Đề tài Một số biện pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác QLCL ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 5

I/ QUAN NIỆM VỀ SẢN PHẨM, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG .4

1- Quan niệm mới về sản phẩm dưới góc độ kinh doanh 5

2- Nhu cầu của khách hàng 7

3- Quan niệm về chất lượng sản phẩm. 8

4- Quan niệm về khách hàng 10

5- Quan niệm về chi phí chất lượng 11

II/ QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, HỆ CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 12

1- Khái niệm về quản lý chất lượng, hệ chất lượng 12

2- Các công cụ của quản lý chất lượng 13

3- Những nhận thức cơ bản để đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng 13

4- Phân tích các nhân tố tác động tới quản lý chất lượng ở doanh nghiệp 13

5- TQM và ISO 9000 đối với các doanh nghiệp Việt nam 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ. 13

I/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ. 13

1- Lời giới thiệu 13

2- Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá. 13

3- Tìm hiểu về công tác tiêu thụ - thị trường ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá. 13

4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua 13

5- Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong thời gian tới 13

II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ. 13

1- Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá.36

2- Đặc điểm về tình hình lao động ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá 13

3- Đặc điểm về nguyên vật liệu.45

4- Đặc điểm về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá.46

5- Đặc điểm về nguồn vốn 13

III. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ. 13

1. Thực trạng về chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá 13

2. Thực trạng về công tác QLCL ở Nhà máy Thuốc Lá Thanh Hoá. 13

3. Những tồn tại chủ yếu về chất lượng và quản lý chất lượng 13

4. Những nguyên nhân của sự thiếu sót trên. 13

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở NMTLTH 13

I. XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG THỜI GIAN TỚI. 13

II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ.76

A.Nhóm biện pháp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá của nhà máy. 76

B.Nhóm biện pháp liên quan đến đổi mới và hoàn thiện công tác QLCL sản phẩm. 82

KẾT LUẬN.91

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác QLCL ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Phân xưởng I (phân xưởng lá sợi): Với nhiệm vụ chính là biến lá thuốc lá sợi thuốc. Phân xưởng lá sợi phải thực hiện một loạt các công việc như gỡ lá, xé lá, chọn lá, tẩm hương liệu, sấy lá, thái sợi và sấy sợi. Sau đó biến sợi thuốc thành điếu thuốc. Máy móc thiết bị sản xuất chính trong phân xưởng này là các lò sấy, lò lên men, các máy thái sợi, máy cuốn điếu và dây chuyền chế biến sợi. * Phân xưởng II (phân xưởng bao mềm): là phân xưởng đóng bao mềm (vỏ bao bằng giấy mềm). Phân xưởng này có nhiệm vụ vận hành các máy bao mềm để biến thuốc điếu thành bao thuốc hoàn chỉnh. * Phân xưởng III (phân xưởng bao cứng): Là phân xưởng đóng bao cứng (vỏ bao bằng hộp cứng). Nhiệm vụ của phân xưởng này là vận hành các máy bao cứng để biến thuốc điếu thành bao thuốc hoàn chỉnh. * Phân xưởng cơ khí: Chuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, sản xuất phụ tùng thay thế, xây dựng, sửa chữa, bảo quản các thiết bị truyền dẫn, lo các vấn đề về cơ khí cho nhà cửa, đường ống nước trong nhà máy và khu dân dụng. * Phân xưởng phụ: Nhiệm vụ chính là sản xuất các phụ liệu như: Đầu lọc, nhãn, giấy tút, hộp giấy. . .dùng cho sản xuất sản phẩm và bao gói sản phẩm. - Ngoài ra để đảm bảo đời sống tinh thần và quyền lợi cho người lao động, quan tâm đến đời sống của từng cán bộ công nhân viên, từng gia đình trong nhà máy thì trong nhà máy còn có các tổ chức quần chúng khác như Đảng uỷ, công đoàn, thanh niên, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ. Nhiệm vụ của các tổ chức này là giúp cho người lao động có sinh hoạt tập thể phù hợp, tạo nên tinh thần đoàn kết, lối sống lành mạnh, đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Khi tìm hiểu cơ cấu quản trị của Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá, thấy nổi bật lên nhiều điểm, trong đó có cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, thể hiện như sau: - Về mặt tích cực: Thứ nhất, bộ máy quản trị của nhà máy đã thực hiện tốt chế độ một thủ trưởng. Có sự chỉ huy sản xuất và quản lý kinh doanh theo một ý chí thống nhất tuyệt đối, kỷ luật hết sức nghiêm, hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ trên xuống dưới. Thứ hai, trong cơ cấu tổ chức trực tuyến tham mưu của nhà máy, các phòng ban đã làm tốt công tác tham mưu cho Giám đốc. Phát huy tốt năng lực chuyên sâu về chuyên môn của các phòng ban, phân xưởng. Ngoài ra, công tác kiểm tra kiểm soát cả các phòng ban tới phân xưởng cũng được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Tuy nhiên, nó cũng lộ rõ mặt hạn chế: Thứ nhất, chưa tạo được sự phối hợp giữa các phòng ban. Hàng rào ngăn cách thông tin, phối hợp công việc quản lý còn lớn. Đặc biệt sự phối hợp giữa 2 phòng công nghệ và thị trường còn quá yếu kém. Đó cũng một phần là do công tác nghiên cứu nhu cầu (Marketing) và công tác thiết kế sản phẩm của nhà máy chưa tốt, chưa có đội ngũ cán bộ giỏi thật sự trong 2 phòng ban này. Thứ hai, nhìn chung tính hiệu quả công việc của các phòng ban chưa có, cán bộ phòng ban chưa thật nhiệt tình với công việc, chưa chịu khó nâng cao trình độ, kiến thức, học hỏi phương pháp làm việc mới, còn tỏ ra quan liêu, trông chờ, thiếu trách nhiệm với công việc. Đây là do sự đòi hỏi, yêu cầu về tính hiệu quả trong công việc của Ban Giám đốc đối với các phòng ban chưa cao, chưa giám sát chặt chẽ được công việc và hiệu quả làm việc của họ. Ngoài ra còn là ảnh hưởng do lực lượng lao động trong các phòng ban còn quá đông, cồng kềnh không tương xứng với công việc và nhiệm vụ đề ra. Biểu 11: Cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá Ban Giám đốc Phòng tổ chức Phòng kế hoạch Phòng thị trường Phòng tiêu thụ Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng KCS Phòng tài vụ Phòng hành chính Kho Cung ứng Phân cấp Phân xưởng I (Lá sợi) Phân xưởng II (Bao mềm) Phân xưởng III (Bao cứng) Phân xưởng Cơ khí Phân xưởng phụ Ghi chú: Quan hệ tham mưu Quan hệ trực tuyến Quan hệ kiểm tra giám sát thực hiện 2 - Đặc điểm về tình hình lao động ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá: Dựa vào số liệu thu thập được ở biểu 9 cho thấy tình hình lao động của nhà máy có những điểm nổi bật như sau: Tổng số lao động của nhà máy là 950 người trong cơ cấu 23 phòng ban, phân xưởng và đơn vị cơ sở. Trong đó tỷ lệ Đại học chiếm 8,74%, cao đẳng chiếm 9,1% trong tổng số lao động của Nhà máy. Đối với một doanh nghiệp Nhà nước, tỷ lệ này cho thấy nhà máy có đội ngũ cán bộ trình độ cao tương đối lớn. * Ban Giám đốc: Tổng số 4 người, trong đó đều là Đại học, đây là ban lãnh đạo có trình độ cao, đáp ứng được đòi hỏi tiếp thu nghiệp vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường. * Phòng thị trường: Tổng số 28 người, trong đó có 14 Đại học, chiếm tới 50% số người trong phòng này, chứng tỏ nhà máy rất quan tâm đến vấn đề thị trường. Các phòng ban khác, số lượng Đại học cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Phòng kế hoạch chiếm: 40% Phòng tổ chức chiếm: 42,9% Phòng tài vụ chiếm: 84,6% Phòng KCS chiếm: 20% Phòng KTCĐ chiếm: 81,8% Phòng KTCN chiếm: 60% Phòng tiêu thụ chiếm: 9,3% Phòng hành chính chiếm: 50%. Trong tổng số 83 người Đại học của Nhà máy. Ban lãnh đạo và 9 phòng ban đã chiếm tới 66 người. Như vậy số lượng Đại học chiếm hầu hết là các cán bộ ở các phòng ban. Điều này chứng tỏ nhà máy rất coi trọng những người có trình độ cao, xếp đặt đúng chức vụ, tạo điều kiện cho họ phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong doanh nghiệp. * Nhà trẻ và bệnh xá của Nhà máy chiếm tới 4 Đại học, 4 cao đẳng, cho thấy công tác chăm lo sức khoẻ, giúp cho những gia đình có trẻ nhỏ an tâm công tác hoàn thành nhiệm vụ rất được chú trọng và coi đó là yếu tố động viên cả sức khoẻ lẫn tinh thần cho người lao động. * Về cơ cấu theo giới tính, cho thấy tỷ lệ nam nữ tương đối bằng nhau, nam giới chiếm 52,21%, nữ giới chiếm 47,79%. Vì thuốc lá là một ngành sản xuất có yêu cầu về số lượng nam và nữ tham gia sản xuất kinh doanh như nhau. Do đó cơ cấu giới tính của nhà máy là hợp lý, đáp ứng được mặt kinh tế và xã hội trong vấn đề nhân lực. - Tuy nhiên nhìn vào biểu 4, cũng cho thấy tình hình nhân lực của nhà máy có điểm không tốt: + Số lượng lao động trong bộ phận quản lý khá lớn, chiếm tới 20,63% (tương ứng với 196 người) trong tổng số lao động của nhà máy. Tương tự, bộ phận gián tiếp chiếm tới 47,37% (ứng với 450 người) trong tổng số lao động của Nhà máy. Đây là một cơ cấu bất hợp lý quá lớn đối với một doanh nghiệp. Nó gây nên sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý, gây ra tình trạng thiếu hụt lao động trong bộ phận sản xuất trực tiếp của nhà máy. Do đó ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản lý, năng suất lao động trong các phân xưởng và ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân lao động trực tiếp (vì phải chi tiền lương quá nhiều cho bộ máy quản lý và bộ phận gián tiếp). + Ngoài ra, việc bố trí người lao động vào các ngành nghề còn chưa tốt. Phần lớn lao động đã qua Đại học, cao đẳng bị bố trí vào những chuyên môn trái với ngành nghề được đào tạo ở trường, gây nên tình trạng trái ngành trái nghề không phát huy được hết khả năng về chuyên môn của mình. + Còn một khó khăn nữa trong vấn đề nhân lực của nhà máy. Hiện nay mặc dù số lượng lao động của nhà máy đã rất lớn, thậm trí dư thừa, nhưng trong công tác tiêu thụ - thị trường, nhà máy đã phải tuyển thêm nhiều lao động ở bên ngoài. Nguyên nhân là do lực lượng lao động trong nhà máy không đáp ứng được yêu cầu về trình độ cũng như tính năng động của công tác thị trường trong thời kỳ mới. Biểu 12: Tình hình lao động của Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá STT Chỉ tiêu S Cấp bậc Đại học Cao đẳng - trung cấp Đào tạo tại chỗ Ban Giám đốc 4 4 0 0 Hành chính 6 3 3 0 Tổ chức 7 3 4 0 Tài vụ 13 11 1 1 Kế hoạch 10 4 0 6 KCS 15 3 5 7 Kỹ thuật cơ điện 11 9 2 0 Kỹ thuật công nghệ 10 6 0 4 Thị trường 28 14 3 11 Tiêu thụ 97 9 2 86 Bệnh xá 11 2 9 0 Nhà trẻ 10 2 8 0 Vệ sinh 13 0 0 13 Nhà ăn – nhà khách 19 1 18 0 Bảo vệ 37 0 5 32 Kho 13 0 7 6 Tem, nhãn, mộc 7 0 2 5 Phân cấp 59 0 5 54 PX phụ 53 1 0 52 PX cơ khí 72 5 0 67 PX lá sợi 73 1 0 72 PX Bao mềm 278 3 12 263 PX Bao cứng 104 2 0 102 Tổng cộng 950 83 86 781 Trong đó: Lao động trực tiếp: 500 Lao động gián tiếp: 450 Tổng số lao động Nam: 496 3- Đặc điểm về nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu chính sản xuất thuốc lá của Nhà máy là lá thuốc lá. Lá thuốc lá của Nhà máy có nguồn gốc xuất xứ ở nhiều nơi khác nhau (cả ở trong nước và nước ngoài) đồng thời cũng đa dạng về chủng loại (ví dụ như là Ngân Sơn C1LM, là Krongpa C4A , là Thanh Hoá C3LM,. . .) Lá thuốc của Nhà máy được sử dụng từ 2 nguồn: Tự sản xuất và Nhập ngoài. Về tự sản xuất, Nhà máy thành lập các vùng nguyên liệu, cung cấp vốn, phân bón, máy móc, kỹ thuật cho nông dân gieo trồng. Sau đó mua lại toàn bộ lá thuốc này của nông dân. Về mua ngoài, Nhà máy chủ yếu mua ở các nhà máy nguyên vật liệu phía Bắc trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt nam, phần còn lại mua của nước ngoài, chủ yếu là của Anh và Trung Quốc. Trong sản xuất thuốc lá, chất lượng lá thuốc lá yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của thuốc lá điếu. Do vậy việc thu mua lá thuốc đúng chất lượng và việc phân cấp công nghiệp chất lượng lá thuốc trước khi đưa vào sản xuất là đặc biệt quan trọng. Trong 8 năm trước đây do yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng thuốc lá trên thị trường chưa cao nên khi lá thuốc nhập về thì không phải phân cấp lại chất lượng lá thuốc mà đưa ngay vào sản xuất. Ngày nay những yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng thuốc lá đang được đặt lên hàng đầu, điều đó đã buộc Nhà máy hình thành nên bộ phận phân cấp lá thuốc với nhiệm vụ là đưa lá thuốc về đúng cấp chất lượng, loại bỏ tạp vật, mốc, hư hỏng, làm tơi xốp kiện lá thuốc giúp cho quá trình lên men được tốt hơn, tạo sự đồng đều cho cấp loại nguyên liệu đưa vào sản xuất, làm ổn định chất lượng. Hiện nay trong phân cấp lá thuốc, khó khăn lớn nhất của Nhà máy là công nhân của Nhà máy chưa đáp ứng được yêu cầu phân thành 18 mức chất lượng lá thuốc do phòng Công nghệ Nhà máy đưa ra, mà nguyên nhân chính là do công nhân chưa thể làm quen và nắm bắt ngay được với kiến thức phức tạp, rất khó của công tác phân cấp công nghiệp, chưa có đủ lượng thời gian cần thiết để học hỏi và rút ra kinh nghiệm trong phân cấp lá thuốc. Trong khi đó trước đòi hỏi của chất lượng và cạnh tranh, tiến tới nhà máy sẽ phải áp dụng phân cấp chất lượng thành 40 cấp do Tổng Công ty Thuốc lá Việt nam đặt ra (Theo tiêu chuẩn phân cấp chất lượng của Mỹ). Đây trở thành một bài toán khó trong quản lý chất lượng của Nhà máy thời gian tới. Về phụ liệu sản xuất thuốc lá của Nhà máy cũng rất đa dạng về chủng loại (khoảng 40 loại), chẳng hạn như Hương liệu, đầu lọc, nhãn, bạc, bóng kính, keo dán. . . Các phụ liệu này cũng được Nhà máy sử dụng từ 2 nguồn: Tự sản xuất và mua ngoài. Trong đó mua ngoài là chính. Tất cả nguyên vật liệu và sản phẩm thuốc lá điếu của Nhà máy có đặc điểm, tính chất là dễ hút ẩm, dễ mốc, dễ mất mùi và khó bảo quản lâu. Do vậy công tác bảo quản nguyên vật liệu, thuốc lá điếu và thuốc lá bao của Nhà máy rất được quan tâm và chú trọng, Nhà máy đã đầu tư xây dựng nhiều các lò sấy, các kho bảo quản trong tất cả các công đoạn sản xuất từ đầu vào đến đầu ra của quy trình sản xuất. 4- Đặc điểm về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ: a. Về máy móc thiết bị: (xem biểu 8) Máy móc thiết bị chính trong Nhà máy được phân làm 3 loại chính: - Dây truyền chế biến sợi. - Các máy cuốn điếu. - Các máy đóng bao, đóng túi. Ngoài ra các máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất trong Nhà máy cũng được phân thành 2 nhóm. - Nhóm máy móc thiết bị phụ trợ chuyên dùng cho sản xuất thuốc lá như: Máy đóng kiện (1 máy) buồng lên men (4 buồng), lò sấy điếu, sấy sợi, máy in (2 máy), máy sản xuất cây đầu lọc (2 máy), . . . - Nhóm máy móc thiết bị phụ trợ dùng chung cho sản xuất như máy phát điện (3 máy), lò hơi (2 lò) máy nén khí (3 máy), máy hút bụi (15 máy) hệ thống máy hút bụi, máy bơm nước, máy tiện, máy mài. . . Đặc điểm máy móc thiết bị của Nhà máy là chiếm tới 90% của nước ngoài (chủ yếu là của Trung Quốc, Anh, Đức, Tiệp Khắc, Mỹ) trong đó có cả máy móc hiện đại thế hệ mới (như dây truyền chế biến sợi) và cả máy móc thuộc thế hệ cũ (như máy bao B18, . ..) hoạt động liên tục trong năm, được sử dụng tối đa công suất, tận dụng thời gian triệt để. Do vậy xảy ra tình trạng hao mòn, hỏng hóc nhiều ở các máy thuộc thế hệ cũ, ảnh hưởng đến chất lượng tổng hợp của sản phẩm và hao phí nguyên liệu vật tư trong sản xuất. Về sử dụng và quản lý thiết bị máy móc trong nhà máy, có 3 bộ phận có liên quan trực tiếp đến tình trạng vận hành của máy móc. - Người thợ vận hành (ca trưởng, ca phụ) là những người trực tiếp điều chỉnh, điều hành và sửa chữa máy móc thường ngày để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu của sản xuất. Ngoài ra là những người trực tiếp đưa ra các kiến nghị liên quan đến tình trạng máy móc thiết bị cho lãnh đạo cấp trên giải quyết. - Tổ sửa chữa nằm trong các phân xưởng với nhiệm vụ sửa chữa máy móc khi sự hỏng hóc nằm ngoài khả năng của thợ vận hành. Đồng thời tổ chức tu bảo dưỡng máy móc theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng của Nhà máy. - Phòng kỹ thuật cơ điện trong nhà máy là phòng chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc và nhà máy về tình trạng kỹ thuật, về quản lý TBMM của Nhà máy. Mọi quyết định liên quan đến sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm. . . đều được phòng quyết định và tổ chức thực hiện. Hiện nay khó khăn lớn nhất của Nhà máy là phải liên tục đối mặt với sự hao mòn hỏng hóc các bộ phận ở các máy móc thế hệ cũ. Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm không còn cách nào khác là phải thay thế, sửa chữa, tức là phải đầu tư cho mua sắm các bộ phận mới từ bên ngoài để thay thế các bộ phận đã hao mòn hỏng hóc dần trong điều kiện nguồn vốn và kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có sự khắc phục khó khăn rất lớn của người vận hành trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhưng những đòi hỏi phải thay thế bộ phận hỏng hóc đang là những kiến nghị thường trực, là mong muốn của người vận hành mà lãnh đạo nhà máy cần phải quan tâm đáp ứng kịp thời nếu mong muốn chất lượng sản phẩm của Nhà máy ngày càng được tốt hơn. Bảng 8: Biểu thống kê của các thiết bị sản xuất. TT Tên thiết bị Xuất xứ Số lượng Năng suất Đánh giá Tình trạng sử dụng Thiết kế Thực tế Tình trạng khi sử dụng (%) Chất lượng hiện tại (%) I/ Phân xưởng lá sợi 1 Dây truyền chế biến sợi GBE-LEGG 1 1,4tấn/h 1,2tấn 100 80 Đang sử dụng 2 Máy thái lá RC4 GBE-LEGG 1 1,4tấn/h 1,4tấn 100 80 Đang sử dụng II/ PX đầu lọc bao mềm 1 Máy đóng bao B18 Tiệp khắc 1 220b/ph 150b/ph 100 50 Đang sử dụng 2 Máy dán bóng kính bao BC20 Tiệp khắc 1 220b/ph 150b/ph 100 50 Đang sử dụng 3 Máy đóng bao NIEPMAN Đức 1 200b/ph 130 100 65 Đang sử dụng 4 Máy dán bóng kính bao YB33 Trung Quốc 1 200 130 100 65 Đang sử dụng 5 Máy đóng bao ngang Mỹ 1 160 115 70 50 Đang sử dụng 6 Máy dán bóng kính bao Pl Mỹ 1 160 115 70 50 Đang sử dụng 7 Máy đóng tút bao ngang BGD Máy đóng tút bao ngang 1 15 11,5 70 50 Bảo dưỡng 8 Máy đóng dán bóng kính tút Trung Quốc 1 15 11,5 70 50 Bảo dưỡng 9 Máy cuốn loga Trung Quốc 1 50000đ/p 1950đ/p 100 65 Đang sử dụng 10 Máy Cmark 8 Anh 1 2500 1650 100 65 Đang sử dụng 11 MC điếu MOLINS Anh 1 2500 1850 80 65 Đang sử dụng 12 Máy cuốn điếu MARK Anh 1 - - - Không sử dụng 13 Máy cuốn điếu C7 Trung Quốc 1 - - - Không sử dụng III/ PX bao cứng 1 Máy đóng bao HLP2 Anh 1 200 110 80 65 Đang sử dụng 2 Máy dán bóng kính bao OM Anh 1 200 110 80 65 Đang sử dụng 3 Máy đóng tút bao cứng LV Anh 1 20 11 80 65 Đang sử dụng 4 Máy dán bóng kính tút MC Anh 1 20 11 80 65 Đang sử dụng 5 Máy cuốn điếu Monlins Anh 1 2500 1850 80 65 Đang sử dụng IV Thiết bị chế biến nguyên liệu 1 Buồng lên men Việt Nam 4 10tấn/mẻ 10tấn/mẻ 100 70 Đang sử dụng V Thiết bị sản xuất cây đầu lọc 1 PM4No1 Anh 1 - - - - Không sử dụng 2 Máy PN4No2 Anh 1 2000đ/p 1100đ/p 100 60 Đang sử dụng VI Thiết bị cắt 1 1 Máy cắt góc Salonia Đức 1 2500tờ/p 1800đ/p 100 80 Đang sử dụng 2 Máy xén giấy Polane Đức 1 2500tờ/p 1800đ/p 100 80 Đang sử dụng 3 Máy mài gào xén. Việt nam 1 - - 100 80 Đang sử dụng VII Thiết bị 1 Máy in 2 màu Fovorit 62T Đức 1 10000tờ/p 7500t/p 100 60 Đang sử dụng 2 Máy in hai màu Rolanr 2020 Đức 1 12000tờ/p 8000t/p 100 65 Bảo dưỡng b. Về quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá của Nhà máy được cho ở biểu sau (Biểu 9). Công việc quản lý quy trình sản xuất của Nhà máy về mặt công nghệ do phòng công nghệ đảm nhiệm. Mọi vấn đề liên quan đến phương pháp, thủ tục đều do phòng nghiên cứu và xây dựng. Phòng công nghệ của Nhà máy trong 35 năm qua đã liên tục xây dựng và hoàn thiện các định mức tiêu chuẩn về kỹ thuật, về chất lượng, về môi trường, . . . trong tất cả các công đoạn công việc của quy trình sản xuất. Hình thành nên các bộ tiêu chuẩn và kỹ thuật, về chất lượng làm cơ sở cho công tác quản lý chất lượng về mặt kỹ thuật góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm cho nhà máy trong những năm qua. Điểm mới nhất trong quy trình sản xuất của Nhà máy là xuất hiện công đoạn phân cấp công nghiệp và xử lý cuộng (trước đây 8 năm chưa có 2 công đoạn này). Tuy nhiên trong quản lý quy trình về mặt công nghệ cũng cho thấy rõ nhược điểm là nhà máy chỉ mới tập trung vào quản lý về mặt kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng là phần cứng của công nghệ mà chưa chú trọng đến phần mềm của công nghệ như về phương pháp, về con người, về thông tin. . . Do vậy trong thời gian tới, nhà máy (mà đặc biệt là phòng công nghệ) cần phải sớm nhận định và khắc phục nhược điểm này để góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng của nhà máy. Sau đây là mục đích của các công đoạn trong quy trình sản xuất thuốc lá của nhà máy: 1. Thu mua bảo quản nguyên liệu: - Thu mua đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng, chủng loại để phục vụ sản xuất thuốc lá điếu. - Phân cấp lại: Đưa nguyên liệu về đúng cấp, loại bỏ tạp vật, mốc, hư hỏng, làm tơi xốp kiện lá thuốc giúp cho quá trình lên men được tốt, tạo sự đồng đều cho cấp loại nguyên liệu đưa vào sản xuất làm ổn định chất lượng sản phẩm. 2. Lên men nguyên liệu: Làm biến đổi thành phần hoá học trong lá thuốc có lợi cho quá trình hút (êm, không ngái, không nóng), các chất có ảnh hưởng đến chất lượng như Prôtein, tinh bộ,. . . giảm đi, tăng thành phần các chất có lợi cho chất lượng như hương thơm, vị hài hoà. . .tăng tính chất bảo quản của lá thuốc sau lên men. 3. Chuẩn bị nguyên liệu: Từ kiện lá (sợi) gỡ tơi, loại bỏ mốc, mục tạp vật khỏi lá thuốc trước khi đưa vào sản xuất. 4. Phối trộn trên băng tải: Trộn đều các cấp lá, loại lá theo công thức sản xuất. 5. Làm ẩm để tăng độ rẻo, dai của lá thuốc trước khi đưa vào tước cuộng giảm bớt mùi tanh ngái của lá thuốc. 6. Tước cuộng là tách riêng phần cuộng, phần lá để chế biến, loại bỏ đất cát có trong lá thuốc. 7. Phối trộn phun gia liệu (của mảnh lá): Là bổ sung các chất (đường, chất cháy, axít. . .) làm tăng chất lượng thuốc lá. 8. ủ lá: để các chất bổ xung ngấm đều vào các mảnh lá. 9. Thái lá: Để tạo sợi đúng yêu cầu kỹ thuật (0,9 -1mm). 10. Bung nở sợi: Để tạo độ tơi xốp sợi tạo thuận lợi cho quá trình sấy sợi, cuộn điếu, giảm hợp chất Nicotin trong thuốc. 11. Sấy sợi: Đảm bảo thuỷ phân từ 12,5% đến 13,5% (theo mùa), diệt nấm mọc, vi khuẩn gây bệnh làm tăng thời gian bảo quản. 12. Làm nguội: Để sợi về nhiệt độ bình thường (chờ phối với sợi cuộng). Chế biến cuộng: 13. Cung ẩm cuộng để đảm bảo đủ thuỷ phân 30 đến 32%. 14. Cán cuộng: Làm dập, bẹp cuộng từ: 0,6 đến 0,7mm. 15. ủ cuộng: Tăng đồng đều, dẻo dai, tránh nát vụn. . . 16. Thái cuộng thành sợi kích thước từ: 0,14 đến 0,16mm. 17. Bung nở sợi cuộng: Để tơi xốp, dễ sấy, dễ cuốn điếu. . . 18. Sấy sợi cuộng đạt thuỷ phân từ: 13,5 đến 14,5% Mục đích của việc chế biến cuộng là nhằm tăng chất lượng cuộng, độ xốp tăng khả năng làm đồng đều điếu thuốc, làm giảm hiện tượng cuộng to trong điếu thuốc. 19. Phân ly cuộng: Loại bỏ cuộng to, hạ nhiệt độ cuộng và tách bụi, đất cát. 20. Phối trộn: Sợi cuộng vào sợi lá theo tỷ lệ của từng mác thuốc và sàng bụi. 21. Phun hương (máy phun hương) tạo gu hương đặc trưng (riêng thuốc Menthol thì hương menthol được đưa vào bạc nhôm và sợi, độ ổn định hương menthol trong sản phẩm của nhà máy rất cao). 22. Đóng thùng bảo quản sợi: Làm tăng quá trình đồng đều và thẩm thấu hương tránh tăng giảm thuỷ phân sợi. 23. Cuốn điếu: Cuốn thành điếu thuốc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 24. Đóng bao, tút, thùng: Để bảo quản và thuận tiện trong quá trình sử dụng vận chuyển, tiêu thụ. Biểu 9: Sơ đồ dây chuyền công nghệ: Thua mua nguyên liệu Bảo quản trong kho Phân cấp công nghiệp Lên men Bảo quản sau lên men Chuẩn bị nguyên liệu Phân phối trên băng tải Làm ẩm Tước cuộng Phối trôn, phun gia liệu Thua mua nguyên liệu Thái sợi Bung nở sợi Sấy sợi Làm nguội Phối trộn sợi, cuộng Phun hương ủ lá ủ sợi, trộn đồng đều Đóng kiện, bảo quản Cuốn điếu Đóng bao Vận chuyển bao quản Cung ẩm cuộng Cán cuộng ủ cuộng Thái cuộng Bung nở cuộng Sấy sợi cuộng Phân ly Phối sợi cuộng 5- Đặc điểm về nguồn vốn: Công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp là công việc vô cùng quan trong. Nó quyết định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói một cách ngắn gọn thì không có tiền thì không có sản xuất, không có doanh nghiệp. Để hiểu được tình hình về tài chính của nhà máy chúng ta hãy xem biểu sau (Biểu 10). Sau đây là tình hình tài sản và nguồn vốn của nhà máy năm 1999 - 2000. a) Về tài sản năm 1999: - Về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn: Năm 1999 đã tăng 4,82% so với năm 1998, tương ứng với mức tăng 4.227.801.277 đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do "lượng tiền" của nhà máy đã tăng lên 75,12%, các khoản phải thu tăng 41.62% và tài sản lưu động khác cũng tăng lên 87,3% so với năm 1998. Bên cạnh đó hàng tồn kho giảm so với năm 1998 là 25,21%. - Về TSCĐ và đầu tư dài hạn: Năm 1999 đã giảm 13,4% so với năm 1998, nguyên nhân chính là do tài sản cố định giảm. b) Về nguồn vốn năm 1999: - Về nợ phải trả: Năm 1999 đã giảm 0,985% so với năm 1998, chủ yếu là do giảm nợ ngắn hạn, tuy nhiên khoản nợ khác lại tăng lên so với năm 1998. - Về nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 1999 đã giảm 4,7% so với năm 1998, chủ yếu do nguồn vốn quỹ giảm. - Về tổng nguồn vốn, tổng tài sản: năm 1999 đã giảm 2,734% so với năm 1998. c) Về tài sản năm 2000: - Về TSCĐ và đầu tư ngắn hạn: Năm 2000 giảm 13,54% so với năm 1999 tương ứng với mức giảm 12.453.066.163 đồng, nguyên nhân chủ yếu do "tiền" giảm 28,13%, các khoản phải thu giảm 40,41% và TSLĐ khác giảm 3,95% so với năm 1999. Bên cạnh đó hàng tồn kho lại tăng hơn năm 1999, với mức tăng 19,24%. - Về TSCĐ và đầu tư dài hạn: Năm 2000 giảm 7,36% so với năm 1999, nguyên nhân chính do TSCĐ giảm 7,36%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh (không có xây dựng và đầu tư trong nhà máy). d) Về nguồn vốn năm 2000: - Về nợ phải trả: Năm 2000 giảm 20,16% so với năm 1999, nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm, với mức giảm 20,06%. Các khoản nợ khác giảm (đã trả hết nợ). - Về nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2000 giảm 0,88% so với năm 1999, nguyên nhân chính là do giảm vốn quỹ. - Tổng tài sản, tổng nguồn vốn: Năm 2000 giảm 21,26% so với năm 1999. Nhận xét: Xuất phát từ tình hình thực tế và Bảng CĐKT của nhà máy trong 3 năm qua (1998 - 2000) cho thấy vấn đề tài chính của Nhà máy còn gặp nhiều khó khăn, thể hiện trên 1 số điểm sau: - Tình hình nợ ngắn hạn của nhà máy chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, được biết trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn của ngân hàng với lãi suất cao. - Khoản phải thu của nhà máy chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. -Nhà máy đã làm tốt công tác thanh toán nợ trong 3 năm liên tiếp. Do vậy, mặc dù trong 2 năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy đã có nhiều tiến bộ, thu được lợi nhuận cao, song nhà máy vẫn vấp phải tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, cho đầu tư máy móc trang thiết bị mới và sửa chữa đại tu máy móc thiết bị, cũng như đầu tư cho công tác quản lý chất lượng và khuyến khích người lao động. Như vậy trong quá trình đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý trong thời gian tới, nhà máy cũng cần phải xét tới yếu tố này để phù hợp với tình hình thực tế của nhà máy. Biểu 10: Tình hình tài sản và nguồn vốn của nhà máy năm 1998 - 1999- 2000 Tài sản Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 So sánh Chênh lệch 1999 - 1998 Tỷ lệ % Chênh lệch 2000 - 1999 Tỷ lệ % A. TSCĐ và đầu tư ngắn hạn 87739260812 91967062089 79513995926 4227801277 104,8186 -12453066163 86,45921 I/ Tiền 5802914181 10162174060 7303583276 4359259879 175,1219 -2858590784 71,87028 II/ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 III/ Các khoản phải thu 29666964656 42014756038 25036353540 12347791382 141,6214 -16978402498 59,58943 IV/ Hàng tồn kho 5164538488 38621325808 46051431762 -13024042680 74,78178 7430105954 119,2384 V/ TSLĐ khác 624013487 1168806183 1122627348 544792

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0035.doc
Tài liệu liên quan