Phần I. Vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
I. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
2. Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
3. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
4. Mục tiêu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
II. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1. Tổ chức nghiên cứu thị trường
2. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
3. Phân phối hàng hoá vào các kênh tiêu thụ
4. Bán hàng và công tác xúc tiến bán hàng
5. Tổ chức thanh toán và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
1. ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
2. ảnh hưởng của môi trường vi mô
3. ảnh hưởng của các yếu tố khác
Phần II. Tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xi măng Bút Sơn
I. Giới thiệu chung về Công ty Xi Măng Bút Sơn
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Tổ chức bộ máy quản lí của Công ty Xi Măng Bút Sơn
3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
4. Các đặc điểm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xi Măng Bút Sơn
II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Xi Măng Bút Sơn một số năm gần đây
1. Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường của Công ty Xi Măng Bút Sơn
2. Thực trạng công tác kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm Công ty Xi Măng Bút Sơn
3. Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty Xi Măng Bút Sơn qua các kênh phân phối và công tác bán hàng, xúc tiến bán hàng
4. Công tác tổ chức thanh toán của Công ty Xi Măng Bút Sơn
III. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xi Măng Bút Sơn
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
3. Những nguyên nhân ảnh hưởng khác đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xi Măng Bút Sơn
Phần III. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Xi Măng Bút Sơn
I. Định hướng phát triển của Công ty Xi Măng Bút Sơn trong các năm tới
II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Xi Măng Bút Sơn
1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường
2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm và chính sách giá cả
3. Xây dựng và không ngừng hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm và mạng lưới bán hàng
4. Cải tiến phương thức thanh toán
5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng
6. Một số biện pháp khác nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm qua việc nâng cao năng lực sản xuất của công ty
Kết luận
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xi Măng Bút Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xi măng/năm) với số vốn đầu tư 195,832 triệu USD. Thuộc tổng Công ty 91 do chính phủ quản lý.
2/ Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
Với nhiệm vụ sản xuất xi măng, Clinker nhằm cung cấp cho các công trình xây dựng và các nhà máy sản xuất xi măng khác.
Các loại sản phẩm chính của Công ty là xi măng Portland PC 40, xi măng Portland hỗn hợp PCB 30, Clinker và một số vật liệu xây dựng khác.
3/ Quy trình công nghệ:
Công ty xi măng Bút Sơn là một trong những nhà máy có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, do hãng Technip - Cle - Cộng hoà Pháp thiết kế công nghệ và cung cấp thiết bị. Lò quay, phương pháp khô được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển trung tâm qua hệ thống máy tính của hãng SIEMENS (Cộng hoà liên bang Đức). Hệ thống giám sát và điều khiển vi tính cho phép vận hành các thiết bị một cách đồng bộ, an toàn. Các quá trình công nghệ được theo dõi và điều chỉnh chính xác, đảm bảo sản phẩm xuất xưởng đạt chất lượng cao và ổn định.
Các bước tiến hành:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét. Ngoài ra còn sử dụng xỉ pyrite và đá silíc làm các nguyên liệu điều chỉnh.
2) Nghiền nguyên liệu và đồng nhất sơ bộ:
Các cầu xúc đá vôi, đất sét xỉ và đá si-líc có nhiệm vụ cấp liệu vào các két chứa của máy nghiền, Từ đó qua hệ thống cân định lượng vật liệu được cấp vào máy nghiền. Máy nghiền nguyên liệu là loại máy nghiền có con lăn trục đứng hiện đại PFEIFFER MPS 4750 có năng suất 320 tấn/giờ. Bột liệu đạt yêu cầu sẽ được vận chuyển tới si lô đồng nhất bột liệu, có sức chứa 20.000 tấn bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng. Si lô đồng nhất bột liệu làm việc theo nguyên tắc đồng nhất và tháo liên tục. Việc đồng nhất bột liệu được thực hiện trong quá trình tháo bột liệu ra khỏi si lô. Mức độ đồng nhất của si lô này là 10:1.
3) Nhiên liệu:
Lò được thiết kế để chạy 100% than antraxit, dầu MFO chỉ sử dụng trong quá trình sấy lò và chạy ban đầu. Than được sử dụng trong lò là loại hỗn hợp 40% than cám3 và 60% than cám 4a. Máy nghiền than là loại máy nghiền con lăn trục đứng PFEIFFER năng suất 30 tấn/giờ. Bột than mịn được chứa trong 2 két than mịn, 1 két để dùng cho lò, 1 két dùng cho calciner. Than mịn được cấp vào lò và calciner qua hệ thống cân định lượng SCHENK.
4) Hệ thống lò nung và thiết bị làm lạnh Clinker:
Lò nung của Công ty xi măng Bút Sơn có đường kính là 4,5 mét, chiều dài 72 mét, với hệ thống sấy sơ bộ 2 nhánh 5 tầng cùng hệ thống calciner, buồng trộn. Năng suất của lò là 4000 tấn clinker/ngày đêm. Lò được thiết kế sử dụng vòi đốt than đa kênh ROTAFLAM đốt 100% than antraxit, trong đó đốt tại calciner là 60%, phần còn lại đốt trong lò. Clinker sau khi ra khỏi lò được đổ vào thiết bị làm nguội kiểu ghi BMHSA được làm lạnh, đập sơ bộ. Clinker thu được sau thiết bị làm lạnh sẽ được vận chuyển tới 2 si lô để chứa và ủ clinker, có tổng sức chứa là 2x20.000 tấn. Bột tả hoặc clinker phế phẩm được đổ vào si lô bột tả có sức chứa 2.000 tấn, có thể rút đổ ra ngoài.
5) Nghiền sơ bộ clinker và nghiền xi măng:
Clinker, thạch cao và phụ gia (nếu có) sẽ được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng. Từ két máy nghiền, clinker và phụ gia sẽ được đưa qua máy nghiền sơ bộ CKP 200 nhằm làm giảm kích thước và làm nứt vỡ cấu trúc để phù hợp với điều kiện làm việc của máy nghiền bi xi măng. Sau đó, clinker, phụ gia (đã qua nghiền sơ bộ) và thạch cao sẽ được cấp vào máy nghiền xi măng để nghiền mịn. Máy nghiền xi măng là loại máy nghiền bi 2 ngăn làm việc theo chu trình kín có phân ly trung gian kiểu O’SEPA. Xi măng bột được được vận chuyển tới 4 si lô chứa xi măng bột, có tổng sức chứa là 4 x 10.000 tấn, bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng.
Sơ đồ 1-1: Qúa trình công nghệ sản xuất xi măng Portland
Đá vôi
Đá sét
Phụ gia
Xỉ sắt
Than
Máy đập
Máy cán
Máy cán
Kho đồng nhất sơ bộ
Kho đồng nhất sơ bộ
Két chứa
Định lượng
Két chứa
Két chứa
Sản phẩm
Két chứa
Định lượng
Định lượng
Định lượng
Nghiền, sấy than
Hâm, sấy dầu
Thiết bị đồng nhất
Máy nghiền, sấy
Dầu
Lò nung Clinker
Thiết bị làm lạnh Clinker
Máy đập Clinker
Silo chứa ủ Clinker
Máy đóng bao
Xuất xi măng bao
Thạch cao
Máy đập
Phụ gia
Thạch cao
Máy đập
Phụ gia
Kho đồng nhất sơ bộ
6) Đóng bao và xuất xi măng:
Từ đáy các si lô chứa, qua hệ thống cửa tháo, xi măng sẽ được vận chuyển tới các két chứa của các máy đóng bao hoặc các hệ thống xuất xi măng rời. Hệ thống xuất xi măng rời gồm 2 vòi xuất cho ô tô năng suất 100 tấn/giờ và 1 vòi xuất cho tầu hỏa năng suất 150 tấn/giờ. Hệ thống máy đóng bao gồm 4 chiếc máy đóng bao HAVER kiểu quay, 8 vòi với hệ thống cân điện tử, năng suất 100 tấn/ giờ. Các bao xi măng qua hệ thống băng tải sẽ được vận chuyển tới các máng xuất xi măng bao xuống tàu hỏa và ô tô.
4/ Bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty.
4.1 Tổ chức quản lý:
Về cơ cấu sản xuất Công ty xi măng Bút Sơn còn có 1 thành viên là nhà máy bao bì Nam Định chuyên sản xuất bao bì phục vụ cho việc sản xuất xi măng bao của Công ty.
Qua sơ đồ 1-2 ta có thể thấy cách bố trí bên trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xi măng Bút Sơn là theo kiểu trực tuyến chức năng. Trong đó Giám đốc Công ty được sự giúp đỡ của các Phó Giám đốc để ra các quyết định, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quyết định và có toàn quyền quyết định. Nhưng Giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm về mọi mặt trong Công ty, các Phó Giám đốc không thể ra mệnh lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất khác được. Theo mô hình tổ chức này có nhược điểm là Giám đốc thường xuyên phải giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận, nên thường mất nhiều thời gian cho công việc họp hành.
Giám đốc: Có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật và Tổng Công ty.
Giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý gồm có:
- Các Phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực theo sự phân công của Giám đốc gồm có: sản xuất, cơ điện, kinh doanh, nội chính. Có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành Công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc mình làm.
-Kế toán trưởng giúp Giám đốc trong việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sơ đồ 1-2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xi măng Bút Sơn
Giám Đốc
PGĐ
Kinh Doanh
PGĐ
Sản xuất
PGĐ
Cơ điện
PGĐ phụ trách XNBB Nam Định
Phòng
tiêu thụ
Các chi nhánh VP đại diện
Phòng
y tế
Phòng
Bảo vệ
Cảng
Bút Sơn
Phòng
KT - SX
Phòng
TN - KCS
Phòng điều hành trung tâm
Phân xưởng khai thác mỏ
Phân xưởng
Nguyên liệu
Phân xưởng
Lò nung
Phân xưởng nghiền bao gói
Ban kiểm
tra an toàn
Phòng xây dựng cơ bản
Xưởng
Công trình
Phòng TCLĐ
Phòng Kế hoạch
Phòng
tài vụ
Phòng hành chính quản trị
Phòng cơ điện
Xưởng điện tự động hoá
Xưởng nước
Xưởng cơ khí
Xưởng xe máy
Phòng vật tư
PGĐ
nội chính
PGĐ
sản xuất
Phòng
TH
Phòng KT
PhòngKTSX
Xưởng
I
Xưởng
II
Xưởng
cơ điện
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
a) Phòng tổ chức Lao Động.
Chức năng: Quản lý tổ chức, lao động, nhân sự, pháp chế, đào tạo, tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu thực tế sản xuất kết hợp với thông tin khoa học về tổ chức và lao động từ đó hình thành các phương án cải tiến tổ chức nội bộ, tham mưu cho Giám đốc về công tác.
b) Phòng kỹ thuật sản xuất.
- Chức năng: Quản lý chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng, về tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất clinker, xi măng từ các nguyên liệu đá vôi, đá sét, xỉ pyríte, thạch cao, phụ gia và các loại vật liệu khác đảm bảo chất lượng sản phẩm nâng cao năng suất thiết bị, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng và quản lý các thông số, chỉ tiêu công nghệ cho từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất và cho từng loại sản phẩm.
+ Tham mưu cho Giám đốc về công tác tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học, các giải pháp về công nghệ.
+ Xây dựng và quản lý các quy trình sản xuất.
+ Thường xuyên kiểm tra sản phẩm xi măng bao về chất lượng giấy, chỉ khâu, trọng lượng bao.
+ Xây dựng định mức tiêu hao và chỉ tiêu chất lượng đối với nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất và lập kế hoạch dự trù vật tư kỹ thuật hàng tháng.
+ Kết hợp với các đơn vị liên quan phát hiện và chỉ đạo xử lý nhanh các sự cố lớn.
+ Đề xuất với lãnh đạo Công ty biện pháp sử lý đối với những người vận hành trong dây chuyền sản xuất vi phạm quy trình vận hành, quy trình công nghệ gây sự cố thiết bị hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
+ Quản lý tốt tài sản và trang bị của Công ty: giữ gìn và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được giao.
c) Phòng thí nhiệm KCS.
Chức năng: Cung cấp thông số kỹ thuật các nguyên liệu, vật liệu đầu vào làm cơ sở phối liệu thích hợp cho sản xuất, phát hành phiếu chất lượng sản phẩm, tham gia đóng góp ý kiến về chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ: Thực hiện các phép phân tích mẫu trong ngày, tổ chức lấy mẫu đá vôi, đá sét, bột liệu sau khi nghiền và thống kê chất lượng nguyên liệu, bán sản phẩm , sản phẩm, sản phẩm xi măng lập báo cáo kết quả phân tích chất lượng.
d) Phòng bảo vệ - quân sự.
Chức năng: Bảo vệ tài sản và giữ gìn trật tự , an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn Công ty, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và công tác quốc phòng toàn dân.
Nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện các phương án bảo vệ, tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh, trật tự trong Công ty hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại, thất thoát tài sản của Công ty.
e) Phòng kế toán – thống kê tài chính.
Chức năng: Thực hiện công tác kế toán, thông kê, thông tin kinh tế và hoạch toán kinh tế theo quy định hiện hành của Nhà nước trong Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhiệm vụ: Có trách nhiệm quản lý tài chính, tiền tệ, thu, chi, chứng từ hoá đơn thanh quyết toán theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, pháp lệnh thống kê, kế toán và theo điều lệ thống kê kế toán quy định.
f) Phòng kế hoạch và xây dựng cơ bản.
Chức năng: Quản lý kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ bản, sửa chữa và tổng hợp kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị phụ tùng. Tiến hành hợp đồng kinh tế với các chủ thể trong và ngoài Công ty.
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản, sửa chữa và tổng hợp kế hoạch mua sắm thiết bị vật tư theo tháng, quí, năm để huy động tối đa năng xuất thiết bị sản xuất, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh.
g) Phòng y tế.
- Chức năng: Quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo khả năng chuyên môn và phân cấp của nghành y tế. Tổ chức công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh môi trường và vệ sinh lao động. Tổ chức cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân và tai nạn xẩy ra.
- Nhiệm vụ: Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc, vận động thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh lao động, phòng chống các bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong khu tập thể gia đình và nhà trẻ mẫu giáo của Công ty. Tổ chức thực hiện tốt công tac dân số kế hoạch hoá gia đình.
h) Phòng cơ điện.
Chức năng: Quản lý kỹ thuật các thiết bị cơ, điện (bao gồm hệ thống cung cấp điện cao và hạ thế, thiết bị tự động hoá, đo lường, điều khiển, điện tử và tin học…) và thiết bị, phụ tùng cần cho nhu cầu sửa chữa sản xuất hàng năm của toàn Công ty.
Nhiệm vụ: Giám sát quá trình hoạt động của toàn bộ thiết bị trên dây chuyền sản xuất, thống kê chi tiết từng chủng loại và các yêu cầu kỹ thuật. Qua đó luôn có hướng chỉ đạo kỹ thuật các đơn vị sản xuất và phụ trợ làm tốt công tác sửa chữa.
4.2 Hình thức tổ chức sản xuất:
Tổ chức sản xuất của Công ty theo kiểu chuyên môn hoá công nghệ với mức độ chuyên môn hoá cao, tất cả các phân xưởng hoạt động đều được điều khiển qua phòng điều hành trung tâm. Phòng điều hành trung tâm là đơn vị đầu não điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất (tại đây được trang bị hệ thống vi tính điều khiển do hãng SIEMENS cung cấp và lắp đặt).
Bộ phận sản xuất chính của Công ty là phân xưởng khai thác (khai thác đá và sét), phân xưởng lò nung Clinker là những nguyên liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất xi măng.
5/ Các đặc điểm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty Xi Măng Bút Sơn:
a, Đặc điểm về lao động:
Con người luôn được đánh giá vừa là chủ thể, vừa là khách thể của mọi hoạt động trong đời sống xã hội và đối với các doanh nghiệp yếu tố con người đã trở lên quan trọng hơn lúc nào hết, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay. Sự thành công hoặc thất bại của các quyết định hoặc phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty đều phụ thuộc vào yếu tố con người và ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có sự đòi hỏi khác nhau về khả năng hoặc năng lực của mỗi người.
Bảng 1-1: Tình hình lao động của Công ty qua các năm
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Lao động sản xuất chính
982 người
970 người
988 người
2. Lao động kinh doanh xi măng
58 người
71 người
105 người
3. Lao động khác đoàn thể
6 người
7 người
7 người
Tổng số
1046 người
1048 người
1100 người
Phòng tổ chức lao động
Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động của Công ty luôn biến đổi qua các năm để cho phù hợp với hình thức sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong đó số lao động kinh doanh tăng lên đáng kể và đến năm 2001 số lao đông sản xuất kinh doanh đã chiếm 9,5 % số lao động trong toàn Công ty.
Lĩnh vực sản xuất xi măng của Công ty Xi Măng Bút Sơn ít nhiều cũng mang tính mùa vụ, do vậy việc sử dụng hợp lý và linh hoạt lao động sao cho phù hợp với nhịp độ sản xuất luôn được Công ty chú trọng. Tính đến cuối năm 2001 đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty bao gồm 1.100 người, trong đó 319 người là nữ chiếm 29%.
Thực trạng trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên năm 2001:
Trong đó:
+ Giám đốc 1 người
+ Phó giám đốc, kế toán trưởng 4 người chiếm 0,36%
+ Quản lý phòng ban 42 người chiếm 3,8%
+ Chuyên viên, kỹ sư chính 42 người chiếm 3,8%
+ Chuyên viên, kỹ sư 65 người chiếm 5,9%
+ Cao đẳng, trung cấp 68 người chiếm 6,18%
+ Nhân viên các loại 190 người chiếm 17,27%
+ Công nhân kỹ thuật 688 người chiếm 62,54%
Trong đó :
- Công nhân bậc 2/7 10 người
- Công nhân bậc 3/7 80 người
- Công nhân bậc 4/7 155 người
- Công nhân bậc 5/7 230 người
- Công nhân bậc 6/7 100 người
- Công nhân bậc 7/7 7 người
- Công nhân lái xe con, xe phục vụ bậc 1/3 3 người
- Công nhân lái xe con, xe phục vụ bậc 2/3 5 người
- Công nhân lái xe con, xe phục vụ bậc 3/3 7 người
- Công nhân lái xe mỏ bậc 1/3 3 người
- Công nhân lái xe mỏ bậc 2/3 10 người
- Công nhân lái xe mỏ bậc 3/3 40 người
- Công nhân lái xúc, ủi bậc 4/7 7 người
- Công nhân lái xúc, ủi bậc 5/7 19 người
- Công nhân lái xúc, ủi bậc 6/7 12 người
b, Đặc điểm về tiền lương:
Tiền là giá cả sức lao động được hình thành qua sự thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động, tiền lương chính là nguồn lực để con người có thể tái sản xuất sức lao động và nó cũng là chất kết dính người lao động với doanh nghiệp. Nhận thức đúng đắn về vấn đề đó nên Công ty Xi Măng Bút Sơn luôn quan tâm đến vấn đề tiền lương của người lao động. Công ty luôn tổ chức tốt sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất nhằm mục đích tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, trên cơ sở đó để nâng cao mức lương cho họ. Trong các năm qua, đời sống của người lao động của Công ty đã dần được cải thiện, mức lương bình quân toàn Công ty năm 2001 đạt 694.834 đ/người/tháng, đây tuy chưa phải là mức lương cao song nó đã thể hiện sự cố gắng hết mình của công ty. Bên cạnh việc cố gắng tăng mức lương cho người lao động, Công ty Xi Măng Bút Sơn còn có những chế độ khen thưởng thích đáng nhằm động viên khuyến khích nhưng cá nhân, tổ đội có thành tích tốt trong sản xuất. Ngoài việc đảm bảo các chế độ đối với người lao động theo đúng qui định của nhà nước, Công ty còn áp dụng các chế độ khác như bồi dưỡng lao động độc hại, làm thêm giờ, tăng ca, tặng quà nhân dịp lễ tết, tổ chức tham quan nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên...
c, Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Xi Măng Bút Sơn:
Với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại xi măng và Clinker, do mới được thành lập nhưng Công ty Xi Măng Bút Sơn luôn bám sát mục tiêu của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Công ty luôn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường.
Hiện nay Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm là xi măng Portland PC 40, xi măng Portland hỗn hợp PCB 30, Clinker và một loại xi măng hỗn hợp đặc biệt theo đơn đặt hàng khác.
- Xi măng Portland PC 40 là loại xi măng không pha phụ gia (xi măng Portland thường).
- Xi măng Portland hỗn hợp PCB 30 là loài xi măng có pha phụ gia (xi măng Porland hỗn hợp).
Bảng 1-2: Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng Bút Sơn
Tên chỉ tiêu
Xi măng Porland
Xi măng Porland hỗn hợp
TCVN2682-1999
Xi măng Bút Sơn
TCVN6260-1997
Xi măng Bút Sơn
PC30
PC40
PC50
PC30
PC40
PC50
PCB30
PCB40
PCB30
PCB40
Độ mịn
Phần còn lại trên sàn 0,08mm; %, max
15
12
12
10
12
12
Bề mặt riêng cm2/g, mịn
27.000
28.000
3000
3200
2700
3000
Thời gian ninh kết
Bắt đầu phút không sớm hơn
45
60
45
60
Kết thúc phút không muôn hơn
375
375
600
600
Độ ổn định thể tích
Xác định theo min, max
10
10
10
10
Hàm lượng mất khi nung, %, max, min
5,0
5,0
Giới hạn bề nén
Sau 3 ngày N/mm3, mịn
16
21
31
20
25
35
14
18
18
22
Sau 28 ngày N/mm3, mịn
30
40
50
35
45
52
30
40
32
42
Trọng lượng bao, Kg
50 ± 1
50 ± 1
50 ± 1
50 ± 1
Các loại xi măng do Công ty sản xuất ra thường dùng để xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Là một Công ty mới được xây dựng và có dây chuyền sản xuất hiện đại nhà máy gần các vùng nhiên liệu phong phú và dồi dào. Nó có các đặc tính nổi bật như sau:
Độ mịn cao.
Hàm lượng C3S lớn.
Lượng vôi tự do thấp.
Hàm lượng kiềm thấp.
Tốc độ phát triển cường độ nhanh; cường độ cao hơn hẳn so với các loại xi măng cùng chủng loại.
d, Đặc điểm về vốn kinh doanh của Công ty Xi Măng Bút Sơn:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ là một tiêu thức đánh giá xem doanh nghiệp thuộc loại nào (lớn hay vừa và nhỏ) và nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào cũng bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thường xuyên biến động. Tính đến hết năm 2001, tổng số vốn kinh doanh của Công ty Xi Măng Bút Sơn là: 2.565.519.811.391 đồng (trong đó vốn cố định là: 2.175.884.014.980 đồng; vốn lưu động: 389.635.796.411đồng).
II. Phân tích Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công ty Xi Măng Bút Sơn.
1/ Bộ máy tiêu thụ sản phẩm của Công ty:
Sơ đồ 1- 3: Bộ máy tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Bút Sơn
Công ty
Phòng kinh doanh - tiêu thụ
Tổ thị trường
Tổ hợp đồng thống kê
Tổ viết phiếu
Khách hàng
Tất cả các sản phẩm xi măng và Clinker của Công ty được bán ra trên thị trường đều qua phòng kinh doanh - tiêu thụ. Phòng có tất cả 41 người trong đó có 1 Trưởng phòng phụ trách chung các công việc trong phòng và 2 Phó phòng (Phó phòng phụ trách giao nhận, Phó phòng phụ trách tiêu thụ). Phòng được chia ra làm 3 tổ.
Tổ viết phiếu: Có 6 người họ đều có trình độ trung cấp, với nhiệm vụ viết hoá đơn xuất sản phẩm tại các ca giao nhận.
Tổ hợp đồng thống kê: Có 16 người trong đó có 10 người tốt nghiệp đại còn lại đều có bằng cao đẳng hoặc trung cấp. Tổ hợp đồng thống kê có nhiệm vụ Soạn thảo trình Giám Đốc (Bao gồm hợp đồng bán xi măng, Clinker, hợp đồng đại lý, hợp đồng vận tải, hợp đồng môi giới xi măng và các hợp đồng khác). Thống kê báo cáo tiêu thụ sản phẩm hàng ngày, hàng tháng, quý, năm.
Tổ thị trường: 18 người với nhiệm vụ điều tra nắm bắt tình hình diễn biến thị trường xi măng về giá cả, cước phí vận tải, nhu cầu thị trường trên cơ sở đó xây dựng phương hướng phát triển thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng.
Nhận xét: Bộ máy tiêu thụ của Công ty
2/. Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty:
2.1, Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của Công ty những năm qua:
Cơ chế thị trường đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội làm ăn hấp dẫn cũng như quyền tự chủ hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh và điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải làm sao nhanh nhậy nắm bắt được các thay đổi cũng như yêu cầu của thị trường để phục vụ cho tốt. Nó cũng là điều kiện để cho các Công ty vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình ở mọi mặt, đặc biệt trong khâu dự báo và lập kế hoạch tiêu thụ mang tính chất khoa học và sát thực với thực tế hơn. đây là công việc hoàn toàn mới đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Công ty xi măng Bút Sơn nói riêng.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, Công ty Xi Măng Bút Sơn đã và đang cố gắng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng việc luôn đưa ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hợp lý nên sản phẩm của Công ty tăng đều từng năm.
Để đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng theo từng loại sản phẩm, hàng hoá, có thể dùng thước đo hiện vật và sử dụng công thức :
Số lượng sản phẩm từng loại tiêu thụ
Tỷ lệ % thực hiện kỳ thực tế
kế hoạch tiêu thụ = ___________________________________________________________
từng loại SP, HH Số lượng SP từng loại tiêu thụ kỳ kế hoạch
Bảng 1-3: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm xi măng và clinker qua một số năm
Đơn vị tính: 1000 Tấn
SP
Năm
1998
1999
2000
2001
KH
Th
%
KH
Th
%
KH
Th
%
KH
Th
%
1.Xi măng
370
13,22
3,6
520
462.4
88,9
650
711,8
109,5
800
797.4
99,7
2. Clinker
0
0
0
180
296.7
164,8
580
515,6
88,9
470
539
114,7
Phòng kinh doanh – tiêu thụ
Bắt đầu đi vào hoạt động vào hai tháng cuối năm 1998 Công ty dự kiến số sản phẩm xi măng sẽ tiêu thụ khoảng 370.000 tấn còn Clinker thì chưa xuất bán nhưng kế hoạch chỉ đạt được 3,6 % kế hoạch đặt ra điều đó có thể lý giải là do dây chuyền chưa được ổn định, sản phẩm chưa có tiếng trên thị trường, các chi nhánh phân phối sản phẩm của Công ty còn ít.
Nhưng sang năm 1999 sau một năm đi vào hoạt động sản phẩm của Công ty đã đạt được 462.354 tấn đạt 88,9% so với kế hoạch đặt ra chiếm 7% thị phần xi măng trong cả nước, 13% trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Clinker tuy mới xuất bán nhưng sản lượng đã vượt kế hoạch 64%. Nhìn vào bảng ta thấy năm 2000 Công ty đã vượt kế hoạch 9,5% sản phẩm xi măng bán ra so với dự kiến là do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã dần được khối phục các nước trở lại đầu từ vào Việt Nam, Công ty đã chú trong đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm do vậy Công ty được cấp chứng nhận chứng chỉ quản lý chất lượng theo ISO – 9002.
Năm 2001 tuy sản lượng tiêu thụ xi măng không đạt như dự kiến đề những cũng đạt được tỷ lệ khá cao, có thể lý giải do có nhiều nhà máy xi măng mới được đi và hoạt động làm cho sản phẩm xi măng của Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn do vậy những năm tới Công ty nên chú trọng vào công tác tiếp thị và mở rông thị thị trường hơn nữa.
2.2, Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm:
Qua theo dõi kết quả tiêu thụ trong 4 năm kể từ khi Công ty bắt đầu đi vào hoạt động năm 1998 cho đến năm 2001 cho thấy mức độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm sau cao hơn năm trước, để hiểu rõ ta xem bảng dưới đây:
Bảng 1-4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của
Công ty qua các năm
Đơn vị tính: tấn
Sản Phẩm
Năm
1999
2000
2001
2000/1999
(%)
2001/2000
(%)
Xi măng
462.354,0
711.751,5
79.7350,0
154%
112%
Clinker
296676,8
515.645.0
539.134,2
174%
105%
Phòng kinh doanh- tiêu thụ:
Qua bảng trên ta thấy, mức độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm qua, liên tục tăng ở mức khá cụ thể là: Sản phẩm xi măng năm 2000 so với năm 1999 đạt 154% tăng 54%, năm 2001 so với năm 2000 đạt 112% tăng 12%. Sản phẩm Clinker năm 2000 so với năm 1999 đạt 174% tăng 74%, năm 2001 so với năm 2000 đạt 105% tăng 5%. Với tốc độ tiêu thụ chung tương đối khả quan đó là tác động tích cực từ phía Công ty không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng, chào hàng mở thêm nhiều chi nhánh và đại lý mới. Thêm vào đó ngày 23/10/2000 Công ty được cấp giấy chứng nhận IS0 - 9002. Đây cũng là sự nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo tạo ra những điều kiện thuận lợi góp phần vào việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và sự phát triển chung của Công ty.
2.3, Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối:
Trong những năm qua, khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty ngày càng lớn, tốc độ tiêu thụ nhanh, hệ thống phân phối của Công ty ngày càng rộng trên toàn thị trường miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, Nam, từ thành thị đến nông thôn. Để có được các kết quả đó là do Công ty đã tạo cho mình hình thức phân phối hợp lý.
Như chúng ta đã biết ở trên Công ty Xi măng Bút Sơn thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm qua hai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0191.doc