Lời nói đầu 1
Phần I: Công tác tiêu thụ sản phẩm là một khâu then chốt
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3
I. Thực chất công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 3
1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm 3
2. Các trường hợp được xác định là tiêu thụ sản phẩm 4
II. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 5
1.Chuẩn bị tiêu thụ sản phẩm 5
1.1.Tiến hành nghiên cứu và dự báo thị trường 5
1.2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm 8
2.Tổ chứccác hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15
2.1.Xây dựng hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm 15
2.2. Trang bị nơi bán hàng 16
2.3. Tổ chức bán hàng 17
3.Tổ chức các hoạt động sau bán hàng 17
3.1. Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng 17
3.2. Đánh giá kỳ tiêu thụ sản phẩm 18
III. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm 18
1.Quan niệm và phương pháp đánh giá tốc độ tiêu thụ 18
1.1 Quan niệm về tốc độ tiêu thụ 18
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ 19
2.Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ
2.1.Các nhân tố khách quan 21
2.2.Các nhân tố chủ quan 23
3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm 25
Phần 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội 27
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
1.Quá trình hình thành 27
2.Quá trình phát triển 28
II.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty
có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm 31
1.Đặc điểm về cơ cấu sản xuất 32
2.Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ 33
3.Đặc điểm về nguyên vật liệu 34
4.Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị 35
5.Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty 37
III.Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của
công ty Dệt vi công nghiệp Hà Nội trong những năm gần đây 38
1.Phân tích tình hình tiêu thụ 38
1.1.Tình hình tiêu thụ theo khối lượng sản phẩm 38
1.2.Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm 40
1.3Tình hình tiêu thụ theo khách hàng 41
1.4.Tình hình tiêu thụ theo theo mùa vụ 44
2.Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm 46
2.1.Các nhân tố khách quan 46
2.1.Các nhân tố chủ quan 49
3.Đánh giá tổng quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 53
3.1.Những kết quả đạt được 53
3.2.Những tồn tại cần khắc phục 56
3.3.Nguyên nhân của những tồn tại trên 57
Phần 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm của công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội 59
1.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 59
2.Đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm 64
3.Hoàn thiện chính sách giá 67
4.Tăng cường các biện pháp xúc tiến bán hàng 70
5.Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm 75
6.Những kiến nghị đối với Nhà nước 76
Kết luận 77
Danh mục tài liệu tham khảo 78
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ của công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng và giá thành sản phẩm thể hiện ở chỗ chất lượng sản phẩm thấp hoặc không ổn định, tỷ lệ phế phẩm cao, mức tiêu hao nguyên vật liệu cao sẽ làm cho giá thành đơn vị sản phẩm cao làm cho sản phẩm khó cạnh tranh được với các cùng loại trên thị trường do đó có tác động không nhỏ đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Tình hình máy móc thiết bị của công ty được cho ở biểu 2. Hầu hết sợi và dệt vải của công ty là các máy móc thanh lý của nhà máy dệt 8/3, dệt Nam Định hoặc các máy móc được trang bị từ rất lâu của Trung Quốc. Công ty đang từng bước đầu tư máy móc thiết bị mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất như đầu tư 6 máy dệt của Trung Quốc (2000), sắp tới sẽ đầu tư một dây chuyền sản xuất vải địa công nghiệp, là một sản phẩm mới mà chưa có doanh nghiệp nào trong nước sản xuất.
Về thiết bị may của công ty hầu hết là còn mới, thiết bị chủ yếu là nhập từ Nhật Bản từ năm 1990, tuy nhiên sản phẩm may mặc lại không phải là thế mạnh của công ty.
Ngoài ra, công ty còn có một dây chuyền sản xuất vải mành nhúng keo được lắp đặt và và hành từ năm 1999, kết quả của việc hai đối tác Pháp và Trung Quốc rút khỏi liên doanh với công.
5.Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty.
Qua nhiều lần sắp xếp lại cơ cấu, từ chỗ công ty có 1097 lao động trong cơ chế cũ, đến nay mặc dù quy mô sản xuất tăng lên nhưng tổng số lao động chỉ có 922 người (năm 2001). Đặc điểm về lao động của công ty là số lao đọng nữ chiếm tỷ trọng cao khoảng 75% do lĩnh vực sản xuất của công ty thuộc ngành
Biểu 2: Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty
Tên thiết bị
Xuất xứ
Năm SX
Năm lắp đặt
Số hiện có
Chờ thanh lý
Thời gian sử dụng
(năm)
I.Thiết bị sợi
1.Máy đậu 1381B
TQ
1969
1969
04
0
32
2.Máy ống 1332M
TQ
1968
1969
03
0
32
3.Máy xe R811
TQ
1974
1975
20
0
26
4.Máy xe R812
TQ
1974
1975
04
0
25
5.Máy xe 1392
TQ
1968
1969
10
0
32
6.Máy xe 1393
TQ
1968
1968
05
0
33
7.Máy xe A631
TQ
1966
1967
11
0
34
8.Máy xe R841
TQ
1991
1993
4
0
8
II. Thiết bị dệt
1.Máy dệt mành G641
TQ
1967
1968
02
0
33
2.Máy dệt mành G642
TQ
1992
1993
06
0
8
3.Máy dệt 1511
TQ
1957
1958
60
20
43
4.Máy dệt 1511M
TQ
1961
1961
96
0
40
5.Máy dệt GRATER
Mỹ
1970
1771
04
0
32
6.Máy là 1425
TQ
1974
1974
01
0
29
7.Máy dệt vải mành
VN
1983
1983
01
0
18
8.Máy kiểm vải
TQ
1970
1971
02
0
30
9.Máy đóng kiện
TQ
1968
1969
01
0
32
III. Thiết bị may
1.Máy kim bằng
Nhật
1989
1990
60
0
11
2.Máy vắt sổ
Nhật
1989
1990
16
0
11
3.Máy 2 kim cố định
Nhật
1989
1990
6
0
11
4.Máy 2 kim cơ động
Nhật
1989
1990
1
0
11
5.Máy cuốn ống
Nhật
1989
1990
2
0
11
6.Máy viền cổ
Nhật
1989
1990
2
0
11
7.Máy đính bo
Nhật
1989
1990
1
0
11
8.Máy đíng cúc
Nhật
1989
1990
2
0
11
9.Máy thùa khuyết
Nhật
1989
1990
2
0
11
10.Máy là hơi
Nhật
1989
1990
1
0
11
11.Máy là tay
LX
1989
1990
6
0
11
( Nguồn: phòng KT-ĐT)
Chú thích: +TQ: Trung Quốc
+VN: Việt Nam
+LX: Liên Xô
công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động nữ nhằm khai thác sự khéo lẻo của các thao tác làm việc trong lĩnh vực dệt may. Bên cạnh đó số lao động nữ chiếm tỷ trọng cao đòi hỏi công ty phải có những chế độ riêng có đối với người phụ nữ như thời gian nghỉ do sinh con, các chế độ chăm sóc sức khỏe, an toàn lao động,... điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công tác điều độ sản xuất, bố trí lao động nhất là trong những vụ sản xuất chính. Do đó công ty đã phải có nhiều cố gắng trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo đúng tiến độ có hàng để cung ứng cho thị trường.
Sợi đơn
Sợi đơn
Máy đậu
Máy xe lần I
Máy xe lần II
Sợi dọc
Máy suốt
Sợi ngang
Máy dệt
Xưởng nhúng keo
Kiểm vải
Đóng kiện
Nhập kho
Mành PA
Mành
Pêcô
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất vải mành
Sợi đơn
Sợi đơn
Máy đậu
Máy xe
Máy ống
Máy mắc
Máy dồn
Máy go
Sợi dọc
Máy đậu
Máy xe suốt
Sợi ngang
Máy dệt
Kiểm vải
Máy gấp
Đóng kiện
Nhập kho
Nhập kho
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất vải bạt
Về chất lượng lao động khá cao, số công nhân lành nghề chiếm trên 83% tổng số công nhân, số bậc thợ trung bình là 4 cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. Về lao động quả lýcó tới hơn 51% có trình độ đại học và 37% trung cấp. Đây chính là một lợi thế cho sự phát triển sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng của công ty. Hàng năm công ty vẫn cho cán bộ quản lý đi học hàm thụ để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
III. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội qua những năm gần đây
1.Phân tích tình hình tiêu thụ.
1.1.Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm.
Như đã nêu ở phần trước, danh mục chủng loại sản phẩm của công ty là các sản phẩm vải bạt, vải phin các loại,vải mành làm lốp xe và sản phẩm may. Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm được cho ở biểu 3. Qua số liệu ở biểu này ta có thể phân tích như sau:
-Với sản phẩm vải bạt các loại, khách hàng chủ yếu là các công ty giầy vải như Thượng Đình, Thụy Khuê ...,sản lượng tiêu thụ có nhiều biến động bất thường. mức tiêu thụ năm 1998 đạt 1.407 nghìn m, đến năm 1999 mặc dù có sự tác động của cuộc khủng tài chính khu vực và thế giới sản lượng tiêu thụ vẫn tăng lên đạt mức cao nhất trong các năm qua 1.584 nghìn m. Nguyên nhân là do các khách hàng truyền thống của công ty như công ty giầy Thượng Đình, Thăng Long đều làm ăn đạt kết quả tốt như công ty giầy Thượng Đình sản xuất hết công suất mà không đủ tiêu thụ. Tuy nhiên qua các năm 2000, 2001 sản lượng tiêu thụ đều thấp hơn so với năm 1999, cụ thể năm 2000 chỉ tiêu thụ được 1.057 nghìn m (bằng 68,3% năm 1999), năm 2001 có tăng so với năm 2000 (1.117 nghìn m) song vẫn thấp hơn so với năm 1999. Nguyên nhân của sự giảm sút này một phần là do trên thị trường có thêm một số doanh nghiệp cũng tham gia sản xuất vải bạt làm giầy xuất khẩu một phần là vẫn còn tồn tại những vấn đề về chất lượng sản phẩm như còn xảy ra những lô hàng bị khiếu kiện về chất lượng sản phẩm.
-Với sản phẩm vải phin các loại, sản lượng tiêu thụ liên tục giảm từ 1.210 nghìn kg (1998) xuống còn 317 nghìn kg (2001), trong 4 năm liền không có năm nào hoành thành kế hoạch tiêu thụ. Mặc dù công ty đã cắt giảm kế hoạch tiêu thụ qua mỗi năm, nhưng có năm sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 64% kế hoạch (1999). Nguyên nhân của tình hình này là do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 1999, vì sản phẩm là nguyên liệu cho các doanh nghiệp khác, nên sự khó khăn của khách hàng sẽ làm giảm sản lượng tiêu thụ . Mặt khác sản phẩm vải phin đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm, trên thị trường có nhiều sản phẩm thay thế với tính năng chất lượng tốt hơn giá rẻ hơn.
-Với sản phẩm sợi xe các loại đã có mức gia tăng sản lượng tiêu thụ liên tục từ năm 1998 đến năm 2000, cụ thể sản lượng tiêu thụ năm 1998 là 70.000 kg tới năm 2000 là 110.00, tuy nhiên đến năm 2001 con số này lại giảm xuống còn 90.700 kg, chỉ đạt 82% so với năm 2000 sản phẩm sợi xe là sản phẩm truyền thống có uy tín của công ty trên thị trường với các khách hàng như công ty xi măng Hoàng Thạch, phân đạm Hà Bắc..,nhưng nhu cầu về sản phẩm này lại không lớn cộng với sự cạnh tranh của các công ty như công ty TNHH Hương Sen, Bình Minh.
-Với sản phẩm vải mành trong đó chủ yếu là vải mành PA nhúng keo là sản phẩm thay thế cho vải mành sợi bông và vải mành sợi Pêcô, chính thức được sản xuất từ cuối năm 1999. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ công ty mới tiếp nhận sau khi liên doanh 3 bên giữa công ty với Pháp và Trung quốc giải thể, đây là sản phẩm mới nhưng đã khẳng định được chỗ đứng trong danh mục sản phẩm của công ty. Sản lượng tiêu thụ tăng liên tục từ 21.400kg (1999), 127.900kg (2000) và 467.000kg (2001). Về tỷ lệ năm 2000 đạt 597,6% so với năm 1999, con số này tương ứng của năm 2001 so với năm 2000 là 372,2%.
-Với sản phẩm may sản lượng tiêu thụ tăng qua 3 năm từ 1998 đến 2000 song lại giảm xuống vào năm 2001, đây không phải là sản phẩm chủ yếu của công ty vì xí nghiệp may được thành lập với mục đích giải quyết số lao động dư thừa do kết quả của việc tinh giảm biên chế. Sản phẩm may chưa tạo được khả năng cạnh tranh trên thị trường như các công ty may Đức Giang, Thăng Long, May 10, 19/5...công ty sản xuất chủ yếu theo các đơn đặt hàng uỷ thác xuất khẩu vào các thị trường có hạn ngạch nên nhiệm vụ sản xuất không ổn định, giá trị đóng góp vào thu nhập của công ty không cao.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của công ty đã có sự thay đổi đáng kể trong các năm qua, sản lượng vải các loại tiêu thụ giảm đáng kể trong khi sản lượng vải mành PA tăng lên. Sự thay đổi này và tác động của nó tới kết quả tiêu thụ nói chung được phân tích ở phần tiếp theo
1.2. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu giá trị sản phẩm
Doanh thu tiêu thụ của các chủng loại sản phẩm của công ty được cho ở biểu 4.
Từ biểu dưới cho thấy doanh thu tiêu thụ các sản phẩm vải sợi của công ty giảm đáng kể qua các năm từ 28.660 triệu (1998) xuống còn 19.096 triệu năm 2001, từ chỗ doanh thu vải sợi chiếm tỷ trọng 89,23% tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm (1999) đã giảm xuống còn 36,08% năm 2001. Mặc dù vậy, ta thấy tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm vẫn tăng lên qua 3 năm từ 31.287 triệu năm 1999 đến 52.896 triệu năm 2001, có được kết quả này là do sự đóng góp của doanh thu tiêu thụ vải mành mà chủ yếu là vải mành PA, loại sản phẩm được đưa vào sản xuất từ năm 1999 tỷ trọng tăng lên rất nhanh trong tổng doanh thu tiêu thụ thể hiện qua số liệu: doanh thu vải mành PA năm 1999 là 1020 triệu chiếm 3,26% tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, con số này tương ứng năm 2000 là 6.951 triệu, chiếm 18,69% và năm 2001 là 27.816 triệu chiếm 52,59%. Kết quả này cho thấy doanh thu tiêu thụ vải mành PA từ chỗ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm từ năm đầu đưa vào sản xuất qua các năm đã có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong tổng doanh thu so với các sản phẩm khác. Và do đó sản phẩm vải mành PA đã trở thành sản phẩm chủ lực của công ty
Biểu 4: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ các sản phẩm 1999-2001
Đơn vị tính: 1 triệu đồng
Doanh thu
1998
1999
2000
2001
Doanh thu
Tỷ trọng
(%)
Doanh thu
Tỉ trọng
(%)
Doanh thu
Tỉ trọng
(%)
Doanh thu
Tỉ trọng
(%)
Tổng số
32.120
100
31.287
100
37.179
100
52.896
100
1.Doanh thu sợi dệt
28.660
89,23
27.268
88,44
22.559
60,67
19.086
36,08
2.Doanh thu vải mành
760
2,37
606
1,94
6.951
18,69
27.816
52,59
3.Doanh thu may
2.700
8,4
2.999
9,58
7.669
20,64
5.994
11,33
(Nguồn: Các báo cáo sản xuất kinh doanh 1998-2001)
1.3. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng
Khách hàng là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, có được khách hàng thì doanh nghiệp mới tiêu thụ sản phẩm. Đối với công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội, là một công ty đã có mặt từ lâu trên thương trường, công ty đã tạo lập được nhiều khách hàng truyền thống như công ty Cao su Sao vàng, công ty giầy Thượng Đình, công ty giầy Thăng Long...Tình hình tiêu thụ theo khách hàng của công ty được phân tích theo hai chủng loại sản phẩm chủ yếu là vải các loại và vải mành qua biểu 5 và biểu 6.
Từ số liệu biểu 5 cho thấy công ty giầy Thăng Long là khách hàng lớn nhất của công ty đối với mặt hàng vải đã giảm dần mức tiêu thụ từ 813.179 m (1998) xuống còn 201.350 m (2001) tức là còn khoảng 1/4 lượng tiêu thụ năm 1998. Cũng như công ty giầy Thăng Long, các công ty giầy vải Thượng Đình, Hiệp Hưng,Cần Thơ...số lượng tiêu thụ đều giảm từ năm 1998 đến 2001 cụ thể công ty giầy Thượng Đình tiêu thụ 245.440m (1998) thì đến năm 2001 chỉ còn 54.150m. Con số này tương ứng đối với công ty giầy Hiệp Hưng là 400.350m và 70.086m. Chính sự giảm sút này đã làm sản lương tiêu thụ vải của công ty giảm từ 2.617.000m (1998) xuống còn 1.771.000m (2001). Điều này cho thấy công ty đang mất dần một số khách hàng truyền thống. Trong khi đó với công ty giày Thuỵ Khuê tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty lại có chiều hướng tốt mức tiêu thụ tăng liên tục qua các năm từ 40.877m (1998) đến 157.427 (2000) và 169.376m (2001), từ chỗ chỉ chiếm 1,56% tổng sản lượng tiêu thụ (1998) thì đến năm 2001 con số này là 11,81%. Cùng với công ty giầy Thuỵ Khuê công ty đã có thêm nhiều khách hàng mới có triển vọng tiêu thụ tốt như công ty da giầy Sài Gòn- chi nhánh tại Hà Nội và công ty da giầy Hà Nội với mức tiêu thụ tăng nhanh qua các năm. Ví dụ công ty da giầy Hà Nội đã tăng mức tiêu thụ từ 4.597 m (2000) lên 30.055 m (2001) với mức tăng 553% so với năm 2000. đây sẽ là những khách hàng quan trọng của công ty trong thời gian tới đối với sản phẩm vải các loại, loại sản phẩm đang bị giảm nhịp độ tiêu thụ.
Biểu 5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải theo khách hàng của công ty
Đơn vị tính: m
Khách hàng
1998
1999
2000
2001
Số lượng
Số lượng
So 98
(%)
Số lượng
So 99
(%)
Số lượng
So 00
(%)
1.Công ty giầy
Thăng Long
813.179
500.200
62,11
311.474
62,3
201.350
64,6
2.Công ty giầy
Thương Đình
245.440
364.000
148,3
233.723
64,2
54.150
23,2
3.Công ty giầy
Hiệp Hưng
400.350
220.800
55,3
219.961
99,6
70.086
31,9
4.Công ty giầy
Thụy Khuê
40.877
90.000
220,2
157.427
174,9
169.376
107,6
5.Công ty giầy
Cần Thơ
177.978
80.200
44,8
76.169
95
72.381
95
6.Công ty da giầy
Sài Gòn
0
24.400
--
14.438
59,2
45.616
315,9
7.Công ty da giầy
Hà Nội
0
0
--
4.597
--
30.055
653,81
8.Khách hàng
khác
939.176
1.043.400
111,1
753.184
72,2
790.968
105
Tổng số
2.617.000
2.323.0000
88,7
1.771.000
76,2
1.434.000
80,9
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh)
Còn đối với sản phẩm vải mành (biểu 6) kể từ năm 1999 trở về trước lượng tiêu thụ rất thấp do sản phẩm vải mành lúc đó chỉ là vải mành sợi bông và sợi Pêcô không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất lốp xe do không phù hợp với công nghệ mới. Năm 1999 công ty đã chế thử thành công vải mành PA nhúng keo có đủ khả năng thay thế cho vải mành mà các công ty cao su vẫn phải nhập ngoại. Kể từ năm 2000 vải mành PA đã thay thế toàn bộ các loaị vải mành cũ. Nhờ đó mà lượng tiêu thụ vải mành đã tăng lên. Ngoài công ty cao su sao vàng là khách hàng quen thuộc của công ty đã có thêm hàng loạt các khách hàng mới như công ty cao su Miền Nam, công ty cao su Đà Nẵng, nhà máy cao su 75, công ty cao su chất dẻo Đại Mỗ. Sản lượng tiêu thụ của tất cả các công ty này đều tăng lên. Cụ thể công ty cao su sao vàng tăng lượng tiêu thụ vải mành từ 10.100 kg (1998) lên 130.673 kg (2001). Nhà máy cao su 75 sản lượng tiêu thụ tăng từ 16.045 kg (2000) lên 22.728 kg (2001) (tăng 41%) con số tương ứng đối với công ty TNHH nhựa Lúa Vàng là 12.726 (2000), 22.732 (2001) tăng 78,6%.
Biểu6: Tình hình tiêu thụ vải mành theo khách hàng
Đơn vị tính: kg
Khách hàng
1999
2000
2001
Số lượng
So 98
(%)
Số lượng
So 99
(%)
Số lượng
So 00
(%)
1.Công ty cao su
Sao vàng
10.100
117,6
54.793
126,4
130.673
238,5
2.Công ty cao su
Nghệ An
5.300
92
0
--
0
--
3.Công ty cao su
Đà Nẵng
--
0
--
31.008
--
4.Công ty cao su
Miền Nam
--
0
--
94.227
--
5.Nhà máy cao su
75
--
16.046
--
22.728
141,6
6.Công ty cao su
chất dẻo Đại Mỗ
1.200
98
8.809
734
13.008
147,7
7.Công ty TNHH
Nhựa Lúa Vàng
1.100
102
12.726
1156
22.732
178,6
8.Khách hàng khác
3.700
35.505
959
161.643
455,2
Tổng số
21.400
127.900
476.000
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh 1998-2001)
Từ kết quả phân tích trên cho thấy sản lượng sản phẩm tiêu thụ theo khách hàng của công ty có nhiều biến động đặc biệt là đối với sản phẩm vải các loại, tỷ trọng tiêu thụ của nhiều khách hàng truyền thống giảm thay vào đó là các khách hàng mới. Để đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường tiêu thụ công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới các khách hàng cũ để chăn đà giảm sút lượng tiêu thụ như có các chính sách ưu tiên trong giá bán, thanh toán. Đồng thời công ty phải giữ vững và phát triển mối quan hệ với các khách hàng mới biến họ trở thành khách hàng truyền thống trong tương lai. Một lý do nữa để cần phải quan tâm đến các khách hàng này là: họ chủ yếu thuộc khu vực thị trường phía Bắc sẽ thuận lợi cho công ty trong việc chuyên chở sản phẩm, giảm được chi phí vận tải, các hao hụt trong các điều kiện chuyên chở bảo quản.
1.4. Tình hình tiêu thụ theo mùa vụ
Do sản phẩm của công ty là nguyên liệu cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất khác nên tính thời vụ sẽ phụ thuộc vào tính thời vụ của sản phẩm mà khách hàng của công ty sản xuất .Các sản phẩm có sự biến động theo thời vụ là vải các loại và sợi. Đặc biệt là vải với khách hàng chủ yếu là các công ty giầy vải. Sản phẩm giầy vải là sản phẩm tiêu dùng theo thời mùa, mùa tiêu dùng chủ yếu là mùa Đông và mùa Xuân khi thời tiết đang rét. Biểu 7 là kết quả tiêu thụ theo quý của sản phẩm vải các loại qua các năm từ 1998 đến 2001.
Biểu 7:Cơ cấu tiêu thụ vải theo quý
Đơn vị: 1000 m
Quý
1998
1999
2000
2001
Tiêu thụ
%
Tiêu thụ
%
Tiêu thụ
%
Tiêu thụ
%
I
594
22,7
707
30,4
339
19,2
299
21,0
II
514
19,7
347
14,9
296
16,7
283
19,9
III
680
26
507
21,8
523
29,5
358
25,2
IV
824
31,6
766
32,9
613
34,6
483
33,9
Tổng số
2.612
100
2.323
100
1.771
100
1.428
100
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh)
Biểu 8: Cơ cấu tiêu thụ vải bình quân theo quý
Quý
I
II
II
IV
Tổng cộng
Tiêu thụ trung bình
484,8
360
517
671,5
2.032,3
Tỉ lệ (%)
23,85
17,17
25,44
33,04
100
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh 1998 - 2001)
Số liệu của bảng cho thấy cơ cấu vải tiêu thụ tính theo quý qua các năm hầu như không đổi, sản lượng đều cao ở quý 3 và 4, thấp ở quý 2, cụ thể là quý 4 có mức tiêu thụ đều trên 30%, quý 2 đều thấp hơn 20% so với tổng sản lượng tiêu thụ. Nếu tính bình quân qua 4 năm quý 4 chiếm 33,06%, quý 2 chiếm 17,71% so với tổng sản lượng tiêu thụ trong năm (Biểu 8).
Nguyên nhân là do khách hàng của công ty như giầy Thượng Đình, Thăng Long, Thụy Khuê đều phải tăng sản lượng sản xuất vào quý 3,4 để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ vụ Đông xuân, còn vào quý 2, những tháng trước mùa hè lượng sản xuất giảm
Cũng với cách phân tích này qua biểu 9 và biểu 10 cho biết khối lượng tiêu thụ theo mùa vụ của sản phẩm sợi. Khác với vải, cơ cấu sản lượng sợi tiêu thụ theo quý có nhiều biến động qua các năm, như năm 1998 tỷ lệ sợi tiêu thụ trong năm đạt cao nhất vào quý 3 và 4 đạt trên 30% tổng mức tiêu thụ, nhưng năm 1999 lại có sự chuyển dịch, mức tiêu thụ lớn lại vào quý 2 và quý 4, năm 2001 mức tiêu thụ cao nhất lại ở quý 1 chiếm tới 42,8% tổng mức tiêu thụ cả năm trong khi quý 4 đạt mức thấp nhất với tỷ lệ 16%. Với sự biến động bất thường như vậy việc tính toán cơ cấu tiêu thụ trung bình theo quý (biểu 10) không có ý nghĩa lắm.
Biểu 9: Cơ cấu sản lượng sợi tiêu thụ theo quý
Quý
1998
1999
2000
2001
Tiêu thụ
%
Tiêu thụ
%
Tiêu thụ
%
Tiêu thụ
%
I
7.110
13,2
6.410
23,6
6.382
5,8
38.784
42,8
II
12.905
23,9
9.920
36,5
23.334
20,9
20.876
23,0
III
17.430
32,3
1.855
6,8
31.904
28,7
16.521
18,2
IV
16.513
30,6
9.010
33,1
49.563
44,6
14.522
16,0
Tổng số
53.958
100
27.195
100
111.181
100
90.703
100
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh 1998-2001)
Biểu 10: Cơ cấu sản lượng vải tiêu thụ bình quân quý
Quý
I
II
III
IV
Cả năm
Tiêu thụ bình quân
14.672
16.759
16.972
22.402
70.760
Tỉ lệ
20,7
23,7
23,9
31,7
100
2. Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty
Tốc độ tiêu thụ sản phẩm của bất kỳ một doanh nghiệp nào đều bị tác động bởi nhiều các nhân tố khách quan và chủ quan. Với đặc thù sản phẩm là tư liệu sản xuất, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty bị ảnh hưởng bởi các yếu nhân tố sau:
2.1. Các nhân tố khách quan
2.1.1. Môi trường kinh tế-chính trị-pháp luật.
Có thể nói trong thời gian qua môi trường chính trị pháp luật nước ta tương đối ổn định, tốc độ phát triển kinh tế đạt khá trung bình 7% mỗi năm, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt trên 10%/năm, lạm phát được duy trì ở mức thấp...Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Có thể kể ra một số tác động quan trọng của các nhân tố này tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng của công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội
Thứ nhất, kể từ khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động kinh tế đối ngoại diễn ra mạnh mẽ, đã có nhiều ngành có sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như nông sản, thực phẩm, dệt may, da giầy...mà trong đó hai ngành dệt may và da giầy được đánh giá là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong hội nhập. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may liên tục tăng năm 1995 đạt 850 triệu USD thì năm 2001 đạt 1900 triệu USD. đến năm 2005 hiệp định dệt may ACT trong khuôn khổ WTO có hiệu lực lúc đó buôn bán dệt may sẽ hoà nhập theo các nguyên tắc của WTO và tất cả các nước xuất khẩu sẽ có điều kiện thương mại như nhau, Việt Nam sẽ có điều kiện cạnh tranh bình đẳng với Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, ...trong lĩnh vực này. Với công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội, tuy sản phẩm may không phải là sản phẩm chủ lực nhưng đây cũng là một cơ hội mới cho sự phát triển.
Đối với ngành da giầy, sự phát triển cũng rất khả quan, dự kiến sản lượng da giầy sản xuất tới năm 2005 là 500 triệu đôi trong đó xuất khẩu 450 triệu đôi; năm 2010 là 650 triệu đôi, xuất khẩu 550 triệu đôi. Riêng đối với thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng mà Việt Nam đang nỗ lực để xâm nhập, hàng năm nhập khẩu khoảng 12 tỷ USD giầy dép từ châu á. Những điều kiện phát triển khả quan của ngành giầy như vậy sẽ tác động trực tiếp đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty vì các khách hàng chính của công ty là cá công ty giầy vải đang tham gia xuất khẩu như công ty giầy Thụy Khuê, Thăng Long, Thượng Đình, Hiệp Hưng...
Thứ hai là bên cạnh những kết quả thu được từ của quá trình hội nhập trong phát triển, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với những thách thức lớn. Như việc Việt Nam ra nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA sẽ phải xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, bảo hộ sản xuất. Theo các hiệp định đã ký kết, Việt Nam sẽ phải cắt bỏ thuế nhập khẩu giầy dép từ 50%(2000) xuống còn 5% vào năm 2006 (theo Thời báo kinh tế Việt Nam số 95-2000) ngành giầy da sẽ phải chịu sự cạnh tranh của đối thủ nước ngoài trên thị trường trong nước và điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ vải cho các công ty giầy của công ty. Cùng vơí sự tác động gián tiếp qua ngành giầy, công ty cũng chịu sự tác động trực tiếp của quá trình hội nhập này vì hiện nay ngành sản xuất vải công nghiệp vẫn được nhà nước bảo hộ cho tiêu thụ trong nước, hàng năm nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu một lượng vải nhất định để đảm bảm lượng tiêu thụ của các doanh nghiêp trong nước mà doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực này chính là công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội. Khi sự bảo hộ này bị phá bỏ, công ty sẽ phải chịu nhiều sức ép trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài như Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan,...
2.1.2.Đối thủ cạnh tranh.
Kể từ khi mở cửa nền kinh tế, công ty không còn giữ được vị trí độc tôn trong lĩnh vực sản xuất vải công nghiệp. Trên trị trường đã xuất hiên hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất cùng chủng loại sản phẩm với công ty thuộc tất cả các loại hình doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, nước ngoài. Có thể chia đối thủ cạnh tranh thành hai loại:
a.Đối thủ trong nước.
Các đối thủ này chủ yếu cạnh tranh với sản phẩm vải sợi và hàng may mặc. Các doanh nghiệp sản xuất vải như công ty hiện nay có công ty dệt 19/5, công ty dệt Vĩnh Phú và nhiều công ty tư nhân mới tham gia vào lĩnh vực này. Những công ty này nói chung có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại hơn nên chất lượng, giá thành thấp hơn tạo nên sức ép cạnh tranh đối với công ty. Chính sự cạnh tranh này đã làm giảm đáng kể lượng vải tiêu thụ trong những năm qua như đã phân tích ở phần trên. Với sản phẩm sợi cũng chịu sự cạnh tranh của các công ty tư nhân như công ty TNHH Hương Sen, Bình Minh.
Còn với sản phẩm may công ty hầu như không có chỗ đứng trên thị trrường trong nước trước các đối thủ lớn trong lĩnh vực may mặc như May 10, Thăng Long, Đức Giang, 19/5,...
b.Đối thủ nước ngoài
Hiện nay, trên thị trrường vải công nghiệp thị phần của các công ty nước ngoài rất lớn chiếm trên 60%. Các công ty này chủ yếu đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia. Sản phẩm của các công ty này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng cao và giá thành thấp. Hơn nữa thuế nhập khẩu các loại mặt hàng này rất thấp khoảng 1%. Với công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội không có những lợi thế như vậy nên rất khó cạnh tranh được với các đối thủ này. Để cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, trước đây công ty đã thực hiện liên doanh với Trung Quốc và Pháp trong lĩnh vực sản xuất vải mành nhúng keo, phục vụ cho ngành sản xuất lốp xe nhưng do làm ăn kém hiệu quả, liên doanh đã phải giải thể vào năm 1999. Công ty đứng ra tiếp nhận dây chuyền công nghệ sản xuất này, vừa sản xuất vừa tự nghiên cứu hoàn thiện, kết quả qua 3 năm sản xuất cho thấy sản phẩm đạt chất lượng tốt, có khả năng thay thế được sản phẩm nhập ngoại v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0273.doc