LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU. 3
I.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU. 3
1.Khái niệm về xuất khẩu. 3
Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu. 3
2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 6
2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công cuộc Công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. 7
2.2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. 7
2.3 Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. 8
2.4 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. 9
2.5 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. 9
3.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp. 10
II. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU: 11
1. Xuất khẩu trực tiếp. 11
2.Xuất khẩu uỷ thác. 11
3.Xuất khẩu gia công uỷ thác. 12
4.Buôn bán đối lưu . 12
5.Xuất khẩu theo nghị định thư ( Xuất khẩu trả nợ). 12
6. Gia công quốc tế. 13
7.Tái xuất khẩu. 13
III.NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU. 14
1.Nghiên cứu thị trường. 14
2.Lập phương án kinh doanh. 16
3.Tạo nguồn hàng xuất khẩu. 17
3.1. Các hình thức thu mua hàng xuất khẩu. 18
3.2. Nội dung của công tác thu mua tạo nguồn hàng. 19
4. Giao dịch_đàm phán_ký kết hợp đồng xuất khẩu. 20
4.1. Các hình thức giao dịch: 20
4.2. Đàm phán và nghệ thuật đàm phán. 21
4.3 Ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá. 21
4.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu . 24
IV.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU . 30
1.Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 30
1.1.Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô. 30
1.2.Các quan hệ kinh tế quốc tế. 32
1.3.Các yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật. 32
1.4. Các yếu tố khoa học công nghệ. 33
2. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp. 33
2.1.Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính. 33
2.2.Nhân tố con người. 34
2.3.Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. 34
2.4.Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của Doanh nghiệp. 34
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ II 35
THỜI GIAN QUA 35
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY . 35
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua các giai đoạn : 35
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty : 35
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty : 37
4.Tình Hình sản xuất kinh doanh của Công ty: 43
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 49
1.Giá trị xuất khẩu của Công ty : 49
USD 50
2. Cơ cấu hàng xuất khẩu : 50
3. Thị trường xuất khẩu . 52
So sánh 53
4. Nhưng nội dung hoạt động xuất khẩu của Công ty . 54
5. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu Công ty . 55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI HỮU NGHỊ II . 60
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI . 60
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY . 61
1.Giải pháp về phía Công ty . 61
1.1 Hoạt động thị trường 61
1.2Phát triển kênh phân phối. 64
1.3Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng. 65
1.4 Hoàn thiện cơ cấu hàng xuất khẩu. 66
1.5Chính sách khuyếch trương, quảng cáo hàng xuất khẩu với bạn hàng 67
1.6 Huy động tốt các nguồn vốn phục vụ cho xuất khẩu. 68
1.7 Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu. 71
1.8 Thực hiện từng bước cổ phần hoá Công ty. 72
2. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước 74
2.1Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng dẫn đơn giản hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường. 75
2.2. Lập các quỹ bảo hiểm. 77
2.3.Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu. 77
KẾT LUẬN 79
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương Mại Hữu Nghị II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay nhiều liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành, nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế cũng được ký kết với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và toàn thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào các liên minh kinh tế và các hiệp định thương mại ấy sẽ là một tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Nếu không chính nó lại trở thành vật cản đối với việc thâm nhập vào thị trường trong khu vực đó. Tóm lại có được mối quan hệ quốc tế mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia.
1.3.Các yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật.
Các yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán quốc tế. Các Công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định của chính phủ liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế hiện hành. Khi hoạt động kinh tế quốc tế nói chung kinh doanh xuất khẩu nói riêng các nhà kinh doanh luôn phải lưu ý:
Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế (thủ tục và quy định về mặt hàng xuất nhập khẩu, quy định về quản lý ngoại tệ).
Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.
Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà Doanh nghiệp có quan hệ làm ăn.
Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu như: Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 hay luật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương, Incoterm.
1.4. Các yếu tố khoa học công nghệ.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm mới với chất lượng cao và mẫu mã đa dạng hơn. Nhờ đó chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài và có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác này. Điều thấy rõ nhất là nhờ sự phát triển của Bưu chính Viễn thông, Tin học mà các đơn vị ngoại thương có thể đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác qua điện thoại, điện tín... giảm được chi phí đi lại. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ còn có tác động vào các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, bảo quản hàng hoá, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng... đó cũng là những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu.
2. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp.
2.1.Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính.
Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống CBCNV nhằm mục đích thực hiện hoạt động của doanh nghiệp. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy Doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, có cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức xuệch xoạc, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh.
2.2.Nhân tố con người.
Con người được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì con người là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu: Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành công tác và các nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người các doanh nghiệp một mặt phải nâng cao nghiệp vụ cho họ mặt khác phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
2.3.Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó. Mạng lưới kinh doanh rộng lớn là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tạo nguồn hàng vận chuyển làm đại lý xuất khẩu ... Do vậy mạng lưới kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thương trường.
2.4.Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của Doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất của Doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc thiết bị, hệ thống kho tàng, nhà xưởng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các đại lý chi nhánh và trang thiết bị của nó...cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mô, tính chất lĩnh vực hoạt động xuất khẩu và vì vậy góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh.
Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Thương mại hữu nghị ii
thời gian qua
I. giới thiệu chung về công ty .
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua các giai đoạn :
- Công ty thương mại GMC là một đơn vị kinh doanh thuộc Tập đoàn ERON - USA.
- Công ty thương mại GMC được thành lập theo quyết định số 394/UN ngày 20/06/1990 của ER- USA.
- Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty xin phép UN cho Công ty được mở rộng địa bàn hoạt động ra các Quốc gia để phù hợp với chính sách kinh tế " Đổi Mới " của USA và nhân dân đã đề ra, đồng thời có cơ hội nắm bắt Thị trường, làm quen dần với các mô hình kinh tế Cộng sản mới bằng cách đặt một Công ty tại Hà nội City.
-Ngày 14 tháng 5 năm 1991 UBND TP Hà nội cho phép Công ty thương mại GMC được đặt Công ty tại số 02 đường Hùng Vương , quận Ba Đình, TP Hà nội.
-Trải qua 11 năm hoạt động, Chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển.
2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty :
- Sản xuất chế biến hàng xuất khẩu các loại nông,lâm,thuỷ sản.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập các loại hàng để kinh doanh.
-Kinh doanh mua bán,trao đổi hàng hoá vật tư sản phẩm các loại,làm gia công chế biến và tổ chức dịch vụ kinh doanh.
- Phạm vi kinh doanh của Công ty :
a- Kinh doanh trong nước :
- Sản xuất chế biến và gia công các nhóm hàng nông,lâm,thuỷ sản và đặc sản
( cao su, gỗ, song, tre lá, đồ gốm... )
- Hợp tác, liên kết, liên doanh hoặc kinh doanh mua bán, trao đổi với các đơn vị trong nước.
b- Kinh doanh với nước ngoài :
- Xuất khẩu các sản phẩm nông,lâm,thuỷ sản qua Công ty Thương mại GMC và các công ty trực tiếp xuất nhập khẩu.
- Nhập khẩu các nguyên vật liệu, vật tư máy móc, thiết bị... để phục vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu các loại hàng nhà nước cho phép để kinh doanh, thông qua Công ty Thương mại GMC hoặc các công ty trực tiếp xuất nhập khẩu.
- Quyền hạn và trách nhiệm của Công ty :
- Là một đơn vị kinh tế quốc doanh, có tư cánh pháp nhân, hạch toán độc lập có tài khoản tiền VND và tiền ngoại tệ tại các ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch.
- Thực hiện các hợp đồng kinh tế uỷ thác xuất nhập khẩu các sản phẩm theo khả năng của công ty.
- Được ký kết và thực hiện các hợp đồng liên doanh , liên kết, hợp tác đầu tư với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước trong khuôn khổ luật pháp.
- Được tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
- Được cử cán bộ ra nước ngoài hoặc mời phía nước ngoài đến Việt Nam để đàm phán ký kết hợp đồng, marketing, trao đổi nghiệp vụ...
-Và từ đó đến nay, Chi nhánh đã xây dựng cho mình chiến lược sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ tương đối đa dạng.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty :
a/ Sơ đồ tổ chức của bộ máy: ( xem sơ đồ )
Giám Đốc
Phó giám đốc
P.KhoVận giao Nhận
P.Kế Toán Tài vụ
P.Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
P.Kỹ Thuật Sản Xuất
P.TCHC
XNK
Marketing
Quản Đốc
Kỹ Thuật và NCPT SX
Nghành Hàng Lâm Đặc Sản
nghành hàng gia công
Nghành hàng nông sản
Ghi Chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ tham mưu
b/ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty :
- Giám đốc Công ty :
Theo điều lệ tổ chức Công ty thì giám đốc Công ty vừa là đại diện cho công nhân viên chức, quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định điều hành Công ty theo đúng kế hoạch,chính sách pháp luật của Nhà nước, của Công ty Thương mại GMC và của nghị quyết Đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Công ty và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giám đốc Công ty do Tổng Giám đốc Công ty Thương mại GMC trực tiếp bổ nhiệm. Giám đốc là người đại diện của Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp vắng mặt Giám đốc được uỷ quyền thay là Phó Giám đốc Công ty .
Giám đốc Công ty có trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức, bộ máy tổ chức trình Giám đốc công ty quyết định căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty .
Giám đốc có từ một đến hai Phó Giám đốc giúp việc. Trong sơ đồ tổ chức trên thì chỉ có một Phó Giám đốc và một Kế toán trưởng giúp việc.
Ngoài ra, theo sự phân công trong Ban Giám đốc thì Giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các phòng chức năng như sau :
-Phòng Kế toán - tài vụ.
-Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu.
-Phòng Kỹ thuật - sản xuất.
- Phó Giám đốc :
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do Giám đốc đề nghị và Công ty bổ nhiệm. Phó Giám đốc là người được Giám đốc uỷ quyền thay mặt khi Giám đốc đi vắng : uỷ quyền một số công việc chính của Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc được uỷ quyền. Hiện nay, Phó Giám đốc Công ty được giám đốc uỷ quyền bộ phận sau đây :
-Phòng Hành chính - tổ chức.
-Phòng Giao nhận - kho vận.
- Phòng hành chính - tổ chức :
Gồm 04 nhân sự. Trong đó bao gồm một Trưởng phòng phụ trách chung, một Phó phòng phụ trách đội xe, một tiếp tân và một văn thư. Phòng hành chính - tổ chức có nhiệm vụ làm tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách, lao động tiền lương, công tác hành chính văn phòng - văn thư, công tác thi đua khen thưởng và phụ trách đội xe của Công ty.
- Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu :
Gồm 05 nhân sự, một trưởng phòng, một phó phòng, và 03 cán bộ phụ trách nghành hàng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác kế hoạch, các chính sách về marketing, xuất nhập khẩu, các chính sách về giá cả, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạn và chiến lược xâm nhập thị trường. Làm tham mưu trong giao dịch ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán, tiêu thụ sản phẩm, theo dõi và thanh lý hợp đồng. Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục tiếp nhận hàng xuất nhập khẩu như ký kết hợp đồng bốc dỡ, làm thủ tục hải quan, và các thủ tục tiếp nhận hàng xuất nhập khẩu, làm các thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
- Phòng kế toán - tài vụ :
Gồm 05 nhân sự, trong đó bao gồm một Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài vụ, một Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và 03 nhân viên.
Kế toán trưởng là người do Giám đốc Công ty Thương mại GMC bổ nhiệm và là người giúp việc cho Giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê.
Phòng Kế toán - tài vụ là bộ phận tham mưu cho ban Ban Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán, tổ chức hoạch toán kinh doanh, theo dõi công nợ, thu chi tài chính, theo dõi gia công, đầu tư ngắn hạn và dài hạn, theo dõi các hợp đồng hàng hoá, công tác tín dụng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tài chính của Công ty.
- Phòng giao nhận - kho vận :
Gồm 07 nhân sự, trong đó : một Trưởng phòng phụ trách chung, một thủ kho, 03 bảo vệ. 02 cán bộ chuyên trách giao nhận.
Phòng giao nhận - kho vận là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác nghiệm vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng nội địa tổ chức quản lý việc tiếp nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, làm công tác nghiệp vụ với các cơ quan hữu quan để tiếp nhận hàng hoá như thủ tục hải quan, kiểm dịch, giám định, bảo hiểm, bốc dỡ, áp tải, bảo vệ hàng hoá về kho an toàn. Quản lý thủ kho và bảo quản hàng hoá. Làm tham mưu về thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu, quyết toán giao nhận hàng tại cảng, lập báo cáo hàng xuất nhập, tồn kho hàng tháng, hàng quý và cả năm. Tổ chức bố trí lực lượng công nhân hợp đồng xếp dỡ để xuất nhập khẩu hàng hoá hàng ngày. giao dịch và làm tham mưu trong việc ký các hợp đồng thuê kho, hợp đồng bốc xếp, giám định, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm. Bảo vệ kho hàng và 03 phân xưởng chế biến sản xuất.
- Phân xưởng 1 ( Ngành hàng lâm đặc sản ) :
Biên chế 08 người trong đó gồm có một Phó quản đốc và 07 công nhân. Nhiệm vụ của phân xưởng là chế biến các mặt hàng lâm sản (sản phẩm gỗ các loại ) và các mặt hàng lâm đặc sản như: lá buông, các sản phẩm song,mây, tre, cói và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : mặt hàng gốm, sứ các loại ... đúng tiêu chuẩn xuất khẩu theo các hợp đồng được Công ty ký kết.
- Phân xưởng 02 ( Ngành hàng nông sản ) :
Biên chế gồm 10 người trong đó gồm một Phó quản đốc và 09 công nhân. Nhiệm vụ của phân xưởng là chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu như quế, hạt điều ( sẽ mở rộng thêm chế biến hạt tiêu, cà phê, ngô... ).
- Phân xưởng 03 ( Gia công chế biến ) :
Biên chế gồm 12 người trong đó gồm có một Phó quản đốc phân xưởng, và 11 công nhân , nhiệm vụ chủ yếu của phân xưởng là gia công chế biến các mặt hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khánh hàng trong và ngoài nước. Trong phạm vị hiện nay,phân xưởng chỉ gia công cho khách hàng Nhật bản. Vào năm 2000 - 2001 Công ty ký kết hợp đồng gia công sản xuất các sản phẩm gỗ các loại.
* Đánh giá sơ bộ về công tác tổ chức của doanh nghiệp :
Qua mô hình bố trí bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh ta thấy rằng mô hình được tổ chức sắp xếp theo dạng trực tuyến chức năng. Đi sâu vào thực tế đơn vị, ta nhận thấy Công ty có địa bàn hoạt động kinh doanh rộng khắp, sản lượng và doanh số hàng năm lớn, thị trường xuất nhập khẩu hàng năm đa dạng và phong phú.
Từ đó ta thấy rằng bộ máy đã được tổ chức tương đối hợp lý, có sự phối hợp ăn khớp và chặt chẽ, các mối quan hệ logic và có hiệu quả. Doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn phát triển của chu kỳ sống.
Ngành hàng,mặt hàng kinh doanh của Công ty .
Công ty thương mại GMC là doanh nghiệp kinh doanh thương mại kết hợp với sản xuất -gia công chế biến.
- Về xuất khẩu:
Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng phong phú bao gồm nhiều chủng loại, nhưng nhiều nhất vẫn là mặt hàng cao su ( chiếm từ 48,1% - 65,5% ), gỗ ( từ 18,2% - 21,38% ); mây,tre,lá, gốm ( từ 10,8% - 15,5% ). Một số mặt hàng như quế ,hạt điều , mây , đồ chơi trẻ em, linh kiện vi tính năm 2000 có xuất khẩu nhưng lại không có chỉ tiêu trong năm 2001. Riêng trong năm 2001 có ba mặt hàng mới là gạo , vỏ dừa , bao PP- PE nhưng tỷ trọng không đáng kể.
Thị trường tiêu thụ rất đa dạng và phong phú , trong đó nổi bật nhất là thị trương Pháp, Đức, Đài loan. Các thị trường còn lại tiêu thụ hàng hoá không đáng kể như Hà Lan,Italia ,Hoa kỳ,Malaysia,Singapore,Hàn quốc, Đan mạch, Hồng công, Nhật bản, Trung quốc . Riêng thị trường SNG (Liên bang Nga) trong năm 2000 tiêu thụ khá mạnh mặt hàng cao su nhưng sang năm 2001 thì mức tiêu thụ giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân chính do sự biến động về kinh tế ,chính trị và những cơ chế chính sách nhập khẩu của Nga còn chồng chéo, khả năng thanh toán bấp bênh . Tổng giá trị xuất khẩu của năm 2001 tăng 1,26 lần ( 126% ) so với năm 2000. Trong đó nổi bật là mặt hàng cao su ( tăng 127% ), gỗ ( tăng 107% ) nước hoa ( tăng 110% ).
Tóm lại, tình hình xuất khẩu của đơn vị trong năm 2001 có chiều hướng thuận lợi so với năm 2000. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 126%, trong đó thị trường truyền thống là Pháp, Đức, Đài Loan vẫn được giữ vững và phát huy. Tuy có một vài mặt hàng còn hạn chế và thu hẹp nhưng nhìn chung trong năm 2001 đơn vị phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi.
-Về nhập khẩu :
Nguồn hàng cung cấp từ các nhà nhập khẩu nước ngoài đa dạng và phong phú bao gồm nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất như hương liệu, vải giả da, dây đồng, thép tấm hoá chất ... Trong đó hương liệu và vải giả da là hai mặt hàng nhập khẩu ổn định với tỷ trọng lớn : Hương liệu chiếm từ 25,5% - 27,7%, vải giả da chiếm từ 9,8%- 14,9%. Còn lại là hai mặt hàng nhập khẩu ổn định . Nhà cung cấp ổn định là Đài Loan, Singapore, Pháp, Hàn quốc, Nhật bản.
Giá trị nhập khẩu trong năm 2001 giảm so với năm 2000 ( chỉ bằng 59%) nguyên nhân chủ yếu bao gồm :
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp. Họ cạnh tranh bằng cách giảm chi phí uỷ thác nhập khẩu, giảm giá bán hàng hoá dẫn đến sự ế ẩm trong tiêu thụ hàng hoá .
Quá trình phát triển vươn lên ngày càng mạnh của các Công ty- xí nghiệp liên doanh với nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu cạnh tranh với hàng nhập khẩu . Nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu của đơn vị, làm giảm mạnh giá trị nhập khẩu hàng hoá trong năm 2001 .
- Về tiêu thụ hàng nội địa :
Như phần nhập khẩu đã nêu, quá trình tiêu thụ hàng nội địa có liên quan trực tiếp đến hàng nhập khẩu. Nếu trong năm 2000 Chi nhánh tiêu thụ được 07 mặt hàng gồm: xe tải, xe đông lạnh, máy vi tính... thì trong năm 2001 chỉ tiêu thụ một mặt hàng duy nhất là hạt nhựa với tỷ lệ chỉ bằng 3,26% so với năm 2000 . Nguyên nhân của sự suy giảm cũng như trình bày ở phần nhập khẩu .
Nhìn chung tổng giá trị xuất nhập khẩu trong năm 2001 tăng 100,67% so với năm 2000 . Trong đó xuất khẩu tăng 126% và nhập khẩu giảm 59%, hàng tiêu thụ nội địa chỉ bằng 3,26% so với năm 2000. Nguyên nhân do sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trực tiếp, sự tham gia của các công ty liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính vùng Châu á cũng như diễn biến phức tạp trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta. Nhưng nguyên nhân chính là Công ty chưa xây dựng được chiến lược Marketing phù hợp để có thể phát triển được mạng lưới kinh doanh tiêu thụ nội địa và tổng quan cho thấy đơn vị vẫn còn thuận lợi trong xuất nhập khẩu với những khách hàng truyền thống tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ ổn định giúp cho Chi nhánh ổn định và ngày càng phát triển.
4.Tình Hình sản xuất kinh doanh của Công ty:
a) Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất của Công ty:
Biểu số 1:sản xuất kinh doanh ngành hàng lâm, đặc sản
Tên
năm
2000
năm
2001
so sánh
2001/2000
hàng
Lượng
(Bộ,cái)
Tiền
Lượng
(Bộ,cái)
Tiền
Số tuyệt đối
Số tương đối
Tồn đầu kỳ
780.527.534
1.678.467.441
Sản phẩm gỗ các loại
1.005
284.160.030
4.159
1.175.717.550
891.557.520
413,75%
Sản phẩm lá buông,tre,cói,gốm
15.432
496.367.504
15.630
502.749.891
6.382.387
101,29%
Nhập trong kỳ
26.133.098.983
28.108.643.346
Sản phẩm gỗ
54.920
15.525.975.253
56.554
17.655.672.435
2.129.697.182
113,72%
Sản phẩm lá buông,tre
329.765
10.607.123.730
291.673
10.452.970.911
-154.152.819
98,55%
Xuất trong kỳ
25.235.159.076
27.714.248.150
Sản phẩm gỗ
51.766
14.634.417.733
55.769
17.410.692.894
2.776.275.161
97,20%
Sản phẩm lá buông
329.567
10.600.741.343
290.069
10.303.555.256
-279.186.087
Tồn cuối kỳ
1.678.467.441
2.072.862.637
Sản phẩm gỗ
4.159
1.175.717.550
4.944
1.420.697.091
244.979.541
120,84%
Sản phẩm lá buông
15.630
502.749.981
17.234
652.165.546
109.415.655
121,76%
Biểu số 2:tình hình sản xuất ngành hàng nông sản
Tên hàng
năm
2000
năm
2001
so sánh
2001/2000
Lượng (tấn)
Tiền
(đồng)
Lượng (tấn)
Tiền
(đồng)
Số tuyệt đối
(đồng)
Số tương đối
Tồn đầu kỳ
1.116.043.014
822.422.073
-293.620.941
73.69%
Quế
2,968
824.168.872
2,226
618.126.660
-206.042.212
75,00%
Hạt điều
39,336
291.874.142
27,535
204.315.413
-87.558.729
70,00%
Nhập trong kỳ
5.872.118.889
2.948.503.196
-2.923.615.693
50,21%
Quế
14,84
4.120.844.360
5,524
1.693.940.046
-2.426.904.314
41,11%
Hạt điều
236,020
1.751.274.529
153,107
1.254.563.150
-496.711.379
71,64%
Xuất trong kỳ
6.165.719.830
2.808.208.631
-3.357.511.199
45,55%
Quế
15,582
4.326.886.572
5,219
1.600.411.495
-2.726.475.077
36,99%
Hạt điều
247,821
1.838.033.258
150
1.207.797.136
-630.236.122
65,71%
Tồn cuối kỳ
822.442.073
962.736.638
140.294.565
117,06%
Quế
2,226
2,531
711.655.211
711.655.211
Hạt điều
27,535
30,642
251.081.427
251.081.427
Biểu số 3:tình hình sản xuất ngành hàng gia công
Tên hàng
năm
2000
năm
2001
so sánh
2001/2000
Lượng (cuốn)
Tiền
(đồng)
Lượng (cuốn)
Tiền
(đồng)
Số tuyệt đối
(đồng)
Số tương đối
Tồn đầu kỳ
12.519
901.964.070
Nhập trong kỳ
34.758
2.504.250.000
21.206
1.733.031.000
-771.219.000
69,20%
Xuất trong kỳ
22.239
1.602.285.930
22.594
1.846.440.057
244.154.127
115,24%
Tồn cuối kỳ
12.519
901.964.070
11.131
788.555.013
-113.409.057
87,43%
Năng suất và sản lượng của Công ty thực hiện khá cao,đặc biệt là các ngành lâm,đặc sản.Đây là ngành hàng truyền thống của Công ty , năm sau cao hơn năm trước,cụ thể năm 2001 doanh thu đạt 27.714.248.150,đ so với năm 2000 là 25.235.159.076,đ.
Đối với ngành hàng nông sản , Công ty đã xây dựng được hai mặt hàng ổn định là quế và hạt điều,tuy nhiên về năng suất và sản lượng còn thấp,do chưa có sách lược đầu tư sâu rộng và lâu dài.
Đối với ngành hàng gia công,phát triển tương đối đồng đều do được khách hàng tín nhiệm và mặt hàng cũng đơn giản nên Công ty có điều kiện đầu tư lâu dài.
b) Phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp:
Biểu số 4:tình hình tiêu thụ sản phẩm theo tổng mức doanh thu, kết cấu nguồn hàng, mặt hàng.
stt
Nguồn hàng mặt hàng kinh doanh
Đvt
thực hiện
2000
thực hiện
2001
so sánh
2001/2000
Giá trị
Tỷ lệ %
Giá trị
Tỷ lệ %
Số tuyệt đối
(%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
I
Xuất khẩu
Tổng doanh thu
USD
6.147.428,38
100
7.778.283,32
100
-1.630.854,94
126
1
Cao su
USD
2.956.866,8
48,10
5.098.585,53
65.5
2.141.718,73
172
Thị trường Pháp
USD
620.226,8
10,08
4.377.815,73
56,2
3.757.588,93
705
Thị trường SNG
USD
1.605.120
26,1
97.584
1,2
-1.507.536
6
Thị trường Đức
USD
-
557.233,8
7,1
Thị trường Malaysia
USD
360.192
5,85
65..952
0,8
-294.240
18
Thị trường Singapore
USD
290.112
4,7
Thị trường Hàn quốc
USD
81.216
1,3
2
Gỗ
USD
1.314.862,33
21,38
1.416.539,98
18,2
101.677,65
107
Thị trường Đức
USD
91.246
1,48
249.248,19
3,2
158.002,19
273
Thị trường Đan mạch
USD
127.065,4
2,06
244.423,69
3,1
117.358,29
192
Thị trường Đài loan
USD
1.028.987,93
16,73
215.567,8
2,8
-813.420
Thị trường Pháp
USD
26.213
0,42
355.710,3
4,5
329.497
Thị trường Hà lan
USD
21.350
0,34
317.750
4,0
296.400
Thị trường Italia
USD
20.000
0,32
33.840
0,4
13.840
3
Mây,tre,lá,gốm
USD
952.447,56
15,5
838.300,81
10,8
-114.146,75
88
Thị trường Đức
USD
942.770,76
15,33
838.300,81
10,8
-104.469,95
88
Thị trường Hồng công
USD
9.676,8
0,16
4
Nước hoa
USD
118.072
19,2
Thị trường SNG
USD
118.072
19,2
5
Catalogue
USD
149.000
2,42
150.227
1,9
1.227
100,8
Thị trường Nhật bản
USD
149.000
2,42
150.227
1,9
1.227
100,8
6
Gạch
USD
1.750
0,02
Thị trường Nhật bản
USD
1.750
0,02
7
Vỏ dừa
USD
6.500
0,08
Thị trường Đài loan
USD
6.500
0,08
8
Bao PP,PE
USD
36.180
0,46
Thị trường SNG
USD
36.180
0,46
9
Quế
USD
388.759,04
6,32
Thị trường Hoa kỳ
USD
36.000
0,58
Thị trường Đài loan
USD
352.759,04
5,74
10
Hạt điều
USD
165.214,65
2,68
Thị trường Đài loan
USD
77.726,25
1,26
Thị trường Trung quốc
USD
87.488,4
1,42
11
Máy gỗ
USD
68.500
1,11
Thị trường Đài loan
USD
68.500
1,11
12
Đồ chơi trẻ em
USD
10.081
0,16
Thị trường Trung quốc
USD
10.081
0,16
13
Linh kiện vi tính
USD
23.625
0,38
Thị trường Đài loan
USD
23.625
0,38
II
Nhập khẩu
USD
Tông giá trị nhập khẩu
USD
3.853.499,39
100
2.289.846,44
100
-1.563.652,95
59
1
Xe tải nhẹ
USD
384.803
9,98
50.371
2,2
-334.432
13
Từ Hàn quốc
USD
384.803
9,98
50.371
2,2
-334.432
13
2
Vải giả da
USD
377.860,23
9,8
341.376,32
14,9
-36.483,91
90
Từ Đài loan
USD
377.860,23
9,8
341.376,32
14,9
-36.483,91
90
3
Hương liệu
USD
985.393,9
25,5
634.445,1
27,7
-350.948,8
64
Từ Pháp
USD
985.393,9
25,5
634.445,1
27,7
-350.948,8
64
4
Linh kiện vi tính
USD
Máy in
USD
214.206
5,55
Từ Hoa kỳ
USD
33.076
0,85
Từ Đài loan
USD
91.130
2,36
Từ Singapore
USD
90.000
2,33
5
Hạt nhựa
USD
214.833,98
5,57
Từ Hàn quốc
USD
214.833,98
5,57
6
Linh kiện điện tử
USD
78.153,25
2,02
Từ Đài loan
USD
78.153,25
2,02
7
Máy nước nóng
USD
25.800
0,67
Từ Italia
USD
25.800
0,67
8
Vecni cách điện
USD
60.939,84
1,58
Từ Đức
USD
60.939,84
1,58
9
Dây đồng
USD
720.111,73
18,68
13.425,06
0,58
-706.686,67
1,8
Từ Hàn quốc
USD
682.460,8
Từ Đài loan
USD
37.650,93
Từ Inđônêxia
USD
13.425,06
10
Máy bơm,mô tơ
USD
152.797,45
3,96
44.433,85
1,94
-108.363,6
29
Từ Thái lan
USD
132.564,45
39.457,95
-93.106,5
29,76
Từ Hoa kỳ
USD
20.233
3.439,65
-16.793,35
17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0429.doc