Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản HN

CHƯƠNG I 4

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TMQT VÀ TRANH CHẤP TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NK 7

I. Hợp đồng thương mại quốc tế 7

1. Khái niệm, đặc diểm và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế. 7

1.1.Khái niệm, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế. 7

1.2 Phân loại hợp đồng TMQT 8

2. Nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng TMQT. 10

3) Kết cấu và nội dung cơ bản của HĐTMQT 12

3.1.Kết cấu. 12

3.2. Nội dung cơ bản các điều khoản trong hợp đồng TMQT. 13

II. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 17

2. Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm hàng hoá . 19

3. Làm thủ tục hải quan . 21

4. Nhận hàng, và kiểm tra hàng hoá . 22

5.Thanh toán. 23

6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có ). 24

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện HĐ nhập khẩu. 25

1. Nhóm nhân tố khách quan. 25

2. Nhóm nhân tố chủ quan. 26

IV. Lý luận về vấn đề tranh chấp 27

1. Khái niệm và một số tranh chấp thường gặp trong thực hiện HĐ. 27

1.1. Khái niệm: 27

1.2 Một số tranh chấp thường gặp trong thực hiện Hợp đồng nhập khẩu 28

2. Một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. 31

3. Nguyên tắc hạn chế và giải quyết tranh chấp trong thực hiện hợp đồng NK 33

CHƯƠNG II 36

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VÀ NHỮNG TRANH CHẤP THƯỜNG GẶP Ở CÔNG TY CP XNK VẬT TƯ NN VÀ NS 36

I./ Khái quát về công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản hà nội. 36

1/. Quá trình hình thành và phát triển. 36

2/. Chức năng nhiệm vụ của công ty. 38

3/. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 39

3.1/ Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. 40

3.2. Kết cấu lao động của công ty. 41

II. Tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 42

1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 42

1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. 42

1.2. Mặt hàng kinh doanh. 45

2. Thực trạng thực hiện hợp đồng NK phân bón ở công ty. 49

2.1. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng NK . 49

III . Một số tranh chấp thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng NK phân bón ở công ty. 53

IV. Nhận xét chung về tình hình thực hiện hợp đồng NK phân bón ở công ty. 57

1. Nhận xét chung . 57

2. Những thuận lợi: 61

3. Những vấn đề còn tồn tại ở công ty 62

CHƯƠNG III: 64

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TRANH CHẤP TRONG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NK PHẬN BÓN 64

I. Phương hướng mục tiêu hoạt động của công ty. 64

1. Hoạt động sản xuất phân bón hoá học ở nước ta hiện nay. 64

2. Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thơì gian tới 66

2.1. Định hướng phát triển nhập khẩu 66

2.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong nước của công ty 67

II. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón tại công ty. 68

1. Những giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ. 69

1.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và điều tra đối tác 72

1.3. Hoàn thiện kỹ năng soạn thảo hợp đồng. 75

2. Những giải pháp về bộ máy của công ty. 78

3. Những giải pháp về vốn và công nghệ. 78

4. Một số kiến nghị với Nhà nước : 79

KẾT LUẬN 81

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản HN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông sản hà nội. 1/. Quá trình hình thành và phát triển. Việt Nam là một trong những nước có gần 80% dân số làm nghề nông, tuy thế nền nông nghiệp nước ta vẫn chưa thực sự phát triển. Hàng năm, chúng ta phải nhập khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp để phục vụ tiêu dùng và sản xuất. Sau Đại hội Đảng VI năm 1986, Nhà nước đổi mới sự quản lý nền kinh tế, bộ mặ ngành nông nghệp nước ta có nhiều sự biến đổi. Tuy nhiên sự biến đổi này chỉ ở mức độ nhất định nhưng thành quả của nó rất đáng kể. Một trong số đó phải kể đến các chính sach ưu đãi của Nhà nước khuyến khíc các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh sán phẩm nông nghiệp phục vu cho công cuộc đổi mới đất nước. Công ty vật tư nông nghiệp I Hà Nội ra đời từ sự đổi mới này. Giai đoạn trước năm 1986, công ty chỉ là trạm vật tư nông nghiệp Hà Nội. Đây là thời kỳ nước ta thực hiện cơ chế quản lý tập trung nên trạm chỉ thực hiện chức năng thu mua và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp theo kế hoạch phân phối của các cơ quan chủ quản. Từ sau năm 1986, nhận thấy sự đổi mới là cần thiết,trạm vật tư nông nghiệp I Hà Nội được đổi thành xí nghiệp vật tư nông nghiệp I Hà Nội. Đây là thời kỳ đầu nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, xí nghiệp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp và nông sản như: phân hoá học các loại ( bao gồm phân đạm, phân lân, phân kali, phân urê.), tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, các mặt hàng nông sản ( như gạo, ngô. ) Năm 1993, xí nghiệp được đổi tên thành Công ty vật tư nông nghiệp cấp I Hà Nội theo quyết định số 99/NN-TCCB/QĐ ngày 28/01/1993 của Bộ Nông Nghiệp – Công nghiệp thực phẩm. Công ty vẫn thực hiện chức năng chủ yếu là kinh doanh mặt hàng phân bón các loại và mặt hàng nông sản nhưng với quy mô lớn hơn. Thị trường hoạt động của công ty là các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Phân phối thông qua hệ thống cửa hàng như: Cửa hàng ga Đồng Văn, Cửa hàng ga Văn Điển, Cửa hàng Do Lộ, Trạm vật tư nông nghiệp Thanh Hóa. Mỗi năm các cửa hàng này phân phối trung bình từ 100.000 – 150.000 tấn/năm phân bón các loại, tương ứng 400.000 USD/năm. Năm 1999, Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới các Doanh nghiệp Nhà nước để đáp ứng với sự phát triển cuả nền kinh tế thị trường, công ty đã được chuyển thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội theo quyết địh số 156/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 11-11-1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tên tiếng Anh: Agricultural Materials and Product import export joint stock Company. Viết tắt: AMPIE., JS Co. Đây là những bước đầu đánh dấu sự thành công của công ty với nhiệm vụ là kinh doanh XNK các mặt hàng nông nghiệp và nông sản. Mặc dù mới tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế nhưng công ty là đơn vị rất có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên đứng trước sự chuyển hướng của nền kinh tws, công ty cũng trải qua những khó khăn phức tạp như: Công ty phải tự cân đối tài chính trong kinh doanh, trong quản lý Cán bộ – Công nhân viên, trả khấu hao tài sản, thuế, vốn và các khoản phải nộp ngân sách. Nhưng bằng những nỗ lực tự thân và sự giúp đỡ của Nhà nước, Công ty đã dần thích ứng với nền kinh tế thị trường. Từ năm 1999 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh XNK phân bón đều tăng, đạt trung bình 150.000 – 200.000 tấn/năm, tương ứng với doanh thu 293247.740 triệu đồng. 2/. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội là đơn vị kinh doanh dưới sự chỉ đạo và quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có trụ sở giao dịch tại xã Ngũ Hiệp – Thường Tín, Hà Nội. Công ty có các chức năng nhiệm vụ chính như sau: Sản xuất phân bón hoá học, bao bì, chế biến nông sản. Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, các loại nông sản. Tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hàng năm về mua bán, chế biến, vận chuyển, bảo quản hàng nông sản thực phẩm. Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ( thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp, kim khí điện máy, bách hoá vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất ). Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch của Nhà nước cũng như đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp và các ngành khai thác trong cả nước. Cùng với các đơn vị Nhập khẩu trong và ngoài ngành tổ chức nghiên cứu và tìm tòi, xây dựng tạo thị trường và nguồn hàng ổn định. Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn liên doanh liên kết với các cơ sở trong và ngoài nước đảm bảo tợ hoạch toán kinh doanh, bảo toàn vốn và có lãi. Tổ chức quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất kỹ thuật phương tiện phục vụ trực tiếp nhu cầu kinh doanh của công ty. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành. 3/. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội thuộc sự quản lý của Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng công ty hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến chức năng nghĩa là có một thủ trưởng và các nhân viên dưới quyền được nhóm vào các bộ phận, phòng ban trên cơ sở các hoạt động tương tự nhau. Tuy vẫn có nhược điểm nhưng đây là kiểu quản lý tiến bộ nhất hiện nay và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty. Ban giám đốc Chủ tịch HDQT kiêm giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Ban giám đốc Các phòng ban Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Trạm vật tư NN cấp I Hải Phòng Trạm vật tư nông nghiệp Thanh Hoá Tổ bảo vệ Tổ kinh doanh phía Nam 3.1/ Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. * Ban Giám đốc. Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm giám đốc là người điều hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của công ty. Phó giám đốc và kế toán trưởng: Giúp việc cho Giám đốc có 2 phó Giám đốc và 1 Kế toán trưởng. Phó Giám đốc trợ giúp, điều hành các mảng hoạt động mà Giám đốc giao phó, đồng thời thay mặt Giám đốc quản lý điều hành công việc khi được ủy quyền. Kế toán trưởng phụ trách chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty. * Các phòng ban - Phòng Kế toán – Tài vụ: Phòng này có nhiệm vu: Giúp Giám đốc kiểm tra, quản lý chỉ đạo điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ của công ty và các đơn vị cơ sở. Quản lý tính toán hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vấn đề vốn và nguồn vốn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của công ty trong sản xuất kinh doanh và chủ động trong các vấn đề chính. - Phòng Kế hoạch Kinh doanh: Phòng này gồm 2 bộ phận : Bộ phận kế hoạch. Bộ phận các cửa hàng. Bộ phận kế hoạch: + Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng các chương trình, kế hoạch, mục tiêu hoạt động xuất nhập khẩu ngắn hạn và dài hạn. + Tổ chức ký kết các hoạt động kinh doanh: Hợp đồng Nhập khẩu, hợp đồng thu mua nông nghiệp và nông sản trong nước, hợp đồng vận tải, hợp đồng kho bãi bảo quản hàng hoá. + Điều chỉnh các mặt thiếu cân đối trong quá trình thực hiện mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty như: tiếp nhận và phân phối hàng, thanh toán hợp đồng, giải quyết thương vụ. Bộ phận các cửa hàng bao gồm: + Cửa hàng ga Văn Điển. + Cửa hàng ga Đồng Văn + Cửa hàng ga Hà Đông + Cửa hàng Do Lộ + Nhiệm vụ của các cửa hàng này là: Giao nhận và bảo quản hàng hoá. Bán hàng theo lệnh của công ty. Thanh quyết toán tiền hàng với công ty. - Phòng Tổ chức - Hành chính. Phòng này có nhiệm vụ: + Tham mưu cho Ban Giám đốc để sắp xếp bộ máy về tổ chức và công tác cán bộ của công ty nhằm thực hiện có hiệu quả của công việc kinh doanh của công ty. + Giúp Ban Giám đốc trong các nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế của các đơn vị cơ sở. + Thực hiện các chế độ chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Trạm Vật tư Nông nghiệp cấp I Thanh hoá: Phụ trách thị trường các tỉnh miền Trung. + Tiếp nhận hàng hoá từ đầu mối của công ty phân phối cho thị trường. + Bán hàng theo lệnh của công ty. + Thanh quyết toán tiền hàng với công ty. 3.2. Kết cấu lao động của công ty. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội có đồi ngũ 60 Cán bộ Công nhân viên chức với 23 nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học, 10 nhân viên có trình độ Trung cấp và Cao đẳng, thêm vào đó nam giới chiếm số đông. Có thể nói đây chính là một thuận lợi lớn cho công ty. Với chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu nên đòi hỏi nhân viên phải có trình độ, và với mỗi lô hàng nhập khẩu, cán bộ nghiệp vụ phải tăng cường xuống các cơ sở, việc này phù hợp với cán bộ nam hơn. Để phát huy thế mạnh hàng năm Công ty vẫn tổ chức các lớp bồi dưỡng, cử nhân viên đi học đào tạo nghiệp vụ, bổ xung trình độ ngoại ngữ. Với sự sắp xếp lao động hợp lý, kinh doanh ổn định, mức lương bình quân của công tăng rõ rệt: Năm 1999, mức lương bình quân mỗi nhân viên là 860.000 đ. Năm 2000, mức lương bình quân mỗi nhân viên là 1.300.000 đ. Năm 2001, mức lương bình quân mỗi nhân viên là 1.400.000 đ. II. Tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Kết quả kinh doanh của công ty qua một số năm gần đây được thể hiện bằng các chỉ tiêu ở bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. STT Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 (%) So sánh 02/01 (%) 1 Tổng doanh thu. - DT hàng NK - DT bán hàng trong nước 308.790 206.889,3 101.900,7 350.970 230.149,9 120.820,1 396.067 250.460 145.607 13,66 11,2 18,6 12,8 8,8 20,5 2 Các khoản giảm trừ. - Giảm giá hàng bán. - Hàng bán bị trả lại 466 160 306 426 141 285 380 210 170 8,6 11,86 6,86 10,8 48,8 40,4 3 Doanh thu thuần 308.324 350.544 395.687 16,7 12,9 4 Giá vốn hàng bán 197.691 205.403 215.466 3,9 4,9 5 Lợi nhuận gộp 110.633 145.141 180.221 31,16 24,2 6 Chi phí kinh doanh 8.338 9.431 15.200 13,09 61,2 7 Tỷ suất CPKD/DTT(%) 2.7 2.69 8 Chi phí hoạt động tài chính 3.787 5.380 6.918 42,06 28,6 9 Tỷ suất CPHĐTC/DTT(%) 1.23 1.53 10 Lợi nhuận trước thuế 98.508 130.330 158.103 32,30 21,3 11 Nộp ngân sách 211 290 320 37,44 10,3 12 Lợi nhuận sau thuế 98.297 130.040 157.783 32,29 21,3 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo tài chính 2000, 2001, 2002. Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta sử dụng một số chỉ tiêu về doanh thu, chi phi, lợi nhuận, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của năm sau thấp hơn năm trước: năm 2001 so với năm 2000 tăng 13,66% với số tiền là 42.180 triệu đồng, năm 2002 so với năm 2001 tăng 12,8% với số tiền là 45.097 triệu đồng. Doanh thu của công ty phụ thuộc chủ yếu vào kinh doanh NK, thế nhưng doanh thu hàng trong nước tăng cao hơn doanh thu hàng NK và hiệu quả tăng cũng cao hơn: năm 02/01 doanh thu hàng trong nước tăng 20,5% mà DT hàng NK chỉ tăng 8,8%, công ty cần nghiên cứu tìm biện pháp để DT hàng NK tăng hiệu quả hơn góp phần tăng tổng DT . Do đăc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh hàng nông nghiệp nên tinh rủi ro cao, số liệu trong biểu cũng cho thấy rõ phát sinh các khoản giảm trừ như: Những khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Năm 2001 các khoản giảm trừ giảm được 8,6% tương đương 40 triệu đồng. Sang năm 2002 các khoản giảm trừ đã giảm được 46 triệu đồng. Đây là nhân tố ảnh hưởng không tốt đến doanh thu và lợi nhuận. Nguyên nhân phát sinh những khoản này chủ yếu là do khâu bảo quản chưa tốt. Đây là vấn đề đòi hỏi công ty phải đầu tư xây dựng cơ bản nhiều hơn. Chi phí kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính tăng, đặc biệt là chi phí hoạt động tài chính có tỷ lệ tăng cao : 42,06% Chứng tỏ trong năm Công ty chưa quản lý tốt chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận . Nguyên nhân chủ yếu là do còn thiếu kinh nghiệm trong giai đoạn đầu thực hiện NK trực tiếp. Về lợi nhuận: Tuy có gặp một số khó khăn nhưng công ty vẫn là đơn vị kinh doanh có lãi. Năm 2001 lợi nhuận sau thuế 130.040 triệu đồng, năm 2002 là157.783 triệu đồng. Nhưng để lợi nhuận tăng thật sự hiệu quả công ty cần nghiên cứu giảm chi phí. Tóm lại, ta thấy doanh thu của công ty chủ yếu vẫn từ hàng NK. Song không vì thế mà bỏ qua thị trường trong nước. Điều này càng được chứng tỏ hơn qua tình hình kinh doanh NK phân bón hoá học. 1.2. Mặt hàng kinh doanh. Sau khi nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về khách hàng, kết hợp với một số thông tin khác, Công ty có kế hoạch khai thác nguồn hàng cũng như kế hoạch mua bán cho từng mặt hàng cụ thể. Hệ thống cửa hàng của Công ty có chức năng lưu chuyển hàng hoá đến khách hàng cuối cùng. Do vậy, công ty đã hình thành nhiều mặt hàng kinh doanh giúp người tiêu dùng có khả năng lựa chọn đầy đủ hàng hoá đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của mình. Mặt hàng kinh doanh của công ty được thực hiện ở bảng sau: STT Tên Hàng Tỷ trọng (%) 1 Urê 55,3 2 Kali clorua 9,2 3 DAP(1)( Phân tổng hợp ) 25,4 4 SA(2) 5,9 5 Các loại khác 4,2 Bảng 2: Thống kê số lượng và tỷ trọng mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty. (1). Phân Diamophos (2). Nguồn: Phòng Kế hoạch. Số liệu trên cho thấy công ty kinh doanh chủ yếu là mặt hàng phân bón. Cho đến nay, mặt hàng này vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng kinh doanh thêm nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp làm phong phú thêm mặt hàng kinh doanh, đồng thời cũng làm tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của họ. Nhờ tiến bộ trong công nghệ sinh học, ngày nay xuất hiện rất nhiều giống cây trồng mới đòi hỏi sự chăm sóc thích hợp đã đặt ra những yêu cầu cho Công ty cần phải đưa ra những laọi phân bón phù hợp hơn. Thêm vào đó những vấn đề về môi trường, sức khỏe con người đã khiến mọi người tập trung nhiều vào các mặt hàng phân bón vi sinh. Chính vì thế, mặt hàng phân bón vi sinh sẽ là sự lựa chọn của Công ty trong tương lai. Bên cạnh phân bón là mặt hàng chính, Công ty còn kinh doanh thêm một số mặt hàng khác như hàng nông sản, hàng vật liệu xây dựng … nhưng nó chỉ đóng vai trò phụ trợ không đáng kể. Như chúng ta đã biết, phân bón là dạng hạt rất dễ sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản rất nhiều khó khăn do đặc tính của sản phẩm là dễ bay hơi, dễ chẩy nước. Đồng thời tiêu thụ nhiều ở các vụ mùa chính, nên công ty phải có kế hoạch nhập hàng vào trước mùa vụ để tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá. Mặt hàng kinh doanh của công ty một phần do công ty chủ động tìm kiếm khai thác từ các cơ sở sản suất ở nước ngoài, một phần do các cơ sở sản suất đó giới thiệu tìm đến công ty ký kết hợp đồng. Công ty chủ yếu nhập phân URÊA các loại của thị trường Inđônêxia, thị trườngTrung Đông, nhập khẩu phân kali clorua của thị trường Liên Xô cũ. Phân lân công ty nhập của bạn hàng trong nước như nhà máy phân đạm Hà Bắc, nhà máy Supe lân Lâm Thao. Với uy tín có từ nhiều năm nay và công ty đang ngày càng phát triển mặt hàng này nhằm giữ vững và phát triển thị phần của mình. Sau đây là số liệu thống kê về cơ cấu hàng NK và nguồn hàng NK của công ty. Bảng 3: Kim ngạch NK theo mặt hàng . Đơn vị: USD Mặt hàng 2000 2001 2002 Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Urê 5.896.300 42,7 6.761.633,35 44,1 9.348.666,7 56,0 DAP (1) 3.948.150 28,6 3.960.544,45 25,8 4.026.000 24,1 Kali clorua 1.994.150 14,5 2.510.544,9 16,4 1.761.246,3 10,5 Phân đạm 1.954.000 14,2 2.110.544 13,7 1.561.420,3 9,4 TKNNK(2) 13.792.600 100 15.343.266,7 100 16.697.333,3 100 (1). Phân Diamophos (2)Tổng kim ngạch NK Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999,2000,2001. Số liệu của bảng cho thấy mặt hàng NK chủ yếu của công ty là phân Urê, mặt hàng này tăng ổn định qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng. Nhu cầu của mặt hàng này ngày càng tăng, vì phân Urê có khả năng thích nghi rộng, có thể phát huy tác dụng trong cả trồng trọt và chăn nuôi, mà các nhà sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 6% nhu cầu. Chúng ta thấy rằng trong cơ cấu mặt hàng NK, urê chiếm tỷ trọng khá lớn: 42,7% trong tổng kim ngạch NK năm 2000 tương đương 5.896.300 USD. Do đặc tính của mặt hàng này thích hợp với vùng đất phèn, đất bazan và có thể ứng dụng cả trong chăn nuôi, và làm nguyên liệu sản xuất phân trong nước nên nó được tiêu thụ ở nhiều thị trường. Do vậy, sang năm 2001, 2002 tỷ trọng NK mặt hàng này tăng đều. Tuy nhiên, công ty cũng cần chú ý vì tranh chấp thường hay xảy ra ở mặt hàng này ở các khía cạnh như bao bì không đúng, không đúng chất lượng.Tiếp đến là phân DAP, Kali và phân đạm. Nhìn chung, sản phẩm phân bón hoá học với đặc tính phục vụ sản xuất nông nghiệp nên được coi là mặt hàng thiêt yếu đối với người nông đân. Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá khá ổn định. Độ co giãn mặt hàng với gía không nhiều, khách hàng tiềm năng cũng như hiện thực của công ty là rất lớn vì bất cứ người nông dân nào đều có nhu cầu ổn định về mặt hàng này. Do vậy, khối lượng hàng hoá NK của công ty tăng đều qua các năm. Bảng 4: Kim ngạch NK theo thị trường. Đơn vị :USD Tên nước 2000 2001 2002 Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Trị giá TT(%) Liên Xô (cũ) 4.758.520 34,5 4.068.653 26,5 3.839.466 23,0 Indonexia 3.258.520 23,6 3.818.000 24,9 3.210.000 19,2 Trung Quốc 2.125.000 15,4 2.885.537 18,8 3.215.000 19,3 Trung Đông 2.000.280 14,5 2.065.538,4 13,5 2.916.450 17,5 Các nước khác 1.650.280 12,0 2.505.588,3 16,3 3.516.417 21,0 TKNNK 13.792.600 100 15.343.266,7 100 16.697.333 100 Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000, 2001,2002. Thị trường NK của công ty chủ yếu vẫn là Liên Xô(cũ). Năm 2000 tổng kim ngạch đạt 13.792600 USD, năm 2001 đạt 15.342.266,7 USD, năm 2003 đạt 16697333,3 USD. Biểu trên cho thấy, năm 2000 Công ty NK chủ yếu của thị trường liên bang Nga đạt 4.758.520 USD chiếm 34,5% kim ngạch NK của công ty . Đây là quốc gia có nền kinh tế ổn định nhưng với sự toàn cầu hoá nền kinh tế, công ty đã có xu hướng đa dạng hoá thị trường NK. Dựa vào số liệu của bảng ta thấy công ty đã rất chú trọng thị trường trong khu vực. Thị trường Indonêxia năm 2000 chiếm 23,6% kim ngạch NK, năm 2001 là 24,9%. Tuy nhiên sang năm 2002 đã giảm xuống còn 19,2% và được chú ý vẫn là thị trường Trung Quốc .Trị giá NK từ Trung Quốc đạt 15,4% tương đương 2.125.000 USD năm 2000 đến năm 2001 là 18,8% và 19,3% vào năm 2002. Trong khu vực , mặt hàng của Trung Quốc có tính cạnh tranh cao, sản phẩm phù hợp với điều kiện đất đai của nước ta. Một năm Trung Quốc sản xuất khoảng 6,6 triệu tấn phân lân một năm mà giá thành chỉ bằng 75-80%giá thành phân lân Việt Nam . Tuy nhiên, công ty không nên phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này mà nên mở rộng hơn với các nước khác. Song trong những năm đầu NK trực tiếp thì đây là những kết quả khả quan và công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để giảm các tranh chấp trong thực hiện hợp đồng NK. 2. Thực trạng thực hiện hợp đồng NK phân bón ở công ty. 2.1. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng NK . Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay các giao dịch giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài ngày càng đa dạng. Nhưng do trình độ còn hạn chế nên trong các hợp đồng TMQT , các doanh nghiệp của chúng ta thường chưa bảo vệ được hết quyền lợi của mình. Thực tế họ đã thực hiện các hợp đồng TMQT như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua tình hình thực hiện hợp đồng NK ở công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản . Công ty tiến hành việc thực hiện hợp đồng NK theo một chuỗi các công việc kế tiếp nhau. Việc thực hiện chuỗi các tác nghiệp này có thể khác khi NK các mặt hàng khác nhau , bằng các phương thức giao nhận khác nhau và sử dụng phương thức thanh toán khác nhau .. . Nhưng nhìn chung thực hiện quy trình NK ở công ty gồm các công việc sau : Mở thư tín dụng (L/C) Vì công ty chỉ sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nên đây là khâu đầu tiên trong qúa trình nhập khẩu. Công ty sử dụng bằng phương thức thanh toán bằng L/C trả ngay( L/C At sight )trong các hợp đồng nhập khẩu, do vậy việc mở L/C là tiền đề để tiến hành các công việc tiếp theo. Để mở L/C cán bộ nghiệp vụ của công ty đến Ngân hàng - Đầu tư và Phát triển Thanh trì làm đơn xin mở L/C ( theo mẫu của nhân hàng ). Không có khó khăn gì trong việc này nhưng nếu không hết sức thận trọng cũng sẽ dẫn đến tranh chấp trong khâu này. Ví dụ trong hợp đồng Nhập khẩu với người bán ở Trung Quốc Công ty đã bị người bán khiếu nại vì không mở L/C đúng thời hạn. Chú ý làm đơn sao cho chính xác, đúng mẫu đơn và phù hợp với nội dung mình mong muốn. Cần cân nhắc các điều kiện ràng buộc, người XK sao cho hợp đồng vừa chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của hai bên. Ngoài đơn xin mở L/C công ty đồng thời phải tiến hành ký quỹ số tiền ký quỹ phụ thuộc vào từng đợt hàng NK . Khi mở L/C công ty thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin về người XK lần đầu tiên có quan hệ làm ăn hoặc doanh nghiệp nước ngoài không có uy tín trong ngành để kiểm tra xem họ có giao hàng theo đúng hợp đồng không ? Thuê phương tiện vận tải . Vì công ty lựa chọn điều kiện cơ sở của hợp đồng là điều kiện CFR Theo điều kiện này người bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải , công ty phải thuê phương tiện vận chuyển hàng hoá về kho của công ty. Điều kiện cơ sở giao hàng này thích hợp với vận tải biển , nhưng tranh chấp thường hay phát sinh ở khâu này. Thuê tàu là một nghiệp vụ phức tạp . Người bán phải làm sao thuê tàu đủ khả năng đi biển , phù hợp với đặc tính thương phẩm của hàng hoá . c. Mua bảo hiểm . Vì công ty NK theo điều kiện CFR công ty phải mua bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của mình. Công ty lựa chọn hai dơn vị nhận bảo hiểm có uy tín là Công ty bảo hiểm dầu khí chi nhánh phía bắc-Petrol Vietnam Insurance và công ty bảo hiểm TP HCM Bảo Minh. Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, công ty phải diền vào giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hoá ( theo mẫu in sẵn của công ty bảo hiểm). Tuy nhiên, cũng phải chú ý điền những nội dung phù hợp với HĐNK. Công ty thường mua HĐ bảo hiểm chuyến với trị giá bảo hiểm là 110% giá CIF, theo điều kiện bảo hiểm C. d: Làm thủ tục hải quan. Để thực hiện tốt khâu này công ty đã chuẩn bị các loại chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định và các điều kiện có liên quan để hoàn chỉnh việc khai báo hải quan ( Theo Luật Hải quan Việt Nam ) . Cán bộ nghiệp vụ của công ty phải kê khai đầy đủ và chính xác những nội dung ghi trên tờ hải quan hàng NK và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của những kê khai đó. Dựa vào căn cứ tính thuế đã kê khai và xác định mã số hàng hoá, thuế suất, giá tính thuế theo quy định để tự tính toán số thuế phải nộp. Bộ hồ sơ khai báo hải quan gồm: Chứng từ phải nộp gồm có: Tờ khai hải quan hàng nhập(2 bản chính); Hợp đồng ngoại thương( 1 bản sao); Hoá đơn thương mại(1 bản chính); vận đơn (1bản sao). Chứng từ nộp bổ sung gồm có: giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng. Chứng từ phải xuất trình là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( 1 bản sao hoặc chính),và giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh XNK( 1 bản sao hoặc chính) Nhân viên hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tờ khai hải quan và bộ hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì chỉ đạo đưa hàng của công ty kiểm tra thực tế và chuyển hồ sơ sang bộ phận tính thuế để công ty nộp thuế và các lệ phí khác. Làm thủ tục hải quan thường đi liền với bước nhận hàng và kiểm tra hàng NK. e: Nhận hàng và kiểm tra hàng. Khi hàng về đến cầu cảng, công ty sẽ nhận được thông báo hàng đến thì đại diện công ty sẽ mang vận đơn đường biển gốc ( Bill of lading – B/L ). Các doanh nghiệp kinh doanh XNK hiện nay khi nhận hàng thường sử dụng dịch vụ giao nhận của ngươì kinh doanh Dịch vụ giao nhận. Nhưng công ty có thuận lợi rất lớn, đó là có 2 chi nhánh ở 2 cảng lớn: trạm nông nghiệp Hải Phòng và tổ kinh doanh phía nam. Mỗi khi nhận được thông báo hàng đã nhập cảng, cán bộ nghiệp vụ phối hợp với chi nhánh cơ sở cùng tiến hành nhận hàng nên khâu này cũng không gặp khó khăn nhiều. Nhưng khi hàng về đúng vụ mùa vẫn không đủ nguồn nhân lực để thực hiện tốt khâu nhận hàng. Đại diện công ty đến hãng tàu xuất trình giấy B/L (bản gốc) để nhận lệnh giao hàng (D/O) xuống kho làm phiếu xuất kho (Vì công ty có cơ sở ở cảng Hải Phòng nên hàng không phải lưu kho tại Cảng, giảm được rất nhiều phí kho bãi, mà chỉ phải nộp lệ phí xếp dỡ ra phương tiện vận chuyển. Sau khi đối chiếu với bản lược khai hàng hoá, bộ phận giao nhận của cảng sẽ thanh toán cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao thẳng để công ty nhận hàng tại tàu. Tiếp đó cônh ty tiến hành kiểm tra hàng hoá. Cơ quan được công ty lựa chọn là cơ quan kiểm định Vinacontrol. Nếu không có vấn đề gì thì ký vào bản kết toán nhận hàng ( ROROC). Nếu phát hiện xảy ra hàng bị ẩm, hư hỏng ,... thì phải lập chứng từ xác nhận như giấy chứng nhận hàng hỏng (COR), thư dự kháng ... Đây có thể là khâu phức tạp nhất trong thực hiện HĐ NK nó liên quan đến nhiều vấn đề như hợp đồng ngoại thương, thanh toán, thủ tục hải quan, vận tải ... cho nên khi thực hiện nghiệp vụ giao nhận cán bộ công ty phải rất thận trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0521.doc