Đề tài Một số biện pháp nhằm đâỷ mạnh tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp CB TP Fintec

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 3

I. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 3

1. Tiêu thụ sản phẩm 3

1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 3

1.2 Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất 3

2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 4

II. Nội dung của Công tác thị trường sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường 6

1. Những chiến lược tiêu thụ sản phẩm 6

2. Chính sách giá bán 9

2.1 Xác định các giới hạn và độ linh hoạt cần thiết 10

2.2 Các chính sách định giá bán 11

2.2.1. Chính sách định giá theo thị trường 11

2.2.2. Chính sách định giá thấp 11

2.2.3. Chính sách định giá cao 11

2.2.4. Chính sách ổn định giá bán 12

2.2.5. Chính sách bán phá giá 12

2.3 Phương pháp định giá bán 12

2.3.1. Định giá theo cách cộng lời vào chi phí 12

2.3.2. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu 13

2.3.3. Định giá theo giá trị nhận thức được 14

2.3.4. Định giá theo giá trị 14

2.3.5. Định giá theo mức giá hiện hành 14

3. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm 15

3.1. Kênh 1: . .16

3.2. Kênh II: 17

3.3. Kênh III: 17

3.4. Kênh IV: 18

3.5. Kênh V: 18

III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 21

1. Các nhân tố chủ quan 21

1.1 Giá bán sản phẩm 21

1.2 Chất lượng sản phẩm 22

1.3 Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp 23

1.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm 24

1.5 Một số nhân tố khác 24

2. Yếu tố khách quan 25

2.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 25

2.1.1. Các nhân tố về mặt kinh tế 25

2.1.2. Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật 27

2.1.3. Các nhân tố về khoa học công nghệ 27

2.1.4. Các yếu tố về văn hóa - xã hội 27

2.1.5. Các yếu tố tự nhiên 28

2.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô 28

2.2.1. Khách hàng 28

2.2.2. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành 29

2.2.3. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp 29

Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp CB TP Fintec 30

I. khái quát về Xí nghiệp chế biến thực phẩm FINTEC 30

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty và của xí nghiệp chế biến thực phẩm FINTEC 30

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty FINTEC 30

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp chế biến thực phẩm FINTEC 32

2 . Cơ cấu tổ chức 33

2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty 33

2.2 Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 36

3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 38

II. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm và quản trị tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp chế biến thực phẩm fintec 40

1. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp dược phẩm FINTEC 40

1.1 Nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp 42

1.2. Hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty 43

2. Đánh giá các mặt quản trị tiêu thụ sản phẩm của công ty 44

2.1 Công tác chuẩn bị hoạch định tiêu thụ sản phẩm 44

2.2. Công tác của tổ chức tiêu thụ sản phẩm 45

III. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty 46

1. Thuận lợi 46

2. Khó khăn 49

Chương III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ 52

sản phẩm ở xí nghiệp chế biến thực phẩm FINTEC 52

1. Lựa chọn và mở rộng địa bàn kinh doanh 53

2. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường 53

3. Tạo sự tín nhiệm đối với Xí nghiệp 55

3.1.Tín nhiệm về chất lượng sản phẩm 55

3.1.1.Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng 55

3.1.2.Nâng cao chất lượng ở khâu sản xuất 56

3.2.Tín nhiệm về tác phong kinh doanh 57

4. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh 57

5. Sửa chữa và nâng cấp hệ thống kho 60

6. Ngoài các yếu tố về vật chất, yếu tố con người là rất quan trọng 60

7. Thường xuyên nâng cao công tác xây dựng kế hoạch doanh thu bán hàng 61

8.Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu 61

9.Mở rộng hơn nữa việc bán cổ phần 61

10. Quảng cáo tiếp thị và xúc tiến bán hàng 62

11.Thường xuyên theo dõi và hạch toán chính xác, kịp thời doanh thu bán hàng 63

12. Ngoài những yếu tố tồn tại của doanh nghiệp, để không ngừng tăng doanh thu bán hàng 63

Kết luận 65

Tài liệu tham khảo 67

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đâỷ mạnh tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp CB TP Fintec, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a hoạt động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân lực) và tài chính vật chất của doanh nghiệp. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh nghiệp mới vững, mới có đủ sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, phô trương thanh thế và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. 2. Yếu tố khách quan 2.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 2.1.1. Các nhân tố về mặt kinh tế Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao. - Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. - Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh cảu doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. - Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xẩy ra lạm phát rất lớn. - Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác 2.1.2. Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động,... Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 2.1.3. Các nhân tố về khoa học công nghệ Nhóm nhân tố khoa học công nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đó là 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm. 2.1.4. Các yếu tố về văn hóa - xã hội Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau do vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau. 2.1.5. Các yếu tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,... Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô 2.2.1. Khách hàng Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản phẩm hợp lý. 2.2.2. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. 2.2.3. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia xẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp. Các nhà cung cấp có thể gây khó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường hợp: - Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài công ty có khả năng cung cấp. - Loại vật tư mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp. Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị trường, lợi nhuận giảm. Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu, các nhà cung ứng tới doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế. Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp CB TP Fintec I. khái quát về Xí nghiệp chế biến thực phẩm FINTEC 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty và của xí nghiệp chế biến thực phẩm FINTEC 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty FINTEC Công ty cổ phần Đầu tư -Công nghiệp- Kỹ nghệ- Thương mại (FINTEC) là một trong các Công ty chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, tư vấn và đầu tư thương mại, sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm. Thành lập từ tháng 9 năm 1995, FINTEC đã phát triển rất nhanh với đội ngũ cán bộ đông đảo có trình độ chuyên môn cao. ở những buổi đầu thành lập Công ty có 7 thành viên góp vốn, hiện nay số lượng cổ đông đã nhiều hơn số vốn góp cũng đã nhiều hơn trước mặc dù số vốn đăng ký kinh doanh vẫn là 2 tỷ rưỡi. FINTEC có các trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và mạng lưới phân phối sản phẩm trên toàn quốc và thị trường quốc tế. Hiện nay Công ty FINTEC đang có mặt trên các lĩnh vực kinh doanh sau: - Sản xuất chế biến các hàng nông sản và thực phẩm xuất khẩu - Cung cấp các dịch vụ sau: + Cung cấp các sản phẩm nghành công nghệ thông tin + Xây dựng các giải pháp mạng LAN, WAN, INTRANET + Đào tạo sử dụng và ứng dụng các sản phẩm công nghệ thông tin + Dịch vụ tài chính + Đầu tư và tư vấn đầu tư Công ty FINTEC thành lập một chi nhánh chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng vào cuối năm 1998- Xí nghiệp chế biến thực phẩm với mục đích cung cấp các loại sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Dịch vụ tài chính của Công ty thực hiện việc giao nhận kiều hối của các cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài nước. Có thể liệt kê ra đây các mốc sự kiện đánh dấu quá trình phát triển của Công ty: - Tháng 9/1995 Công ty FINTEC được thành lập theo hình thức Công ty cổ phần tư nhân, hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin với số vốn điều lệ ban đầu là 2 tỷ rưỡi (2.500.000.000). Trụ sở chính 212 C2 Vĩnh Hồ, quận Đống Đa, Hà Nội. - Tháng 1/1996 gia nhập phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Tháng 4/1997 thành lập Trung tâm thiết bị văn phòng đặt tại số 101 K1 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội. - Tháng 9/1998 thành lập xí nghiệp chế biến thực phẩm đặt tại số 2 Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháng 4/1999 thành lập văn phòng chi trả kiều hối. Địa chỉ : tầng 6 tòa nhà TECHCOMBANK. Số 15 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm , Hà Nội. - Tháng 12/1999 thành lập Trung tâm thương mại điện tử. Địa chỉ số 2 Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cùng thời gian này chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tại địa chỉ tầng 5 số 278 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3/2000 thành lập chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng. Địa chỉ 265/1 Đống Đa, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. - Tháng 5 năm 2000: Thành lập Chi nhánh Tin học tại số 5-7 Đinh lễ, Hà nội và chuyển toàn bộ Văn phòng của Công ty về Tầng 6 toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hoàn kiếm. Nâng vốn điều lệ lên 5.000.000.000 VNĐ (năm tỷ). - Tháng 6 năm 2001: Nâng vốn điều lệ lên 15.000.000.000 VNĐ ( mười lăm tỷ đồng) với số Cổ đông lên tới 19 người. - Tháng 12 năm 2001: đổi tên Trung tâm Thiết bị Văn phòng thành Chi nhánh Thăng Long Giờ đây, Công ty FINTEC đã tạo được cho mình một mạng lưới các Chi nhánh, đại lý, rộng rãi cũng như không ngừng mở rộng sang các hình thức kinh doanh, mặt hàng mới so với ban đầu nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của thị trường. Việc làm này đồng thời còn giúp Công ty có những mối quan hệ với thị trường ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện cho việc phát triển hơn nữa nhãn hiệu các sản phẩm của Công ty. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp chế biến thực phẩm FINTEC Xí nghiệp chế biến Thực phẩm - FINTEC được chính thức ra đời vào ngày 14 tháng 09 năm 1998, có trụ sở tại số 2 - Chương Dương Độ - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Xí nghiệp là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty Cổ phần đầu tư Công nghiệp - Kỹ nghệ - Thương mại, được mở tài khoản giao dịch bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước và thực hiện chế độ hạch toán độc lập Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều chuyển biến, Xí nghiệp đương đầu với những khó khăn về vật chất cũng như những tác động gay gắt của quy luật cạnh tranh. Với số lượng cán bộ công nhân viên trên 30 người từ lúc thành lập chủ yếu là lao động trực tiếp, chưa có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, vốn ít nên Xí nghiệp gặp không ít khó khăn. Vốn kinh doanh ban đầu của xí nghiệp là 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng Việt nam chẵn). Do sức cạnh tranh cao, Xí nghiệp phải tự mình tìm nguồn hàng và luôn mở rộng thị trường bán hàng. Đến nay sau gần 04 năm hoạt động, Xí nghiệp đã tạo được một vị trí vững chắc với mạng lưới tiêu thụ rộng rãi. 2 . Cơ cấu tổ chức 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của công ty fintec Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban giám đốc Ban kiểm soát Văn phòng P. Kế toán Phòng XNK eFINTEC Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh TP Đà nẵng Chi nhánh Tin học Chi nhánh Thăng long Xn Chế biến thực phẩm VP Chi trả kiều hối Qua Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty FINTEC thì đây là cơ cấu tổ chức của một Công ty cổ phần, được tổ chức theo mô hình Trực tuyến - Chức năng. Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ cổ phiếu của Công ty không phát hành rộng rãi ra công chúng, nên có thể gọi đây là một Công ty Cổ phần nội bộ. Loại hình này không thu hút được nguồn vốn bên ngoài để giúp cho nhu cầu mở rộng và phát triển Công ty. Trong tương lai, Công ty cũng đã có những dự trù cho sự phát triển thành Công ty Cổ phần đại chúng. Hiện nay, nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận, đơn vị trực thuộc trong co cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty FINTEC như sau: Đại hội Cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất. Đại hội có quyền quyết định các loại cổ phần, quyết định mức Cổ tức hàng năm; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty; Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty và các quyết định quan trọng khác theo luật doanh nghiệp quy định Hội đồng quản trị: là cấp quản lý cao nhất, quyết định các hoạt động của Công ty. HĐQT gồm 7 thành viên, được họp ba lần trong một năm, lần một họp vào đầu năm nhằm vạch ra kế hoạch hoạt động sản xuât trong năm, lần hai thường được tổ chức vào giữa năm để kiẻm tra tiến độ thực hiện, điều chỉnh kế hoạch nếu cần, còn lần ba được tổ chức vào cuối năm nhằm đánh giá kết quả quá trình hoạt động trong năm Ban Kiểm soát: gồm ba thành viên không phải là thành viên của hội đồng quản trị, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của Công ty và một số nhiệm vụ khác theo điều lệ Công ty quy định. Ban Kiểm soát phải chịu trách nhiệm về những sai phạm gây ra. Ban Giám đốc: hiện nay gồm Tổng Giám đốc, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương do HĐQT bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt đông của Công ty, giúp đỡ cho Tổng giám đốc điều hành Công ty là Phó tổng giám đốc, Kỹ sư Đỗ Hồng Minh. Phòng Kế toán có nhiệm vụ thu thập xử lý các thông tin tài chính kế toán, giúp Ban Giám đốc quản lý, giám sát một cách thường xuyên và có hệ thống mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ lập và triển khai thực hiện kế hoạch xuất, nhập khẩu cung ứng vật tư, hàng hoá, trang thiết bị và các phương tiện sản xuất cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Văn phòng chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, các văn bản, hợp đồng kinh tế và các giấy tờ,... tổ chức các cuộc họp, hội nghị và các phong trào hoạt động của Công ty. Tóm lại với thời gian hoạt đông chưa nhiều nhưng Công ty FINTEC đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đi đôi với việc phát triển là đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty FINTEC có sáu đơn vị thành viên hạch toán độc lập hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, chịu sự chỉ đạo chung của Ban Giám đốc Công ty FINTEC. tại mỗi đơn vị đều có Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành đơn vị mình cũng như chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trước Ban giám đốc Công ty. Công việc quản lý được thực hiện theo mô hình Trực tuyến- Chức năng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đối với các công ty vừa và nhỏ ở nước ta. Theo mô hình này, quan hệ quản lý trực tuyến từ trên xuống dưới vẫn tồn tại, nhưng để giúp cho người quản lý ra quyết định đúng đắn đã có các bộ phận chức năng giúp việc trong các lĩnh vực chuyên môn của mình. 2.2 Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm FINTEC là một chi nhánh thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập như một doanh nghiệp. Chính vì vậy, bộ máy quản lý của xí nghiệp cũng được tổ chức như một doanh nghiệp độc lập. Sau đây em xin trình bày sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của xí nghiệp Giám đốc P. Giám đốc KD Phòng. kế toán P. Giám đốc sx Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Cửa hàng Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Bộ máy của Xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng đứng đầu là Ban giám đốc, chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị, giúp việc cho ban giám đốc có các phòng ban chức năng và nghiệp vụ. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đều chịu sự chỉ đạo theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định, điều hành mọi hoạt động theo chính sách, pháp luật của Nhà nước và thoả ước với tập thể lao động. Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và đời sống của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Các phó giám đốc chịu sự phân công uỷ quyền của giám đốc, giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo cán bộ được phân công. Bên cạnh đó, các phòng ban trong Xí nghiệp còn nắm giữ những nhiệm vụ cụ thể sau: - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Xí nghiệp, giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước để ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh, bán hàng. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ cải tiến máy móc, quy trình sản xuất, đảm bảo sản xuất an toàn, liên tục. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm. - Phòng kế toán: Làm công tác tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về vấn đề tài chính, kế toán, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. - Các phân xưởng: Có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất, thừa lệnh sản xuất của phòng kinh doanh trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Hệ thống cửa hàng: gồm một số các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Xí nghiệp. Nhìn chung, cơ sở tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp được hình thành rất phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Mô hình tổ chức quản lý gọn nhẹ giúp Xí nghiệp tận dụng tối đa năng suất làm việc của nhân viên, ban giám đốc dễ dàng điều chỉnh và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp - Xí nghiệp Chế biến thực phẩm trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư - Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại có nhiệm vụ chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản và thực phẩm xuất khẩu. Hàng năm Xí nghiệp cung cấp nhiều loại sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thông qua đó xí nghiệp đã góp phần: - Thúc đẩy quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá. - Thúc đẩy nền kinh tế đất nước. - Tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên - Xuất khẩu, tiêu thụ một lượng lớn nông sản trên thị trường. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm do liên doanh liên kết, làm đại lý tiêu thụ cho các tổ chức và cá nhân khác. - Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm - Công ty FINTEC vừa thực hiện chức năng sản xuất vừa thực hiện chức năng kinh doanh. Xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh những mặt hàng thuộc các loại sản phẩm tiêu dùng mạng lưới kinh doanh rộng rãi ở nhiều thành phố. Đấy chính là điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ hàng hoá của Xí nghiệp, từ đó có thể giúp xí nghiệp thực hiện tốt mục tiêu tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận. Các sản phẩm được Xí nghiệp chế biến khá đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân. Hiện nay một số sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp bao gồm: - Mứt lạc - Măng đóng hộp. - Nấm, mộc nhĩ sấy khô - Tương ớt, mai, dưa chuột dầm dấm ,… Mỗi loại hàng lại có rất nhiều loại cho khác lựa chọn. Tuy nhiên, việc sản xuất các loại mặt hàng này lại sử dụng công nghệ khá đơn giản và lao động thủ công là chủ yếu. Điều này cũng đã phần nào ảnh hưởng đến năng xuất lao động của công nhân Xí nghiệp. Hoạt động sản xuất của Xí nghiệp mang nặng tính gia công và thời vụ. Số lượng sản phẩm sản xuất tuỳ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng ở phía nước ngoài vì khách hàng chủ yếu của xí nghiệp là thị trường Nga. Với đặc điểm như vậy hoạt động sản xuất của Xí nghiệp có ưu điểm và nhược điểm riêng. Ưu điểm là ở chỗ Xí nghiệp có thể dễ dàng xác định được khối lượng cần xản xuất không tốn nhiều chi phí dự trữ nhưng đồng thời xí nghiệp lại không chủ động trong sản xuất khi gặp phải những khó khăn về mùa vụ,... Sau đây là một qui trình sản xuất mứt lạc - một sản phẩm đặc trưng của Xí nghiệp. Lạc đã qua chọn lọc Bao cốt bằng dung dịch Bao cốt Làm nguội Đánh bóng bằng dung dịch đường Sấy khô Đóng gói Quy trình sản xuất trên được thực hiện tại ba phân xưởng khác nhau: Phân xưởng phân loại: Tại đây lạc mua về được công nhân chọn lọc loại bỏ những hạt thối,lép,sau đó được sàng bằng máy lấy loại lạc dùng được cho sản xuất ( qui cách 210 -> 230 hạt/100 gr). Phân xưởng chế biến Tại đây lạc được qua các công đoạn chế biến như bao cốt, làm nguội, đánh bóng sau đó đem sấy khô. Phân xưởng đóng gói Lạc bán thành phẩm được đưa vào máy đóng gói tự động, sau đó đóng thùng carton. II. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm và quản trị tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp chế biến thực phẩm fintec Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp dược phẩm FINTEC Bảng tổng Quan kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp chế biến thực phẩm năm 1999 – 2000 - 2001 Bảng tổng quan tình hình doanh nghiệp (ĐV: 1000đ) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2000 so với 1999 Năm 2001 Năm 2001 so với 2000 Tăng (giảm) % Tăng (giảm) % Tổng doanh thu 2,967,492 5,164,332 2,196,840 174.03% 6,361,841 1,197,509 123.19% Tổng chi phí 2,787,693 4,788,327 2,000,634 171.77% 5,925,512 1,137,185 123.75% Lợi nhuận 181,914 380,950 199,036 209.41% 398,560 17,610 104.62% Các khoản nộp ngân sách 60,203 124,732 64,529 207.19% 130,525 5,792 104.64% Tổng quĩ lương 180,000 414,000 234,000 230.00% 627,000 213,000 151.45% Số CBCNV 25 46 21 184.00% 55 9 119.57% Thu nhập bình quân tháng 600 750 150 125.00% 950 200 126.67% ( Nguồn phòng kế toán xí nghiệp chế biến thực phẩm - FINTEC ) Qua bảng trên ta thấy doanh thu của năm 2000 tăng lên so với 1999 là 2.196.840.000 đ (174,03% ) trong khi đó chi phí tăng 2.000.634.000 đ (171,77%) và lợi nhuận tăng199.036.000 đ (209,41 %).Vào năm 2000 XN đã ổn định được sản xuất và có thị trường xuất khẩu (thị trường Nga) nên mặc dù doanh thu chỉ tăng 1,74 lần nhưng lợi nhuận lại tăng thêm là 2,09 lần và số CBCNV tăng nhưng thu nhập vẫn tăng đảm bảo đời sống cũng như khuyến khích được người lao động gắn bó thêm với doanh nghiệp. Sang đến năm 2001 doanh thu tăng thêm 1,23 lần tương ứng chi phí cũng tăng thêm 1,23 lần, số CBCNV cũng tăng 1,19. Qua đây ta nhận thấy DN cần phải xem lại cách quản lý cũng như việc sử dụng lao động, sử dụng các yếu tố đầu vào đã hợp lý chưa. 1.1 Nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp - Nguồn vốn Ngoài mảng xuất khẩu,ở thị trường nội địa xí nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phân phối tiêu thụ .Do vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn của các nhà sản xuất, nguồn vốn của các nhà sản suất chiếm tới 70% số vốn của công ty, trong đó hai nhà cung cấp lớn nhất là công ty TNHH Thành Mỹ (sản xuất bimbim) và công ty TNHH Hoàng Long( cháo Ăn liền) ngoài ra còn các nhà cung cấp như công ty TNHH Sa Giang(sản xuất Phồng Tôm) công ty TNHH Rồng Việt và một số nhà cung cấp khác,...Thị phần còn lại do các cổ đông đóng góp với tỷ lệ và số vốn như đã trình bầy ở trên - Cơ cấu sử dụng vốn Cũng từ đặc điểm của xí nghiệp nên cơ cấu sử dụng vốn rất phù hợp với thực tế, vốn lưu động chiếm tới 80% , chỉ còn 20% dành cho vốn cố định 1.2. Hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty - Hoạt động phân tích và nghiên cứu thị trường Để làm được điều này Công ty đã có những nhân viên trẻ năng động với những kiến thức được đào tạo ở các trường đại học họ đã mổ sẻ thành nhiều phân đoạn để phân tích qua các phiếu điều tra từ đại lý cấp 1 cho tới những người tiêu dùng. Cụ thể họ đã điều tra được sản lượng, giá cả, kênh phân phối của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó giúp ban lãnh đạo Công ty có những chính sách phù hợp - Hoạt động giới thiệu sản phẩm và bán hàng Với vị thế là một Công ty nhỏ ban lãnh đạo đã xác định được Công ty không tiến hành quảng cáo rầm dộ mà tiến hành từng bước một tới tận tay người tiêu dùng. Vấn đề này em sẽ trình bày kỹ hơn ở mục Công tác chuẩn bị hoạch định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0217.doc
Tài liệu liên quan