Đề tài Một số biện pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong công ty văn phòng phẩm Trà My

Trong những năm gần đây, công ty có mức tăng trưởng cao như doanh thu và lợi nhuận tăng, đã tạo đà phát triển cho việc thực hiện kế hoạch trong năm 2004 tới.

Kết quả kinh doanh của công ty tương đối tốt. Doanh thu tăng đều qua các năm, lợi nhuận cũng tăng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tập trung chủ yếu vẫn là các tỉnh ở khu vực miền Bắc, nơi tập trung dân cư đông đúc và cũng là nơi tập trung các khu Công nghiệp.

Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu bằng hình thức bán buôn. Mặc dù phương thức này giá thấp nhưng lại tiêu thụ với số lượng nhiều hơn so với bán lẻ, tốc độ chu chuyển hàng hoá diễn ra nhanh hơn, từ đó thúc đẩy vòng quay của vốn.

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong công ty văn phòng phẩm Trà My, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
' để doanh nghiệp củng cố và mở rộng thị trường. 1.2.2. ảnh hưởng của môi trường kinh tế Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong sự vận động và phát triển của thị trường. Sự tác động của môi trường kinh tế có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến diễn biến của cung, cầu và quan hệ cung cầu trên thị trường, ảnh hưởng đến quy mô và đặc điểm của các mối quan hệ trao đổi cũng như xu hướng tiêu dùng của dân cư. Khi cầu sản phẩm tăng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị phần của mình, mặt khác khi xuất hiện những hàng hoá thay thế với giá rẻ hơn sẽ làm cho cầu sản phẩm của doanh nghiệp giảm. Môi trường kinh tế chủ yếu tác động đến thị trường gồm có: - số lượng, chất lượng và sự phân bố các nguồn lực của xã hội như là lao dộng, đất đai, nguồn tài nguyên, tài chính - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, xu hướng chuyên môn hoá và cơ cấu phát triển kinh tế - Sự phát triển khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất - cơ chế quản lý kinh tế, tình hình cạnh tranh trên thị trường - thu nhập quốc dân và việc phân phối thu nhập quốc dân 1.2.3. ảnh hưởng của nhân tố dân cư Nhân tố dân cư ảnh hưởng đến thị trường gồm: - Dân số và mật độ dân số: ở những vùng mà dân cư dông đúc, tốc độ tăng dân số cao tất yếu làm cho nhu cầu thị trường tăng nhanh. Mặt khác dân số có ảnh hưởng đến người lao động và tác động vào sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Từ đó cho phép có thể hình thành những thị trường có dung lượng lớn. Ngược lại ở những vùng dan số ít, phan bố thưa thớt không thể tạo điều kiện hình thành các thị trường lớn - Sự phân bố dân cư theo vùng lãnh thổ - Cơ cấu dân cư, đặc điểm về giai tầng xã hội, thu nhập và khả năng thanh toán của dân cư, các yếu tố đặc điểm tiêu dùng như thị hiếu tiêu dùng, tập quán và tâm lý tiêu dùng - Xu hướng biến động của dân cư, sự hình thành và phát triển các khu dân cư mới... 1.2.4. ảnh hưởng của nhân tố văn hoá xã hội Tuy không ảnh hưởng mạnh mẽ như các nhân tố kinh tế và dân cư, song các nhân tố văn hoá xã hội cũng đõng vai trò rất quan trọng đến sự biến động và phát triển của thị trường. Đặc biệt là các yếu tố văn hoá xã hội có ảnh hưởng tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển của nhu cầu thị trường.Trong số các nhân tố văn hoá xã hội có ảnh hưởng tới thị trường cần chú ý tới các nhân tố sau: - Trình độ văn hoá ý thức của dân cư. - Chính sách và kết quả đầu tư cho việc phát triển văn hoá xã hội đất nước, sự ra đời của các công trình, phương tiện thông tin văn hoá xã hội. - Các sự kiện văn hoá, xã hội, phong trào hoạt động văn hoá xã hội... 1.2.5. ảnh hưởng của nhân tố chính trị Sự ổn định về chính trị pháp luật chính là nền tảng cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Môi trường kinh tế chính trị ổn định làm cho các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn làm tăng vùng hàng hoá trên thị trường. Khi nền kinh tế ổn định, thu nhập của dân cư ổn định sẽ làm cho cầu hàng hoá ổn định và diều này sẽ giúp cho thị trường sản phẩm của doanh nghiệp cũng ổn định Như ở nước ta hiện nay, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, sử dụng pháp quyền hành chính có thể buộc người mua, người bán phải tuân thủ theo một giới hạn nhất định. Thông qua các chính sách về thuế, đầu tư, tiết kiệm, lãi xuất xuất nhập khẩu...Nhà nước điều tiết tiêu dùng khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động kinh doanh đầu tư sản xuất của doanh nghiệp, đưa ra những chính sách để khắc phục những nhược điểm của thị trường. Nhà nước có khả năng thay đổi quan hệ cung cầu trên mọi thị trường: thị trường lao động, thi trường tiền tệ, thị trường lao động thông qua các doanh nghiệp quốc doanh, nhà nước sử dụng ngân sách quốc gia để thực hiện ý đồ của mình Có thể nói, các nhân tố chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ cũng như hoạt động của thị trường. Sự chi phối của các nhân tố này có thể diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hoặc là kìm hãm và hạn chế sự phát triển của thị trường. Đó chính là sự can thiệp và ràng buộc của các thể chế và luật lệ. Chúng bao gồm những nhân tố chủ yếu sau: -Hệ thống luật pháp thể chế - Các chế độ chính sách kinh tế- xã hội của từng thời kỳ - Tình hình chính trị an ninh và những biến động xã hội Nói tóm lại, thời kỳ mở cửa của nền kinh tế, vạn vật thay đổi, để vững vàng trong cơ chế mới doanh nghiệp cần phải áp dụng mở rộng thị trường thông qua hoạt động chiếm lĩnh. Nhưng quy luật tự nhiên đã chứng minh rằng đã chấp nhận kinh doanh là chấp nhận rủi ro. Vì vậy ' máu' kinh doanh tiếp sức cho các doanh nghiệp luôn có tư tưởng làm' bá chủ', cạnh tranh ắt sẽ xảy ra. Để giành thắng lợi cần sáng suốt lựa chọn con đường tiếp cận nhanh chónh với khách hàng. Song để tiếp cận với khách hàng không phải công ty nào cũng làm được. Điều tra, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng theo từng vùng , từng độ tuổi, mức thu nhập ...không phải dễ dàng. Cần phải mạnh dạn đầu tư lớn và biết cách lựa chọn những thông tin chính xác, kịp thời. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết khả năng của mình để lựa chọn những phần, những đoạn thị trường của mình, những loại sản phẩm cho phù hợp. Kinh doanh là phải biết chấp nhận mạo hiểm nhưng không có là ' liều mạng' và lợi nhuận chính là ' phần thưởng' cho những nhà kinh doanh giỏi. 2. Sự cần thiết phải củng cố và mở rộng thị trường Nền kinh tế càng ngày càng phát triển, làm cho đời sống xã hội của người dân ngày càng được nâng cao. Chính điều đó đã khiến cho người dân càng có nhu cầu cao cần được thoả mãn. Cho nên việc mở rộng thị trường là hoạt động cần thiết cho mỗi doanh nghiệp- là chìa khoá cho sự thành công của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nạy Việt Nam đang trên con đường để tiến lên Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. Do vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt nam là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập. Do vậy, các doanh nghiệp Việt nam muốn hội nhập có hiệu quả tốt cần phải mở rộng thị trường tạo ra nhiều cơ hội trong kinh doanh , thâm nhập thị trường, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định từ đó có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, nâng cao thị phần, phát triển kinh tế không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho đất nước. Hơn nữa, để mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt nam cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Thương mại, xúc tiến đầu tư lớn nhất với các đối tác lớn như EU, Mỹ , Nhật để mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ, nguồn kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Chính vì vậy, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là rất cần thiết để các doanh nghiệp không chỉ nâng cao thị phần, tăng doanh thu, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Chủ đề : Một số biện pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong công ty văn phòng phẩm trà my Chương II. Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Văn phòng phẩm Trà My I. Giới thiệu sơ bộ về công ty và môi trường kinh doanh của công ty TNHH Văn phòng phẩm trà my 1. Tóm lược sơ bộ về công ty Công ty TNHH văn phòng phẩm Trà My được thành lập theo quyết định số 0102000184 ngày 16 tháng 03 năm 1994 của sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Công ty được cho phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm bằng nhựa, buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ( chủ yếu là đồ dùng, thiết bị văn phòng phẩm, thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp và công nghiệp). Tên giao dịch: Công ty TNHH Văn Phòng Phẩm Trà My Trụ sở: Xã Tân Quang - Văn Lâm - Hưng Yên Văn phòng đại diện: 300 Bạch Đằng, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại:(04)9321435, 9321418 Fax:(04)9325228 E-mail:Ctytramy@hn.vnn.vn Công ty văn phòng phẩm Trà My là một đơn vị kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có giấy phép đăng ký kinh doanh. Gần 10 năm xây dưng và phát triển , công ty đã có nhiều biện pháp để tìm kiếm thị trường cho mình, không ngừng cải tiến, nâng cao công tác quản lý, đầu tư chất xám công nghệ sản xuất, thiết bị... nhằm nâng cao uy tín của thương hiệu Trà My, đáp ứng đến mức tốt nhất nhu cầu của thị trường, tạo được sự tin tưởng trong và ngoài nước để việc sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. 1.1.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Văn Phòng Phẩm Trà My Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hoá với những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có liên quan mật thiết với nhau và được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phản ánh cơ cấu sản xuất kinh doanh, nó tác động tích cực đối với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức tốt sẽ phối hợp tốt các hoạt động tác nghiệp của các bộ phận trong công ty hướng về mục tiêu chung, đồng thời có thể giúp công ty đối phó được sự biến động của môi trường, giúp cho công ty quản lý và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn lực của mình từ đó nâng cao hoạt động của công ty. Cơ cấu tổ chức , bộ máy quản lý của công ty văn phòng phẩm Trà my chia thành: ban giám đốc , hệ thống các phòng ban, hệ thống các phân xưởng.Điều này được thể hiện rõ qua sơ đồ: Giám đốc phó giám đốc phòng kế toán các phân xưởng phòng kế hoạch phòng thị trường phòng tổ chức -hành chính phòng kỹ thuật ban bảo vệ Giám đốc công ty: là người diều hành cao nhất, có quyền ra mọi quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể uỷ quyền cho phó giám công ty một số quyền hạn nhất định khi có việc đột xuất. Phó giám đốc: Thừa lệnhgiám đốc trực tiếp diều hành và quản lý phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch. Ngoài ra, còn theo dõi mọi hoạt động của các phân xưởng và các phòng ban khác trong công ty. Phòng kỹ thuật: Quản lý quy trình công nghệ, quản lý các trang thiết bị về đo lường tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Kiểm tra hướng dẫn các phân xưởng theo đúng tiêu chuẩn, mẫu mã quy trình công nghệ . Các phân xưởng: Mỗi phân xưởng có một chức năng riêng nên họ được giao nhiệm vụ sảnn xuất từng mặt hàng theo đúng chức năng. Phòng kế hoạch: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều hành sản xuất của công ty. Phòng kế hoạch thường liên kết với các phòng ban khác để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng,hàng qúy, hàng năm. Ngoài ra còn xây dựng kế hoạch giá, điều chỉnh giá cho phù hợp với nhu cầu thị trường đặc biệt là nhu cầu khách hàng. Phòng kế toán: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công tác tài chính của công ty, phản ánh mọi hoạt động kinh tế thông qua việc tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra phòng kế toán còn lập báo cáo tổng hợp cho công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng thị trường: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho giám đốc, chụ trách nhiệm trước giám đốc về các chỉ tiêu kế hoạch được giaovề doanh thu hay lợi nhuận đạt được trong năm của công ty. Phòng thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị truờng, nghiên cứu kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ nhằm đạt được kết quả và hiệu quả cao. Phản ánh kịp thời nhu cầu thị trường để ban giám đốc và các phòng ban điều chỉnh sản xuất cho phù hợp và hiệu quả. Phòng tổ chức -hành chính: bao gồm nhiều bộ phận: Bộ phận tổ chức lao động: Bộ phận này bố trí nhân sự cho hợp lý và đảm bảo an toàn cho người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động Bộ phận hành chính: Quản lý lưu trữ văn bản, tài liệu, con dấu của công ty. Bộ phận y tế: Theo dõi sức khoẻ, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên, xác lập hồ sơ theo dõi ngày nghỉ ốm của cán bộ công nhân, khám và cấp thuốc cho bệnh nhân ốm đau và có bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên. Ban bảo vệ: xây dựng nội quy bảo vệ công ty, quy đinh phòng cháy nổ đảm bảo an toàn cho mọi người. Thực hiện việc kiểm tra nội quy kỉ luật ra vào đối với công nhân viên. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty văn phòng phẩm trà my Chức năng: Thông qua kinh doanh các sản phẩm bằng nhựa, buôn bán tư liệu sản xuất, thiết bị văn phòng phẩm..., công ty đã hoạt dộng ổn định đảm bảo sản xuất phục vụ nhu cầu trong cả nước nhằm tăng thu ngân sách, góp phần phát triển đất nước. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Công ty chủ yếu là bán buôn các loại túi, cặp file, lưu trữ tài liệu, các sản phẩm bằng nhựa,...như cặp lá, kẹp file, kẹp càng cua, hộp gấp, kẹp ba dây ASI, file lồng...., các sản phẩm này rất cần cho mọi người vì nó tiện sử dụng. Nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh các sản phẩm được Nhà nước cho phép. Nâng cao chất lượng hàng hoá kinh doanh và mở rộng thị trường. Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và đảm bảo đời sống cho người lao động trong công ty. Tuân thủ các chế độ quản lý kinh tế theo qui định của Nhà nước. Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội, đảm bảo môi trường, đảm bảo an ninh. Làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, tay nghề cho người lao động. 2. Môi trường kinh doanh của công ty: Trong xã hội nói chung và trong hoạt động kinh tế nói riêng cho thấy, không một ai, không một công ty nào có thể tồn tại biệt lập. Tất cả đều là sự tổng hoà các mối quan hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Một công ty muốn thành đạt không chỉ nắm vững các nguồn lực bên trong mà phải nắm vững cả nguồn lực bên ngoài để trên cơ sở đó tận dụng những cơ hội trong kinh doanh cho mình.Các nguồn lực đó chính là các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Như vậy có thể thấy môi trường kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú , vì thế để kiểm soát nó cần có sự đánh giá và phân tích chúng. Để rõ hơn, người ta phân thành 2 loại:Môi trường kinh doanh bên trong và môi trường kinh doanh bên ngoài. 2.1. Môi trường kinh doanh bên trong công ty Môi trường kinh doanh bên trong công ty được hiểu là nền văn hoá tổ chức của công ty, được hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành trong công ty. Nó gồm nhiều yếu tố như nhân sự , vốn ,mặt hàng kinh doanh,... Về nhân sự: Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc sử dụng con người, phát triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hoá và nề nếp tổ chức luôn được đặt hàng đầu trong công ty văn phòng phẩm Trà My.Với một lượng công nhân viên khá đông, một đội ngũ lãnh đạo có năng lực, công ty đã nâng cao được thị phần, tăng doanh số và có mặt trên thị trường một cách nhanh chóng. Không những thế, hàng năm công ty thường tổ chức lớp tập huấn để đào tạo, phát triển nhân sự, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. Về nguồn vốn: Công ty văn phòng phẩm trà my luôn chú trọng việc sử dụng vốn có hiệu quả để không gây lãng phí về chi phí ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mặt hàng kinh doanh: Trước khi bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản trị phải nắm bắt được thông tin thị trường, tìm hiếu cái mà thị trường cần để từ đó có những kế hoạch cho việc việc giới thiệu, phát triển sản phẩm. Chính vì lý do đó mà công ty văn phòng phẩm Trà My đã nghiên cứu thị trường để đi đến quyết định lựa chọn các sản phẩm bằng nhựa, các đồ dùng, thiết bị văn phòng phẩm văn phòng phẩm, thiết bị máy móc phục vụ công nghiệp và nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong cả nước. Sản phẩm chủ yếu của công ty là:cặp lá,kẹp file, kẹp càng cua, kẹp một khoá, hai khóa, kẹp ba dây ASI, file lồng, hộp gấp, các loại túi da và giả da.. 2.2 Môi trường kinh doanh bên ngoài Môi trường kinh doanh bên ngoài là hệ thống toàn bộ các tác nhân bên ngoài công ty, có liên quan và có ảnh hưởng tới quá trình tồn tại và phát triển của công ty. Môi trưòng kinh doanh bên ngoài công ty có rất nhiều nhưng ở đây ta chỉ xét về thị trường, nguồn cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường chính trị , pháp luật. Thị trường: Trong một vài năm gần đây, công ty văn phòng phẩm Trà My đã khắc phục những khó khăn và phát triển với tốc độ nhanh. Doanh thu năm 2003 đạt 23765826 (nghìn đồng), tăng 3420044 ( nghìn đồng), tăng 16,81%so với năm 2002. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là phía bắc và một số tỉnh thành. Công ty đang nỗ lực mở rộng thị trường trên cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty chủ yếu là bán buôn cho các cửa hàng đại lý, các tổ chức hay các cá nhân mua với số lượng lớn. Điều đó chứng tỏ công ty đã tìm được chỗ đứng cho mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Đó là một thành công của công ty . Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, họ luôn tìm tòi, nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, đưa ra các hình thức quảng cáo, khuyến mại phù hợp để ngày càng phát triển sản phẩm trên thương trường. Với phương châm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, công ty đã có mối quan hệ với các đầu mối tiêu thụ, phân phối trong các tỉnh thành và sản phẩm công ty ngày càng mở rộng tiêu thụ trên thị trường cả nước. Hiện nay công ty chỉ áp dụng phương pháp bán trực tiếp dưới dạng bán buôn nghĩa là sản phẩm phải được khách hàng đặt trước hoặc cá nhân mua hàng với một số lượng lớn , khi đó công ty và khách hàng sẽ kí kết hợp đồng , hàng sẽ vận chuyển đễn tận nơi người nhận, ngoài ra khách hàng nào có nhu cầu vận chuyển trực tiếp có thể liên hệ với công ty để đặt hàng theo ý muốn sở thích của mình. Công ty áp dụng 2 hình thức thanh toán trả ngay và trả chậm. Hình thức thanh toán trả chậm thường áp dụng trong trường hợp bán buôn với khách hàng có quan hệ thường xuyên với công ty Nguồn cung cấp : công ty văn phòng phẩm Trà My là một công ty chuyên sản xuất nên công ty luôn chú trọng nguồn cung cấp máy móc trang thiết bị để đảm bảo cho tiến trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nguồn cung cấp cho công ty phải đảm bảo số lượng, kịp thời về thời gian.Do vậy công ty luôn tìm nguồn cung cấp tin cậy, ổn định để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Khách hàng: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất , quyết định sự sống còn của công ty. Chính vì vậy, công ty luôn đề cao việc tìm hiêủ nhu cầu thị trường, thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nhất là trong điều kiện hiện nay nền kinh tế của ta đang trên con đường tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá, vì vậy việc thoả mãn nhu cầu khách hàng là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận , mở rộng thị trường trong và ngoài nước, góp phần phát triển đất nước. Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường hiện nay, ngoài công ty vă phòng phẩm Trà My còn có công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, nhưng công ty văn phòng phẩm Trà My không lấy đó làm điều quan trọng mà điều quan trọng trong công ty là làm cách nào để tạo ra sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn để phục vụ khách hàng. Đó là một trong những yếu tố thành công trong cạnh tranh của công ty. Môi trường chính trị, pháp luật: Nhà quản trị trong công ty văn phòng phẩm trà my luôn nắm bắt kịp thời luật pháp, chính sách, cơ chế của nhà nước để có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh như nộp thuế đúng hạn, không trốn thuế, lậu thuế, không làm hàng giả ảnh hưởng đến uy tín của công ty. II. Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty văn phòng phẩm Trà My: 1.Mặt hàng kinh doanh và thị trường của công ty 1. Mặt hàng kinh doanh Các sản phẩm cơ khí: Các loại khoá, kẹp móc, nẹp dài, khuy tròn, khuy ô van.. được sản xuất tại nhà máy góp phần quyết định trong việc hạ giá thành và thường xuyên thay đổi mâũ mã nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm nhựa Đây là yếu tố quyết định về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, là khâu quan trọng bậc nhất của nhà máy, màng cán hoặc thổi chất lượng càng cao thì sản phẩm cuối cùng của nhà máy càng được hoàn thiện, tanưg sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh được nâng cao. Sản phẩm chủ đạo: các loại túi, cặp file, lưu trữ tài liệu Đây chính là sản phẩm cuối cùng và là mục tiêu sản xuất của nhà máy. Các sản phẩm này phục vụ cho công tác lưu trữ tài liệu, sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khác của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Đây là nhu càu vô cùng lớn và ngày càng tăng của xã hội đặc biệt là trong xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế đất nước ta. Sản phẩm cặp, túi đeo , ba lô da và giả da Đây là dòng sản phẩm mới đang được thị trường chấp nhận và luôn có nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu. 1.2. Nguyên vật liệu để sản xuất Nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất bao gồm: + hạt nhựa + Giấy Kráp, Giấy Duplex +Tôn mỏng, thép lá, thép phôi + Hoá chất kết dính + Vải giả da, dây kéo khoá 1.3. Thị trường của công ty Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay tại nước ta, nhà nước tăng cường các biện pháp quản lý kinh tế tài chính. Nhà nước thực hiện việc định hướng và quản lý nền kinh tế bằng công cụ quản lý vĩ mô, bằng các chính sách và pháp luật từng ngành và cho toàn xã hội. Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, theo dõi và phân tích kịp thời những biến động những xu hướng phát triển mới của nền kinh tế đất nước và của từng ngành kinh tế nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản hướng đẫn, các quy định bắt buộc để quản lý mọi mặt hoạt động của đất nước ngày một hiệu quả hơn. Để đáp ứng mọi yêu cầu đó mọi thành phần, mọi tế bào kinh tế của đất nước đều thực hiện công tác lưu trữ các cơ sở dữ liệu của mình dưới rất nhiều hình thức trong đó phổ biến là dạng văn bản viết. điều này đặt ra cho nền kinh tế một nhu cầu rất lớn về các trang thiết bị , đồ dùng, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác văn phòng. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung nhu cầu về sản phẩm văn phòng vô cùng lớn và rất đa dạng. Chính vì vậy, công ty Văn phòng phẩm Trà My đã chọn hướng sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng và hơn nữa góp phần giảm chi phí đáng kể nguồn ngoại tệ của đất nước cho nhu cầu dần tiến tới xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Hiện nay công ty đang có dự án đầu tư , mở rộng năng lực của nhà máy sản xuất đồ dùng văn phòng phẩm để tăng cao sản lượng, nâng cao chất lượng, tạo ra nhiều mẫu mã mới. 2. Phân tích các chính sách Marketing của công ty để củng cố và mở rộng thị trường: 2.1. Chính sách sản phẩm Phát triển sản phẩm là việc đưa các sản phẩm vào thị trường hiện tại của mình. Đây là chính sách cơ bản mà công ty ứng dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc ứng dụng này đòi hỏi công ty phải có các điều kiện để phát triển sản phẩm như điều kiện về kỹ thuật tài nguyên, tài chính, nguồn vốn xây dựng cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đa dạng hoá sản phẩm: là việc doanh nghiệp đưa ra sản phẩm mới vào thị trường, rồi từ đó phát triển sản phẩm. Hiện tại mặt hàng kinh doanh của công ty khá đa dạng và phong phú . Nhưng nhu cầu của con người ngày càng tăng , yêu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao. Nắm bắt được điều đó, công ty phải mở rộng thị trường cả chiều rộng và chiều sâu để đáp ứng khách hàng khó tính nhất. Công ty đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm của công ty chứa đựng sự mạo hiểm và rủi ro lớn. Nếu sản phẩm dược thị trường chấp nhận thì doanh thu cao, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường dễ dàng. Còn ngược lại, nếu sản phẩm không được thị trường chấp nhận, công ty sẽ bị thất thu về tài chính. Bởi vì khi áp dụng chiến lược này đòi hỏi công ty phải có khả năng về tài chính, phải bỏ nhiều chi phí cho việc nghiên cứu thị trường để sản phẩm có thể thâm nhập thị trường tốt hơn. Với hai chiến lược này, công ty sẽ đưa ra những sản phẩm mới của mình ra thị trường khi công ty đã có thị phần trên thị trường. Sản phẩm của công ty muốn ngày càng phát triển thì phải luôn có mẫu mới tung ra thị trường và công ty phải quản lý hàng hoá của mình trên thị trường không để cho hàng hoá đi vào suy thoái mà chưa có sản phẩm mới thay thế. Khi công ty đưa ra thị trường một sản phẩm mới thì công ty phải định giá cao hơn giá thị trường gọi là chiến lược tăng giá và cứ từ từ giảm xuống cho đến khi sản phẩm đi vào suy thoái thì không còn hàng tồn và tung ra một sản phẩm khác. Tóm lại, công ty cần xác định đúng sản phẩm kinh doanh trên thị trường hiện đang ở giai đoạn nào để công ty lựa chọn mặt hàng kinh doanh có hiệu quả để từ đó phát triển sản phẩm một cách nhanh chóng và kịp thời. Hơn nữa chất lượng sản phẩm phải thoả mãn nhu cầu tiêu dùng để công ty có thể mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ. 2.2. Chính sách giá Cũng như sản phẩm, giá cả là một yếu tố cấu thành quan trọng marketing-mix ở bất kỳ công ty kinh doanh nào. Giá cả là yếu tố trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế, còn các yếu tố khác tạo nên giá thành. Đối với người mua, giá cả hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0204.doc
Tài liệu liên quan