vọng vì hiện tại Hồng Kông đã thuộc về Trung Quốc, công nghiệp may mặc vẫn chủ yếu dựa vào khả năng sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và khai thác các thị trường mới. 3.2 Thị trường nhập khẩu. a. Thị trường Bắc Mỹ Các nước Bắc Mỹ là những nhà nhập khẩu hàng may mặc lớn. Riêng hai nước Mỹ, Canada chiếm gần 30% khối lượng nhập khẩu của thế giới. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị nhập khẩu của thế giới. Kim ngạch nhập khẩu những năm cuối thập kỷ 90 lên tới 40 - 45 tỷ USD. Chính vì biết được nhu cầu nhập khẩu lớn ở thị trường Mỹ nên các quốc gia ngày càng tăng cường khả năng thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Để quản lý và hạn chế nguồn hàng nhập khẩu, Mỹ đã ký thoả thuận hạn ngạch song phương với 41 nước. Lĩnh vực may mặc của Mỹ là lĩnh vực có sự bảo hộ rất lớn với biểu thuế 48%. Các quốc gia khác cũng có hy vọng với sự ra đời của ATC, Mỹ sẽ cắt giảm mức thuế này và duy trì ở mức 18%. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi, hạn ngạch của Mỹ có lẽ sẽ chặt chẽ hơn - điều này rất quan trọng đối với một số nước Đông Nam á. Gần đây, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ đã chuyển mạnh từ khu vực Châu á sang các nước Mêhicô, các nước vùng Caribê, là một số nước có ưu thế về mức lương thấp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch này còn do xu hướng tăng cường mối quan hệ thương mại khu vực, do quy định về xuất xứ hàng hoá làm cao thêm rào cản hàng may mặc nhập khẩu từ các nước Châu á. Để hiểu thêm về thị trường Mỹ trong lĩnh vực buôn bán, tiêu thụ hàng may mặc, ta có thể tham khảo một số số liệu cụ thể đã được thu thập năm 1998. Năm 1998, 25 nước xuất khẩu chính xuất khẩu vào thị trường Mỹ 53,769 tỷ USD hàng dệt may các loại thì trong đó hàng may mặc đã chiếm 40,926 tỷ USD, cụ thể từng nước như sau: Nước xuất khẩu Giá trị (Triệu USD) Nước xuất khẩu Giá trị (Triệu USD) Mêhicô Trung Quốc Hồng kông Dominique Honduras Bangladesh Đài Loan Hàn Quốc El Salvador Philipines Indonesia. India. Thailand 6.906,4 4.427,6 4.394,2 2.394,2 1.946,1 1.622,7 2.072,3 2.033,3 1.198,3 1.771,5 1.653,3 1.582,6 1.452,6 Sri Lanka Costa Rica Guatemala Canada Macao Pakistan Thổ Nhĩ Kỳ Malaysia Jamaica Cambodia Haiti Aicập 1.319,5 829,2 1.163,7 1.469,1 1.078,4 685,7 749,1 756,6 393,9 492,7 228,6 337,3 Những con số cho thấy thị trường Mỹ là một thị trường rộng, nhu cầu cao và nhiều người nghiên cứu về thị trường Mỹ cũng đã có nhận xét rằng người Mỹ không chú ý quá nhiều đến chất lượng mà đòi hỏi người xuất khẩu phải đáp ứng số lượng hàng lớn, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của hợp đồng, sẵn sàng huỷ hợp đồng khi vi phạm, ít thể hiện sự thông cảm. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với Mỹ và hai nước đã có sự đàm phán về hàng dệt may. b. Thị trường EU. Thị trường EU là một thị trường rộng, có khả năng nhập khẩu không kém gì thị trường Mỹ. Năm 1999, EU nhập khẩu 41 tỷ Euro tương đương với 43 tỷ USD hàng may mặc. Các nước xuất khẩu chính đa phần là những nhà xuất khẩu chính của Mỹ, tuy nhiên ở thị trường này kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có lớn hơn ở Mỹ. EU là thị trường xuất khẩu may mặc theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam, chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đặc biệt phát triển mạnh từ sau hiệp định buôn bán hàng dệt - may giữa Việt Nam với EU được ký kết năm 1992 và được thực hiện từ năm 1993, tốc độ tăng trưỏng trong thập kỷ 90 đạt khoảng 20%- 23%. Chương 2: phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Dệt Kim Đông Xuân I. Khái quát về công ty công ty Dệt Kim Đông Xuân. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty Dệt Kim Đông Xuân (nhà máy Dệt Kim Đông Xuân trước đây), được thành lập từ năm 1959 theo quyết định phê duyệt số 1083/QĐ cấp ngày 13 tháng 4 năm 1959 của Bộ Công Nghiệp nhẹ (Nay là Bộ Công Nghiệp). Đây là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của nghành dệt kim Việt Nam. Năm 1980 nhà máy được mở rộng theo quyết định số 213/TTG ngày 1/7/1980 của Thủ Tướng Chính Phủ. Ngày 31/12/1992 Bộ công nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp) có quyết định số 704/CNN - TCLĐ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của nhà máy Dệt Kim Đông Xuân thành công ty Dệt Kim Đông Xuân với tên giao dịch là DOXIMEX. Qua nhiều năm đầu tư, cải tiến mở rộng sản xuất đến nay công ty đã có một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ dệt, xử lý hoàn tất, cắt, may, in, thêu bằng các thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Italia, Đức bộ máy điều hành đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và điều hành sản xuất. Hiện nay công ty Dệt Kim Đông Xuân gồm 3 cơ sở chính: + Cơ sở 1: 67 Ngô Thì Nhậm - Hai Bà Trưng - Hà Nội. + Cơ sở 2: 250B Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. + Cơ sở 3: 524 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 2.1. Chức năng: - Hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập, tự hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu cho ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. - Sản xuất các loại vải dệt kim và quần áo dệt kim dùng cho người lớn và trẻ em với nhiều loại chất liệu khác nhau, trong đó chủ yếu từ sợi 100% cotton. - Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Phạm vi xuất khẩu là: + Xuất khẩu: các sản phẩm như: T- Shirt, P - Shirt, quần áo thể thao người lớn và quần áo trẻ em. + Nhập khẩu : vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị dây chuyền phục vụ sản xuất của công ty. 2.2. Nhiệm vụ: - Là đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, công ty Dệt Kim Đông Xuân góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành may Việt Nam nói chung và phát triển hàng dệt kim nói riêng: Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị với Bộ Công Nghiệp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. - Tuân thủ Pháp luật Nhà Nước về quản lý hành chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có đồng thời chủ động huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, tự bù đắp chi phí sản xuất, tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà Nước. Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nâng cao năng suất lao động, kinh doanh nhằm phát triển sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân công nghệ, cán bộ quản lý để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của Đất nước. 3. Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của công ty Xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu của thị trường, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay bộ máy tổ chức quản lý của công ty được chia làm 2 cấp: Công ty, Xí nghiệp. Hệ thống lãnh đạo của công ty gồm: Ban giám đốc và các phòng, ban nghiệp vụ giúp cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý. * Ban giám đốc gồm: + Tổng giám đốc. + Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật - thương mại. + Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất. * Hệ thống phòng ban gồm: + Phòng nghiệp vụ. + Phòng kỹ thuật. + Phòng tài chính kế toán. + Phòng quản lý chất lượng. +Văn phòng công ty * Các xí nghiệp thành viên: gồm 6 xí nghiêp là xí nghiệp dệt, xí nghiêp xử lý hoàn tất, xí nghiệp cơ khí sửa chữa, xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 2, xí nghiệp may 3. Mô hình tổ chức quản lí của công ty được tổ chức theo nguyên tắc lãnh đạo - Chỉ đạo trực tuyến. Đứng đầu là Tổng giám đốc công ty sau là các phòng ban nghiệp vụ và là các đơn vị thành viên trực thuôc. Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Dệt Kim Đông Xuân. Tổng giám đốc Phó Giám Đốc T.Mại Phó giám Đốc Kỹ Thuật SX Phòng nghiệp vụ Văn phòng công ty Phòng TC-KT Phòng QLCL Phòng kỹ thuận Các xí nghiệp thành viên Chú thích: : Mối quan hệ quản lý chỉ đạo. : Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ : Mối quan hệ hỗ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ. II. Năng lực cạnh tranh của công ty 1. Chiến lược cạnh tranh hiện nay của công ty trong hoạt động xuất khẩu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty luôn cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu chiến lược là: phấn đấu trở thành Công ty sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc dệt kim hàng đầu tại Việt Nam. Từng bước phát triển sản phẩm dệt kim mang nhãn hiệu Đông Xuân tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường”. Để đạt được mục tiêu này ngoài việc đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm …Công ty rất chú trọng đến việc xây dựng chiến lược cạnh tranh hàng dệt kim trong hoạt động xuất khẩu của mình, công ty đã xác định rõ chiến lược cạnh tranh của mình là:" nâng cao và giữ ổn định chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng hàng hoá với một mức giá cả hợp lý, giữ tín nhiệm trong hợp đồng về phương thức thanh toán, về thời hạn giao hàng với đầy đủ yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng". Đánh giá chiến lược: Có thể nhận định ngay được rằng, đây là một chiến lược hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với khả năng, tiềm lực của công ty, với thực trạng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của toàn ngành và yêu cầu của việc giữ vững và tăng khả năng cạnh tranh của mình. Trong cạnh tranh giờ đây yếu tố giá cả không phải là yếu tố hàng đầu phản ánh khả năng, năng lực thực sự của doanh nghiệp mà phải là yếu tố chất lượng, mẫu mốt sản phẩm. Chất lượng đòi hỏi ngày càng cao, mẫu mã ngày càng đa dạng phong phú vì trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thu nhập bình quân của người dân tăng lên, nhu cầu về ăn mặc ngày càng được coi trọng... nên để có thể đứng vững trong công cuộc cạnh tranh hiện nay cần chú trọng đến nhiều chất lượng sản phẩm. Cái đích của chất lượng là không bao giờ có, vì vậy công ty phải liên tục nâng cao dần chất lượng hàng hoá từ việc nâng cao nguồn nguyên liệu đầu vào. Để mẫu mã hàng hoá phù hợp với nhu cầu thực tại và trong tương lai của khách hàng cân có sự nghiên cứu về xu hưóng mẫu mốt của từng đối tượng khách hàng. Chất lượng tốt phải đi kèm với kiểu dáng đẹp, hợp thời trang thì mới nâng cao được sức cạnh tranh của chính hàng hoá đó. Tuy nhiên, không phải hàng hoá có chất lượng cao là có thể có sức cạnh tranh lớn vì yếu tố liên quan đến lợi ích người tiêu dùng bao gồm cả giá cả hàng hoá. Nếu quá tập trung vào chất lượng sản phẩm mà không chú ý đến giá bán của chúng thì khi tung sản phẩm ra thị trường sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với giá cả, nâng cao chất lượng không đồng nghĩa với nâng cao giá bán mà phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao với mức giá cả hợp lý. Có thực sự kết hợp được những yếu tố trên thì sản phẩm mơi đạt được những yêu cầu mà chiến lược cạnh tranh của công ty. Tạo lập được uy tín, niềm tin với khách hàng là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều yếu tố. Khi đã có được nó chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy để khẳng định thêm lòng tin cho khách hàng. Kinh doanh xuất khẩu phải tạo được sự thuận tiện trong thanh toán, trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hoá, hoàn thành đúng thời hạn giao hàng, đúng số lượng, chất lượng hàng hoá như trong hợp đồng. Khi công cuộc cạnh tranh ngày càng khó khăn thì vấn đề này càng đựơc coi trọng vì số lượng nhà cung cấp rất nhiều, nếu chúng ta làm mất niềm tin của khách hàng thì cơ hội làm lại là rất hiếm vì khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Khả năng, tiềm lực của công ty là có hạn nên sẽ không đủ sức để kinh doanh ồ ạt các mặt hàng mà phải có sự lựa chọn, đánh giá để có chính sách ưu tiên một các thích hợp. Trên cơ sở đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh nhưng công ty cần cónhững tập trung nhất định vào một số mặt hàng truyền thống, với kim ngạch xuất khẩu cao để có doanh thu ổn định từ chúng. Ngoài ra thị trường xuất khẩu của công ty khá nhiều nhưng không thể có cách thức kinh doanh như nhau tại mọi thị trường nên công ty cần có sự phân đoạn thị trường để chú trọng vào một số loại thị trường trọng điểm, tránh tình trạng không xác định được thị trường chủ đạo gây mất ổn định khi tình hình thị trường thay đổi. Căn cứ theo phân loại các phương thức cạnh tranh thì đây là chiến lược trọng tâm hoá, mà về bản chất là chiến lược cạnh tranh theo đuổi một loạt các lợi thế gồm: chi phí thấp, và khác biệt hoá sản phẩm. Công ty đã tận dụng được lợi thế của mình đối với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trên thị trường quốc tế về nhân lực và chính sách ưu tiên của Chính phủ đối với ngành nói chung và công ty nói riêng. Công ty đặt mục tiêu chiếm ưu thế về chất lượng sản phẩm và thực hiện đúng hợp đồng với bạn hàng để tạo uy tín và giữ mối làm ăn lâu dài. 2 Tình hình cạnh tranh hàng dệt kim trong hoạt động xuất khẩu của công ty và sức ép cạnh tranh từ các đối thủ. Nhu cầu ăn mặc là nhu cầu thiết yếu của con người, nó luôn tồn tại và phát triển trong mọi thời đại. Khi xã hội ngày càng văn minh, giàu có thì càng đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp. Tuy nhu cầu ăn uống chỉ có mức độ nhưng nhu cầu ăn mặc thì không có giới hạn. Điều này cho thấy rằng thị trường may mặc vô cùng rộng lớn, với 6 tỉ người trên thế giới hiện nay có mức tiêu thụ các sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0046.doc
Tài liệu liên quan