Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội

Mặc dù hết khó khăn này tới khó khăn khác song với sự đoàn kết cố gắng, tận tâm tận lực của toàn thể lãnh đạo và nhân viên, với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc của Bộ tài chính, đồng thời thừa hưởng những lợi thế về uy tín và kinh nghiệm của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, cho đến nay, Bảo Việt nhân thọ Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện trên nhiều mặt:

Một là, tăng trưởng doanh thu đạt mức cao và duy trì ổn định qua các năm. Riêng trong năm 2002 tăng trưởng doanh thu đạt mức 35% so với năm 2001.

Hai là, mạng lưới khai thác phát triển nhanh và phủ khắp các địa bàn dân cư. Ngày đầu mới thành lập, Công ty mới chỉ có 31 đại lý thì đến nay công ty đã có 22 phòng đại lý Bảo hiểm nhân thọ khu vực với 1210 cán bộ khai thác được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng đang hoạt động tích cực tại tất cả các quận huyện thành phố, phục vụ mọi nhu cầu về Bảo hiểm nhân thọ của nhân dân từ đô thị đến vùng thôn xóm xa xôi.

Ba là, công ty cũng hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng. Hệ thống tổ chức và quản lý được xây dựng theo kiểu hình kim tự tháp với các liên kết trực tuyến, giúp cho việc điều hành nhanh chóng, chính xác.

 

doc38 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt khó khăn cho cá nhân và gia đình người gặp rủi ro, nhằm góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm và ổn định đời sống kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia. Do vậy, đối với những quốc gia vai trò đảm bảo xã hội của Nhà nước còn chưa mạnh thì cần đẩy mạnh dịch vụ BHNT dài hạn vì nó góp phần hỗ trợ cho ngân sách Nhà nước giải quyết được một số khó khăn vể kinh phí đảm bảo xã hội và đầu tư phát triển. 4.Các loại hình BHNT cơ bản BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau. Đối với những người tham gia mục đích chính của họ hoặc là để bảo vệ con cái và những người ăn theo tránh khỏi những nỗi bất hạnh về cái chết bất ngờ của họ hoặc tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu tài chính trong tương lai…Do vậy, người bảo hiểm đã thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm BHNT, thực chất là đa dạng hoá các loại hợp đồng nhằm đáp ứng và thoả mãn tối đa nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Trong thực tế có 3 loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản : -Bảo hiểm trong trường hợp tử vong; -Bảo hiểm trong trường hợp sống ; -Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp. Ngoài ra các công ty BHNT trên thế giới còn triển khai bổ sung một số điều khoản vào các loại hình BHNT nói trên nhằm mục đích tăng thêm quyền lợi cho khách hàng để lôi kéo họ, cạnh tranh với các đối thủ khác, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với các điều kiện của công ty. Việc làm này hoàn toàn không phải đơn giản. Thực chất, các điều khoản bổ sung không phải là BHNT, vì không phụ thuộc vào sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người, mà là bảo hiểm các rủi ro khác có liên quan đến cuộc sống của con người. Đôi khi người tham gia bảo hiểm cũng thấy rất cần thiết phải tham gia để bổ sung cho hợp đồng cơ bản. 4.1.Bảo hiểm trong trường hợp tử vong Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm: 4.1.1_Bảo hiểm tử kỳ: (còn gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh mạng có thời hạn): Được ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được bảo hiểm không nhận được bất cứ khoản phí nào từ số phí bảo hiểm đã đóng. Điều đó, cũng có nghĩa là người bảo hiểm không phải thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Ngược lại, nếu cái chết xảy ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì người bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định. *Đặc điểm chung: -Thời hạn Bảo hiểm luôn luôn xác định; -Quyền lợi và trách nhiệm mang tính tạm thời; -Mức phí Bảo hiểm thấp nhất vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được Bảo hiểm. *Mục đích : -Bảo đảm các chi phí mai táng, chôn cất, hồi hương. -Bảo đảm cuộc sống cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn. -Giúp gia đình trả nợ và thanh toán các khoản tiền vay thế chấp. Bảo hiểm tử kỳ còn được đa dạng hoá thành các loại hình sau: -Bảo hiểm tử kỳ cố định: có mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm cố định, không thay đổi trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Mức phí thấp nhất và người bảo hiểm không thanh toán khi hết hạn hợp đồng. Hợp đồng hết hiệu lực nếu sau ngày gia hạn hợp đồng không nộp phí bảo hiểm. Loại này chủ yếu nhằm thanh toán cho các khoản nợ tồn đọng trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong. -Bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục: loại này có thể được tái tục vào kết thúc hợp đồng và không yêu cầu có thêm bằng chứng nào về sức khỏe của người được bảo hiểm, nhưng có sự giới hạn về độ tuổi (thường độ tuổi tối đa là 65). Tại lúc tái tục, phí bảo hiểm tăng lên vì độ tuổi của người được bảo hiểm lúc này tăng lên. -Bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi: Đây là loại hình bảo hiểm tử kỳ cố định nhưng cho phép người được bảo hiểm có sự lựa chọn chuyển đổi một phần hay toàn bộ hợp đồng thành một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời hay BHNT hỗn hợp tại một thời điểm nào đó khi họp đồng đang còn hiệu lực. Phí bảo hiểm được tính dựa trên hợp đồng BHNT trọn đời hay hỗn hợp mới theo độ tuổi của người có hợp đồng. Loại hợp đồng này phát hành như một sự bảo chứng cho khoản tiền vay. Đồng thời nó còn nhằm thực hiện yếu tố tiết kiệm trong tương lai của người được bảo hiểm. -Bảo hiểm tử kỳ giảm dần: đây là loại hình bảo hiểm mà có một bộ phận của số tiền bảo hiểm giảm hàng năm theo một mức quy định. Bộ phận này giảm tới 0 vào cuối kỳ hạn hợp đồng. Loại hình này đáp ứng nhu cầu của người tham gia, khi họ phải nợ một khoản tiền phải trả dần. -Bảo hiểm tử kỳ tăng dần: Loại này được phát hành nhằm giúp người tham gia bảo hiểm có thể ngăn chặn được yếu tố lạm phát của đồng tiền . -Bảo hiểm thu nhập gia đình: Loại hình bảo hiểm này nhằm đảm bảo thu nhập cho 1 gia đình khi không may người trụ cột trong gia đình bị chết . -Bảo hiểm thu nhập gia đình tăng lên: Loại hình bảo hiểm này cũng nhằm tránh yếu tố lạm phát của đồng tiền. Đảm bảo các khoản thanh toán của công ty bảo hiểm cho gia đình không may có người được bảo hiểm bị chết, tương ứng với số tiền bảo hiểm khi mới ký hợp đồng . -Bảo hiểm tử kỳ có điều kiện: Điều kiện ở đây là việc thanh toán trợ cấp chỉ được thực hiện khi người được bảo hiểm bị chết, đồng thời người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định trong hợp đồng phải còn sống. 4.1.2_Bảo hiểm nhân thọ trọn đời : (Bảo hiểm trường sinh) Loại hình bảo hiểm này cam kết bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm đến khi chết. *Đặc điểm chung: -Thời gian không xác định; -Số tiền bảo hiểm trả một lần khi người được bảo hiểm bị chết bất cứ lúc nào; -Phí bảo hiểm của loại hình này thường cao hơn bảo hiểm tử kỳ vì người được bảo hiểm chắc chắn sẽ chết; -Loại hình bảo hiểm này thường đóng phí nhiều lần và số phí bảo hiểm đóng mỗi lần không thay đổi . *Mục đích : -Đảm bảo cuộc sống của gia đình và người thân sau cái chết của người được bảo hiểm; -Giữ gìn tài sản cho thế hệ sau; -Mua sắm tài sản cho gia đình và người thân theo kế hoạch đã định trước; -Là mục đích tiết kiệm. Hiện nay loại hình bảo hiểm này thường có các loại hợp đồng sau: -BHNT trọn đời phi lợi nhuận -BHNT trọn đời có tham gia chia lợi nhuận: Loại này thường ứng với một số tiền bảo hiểm nhất định nào đó. -BHNT trọn đời đóng phí liên tục, mức đóng phí mỗi lần bằng nhau. -BHTN trọn đời đóng phí một lần -BHNT trọn đời quy định số lần đóng phí bảo hiểm 4.2.Bảo hiểm trong trường hợp sống (còn gọi là bảo hiểm sinh kỳ ) Thực chất của loại hình bảo hiểm này là người bảo hiểm cam kết chi trả những khoản chi đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào. Loại hình bảo hiểm này trước đây được triển khai theo 2 hướng: -Bảo hiểm sinh kỳ thuần tuý: nhưng lâu nay người ta bỏ vì nó giống với gửi tiền tiết kiệm. -Bảo hiểm trợ cấp định kỳ, còn gọi là bảo hiểm hưu trí tự nguyện (bảo hiểm niên kim nhân thọ). *Đặc điểm: -Thời hạn bảo hiểm có thể xác định, có thể không xác định. +Nếu không xác định gọi là niên kim nhân thọ trọn đời +Nếu xác định gọi là niên kim nhân thọ tạm thời. -Phí bảo hiểm chỉ nộp 1 lần. -Số tiền bảo hiểm được trả nhiều lần (trợ cấp định kỳ). *Mục đích: -Đảm bảo cuộc sống khi về già; -Giảm nhẹ gánh nặng phụ thuộc vào con cái và phúc lợi xã hội. Người tham gia bảo hiểm thường là những người bước vào độ tuổi về hưu. Loại hình bảo hiểm này phù hợp với những người khi về hưu hoặc những người không được hưởng tiền trợ cấp hưu trí từ BHXH đến độ tuổi tương ứng với tuổi về hưu đăng ký tham gia, để được hưởng những khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng. Vì vậy, tên “Bảo hiểm trợ cấp hưu trí”, “Bảo hiểm tiền hưu”, “Niên kim nhân thọ”…được các công ty bảo hiểm vận dụng hết sức linh hoạt. 4.3.BHNT hỗn hợp Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen vì vậy nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới . *Đặc điểm : -Thời hạn bảo hiểm luôn luôn xác định -Số tiền bảo hiểm được trả 1 lần khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra (chết, hết hạn hợp đồng người được bảo hiểm vẫn còn sống). -Phí bảo hiểm nộp định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. *Mục đích: -Thực hành tiết kiệm từ ngân sách gia đình để tạo lập quỹ giáo dục con cái và mua sắm tài sản… -Dùng làm vật vay thế chấp, thậm chí vay ngay trên hợp đồng bảo hiểm. -Bảo trợ cuộc sống của người thân. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro nên hầu hết các loại hợp đồng, các loại bảo hiểm khác nhau đều được tham gia chia lãi. Khách hàng của loại hình bảo hiểm này là đông nhất và có thể ở mọi lứa tuổi. 4.4.Các điều khoản bổ sung Các điều khoản bổ sung cho BHNT là rất cần thiết để tiến hành đa dạng hoá sản phẩm vì nếu tách riêng các điều khoản bổ sung thì mức phí rất thấp, không đáng kể. Vì vậy nếu triển khai bổ sung cho loại hình BHNT, mặc dù mức phí co tăng lên đôi chút nhưng khách hàng cảm giác mình được hưởng nhiều quyền lợi hơn vì vậy họ tham gia đông hơn. Nếu khéo léo thiết kế sản phẩm phù hợp thì những điều khoản bổ sung này là một trong những yếu tố thực hiện cạnh tranh của BHNT. Những điều khoản bổ sung cho 3 loại hình BHNT bao gồm: -Điều khoản bổ sung bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật:có nghĩa nhà bảo hiểm cam kết trả các chi phí nằm viện và phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi họ bị ốm đau, thương tích. Tuy nhiên nếu người được bảo hiểm tự gây thương tích, tự tử, mang thai, sinh nở …thì không được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Mục đích của điều khoản này nhằm trợ giúp người tham gia giảm nhẹ gánh nặng chi phí trong điều trị phẫu thuật, đặc biệt trong các trường hợp ốm đau,thương tích bất ngờ. -Điều khoản bổ sung bảo hiểm tai nạn: Nhằm trợ giúp thanh toán chi phí trong điều trị thương tật, từ đó bù đắp sự mất mát hoặc giảm thu nhập do bị chết hoặc thương tích của người được bảo hiểm. Điều khoản bảo hiểm này có đặc điểm là bảo hiểm khá toàn diện các hậu quả tai nạn như: Người được bảo hiểm bị tàn phế,thương tật toàn bộ, thương tích tạm thời và bị tai nạn sau đó bị chết. Những trường hợp tự thương, tai nạn do nghiện rượu, ma tuý, tự tử …sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm . -Điều khoản bổ sung bảo hiểm sức khoẻ :Thực chất của điều khoản này là nhà bảo hiểm sẽ cam kết thanh toán khi người được bảo hiểm bị các chứng bệnh hiểm nghèo như: đau tim, ung thư, suy gan, suy thận, suy hô hấp…Mục đích tham gia bảo hiểm ở đây nhằm có được những khoản tài chính nhất định để trợ giúp thanh toán các khoản chi phí y tế lớn và góp phần giải quyết, lo liệu các nhu cầu sinh hoạt ngay trong thời gian điều trị. Ngoài ra, trong một số hợp đồng BHNT, các nhà bảo hiểm còn đưa ra những điểm bổ sung khác như :hoàn phí bảo hiểm, miễn thanh toán phí khi bị tai nạn, thương tật…nhằm tăng tính hấp dẫn để thu hút người tham gia. Mặc dù mức phí cao hơn, nhưng các hợp đồng BHNT có các điều khoản bổ sung đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của ngươì tham gia bảo hiểm. II.Một số đặc điểm cơ bản của sản phẩm BHNT 1. Một số đặc điểm cơ bản của sản phẩm BHNT Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ, vì vậy nó mang những đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ, ngoài ra sản phẩm bảo hiểm cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chính vì những đặc điểm chung và đặc điểm riêng này nên sản phẩm bảo hiểm được xếp vào loại sản phẩm “đặc biệt”. Bảo hiểm nhân thọ, một mặt nó cũng là một loại hình bảo hiểm do đó nó cũng mang những nét chung của bất kỳ sản phẩm bảo hiểm nào, nghĩa là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng mang những đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ và những đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm. Những đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ là: +Là sản phẩm vô hình: Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là những tờ giấy trên đó in biểu tượng của doanh nghiệp,in tên gọi của sản phẩm, in những nội dung thoả thuận …nhưng khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm.Khách hàng cũng không thể “dùng thử” ngay thứ hàng hoá mà họ vừa mua, khách hàng chỉ có thể hình dung ra sản phẩm thông qua sự mô tả và sự hiểu biết của người đại lý. Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro, vì vậy có thể nói sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm vô hình. +Là sản phẩm không thể tách rời và không thể cất trữ: Sản phẩm bảo hiểm không thể tách rời – tức là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng với việc tiêu dùng sản phẩm đó ( quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ là một thể thống nhất ). Thêm vào đó, sản phẩm bảo hiểm cũng không thể cất trữ được – có nghĩa là khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều này hoàn toàn khác biệt với sản phẩm hữu hình. Đa số các sản phẩm hữu hình có thể sản xuất với số lượng lớn sau đó được lưu trữ trong kho bán dần. Còn các sản phẩm dịch vụ thì không thể cất trữ được. +Tính không đồng nhất: Dịch vụ bảo hiểm cũng như các dịch vụ khác, chủ yếu được thực hiện bởi con người. Nhìn chung, chất lượng phục vụ của một cá nhân nào đó tại các thời điểm khác nhau là khác nhau, với các khách hàng khác nhau là khác nhau.Chất lượng phục vụ này phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, các yếu tố xung quanh. Ngoài ra, giữa các cá nhân khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác nhau. +Là sản phẩm không được bảo hộ bản quyền: Mặc dù trước khi tung một sản phẩm nào đó ra thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải đăng ký sản phẩm để nhận được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, việc phê chuẩn này chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không mang tính bảo hộ bản quyền. Đặc điểm này dẫn đến hiện tượng sao chép các dạng sản phẩm của các nước, thậm chí của đối thủ cạnh tranh một cách máy móc, trừ tên mình. Vì vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ . Bên cạnh đó, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng có những đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm, đó là: +Là sản phẩm không mong đợi : Điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần tuý, mặc dù đã mua sản phẩm – nhưng khách hàng đều không muốn rủi ro xảy ra để được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại thậm chí là mất mát, do đó số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được. Đặc tính này cũng làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn. +Là sản phẩm có chu trình sản xuất ngược: Đối với các sản phẩm khác, căn cứ vào chi phí thực tế có thể tính được giá thành, giá bán của sản phẩm, qua đó thấy ngay được kết quả hoạt động. Nhưng đối với sản phẩm bảo hiểm, việc xác định giá bán hoàn toàn dựa trên các số liệu giả định về các tổn thất xảy ra trong quá khứ do đó tại thời điểm bán sản phẩm chưa thể xác định ngay được kết quả hoạt động do thực tế xảy ra có thể không như dự kiến, đặc biệt nếu thiệt hại xảy ra trầm trọng, tổn thất liên tục. +Là sản phẩm có hiệu quả xê dịch: Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có quyền thu phí của người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi trả. Do vậy, với việc thu phí trước, nếu không có hoặc ít rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suất hoặc quy mô lớn hơn dự kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ. Về phía khách hàng, hiệu quả từ việc mua sản phẩm cũng mang tính xê dịch – không xác định. Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia bảo hiểm cũng “được nhận” số tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm ( trừ trường hợp mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính tiết kiệm ). Nói cách khác, khách hàng chỉ thấy được “tác dụng” của sản phẩm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với họ. Ngoài những đặc điểm trên, sản phẩm BHNT cũng có những đặc trưng riêng sau: +Thời hạn bảo hiểm dài, thường là 5 năm, 10năm, 20 năm hoặc suốt cả cuộc đời. +Mỗi sản phẩm BHNT cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau. Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác nhau lại có sự khác nhau về số tiền bảo hiểm, phương thức đóng phí, độ tuổi người tham gia… + Các sản phẩm BHNT thường là những sản phẩm bán lẻ là chủ yếu. 2.Đặc trưng cơ bản của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Trọn Đời . Nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời là nhóm sản phẩm bảo hiểm truyền thống, mang tính tiết kiệm và đã có mặt trên thị trường thế giới từ gần 100 năm. Do cũng là sản phẩm bảo hiểm nên nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời vẫn mang đầy đủ những đặc tính của sản phẩm dịch vụ và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như đã nêu trên. Bên cạnh đó, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời cũng có một số đặc điểm riêng khác các nhóm sản phẩm nhân thọ khác, đó là: -Sản phẩm bảo hiểm này có thời hạn bảo hiểm không xác định trước. Phương châm của người bảo hiểm ở đây là: “Bảo hiểm đến khi chết”. Tuy nhiên, có một số trường hợp loại hình bảo hiểm này còn đảm bảo chi trả cho người được bảo hiểm ngay cả khi họ sống đến 100 tuổi. -Số tiền bảo hiểm được chi trả bất cứ khi nào người được bảo hiểm bị tử vong. -Do thời hạn bảo hiểm dài nên phí bảo hiểm cao hơn so với bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, vì rủi ro chết chắc chắn sẽ xảy ra, nên số tiền bảo hiểm chắc chắn phải chi trả. -Phí bảo hiểm có thể đóng theo nhiều hình thức như đóng một lần, hoặc đóng định kỳ. Đối với trường hợp phí nộp một lần thì phí thuần trong trường hợp này cũng được tính theo nguyên lý cân bằng giữa (số thu) và (số chi) tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Công thức tính phí thuần trong trường hợp này như sau: Trong đó: Sb : Số tiền bảo hiểm lx : số người sống ở độ tuổi người tham gia bảo hiểm i : lãi suất kỹ thuật n : Thời hạn bảo hiểm d(x+j-1) : Số người chết ở độ tuổi (x+j -1) đến (x+j) m : là độ tuổi cuối cùng của bảng tỉ lệ tử vong sử dụng tính phí Đối với trường hợp phí thuần nộp hàng năm trong bảo hiểm nhân thọ trọn đời, việc tính phí vẫn dựa trên nguyên tắc cơ bản là cân bằng thu-chi. Ta có công thức tính phí thuần năm như sau: ị Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời là thời hạn bảo hiểm dài và không xác định nên nếu đóng phí một lần khi ký hợp đồng thì mức phí thường rất cao, không hấp dẫn khách hàng. Vì thế, phương thức đóng phí hàng năm có lẽ phù hợp hơn cả. Về nguyên tắc phải đóng phí đến hết đời, song người tham gia bảo hiểm thường có mong muốn đóng đến một độ tuổi nhất định (chẳng hạn như :80, 85 hay 100 tuổi).Nếu tham gia lúc còn trẻ và ở độ tuổi trung niên, họ thường yêu cầu đóng phí đến độ tuổi về hưu. Điều này công ty bảo hiểm vẫn chấp nhận. Nhưng khi tính phí, nguyên tắc cân bằng vẫn được đặt ra. Phí toàn phần: Ta có công thức sau: Phí toàn phần = Phí thuần + Phí hoạt động Nếu ký hiệu: P: là phí toàn phần f: là phí thuần h:là phí hoạt động Ta có: P = f + h Bộ phận phí hoạt động (h) trong bảo hiểm nhân thọ bao gồm 3 khoản: + Chi phí hợp đồng mới (a) + Chi phí thu phí (b) + Chi phí quản lý hợp đồng (g) Đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời thu phí một lần thì khoản chi phí thu phí (b) sẽ không có, cho nên: h = (a) + (g) P = f + a + g Đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời thu phí nhiều lần trong suốt thời hạn tham gia bảo hiểm thì bộ phận phí hoạt động (h) sẽ bao gồm đầy đủ 3 khoản nêu trên: h = a + b + g Nhờ những đặc tính trên nên sản phẩm bảo hiểm trọn đời được các công ty chú trọng khai thác. Hiện nay trên thị trường Việt Nam, nhóm sản phẩm này bao gồm các sản phẩm: An Khang Trường Thọ của Bảo Việt, Phú Trường An của Prudentia và An Sinh Trường Thọ của AIA. Các sản phẩm này ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, giúp họ có được một khoản tiết kiệm khi tuổi cao, khiến họ cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc sống. III. Quy trình khai thác sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. vai trò của công tác khai thác Một sản phẩm bảo hiểm ra đời nó đòi hỏi một quy trình triển khai đến tay người tiêu dùng .Đó là các công đoạn sau đây: Khai thác Thu xếp tái bảo hiểm. Thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất. Giám định tổn thất. Bồi thường tổn thất. Thực hiện các hoạt động khác , dịch vụ khách hàng. Trong quy trình trên thì khai thác là khâu đầu tiên nhưng đóng vai trò quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến việc đưa một sản phẩm bảo hiểm đến tay người tiêu dùng cũng như trong hoạt động của công ty bảo hiểm. Sở dĩ như vậy vì quy luật cơ bản của bảo hiểm là số đông bù số ít, do đó nếu khai thác được nhiều hợp đồng sẽ tạo ra doanh thu hình thành được các quỹ tài chính để bồi thường, chi trả cho người tham gia và mang lại những lợi nhuận cho doanh nghiệp . Cũng thông qua công tác này mà những thông tin từ thị trường cũng như từ phía khách hàng được thu thập để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng được coi là quan trọng nhất, đặc biệt đối với doanh nghiệp BHNT khi quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm thì việc tiêu thụ sản phẩm càng đóng vai trò quyết định. Muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ càng phải chú trọng tới công tác khai thác. Chính vì vậy việc xây dựng một quy trình khai thác cần phải mang tính chất khoa học để cho các khai thác viên trong công ty bảo hiểm thực hiện công trình khai thác của mình với hiệu quả mang lại một cách tốt nhất. Quy trình khai thác sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. 2.1 Quy trình khai thác Việc hoạt động khai thác bảo hiểm được quy định trong mục 2 về khai thác bảo hiểm của luật kinh doanh bảo hiểm bao gồm các điều 15 , điều 16 , điều 17 , điều 18, điều 19 ,điều 20 quy định chi tiết về các hoạt động mua bán khai thác bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm . Đó là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quy trình khai thác của doanh nghiệp bảo hiểm. Khâu khai thác thường bao gồm các bước sau: Bước 1: Lập kế hoạch khai thác . Kế hoạch khai thác được xây dựng dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và căn cứ vào đặc điểm của thị trường cũng như nguồn lực cuả doanh nghiệp . Vì vậy kế hoạch khai thác phải dựa trên những chỉ tiêu mang tính định lượng cụ thể và tiến hành theo các giai đoạn sau : Mức doanh thu phí đạt được . Số lượng hợp đồng khai thác . Thời gian thực hiện kế hoạch . Bước 2: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho quy trình khai thác . Công việc hỗ trợ cho quy trình khai thác là công đoạn hỗ trợ cho tiến trình khai thác sao cho nó được tiến hành đúng hướng, nhanh chóng hơn, thực hiện quy trình khai thác hiệu quả hơn và được diễn ra nhanh hơn, nó như một chất men xúc tác cho quy trình khai thác. Thực hiện các họat động hỗ trợ cho quy trình khai thác có thể bao gồm các công việc sau: tổ chức hoạt động tuyên truyền; quảng cáo; xúc tiến bán ... Do tính chất quy mô của quy trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm mà việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho quy trình khai thác sẽ nghiên cứu xem có cần tuyển thêm đại lý để thực hiện kế hoạch khai thác hay không . Bước 3 : Tiến hành khai thác gồm các hoạt động : Tìm kiếm khác hàng tìm năng: đó là những khách hàng có nhu cầu về bảo hiểm, có khả năng tài chính, có đối tượng bảo hiểm có thể bảo hiểm được và doanh nghiệp bảo hiểm có thể tiếp cận được. Chuẩn bị tài liệu: là các đơn yêu cầu bảo hiểm, các điều khoản, các quy tắc bảo hiểm, biểu phí, những minh hoạ về quyền lợi bảo hiểm… Tiếp cận khách hàng tìm năng để chuẩn bị cho việc giới thiệu chào bán sản phẩm bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm khai thác . Tiếp nhận giấy yêu cầu bảo hiểm, thực hiện công tác thẩm định, đánh giá rủi ro. Công việc xem xét phân loại rủi ro từ đó sẽ quyết định chấp nhận hay từ chối bảo hiểm cho khách hàng. Có thể nói đây là công việc mà phần lớn người khai thác viên bảo hiểm nào cũng phải thực hiện trong quy trình khai thác bảo hiểm . Phát hành hợp đồng, thu phí bảo hiểm. Bước 4 : Đánh giá kết quả khai thác Việc đánh giá kết quả khai thác có thể nói nó có vai trò quan trọng không kém trong các bước thực hiện ở trên. Trong bước này nhà quản lý kế hoạch khai thác so sánh các chỉ tiêu kế hoạch và các chỉ tiêu thực hiện về doanh thu phí bảo hiểm, sản lượng hợp đồng khai thác được, phân chia theo từng loại sản phẩm hoặc theo từng nhóm khách hàng, theo khu vực địa lý… để rút ra những nguyên nhân thành công và thất bại của quy trình khai thác tìm ra những thiếu sót để từ đó rút ra những bài học cần thiết cho quy trình khai thác lần sau. 2. 2. Xúc tiến hỗn hợp. Ngoài các bước trên của quy trình khai thác nhằm để cho hoạt động của quy trình khai thác mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn người ta còn thực hiện các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm hỗ trợ cho khâu khai thác điển hình rõ nhất là quá trình truyền thông . Quá trình truyền thông gồm ba giai đoạn : Giai đoạn 1: Mã hóa thông tin . Giai đoạn 2:Truyền đạt thông tin. Giai đoạn 3: Thu nhận thông tin phản hồi. Phản hồi Phản ứng đáp lại Nguồn nhận tin Người gửi tin Mã hóa Giải mã Thông điệp Phương tiện truyền thông Người quản lý Các giai đoạn trong quá trình truuyền thông. Xác đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0081.doc
Tài liệu liên quan