Đề tài Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty chế biến ván nhân tạo

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ

 TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG

 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3

I-/ NHỮNG QUAN NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 3

1-/ NHỮNG QUAN NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG. 3

2-/ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG. 4

2.1 Phân loại thị trường. 4

2.2 Phân đoạn thị trường. 5

3-/ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 6

II-/ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 7

1-/ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DUY TRÌ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 7

2-/ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM. 8

3-/ CHÍNH SÁCH GIAO TIẾP KHUẾCH TRƯƠNG. 9

4-/ CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ. 10

5-/ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 10

III-/ QUAN NIỆM VỀ VẤN ĐỀ DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG. 11

1-/ TÍNH TẤT YẾU PHẢI DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP. 11

2-/ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 13

3-/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG. 14

4-/ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM. 16

PHẦN II - THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA

 CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO TRONG NHỮNG NĂM

 QUA. 20

I-/ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - TỔ CHỨC - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 20

1-/ SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 20

2-/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ, KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT KINH DOANH, TỚI DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 26

II-/ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 31

1-/ KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỮNG NĂM QUA. 31

2-/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA. 44

PHẦN III - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP DUY TRÌ MỞ RỘNG

 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA

 CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 47

1-/ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ PHẦN CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 47

2-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM DUY TRÌ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 48

3-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VĨ MÔ. 56

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty chế biến ván nhân tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản phẩm. - Phòng hành chính: tham mưu cho giám đốc thông qua phó giám đốc phụ trách hành chính về công tác lao động, quản lý, sử dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, quỹ tiền lương, tiền thưởng định mức lao động. - Phòng kế hoạch tham mưu cho giám đốc qua Phó giám đốc phụ trách kinh doanh về kế hoạch thu mua vật tư, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... - Phòng xuất nhập khẩu tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế. Giải quyết các thủ tục trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế. - Phòng trung tâm tiếp thị và dịch vụ thương mại giúp giám đốc tìm hiểu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh sản xuất của Công ty phù hợp với thị trường, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch (quý năm) và tổng hợp xây dựng kế hoạch của toàn Công ty trình giám đốc phê duyệt, nghiên cứu xác định, điều chỉnh khoán giá khoán cho các thời điểm khác nhau trong năm theo cơ chế thị trường, hướng dẫn các xí nghiệp thực hiện hợp đồng kinh tế và tiêu thụ sản phẩm theo phân cấp của Giám đốc Công ty, theo dõi kiểm tra hướng dẫn các đơn vị trực thuộc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh (mà bản thân các đơn vị không tự giải quyết được). - Phía dưới các phòng ban là các xí nghiệp trực thuộc. Các xí nghiệp này hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập trong phạm vi của mình các xí nghiệp có thể tự mua nguyên vật liệu, tự sản xuất theo công nghệ kỹ thuật riêng, tự thành lập hệ thống tiêu thụ. Tuy vậy hàng năm cứ căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty, các xí nghiệp được giao một phần nhiệm vụ sản xuất đó. Điều này cho chúng ta thấy được hẳn nhiệm vụ cơ bản của xí nghiệp thành viên là: một mặt hoàn thành kế hoạch sản xuất do Công ty giao cho, một mặt vẫn đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường. Đây là hướng đi mới của Công ty trong việc từng bước gắn người sản xuất với thị trường và hướng việc sản xuất theo thị trường. * Về đội ngũ lao động của Công ty chế biến ván nhân tạo. Công ty chế biến ván nhân tạo là một doanh nghiệp Nhà nước, có đội ngũ cán bộ, công nhân khá đông đảo. Từ khi chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, Công ty đã mạnh dạn đổi mới sắp xếp lại sản xuất lao động. Tuy nhiên, đội ngũ công nhân trẻ tuy được bổ sung song còn ít và được đào tạo chưa hoàn chỉnh. Số công nhân lớn tuổi khá đông, có phần hạn chế về sức khoẻ và trình độ chưa theo lập được những yêu cầu và đòi hỏi của một nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Số lượng lao động của Công ty biến đổi tăng, giảm theo từng năm. Điều đó tuỳ thuộc vào công nghệ sản xuất của máy móc, trình độ kỹ thuật của công nhân và bộ máy quản lý, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, đạt kết quả cao hay thấp. Bằng các biện pháp hợp lý đúng đắn đúng chế độ, chính sách Công ty đã giảm được một số lượng lớn lao động thừa không cần thiết, các phòng ban được sắp xếp tinh giản, gọn nhẹ. Năm 1999 số lượng lao động là 581 đến 2001 còn là 496 cán bộ công nhân viên. Về cơ cấu lao động của Công ty được biểu hiện qua bảng sau: BIỂU 1 - CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. STT Phân loại Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng % so với tổng số Số lượng % so với tổng số Số lượng % so với tổng số 1. Tổng số lao động 581 100 565 100 496 100 2. Theo giới tính - Nam 395 68 390 69 312 62,9 - Nữ 186 32 175 31 184 37,1 3. Theo trình độ - ĐH và trên ĐH 35 6 41 7,2 50 10,1 - Trung cấp 19 3,3 21 3,7 25 4 - PTTH 527 90,7 503 89,1 421 85,9 4. Hình thức làm việc - Trực tiếp 475 81,8 465 82,3 409 82,5 - Gián tiếp 106 18,2 100 17,7 87 17,5 Nhìn vào cơ cấu lao động của Công ty chúng ta có nhận xét như sau: - Đội ngũ lao động Công ty đã áp dụng các chính sách, biện pháp hợp lý để tinh giản số lượng lao động thừa. Con số biến đổi khá lớn chỉ qua hai năm 1999 số lao động của toàn Công ty là 581 người, cho đến 2001 là 496 người. - Chất lượng lao động đang dần dần được cải thiện từ chỗ số lượng lao động có trình độ Đại học và trên đại học là 6% năm 1999 tăng lên 10,1% năm 2001. Điều đó phản ánh Công ty đã tăng cường các biện pháp vừa giảm lao động thừa nhưng lại vừa chú ý bổ sung những lao động có trình độ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Đội ngũ lao động trực tiếp, gián tiếp cũng thay đổi theo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lượng lao động gián tiếp liên tục giảm qua các năm từ 106 người vào năm 1999 xuống còn 87 người năm 2001. Trong khi đó đội ngũ lao động trực tiếp lại tăng lên từ 81,8% năm 1999 nên 82,5% năm 2001. Tuy vậy, để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Công ty cũng cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lao động và phân bổ nguồn lao động hợp lý hơn nữa, bởi Công ty có tồn tại và phát triển hay không điều đó phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty. 2-/ Những đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, tới duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. a, Về máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất của Công ty chế biến ván nhân tạo. Năm 1979, được sự giúp đỡ của các nước bạn là Trung Quốc, Nam Tư, ngay từ những ngày đầu thành lập vì thế mà máy móc của Công ty đang đi vào đã hư hỏng. Sau nhiều năm sử dụng Công ty đã từng bước thay thế mới, bổ sung các máy móc hiện đại để dần nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động bằng cách thay thế dần các loại máy móc cũ bằng các loại máy tự động và bán tự động của Trung Quốc, Việt Nam. Hiện nay Công ty có dàn máy thiết bị vào dạng hiện đại nhất trong ngành chế biến lâm sản ở Việt Nam. Về công nghệ sản xuất của Công ty: Công nghệ sản xuất các sản phẩm ván nhân tạo là công nghệ khép kín từ khâu sơ chế qua khâu chế biến. Công nghệ của Công ty chưa mang tính đồng đều giữa các sản phẩm, cần phải thay thế dần những công nghệ cũ, lạc hậu bằng những công nghệ hiện đại hơn. Thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sản phẩm của Công ty, nó góp phần không nhỏ trong quá trình thay đổi mẫu, chất lượng, số lượng... Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất ván nhân tạo và bảng liệt kê số máy móc thiết bị của Công ty chế biến ván nhân tạo. Gỗ rừng trồng Gỗ tận dụng Đóng đồ mộc trang trí nội thất Gia công thô băm nghiền Trang trí bề mặt ván Gia công tinh vào hoá chất hơi Cắt xén đánh bóng ván Trải thảm định hình ván Ép bóng BIỂU 2 - BẢNG LIỆT KÊ SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO STT Tên máy móc, thiết bị Nước sản xuất Năm chưa vào sử dụng Nguyên giá 1 Dây chuyển sản xuất ván dăm Nam Tư 1979 2.453.177.925 2 Dây chuyền sản xuất ván sợi ép Trung Quốc 1993 3.528.223.287 3 Máy cưa đĩa F 700 Việt Nam 1980 1.541.000 4 Máy cưa cắt ngang Việt Nam 1980 22.801.000 5 Máy tiện gỗ 83 Việt Nam 1988 3.708.028 6 Máy tiện gỗ Trung Quốc 1988 3.635.910 7 Máy tiện kim loại C620 Trung Quốc 1980 38.746.400 8 Máy tiện kim loại S32K Trung Quốc 1980 14.609.200 9 Máy bào kim loại B665 Trung Quốc 1980 4.832.000 10 Máy phay kim loại Trung Quốc 1980 14.893.200 11 Máy cưa kim loại Trung Quốc 1980 5.451.264 12 Bặm ép thuỷ lực bằng tay. Trung Quốc 1980 4.200.000 13 Máy hàn điện 1 chiều AT 320 Trung Quốc 1980 6.126.848 14 Palăng điện Trung Quốc 1980 473.258 15 Máy mài hai đá Việt Nam 1980 759.500 16 Máy ngắt đầu nguồn Việt Nam 1979 7.562.612 17 Máy đùn gạch Việt Nam 1980 612.000 18 Máy nấu keo 2 tấn Việt Nam 1998 64.604.241 19 Máy cưa vòng lượn Việt Nam 1994 1.675.860 b, Về nguyên vật liệu của Công ty chế biến ván nhân tạo. Đặc điểm chủ yếu của nguyên vật liệu sản xuất của Công ty là tính đa dạng và phức tạp. Nó được thể hiện qua đặc thù của các sản phẩm gỗ. Đó là sự kết hợp phức tạp của các nguyên vật liệu, các yếu tố hoá học. Nguyên liệu chủ yếu của Công ty bao gồm: * Đối với ván dăm bao gồm các loại nguyên vật liệu sau: - Gỗ nguyên liệu (bạch đàn, bồ đề). - Keo Ure quy khô. - Than cục số 2. - Giấy nháp các loại. * Đối với ván sợi ép. - Gỗ bồ đề, gỗ bạch đàn, dổi. - Keo Phênol - Axit tôreich. - Amôniắc - Paraphin - Phèn chua. - Than cám. * Nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty từ hai nguồn chính sau: - Nguồn trong nước: Các loại gỗ, gỗ rừng trồng và gỗ tận dụng được nhập từ các tỉnh miền Bắc là chủ yếu như các loại gỗ bạch đàn, bồ đề, gỗ thông bào, gỗ dổi... hàng năm để đáp ứng cho việc sản xuất Công ty phải nhập khoảng 13.500 m3 gỗ các loại được phân ra làm nhiều loại. Các loại gỗ chủ yếu (gỗ rừng trồng 50% = 6800 m3, gỗ tận dụng 50% = 6700 m3) được thu mua từ các hộ nông dân trồng rừng, các lâm trường thuộc Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Bắc... do đó mà quá trình thu mua nguyên vật liệu sản xuất không theo một vị trí cụ thể nhất định mà nan toả ra nhiều địa bàn khu vực rộng. Điều này gây không ít khó khăn cho công tác thu mua, vận chuyển, bốc dỡ và làm tăng các khoản chi phí bất thường. Tuy nhiên, có những khó khăn như vậy song cũng có thuận lợi là Công ty liên hệ trực tiếp với bên cung cấp nguyên liệu, không phải qua các trung gian. Vì thế mà giá mua các loại nguyên vật liệu sản xuất không cao và được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con trồng rừng. - Nguồn nhập khẩu: Hầu hết các nguyên liệu quan trọng của ngành đều phải nhập từ nước ngoài chủ yếu từ các nước Hồng Kông, Nhật, Singapore... Các loại vật liệu được nhập từ nước ngoài gồm có: + Keo Ure quy khô. + Keo phênol + Axit tonêích + Paraphin + Phèn chua + Amôniắc. Chính do Công ty thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài nên phải phụ thuộc vào các nhà cung ứng, dễ bị gây sức ép, kế hoạch sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào thời gian nhập khẩu, thị trường cung ứng. Tuy có những khó khăn như vậy nhưng trong quá trình nhập, Công ty có những thuận lợi như nhập khẩu với khối lượng lớn, giá cả rẻ hơn và không phải trả chi phí trung gian. Điều này đòi hỏi quản lý vật tư của Công ty bộ phận tiếp liệu của Công ty phải nhanh nhạy kịp thời phục vụ cho sản xuất. BIỂU 3 - KẾT QUẢ NHẬP KHẨU NĂM 1999, 2000, 2001 STT Tên vật tư Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Keo Ure quy khô kg 200149 132699 77390 2 Keo phê nol kg 100173,52 51228,48 68304,64 3 Axit tonêích kg 1382,33 706,92 942,56 4 Paraphin kg 7123,54 3642,96 4857,28 5 Phèn chua kg 49955,59 25547,16 34062,88 6 Amôniắc kg 746,66 381,84 509,12 Qua bảng liệt kê các loại vật tư nhập khẩu các năm của Công ty. Nếu ta đem so các loại nguyên vật liệu mà Công ty nhập về với các loại nguyên liệu mà Công ty dùng để sản xuất hai loại ván nhân tạo thì ta thấy Công ty còn nhập quá nhiều các loại nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất trong khi với mức thuế nhập khẩu còn cao. Chính vì nguyên nhân này cũng sẽ là một trong các nguyên nhân làm cho giá thành của sản phẩm sản xuất ra tăng lên, làm ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ của Công ty. Để giảm được giá thành sản phẩm Công ty cần tìm các nguồn cung cấp trong nước. Nhằm giảm bớt được các khoản chi phí khác như thuế nhập khẩu, vận chuyển,... Từ đó mà hạ giá thành sản phẩm, nâng thị phần của Công ty. c, Thị trường tiêu thụ sản phẩm ván nhân tạo của Công ty chế biến ván nhân tạo hiện nay. Như chúng ta đã biết do xu hướng sử dụng đa dạng hoá các sản phẩm được chế tạo từ gỗ rừng đang ngày càng phát triển trên thế giới, đặc biệt là trong những năm gần đây đã gây ra một hậu quả hết sức nặng nề là nguồn gỗ rừng tự nhiên đang ngày càng trở nên khan hiếm, kiệt quệ bởi bị khai thác quá mức. Trước tình hình đó, để đáp lại nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước, Công ty chế biến ván nhân tạo ra đời, góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm gỗ. Các sản phẩm ván nhân tạo mà công ty sản xuất tuy với các loại máy móc, thiết bị cũ nhưng chất lượng sản phẩm cũng đạt ngang bằng với các loại ván nhân tạo do nước ngoài sản xuất. Với ưu điểm là không cong vênh, không nứt nẻ, không mối mọt, sản xuất được tấm lớn lại dùng rất thông dụng trong lĩnh vực đồ mộc và trang trí nội thất nên sản lượng sản xuất ra Công ty đã tiêu thụ được một số lượng lớn góp phần vào việc thay thế các loại sản phẩm gỗ dùng tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi ép) do Công ty sản xuất ra, rất thích hợp cho việc đóng các đồ mộc (giường tủ, bàn làm việc và các đồ dùng sinh hoạt và các đồ trang trí nội thất. Vì thế mà đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là dân thành thị bởi xu hướng phát triển về cơ sở hạ tầng (xây dựng nhà cửa, cao tầng...) nên cần có các sản phẩm không uốn lượn, chiếm nhiều diện tích... Đối với vùng nông thôn do sản phẩm mới sản xuất trong mấy năm gần đây nên thị trường ở vùng nông thôn chưa được mở rộng, nên nhu cầu của người nông thôn chưa cao. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm của ván nhân tạo, thì bên cạnh đó còn tồn tại các nhược điểm mà Công ty đang dần khắc phục đó là: ngấm nước, thường bị mủn khi gặp thời tiết xấu. Chính vì những yếu điểm này mà làm giảm đi khá lớn thị hiếu của người tiêu dùng. Mặt khác lại cộng thêm các sản phẩm ngoại nhập từ bên ngoài (ván nhân tạo do các nước Nga, Hồng Kông...) sản xuất với công nghệ hiện đại hơn. Ngoài ra trong nước các sản phẩm về đồ nhựa đang có xu hướng phát triển mạnh. Tuy chất lượng của sản phẩm nhựa không cao nhưng ưu điểm là gọn gàng nhẹ, giá hạ, tạo được nhiều mẫu mã kiểu dáng. Nên rất dễ được người tiêu dùng ưa chuộng. Các nhược điểm của sản phẩm ván nhân tạo do Công ty sản xuất và các sản phẩm khác thuộc Công ty cộng với sự phát triển ngày càng mạnh của các sản phẩm thay thế, các loại ván ngoại nhập do nước ngoài sản xuất đã gây không ít khó khăn cho thị phần của Công ty trên thị trường tiêu thụ sản phẩm ván nhân tạo. Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty vẫn là các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Việt Trì, Quảng Ninh. Ở miền Trung Công ty có bán tại Đà Nẵng, Miền Nam có TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra Công ty còn mở rộng thêm được nhiều thị trường khác cả trong và ngoài nước. Một số thị trường tiêu thụ của Công ty. STT Thị trường trong nước STT Thị trường nước ngoài 1 Hà Nội 1 Đài Loan 2 Hà Tây 2 Hàn Quốc 3 Việt Trì 3 4 Hải Phòng 4 5 Đà Nẵng 5 6 Thành phố Hồ Chí Minh 6 II-/ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO. 1-/ Kết quả tiêu thụ sản phẩm những năm qua. a, Kết quả cụ thể. Trước cung cách làm ăn mới, không ít những doanh nghiệp có quy mô lớn đã bị phá sản, điều này cho chúng ta thấy được nhược điểm của cơ chế quản lý cũ là: tách rời doanh nghiệp với thị trường sản xuất một cách thụ động theo lệnh của cấp trên giao. Chính cung cách làm ăn đó đã làm cho các doanh nghiệp mất dần năng lực sản xuất, kém nhạy bén khi chuyển sang một cơ chế hoạt động mới, cơ chế thị trường cạnh tranh. Trong bối cảnh đó Công ty chế biến ván nhân tạo cũng như doanh nghiệp Nhà nước khác phải đối đầu với nhiều khó khăn thử thách, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Cho đến nay Công ty đã có những bước tiến mới, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh của hàng ngoại và các sản phẩm thay thế làm cho sự tiêu thụ của Công ty bị chững lại. Một số mặt hàng tiêu thụ chính của Công ty vẫn là các loại ván nhân tạo, và từ các loại ván đó Công ty cho ra các sản phẩm đồ mộc, được sản xuất tại xí nghiệp mộc và trang trí nội thất. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác phục vụ đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng. BIỂU 4 - MỘT SỐ KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NHỮNG NĂM 1999 - 2001 Năm Sản phẩm Giá bán (đ) Khối lượng (m3) Doanh thu (đ) Tổng doanh thu (đ) Tổng sản lượng (đ) 1999 Ván dăm 2.471.207 2121,6 5.242.912.771 8.552.135.412 6.525.717.000 Ván sợi ép 4.356.130 758,7 3.309.222.641 2000 Ván dăm 1.870.095 1080,94 2.021.460.489,3 4.463.850.458 5.261.500.000 Ván sợi ép 3.547.665 688,45 2.442.389.969,25 2001 Ván dăm 1.643.779 1621,8 2.665.880.782,2 5.781.954.725,6 6.972.315.000 Ván sợi ép 3.597.407 866,2 3.116.073.943,4 Nhìn vào bảng biểu ta thấy Công ty chế biến ván nhân tạo là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng và gỗ tận dụng cho ra các sản phẩm ván nhân tạo phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Được thành lập từ lâu nhưng thực sự mới đi vào sản xuất chính trong mấy năm gần đây. Do vậy mà sản lượng bán ra chưa cao, đa phần không hoàn thành kế hoạch đề ra chẳng hạn tổng doanh thu tiêu thụ đề ra là 12 à 15 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện được 40 à 50% tổng doanh thu. Điều đó phản ảnh mức tiêu thụ sản phẩm ván nhân tạo của Công ty còn chưa cao. Tuy vậy, Công ty vẫn đảm bảo các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo mức thu nhập cho độingũ cán bộ công nhân viên. BIỂU 5 - KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2001 - 2000 - 1999 STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 TH KH % TH KH % TH KH % 1 Giá trị tổng sản lượng Triệu 6525,717 26000 25,1 5261,5 20600 25,54 7090 15000 47,3 2 Doanh thu Triệu 8552,112 16000 53,5 4463,85 14600 30,58 5781,965 12000 48,2 3 Tổng chi phí Triệu 8480,988 8100 104,7 4507,978 4200 107 5940,58 5800 112 4 Thu nhập bình quân Ngàn 384 450 85,3 375 450 83,3 320 400 80 5 Lợi nhuận Triệu 71,147412 80 88,9 44,128 60 - 73,5 - 158,615 0 PHẢN ÁNH LỢI NHUẬN VÀ TỔNG CHI PHÍ PHẢN ÁNH DOANH THU VÀ GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG Qua bảng biểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy chiều hướng sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi mặc dù Công ty đã có nhiều biện pháp củng cố, hỗ trợ cho sự tiêu thụ sản phẩm. Điều đó được phản ánh qua các chỉ tiêu. - Về giá trị sản lượng biến đổi qua các năm do nhiều nguyên nhân tác động: Năm 1999 là năm thứ hai Công ty chế biến ván nhân tạo (CBVNT) đi vào hoạt động chính thức. Công ty bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh với khí thế mới, với quyết tâm mới trên đà thắng lợi của năm 1998. Song cũng gặp không ít khó khăn, Công ty có bốn xí nghiệp trực thuộc, trong đó xí nghiệp ván Việt Trì được coi là đơn vị chủ lực của Công ty. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là ván dăm và ván sợi ép cứng. Dây chuyền sản xuất ván dăm: công nghệ quá lạc hậu so với trình độ hiện nay của thế giới, thiết bị cũ kỹ nên kích thước ván chưa phù hợp với tiêu chuẩn hiện nay, chất lượng chưa ổn định, vì vậy phải ngừng sản xuất để sửa chữa nâng cấp, thiết bị mới có sản phẩm tốt. Dây chuyển sản xuất ván sợi ép quy cách sản phẩm lỗi thời không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Phải cải tạo hầu hết các công đoạn của dây chuyền sản xuất để sản phẩm có kích thước phù hợp với thị trường. Máy móc cũ ký lạc hậu lại cộng thêm về sự cố hệ thống đường điện ngầm xảy ra tại xí nghiệp ván nhân tạo Việt Trì trong năm 1999 đã hai lần xảy ra sự cố lớn bởi đường điện đã quá cũ kỹ lại chạy ngầm qua các nhà máy, nên bị ảnh hưởng nhiều do chấn động, va chạm mạnh, xí nghiệp phải ngừng sản xuất hai tháng, chi phí sửa chữa nên tới hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó xí nghiệp mộc và trang trí bề mặt Trung văn (là xí nghiệp trực thuộc Công ty chế biến ván nhân tạo) với các sản phẩm là đồ mộc (giường, tủ, bàn ghế...). Đầu 1999 Công ty đã có nhiều biện pháp giáp xí nghiệp Trung Văn tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm ngang bằng với hàng ngoại nhập, sản lượng đồ mộc tăng gấp 2 lần so với năm 1998. Tuy nhiên do hàng ngoại nhập lậu tràn lan và việc đấu thầu trong nước không lành mạnh, nên sản lượng tiêu thụ hạn chế, công suất máy chưa sử dụng hết, sản xuất cầm chừng, và chịu ảnh howngr của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra trong khu vực. Ở xí nghiệp mộc và trang trí nội thất do chủ trương đóng cửa rừng, cấm xuất nhập khẩu gỗ rừng tự nhiên nên sản xuất không ổn định, gặp nhiều khó khăn, xí nghiệp không hoạt động, công nhân không có việc làm. Còn ở xí nghiệp gỗ Điện Biên - Thanh Hoá là đơn vị mới trở thành thành viên chính thức trực thuộc Công ty lại phải bắt tay vào sản xuất ngay vì thế phải đầu tư cải tạo và bổ sung máy móc cho dây chuyền sản xuất gỗ dán. Tất cả những lý do trên đã làm cho các khoản chi phí hàng năm tăng doanh thu hàng năm giảm vì sản phẩm không tiêu thụ được. - Về lợi nhuận cũng giảm dần theo các năm từ làm ăn có lãi vào năm 1999 là 71,147412 triệu đồng xuống mức thua lỗ lớn là - 158,615 triệu đồng vào năm 2001. Một mặt do các nguyên nhân trên một mặt do chưa được sự bảo vệ của Nhà nước đối với ngành sản xuất ván nhân tạo. Mặc dù đây là chương trình của Đảng và Nhà nước đặt ra là sản xuất ván nhân tạo để dần thay thế gỗ nhân tạo bằng gỗ trồng tự nhiên để nhằm bỏ vệ vốn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Do một số chủ trương, chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhất là về xuất khẩu mặt hàng gỗ như (chủ trương cấm xuất nhập khẩu gỗ rừng tự nhiên và tiến tới đóng cửa rừng theo chỉ thị số 286 TTg ngày 2 - 5 - 1999 của thủ tướng Chính phủ0 cính sách thuế chưa phù hợp với ngành sản xuất ván nhân tạo (VAT 10%). Bên cạnh đó hàng nhập khẩu cùng loại lại nhập vào tràn kín với chất lượng cao do sản xuất với công nghệ hiện đại, giá rẻ, sản phẩm của Công ty không cạnh tranh rồi dẫn đến tồn kho lớn. Năm 1999 với phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên Công ty làm ăn có lãi, nhưng đến năm 2001 mức lợi nhuận sụt giảm mạnh do chính sách của Nhà nước thay đổi, áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (VAT), mức thuế áp dụng cho ngành chế biến ván nhân tạo là quá cao 10%. Sau khi trừ thuế đầu vào còn khoảng 6 à 7% cao gấp 3 lần so với thuế doanh thu mà Công ty đã áp dụng trong các năm trước là 2%. Do vậy lợi nhuận sụt giảm do thuế chiếm tới 70% doanh thu cộng với sự cố đường điện ngầm lại xảy ra tại xí nghiệp ván nhân tạo Việt Trì đã ảnh hưởng lớn tới toàn Công ty và xí nghiệp ván Việt Trì đã ngừng sản xuất gồm 1 tháng để khắc phục vào năm 2001. Vì những nguyên nhân đó đã làm cho lợi nhuận của Công ty từ chỗ có lãi dẫn tới việc bị thua lỗ lớn. b, Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm ván nhân tạo của Công ty chế biến ván nhân tạo. Mặc dù Công ty đã có bề dày về lịch sử (thành lập chính thức vào năm 1979) và có vị trí khá vững chắc trên thị trường sản phẩm ván nhân tạo, nhưng do công nghệ, máy móc đã quá cũ kỹ, lạc hậu lại cộng với các sự cố hỏng hóc về đường điện, sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng ván nhân tạo ngoại nhập và các sản phẩm thay thế (đồ nhựa, nhãn). Dẫn đến việc sản xuất không đảm bảo theo đúng kế hoạch. Bên cạnh đó vốn dùng để sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay ngân hàng hoặc huy động ngoài nên nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Vì thế mà đầu tư không đồng bộ, chắp vá, chưa hoàn chỉnh máy móc thiết bị trong sản xuất vẫn phải tốn kém chi phí sửa chữa quá nhiều ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến nưng suất cũng như chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm gây không ít khó khăn cho vấn đề tiêu thụ. Hiện công ty có hai dây chuyền sản xuất lớn đặt tại xí nghiệp ván Việt Trì đây là đơn vị chủ lực của Công ty. Dây chuyền sản xuất ván sợi ép được Trung Quốc viện trợ từ thập kỷ 70 nhưng chưa xây dựng song vì thiếu nồi hơi công nghiệp lớn với công suất 6000 kg/h và một số bộ phận khác nên chưa đưa vào sử dụng. Cho đến đầu 1994 mới có điều kiện bổ sung thiết bị và đến cuối 1995 đầu năm 1998 mới được đưa vào sản xuất. Dây chuyền sản xuất ván dăm do Nam Tư viện trợ từ thập kỷ 70, thời gian đầu Công ty có sản xuất thử những sản phẩm tiêu thụ chậm vì người tiêu dùng quen sử dụng gỗ trồng tự nhiên, thị trường tiêu thụ còn hạn hép. Mặt khác do gặp khó khăn về nhập khẩu keo phục vụ cho sản xuất. Trước tình hình này, Công ty đã chủ động tận dụng máy ép chuyển sang sản xuất cót ép. Đến 1994 Công ty phải tổ chức đại tu phục hồi thiết bị đưa vào sản xuất ván dăm thô từ 1995 trở lại đây. Bước đầu các sản phẩm ván dăm, ván sợi ép đã chiếm được thị trường. Một số mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của Công ty chế biến ván nhân tạo và sự biến động của các sản phẩm qua các năm BIỂU 6 - CÁC SẢN PHẨM TIÊU THỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SẢN PHẨM QUA CÁC NĂM STT Sản phẩm Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2000/1999 2001/2000 KHTT TT % KHTT TT % KHTT TT % Số lượng % Số lượng % 1 Ván dăm m3 3000 2121,6 70,72 5000 1080,94 21,6 2500 1621,8 64,9 -1040,66 - 49,1 540,86 50 2 Ván sợi ép m3 1000 758,7 75,87 2000 688,45 34,5 1500 866,2 57,7 -70,25 -9,25 177,75 25,8 Qua biểu trên chúng ta thấy, hầu hết qua các năm Công ty đều không thực hiện được kế hoạch tiêu thụ đề ra sự biến động tăng giảm của sản lượng tiêu thụ qua các năm là do nhiều nguyên nhân tác động (nói ở phần trên) đồng thời cũng do nền kinh tế của nước ta mới bước sang một cơ chế mới, cơ chế thị trường. Mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, cộng với sự quen dùng các săm gỗ trồng tự nhiên và các sản phẩm thay thế ngày càng phát triển, đã tạo ra cho Công ty những khó khăn về vấn đề tiêu thụ. Những khó khăn đó được phản ánh qua sự biến động về sản lượng tiêu thụ hàng năm của Công ty. Từ 2121,6 m3 ván dăm vào n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0276.doc
Tài liệu liên quan