Đề tài Một số biện pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long

Lời nói đầu 3

Phần I: Chất lượng sản phẩm với vấn đề doanh nghiệp 6

I. khái niệm chung về chất lượng và quản lý chất lượng. 6

1. Đặt vấn đề. 6

2. Chất lượng là gì 6

3. Sự phát triển của chất lượng. 6

4. Quản lý chất lượng - Các nguyên tắc quản lý chất lượng. 9

5. Hệ thống chất lượng. 10

6. Vai trò của hệ thống văn bản. 11

II. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000. 11

1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. 11

2. ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO 9000. 11

3. Tóm tắt các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000. 13

III. Các bước tiến hành áp dụng ISO 9000. 15

1. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000. 15

2. Chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000. 16

3. Các giai đoạn chính của quá trình áp dụng ISO 9000. 17

 

PhầnII. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 9000 tại Công ty Rượu -Nước giải khát Thăng Long. 20

 

I. Khái quát tình hình chung của Công ty. 20

1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. 20

2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. 23

3. Hoạch định chiến lược của Công ty. 23

4. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long ảnh hưởng tới quá trình quản lý chất lượng. 25

A. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh. 25

B. Đặc điểm và quy trình công nghệ và trang thiết bị. 28

C. Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng. 31

D. Đặc điểm về lao động. 35

E. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. 37

F. Đặc điểm về vốn. 42

 

II. Phân tích tình hình áp dụng ISO 9002 tại Công ty Rượu -Nước giải khát Thăng Long. 46

1. Tình hình quản lý chất lượng của Công ty trước khi áp dụng ISO 9000. 46

2. Lý do tại sao Công ty chọn ISO 9002. 52

3. Tiến độ áp dụng ISO 9002 ở Công ty. 53

4. Tiến trình đánh giá. 55

 

III. Một số nhận xét. 57

1. Những kết quả ban đầu. 57

2. Những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng ISO 9002. 57

 

Phần III. Một số biện pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển hệ thống ISO 9002 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long. 59

I. Phương hướng đặt ra đối với hệ thống QLCL ISO 9002 ở Công ty Rượu -Nước giải khát Thăng Long. 59

 II. Các giải pháp 61

Biện pháp thứ nhất 61

Biện pháp thứ hai 63

Biện pháp thứ ba 65

Biện pháp thứ tư 67

Biện pháp thứ năm 70

III. Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan tư vấn. 73

 

Kết luận 76

Tài liệu tham khảo 77

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 tại Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đới, Nếu chỉ dùng giống nấm men thuần chủng của Châu Âu để lên men Vang của ta Vang sẽ bị nhiễm khuẩn, làm cho chất lượng Vang không ổn định. Do vậy, chủng nấm lên men phù hợp với sản xuất Vang ở ta phải có khả năng chịu cồn ở nồng độ từ 14%-16%. Xuất phát từ yêu cầu trên, Công ty đã nghiên cứu phân lập thành công chủng nâm men mới có thể sản xuất Vang trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Nhờ có chủng nấm lên men này mà quá trình lên men sẽ diễn ra triệt để và không cần bổ sung thêm nhiều rượu êtylic. Tiêu chuẩn của nấm men đem dùng là có khả năng lên men nhanh, lên men đều tích tụ cao, tạo hương vị đặc trưng, thuần khiết. Việc đưa chủng nấm men mới vào sản xuất Vang đã mở ra một hướng phát triển quy mô lớn cho công nghiệp Vang, hứa hẹn cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm mới của Vang Thăng Long chất lượng cao hơn, mang lại nguồn lợi lớn cho Nhà Nước. +Nước là một nguyên liệu hết sức quan trọng vì nó chiếm tới 70% trong thành Vang, do đó nó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng Vang, nước được sử dụng phải là nước mềm, đủ tíêu chuẩn nước uống. để đáp ứng yêu cầu đó, hiện nay Công ty đang xây dựng một hệ thống lọc và dẫn nước sạch phục vụ cho toàn Công ty. +Nồng độ đường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tế bào nấm men, do vậy đường sử dụng cho sản xuất bi a phải là đường có độ tinh khiết cao thì dịch đưòng sau khi lắng trong để đưa vào lên men mới đảm bảo. +Cồn..Nguyên liệu phụ dùng để sản xuất Vang gồm các loại chai, nút, nhãn, mác, .. tuy đây là những nguyên liệu phụ nhưng nó có vai trò làm tăng giá trị của sản phẩm rất nhiều. Hiện nay công ty thuỷ tinh liên doanh Malayxia thường xuyên cung cấp chai cho Công ty với các loại chai dung tích 0,75 lít và 0,50 lít. Nút chai Công ty sử dụng là nút nhôm và nút màng co có màu vàng và màu đỏ của Nàm triều Tiên và Cộng hoà Pháp. công ty đã ký hợp đồng dài hạn với công ty in quận I thành phố HCM để in nhãn mác, nhãn mác sản phẩm của Công ty đẹp, rõ nét, phong phú tạo được ấn tượng với khách hàng. Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long đã thấy rõ vai trò quan trọng của nguyên vật liệu đối với việc đảm bảo chất lượng nói riêng và sự thành công trong sản xuất kinh doanh nói chung nên Công ty đã đề ra các tiêu chuẩn riêng về chất lượng, thời gian giao hàng cũng như giá cả đối với mọi nguyên liệu mua vào, và theo dõi chặt chẽ ngay khi thanh lý hợp đồng. Trước khi đưa vào sản xuất nguyên liệu lại kiểm tra lần nữa và có phiếu kiểm nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật do bộ phận KCS và QC của Công ty tiến hành trên tất cả các nguyên liệu đưa vào. Nhờ có việc kiểm tra chặt chẽ này mà Công ty đã giảm được nhiều sai hỏng trong quá trình sản xuất nên Công ty đã tiết kiệm được nhiều và giảm chi phí sản xuất dẫn đến giá giảm thành sản phẩm , khiến cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cả về số lượng cũng như chất lượng và giá cả. Ngoài công tác kiểm tra nguyên vật liệu một cách ngặt ngèo, Công ty còn rất quan tâm đến quá trình lưu giữ bảo quản nguyên vật liệu thông qua việc xây dựng một hệ thống kho hiện đại cùng với các chính sách bảo quản chặt chẽ. Tuy nhiên, Công ty cần phải áp dụng các biện pháp khoa học trong việc luân chuyển hàng hoá trong kho sao cho phù hợp , đồng thời công tác vệ sinh kho được thực hiện thường xuyên hơn. D.Đặc điểm về lao động. Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long rất quan tâm đến vấn đề nhân lực, coi nhân tố con người là nhân tố quyết định mọi nhân tố khác, coi đó là chiến lược lâu dài cho sự tồn tại và phát triển. Khi mới thành lập Công ty chỉ có 50 người cho đến năm 1999 cùng với sự mở rộng quy mô, phát triển sản xuất số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên là 290 người. Trong đó có 208 cán bộ công nhân viên chức và 52% là nữ Trình độ cán bộ công nhân viên: +45 cán bộ tốt nghiệp đại học và trên đại học +34 người có trình độ trung cấp +Số còn lại chủ yếu là công nhân lành nghề, đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm được đào tạo trực tiếp tại Công ty. Hàng năm tổng số công nhân đều tăng lên. Nhưng tốc độ tăng của trình độ đại học và trung cấp tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của trình độ phổ thông. Chứng tỏ rằng sự đổi mới công nghệ, thiết bị máy moc đòi hỏi là số công nhân ít, nhưng trình độ phải cao. Tuy nhiên vì chưa hiện đại được hết nên số lao động phổ thông còn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình 3 năm 1996-1998 lao động phổ thông chiếm 70% trong tổng số lao động. Hơn nữa do đặc điểm sản xuất của nghành là mang tính thời vụ nên số lượng công nhân làm việc tại Công ty là không ổn định. Thời gian vào mùa vụ thì Công ty sử dụng hết lượng lao động đông thời còn phải thuê thêm ở ngoài, nhưng khi hết mùa vụ thì Công ty có các chính sách khuyến khích công nhân nghỉ việc. Để đảm bảo chất lượng cho sản xuất. Trước khi nhận một lao động vào Công ty đều kiểm tra kiến thức, trình độ tay nghề, từ đó sắp xếp hợp lý vào các bộ phận nhằm phát huy tối đa năng lực của mọi thành viên. Đồng thời Công ty rất quan tâm đến việc thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để định hướng phát triển nguồn nhân lực phải có kế hoạch đào tạo để hình thành đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi tay nghề, ham hiều nghiệp vụ, thích ứng với cơ chế thị trường. Công ty đã đề ra một số chính sách như sau: -Công ty cử những người có khả năng học tập, công tác đi đào tạo về những nghiệp vụ chuyên môn mà Công ty cần. -Trong công tác thực tế, những người đã qua đào tạo thể hiện rõ năng lực chuyên môn, đều được trọng dụng và hưởng chế độ ưu tiên nhất định do kết quả đào tạo mang lại. -Công ty đang nghiên cứu chế độ phụ cấp bằng nói chung cho đào tạo để khuyến khích học tập dưới bất kỳ hình thức nào, cũng giống như chế độ phụ cấp và năng suất, chất lượng lao động. Ngoài ra Công ty còn rất quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên để tạo cho cán bộ công nhân viên hăng say làm việc, Công ty đã tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất của Công ty, lắp đặt hệ thống trang thiết bị hiện đại trong phòng làm việc. -Công ty đã xây dựng một khu nhà làm việc vơi diện tích 200m2 -Hội trường 200 chỗ ngồi. -Nhà ăn giữa ca trang bị bằng bếp ga với hơn 200 chỗ ngồi. -Nhà tắm -vệ sinh có hệ thống cung cấp nươc nóng lạnh. -Các phòng làm việc được trang bị máy tính, điện thoại, máy điều hoà.. .. Bảng lợi ích của người lao động trong các năm Chi phí Nội dung Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Tổng số BQ đầu người Tổng số BQ đầu người Tổng số BQ đầu người Bảo hiểm y tế và vệ sinh môi trường 65,7 0,32 268,0 1,28 280,0 1,35 Bảo trợ ăn giữa ca 152,0 0,74 160,0 0,77 170,0 0,82 Tổ chức nghỉ mát và sinh hoạt văn hoá 9,1 0,44 91,0 0,44 100,0 0,4 Thu nhập bình quân đầu người 1,45 1,46 1,4 1,4 1,1 1,4 Do đặc điểm sản xuất của Công ty mang tính thời vụ nên mỗi khi hết thời vụ công nhân phải nghỉ việc điều đó làm cho người sản xuất không yên tâm sản xuất dốc toàn tâm toàn lực vào công việc. Để khắc phục tình hình này, Công ty nên đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất những mặt hàng không mang tính thời vụ hoặc chéo muà vụ với sản phẩm hiện tại. E.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. Tổ chức quản lý có vai trò rất quan trọng đối vơi quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bởi Nếu doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý thì quá trình sản xuất diễn ra dễ dàng, không mất nhiều thời gian; ngược lại, Nếu tổ chức quản lý rườm rà thì sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ, kém hiệu quả. Nhận thức được điều đó, Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long đã lựa chọn một cơ cấu gọn nhẹ đó là tư tưởng tổ chức lãnh đạo của Công ty. Mô hình tổ chức Công ty hình 5 Đặc điểm nổi bật trong sản xuất của công ty là sản xuất theo mùa vụ. Ngoài mùa vụ , công ty vẫn duy trì sản xuất nhưng tiến độ giảm xuống, chủ yếu sản xuất như vậy phục vụ nhu cầu trong nước. Do đặc trưng của sản xuất như vậy, nên cơ cấu quản lý tổ chức cũng theo hướng đó. Về kiểu tổ chức quản lý: Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và phương thức quản lý theo kiểu trực tuyến, công ty quán triệt cơ chế quản lý: Đảng lãnh đạo, Giám đốc quản lý điều hành, công nhân viên chức tham gia quản lý thông qua Đại Hội công nhân viên chức, Ban thanh tra công nhân. Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban, bộ phận: Giám đốc: Trách nhiệm và quyền hạn: Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nươc và pháp luật, có quyền điều hành cao nhất trong công ty: * Tổ chức điều hành hoạt động công ty * Công bố chính sách, mục tiêu chất lượng * Chủ trì các cuộc họp xem xét lãnh đạo * Sử dụng các nguồn lực do nhà nước giao nhằm xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm,phương án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý.. ..trong đó mục tiêu nâng cao không ngừng hệ thống quản lý chất lượng của công ty được quán triệt trong từng công việc * Ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình và hướng dẫn. * Báo cáo và chịu sự giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động chất lượng của Công ty. Phó Giám đốc: Trách nhiệm và quyền hạn: Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trươc Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền: * Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trươc Giám đốc công ty về công nghệ , kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm của công ty * Xây dựng quản lý và kiểm tra các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ và quy chế sản xuất liên quan trực tiếp đến kỹ thuật và quản lý trong hệ thống chất lượng * Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kỹ thuật hàng năm theo tháng, quý và kế hoạch triển vọng. * Điều lao động và các nguồn lực khác như: vật tư, năng lượng, thiết bị.. * Nghiên cứu đề tài khoa học, các dự án khoa học, tổ chức phong trào cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm Đại diện lãnh đạo về chất lượng Trách nhiệm và quyền hạn: * Đảm bảo hệ thống được xây dựng, áp dụng và duy trì theo tiêu chuẩn ISO 9002 * Báo cáo thực hiện hệ thống chất lượng để Giám đốc công ty xem xét và làm cơ sở để cải tiến hệ thống chất lượng * liên hệ với bên ngoài về các vấn đề có liên quan đến hệ thống chất lượng của công ty * Xem xét các thủ tục( quy trình ) của ISO 9002 * Đào tạo phổ biến * Đánh giá chất lượng nội bộ * Đảm bảo duy trì và thực hiện các yêu cầu của hệ thống chất lượng * Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao. Phòng quản lý chất lượng Trách nhiệm và quyền hạn: * Giúp đại diện lãnh đạo về chất lượng thực hiện các trách nhiệm được giao nhằm đảm bảo hệ thống chất lượng đã được xây dựng, áp dụng và duy trì theo tiêu chuẩn này * Tổ chức kiểm tra, giám sát mọi kết quả của KCS * Lập các báo cáo thực hiện hệ thống chất lượng * Nghiên cứu đề xuất những cải tiến hệ thống chất lượng * Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc trực tiêp giao Phòng tổ chức hành chính A. Tổ chức * Quản lý công tác tuyển dụng, đào tạo, tổ chức sắp xếp công việc * Quản lý công tác bảo hộ, an toàn lao động * Xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, định mức lao động.. .. phục vụ yêu cầu sản xuất - kinh doanh * Quản lý thanh toán chế độ cho người lao động * Phối hợp với công đoàn và các tổ chức khác để giải quyết các khiếu nại tranh chấp về lao động: * Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, tuyên truyền huấn luyện * Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc trực tiếp giao B. Hành chính * Quản lý công tác hành chính, công văn giấy tờ đến, tiếp khách giao dịch ( đối nội, đối ngoại ) * Quản lý công tác liên doanh, liên kết sản xuất, kinh doanh Theo dõi, tổng hợp các mặt hoạt động của Công ty * Quản lý vệ sinh và môi trường * Quản lý hồ sơ sức khỏe của CBCNV * Quản lý công tác quản trị công ty; bảo vệ cơ quan quản lý nhà của, tài sản.. .. * Thực hiên các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao Phòng cung tiêu Trách nhiệm và quyền hạn: * Tổ chức cung ứng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ SXKD và tiêu thụ sản phẩm của công ty * Quản lý hệ thống mạng lưới cung tiêu của công ty * Thực hiên các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao Phòng thị trường Trách nhiệm và quyền hạn: * Tổ chức phát triển thị trường trong nước và ngoài nước bán sản phẩm của công ty * Tổ chức mạng lưới đại lý tiêu thụ * Quản lý công tác xuất nhập khẩu * Công tác hội chợ * Quản lý toàn diện công tác quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của công ty * Thực hiên các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao Phòng kế toán Trách nhiệm và quyền hạn: * Tổ chức công tác thực hiện kế toán thống kê, kiểm soát tài chính của công ty * Công tác kế toán tiền lương * Lập kế hoạch hành chính, chi phí lưu thông. * Thực hiện tốt công tác tài chính, kế toán cho Công ty, đảm bảo không bị ắc tắc trong sản xuất kinh doanh. * Chỉ đạo về công nợ va thu hồi nợ, không để khách hàng nợ dây dưa, hạn chế bớt những khoản nợ khó đòi. * Thực hiên các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao Phòng kỹ thuật Trách nhiệm và quyền hạn: * Chỉ đạo công tác kỹ thuật để hoàn chỉnh việc sản xuất, cho ra sản phẩm có chất lượng cao. * Kiểm tra, kiểm soát việc mua nguyên vật liệu về các tiêu chuẩn kỹ thuật và số lượng * Kiểm tra và kiểm soát sản phẩm. * Cố vấn chỉ đạo về xây dựng cơ bản và sửa chữa xuống các phòng ban kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS), ban kỹ thuật công nghệ và cơ điện Phòng bảo vệ * Bảo vệ tài sản Công ty. * Giữ gìn an ninh. * Thực hiện việc kiểm tra tài chính. * Phòng chống bảo lụt, trộm cắp, cháy nổ Với cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất như trên là tương đối gọn nhẹ và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Cơ chế quản lý theo kiểu trực tuyến, người thi hành chỉ nhận và thi hành của người phụ trách cấp trên trực tiếp, do đó các quy định từ trên xuống hay các thông tin phản hồi từ dưới lên rất nhanh chóng và chính xác, thực hiện tốt các công tác quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng. F.Đặc điểm về vốn Cơ sở về vốn kinh doanh của Công ty khi thành lập: Tổng số vốn kinh doanh : 86118200 đồng Trong đó Vốn cố định: 43526000 đồng Vốn lưu động : 425922000 đồng Ta thấy vốn cố định chiếm 50 % trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. Qua thực tế để sản xuất ra một sản phẩm ( 1 lít rượu vang các loại) thì chi phí bất biến chiếm khoảng 30% tổng chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tổng nguồn vốn hay tài sản của Công ty tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1999 là 40.351.197.724 đồng. Trong đó : Tài sản: - Tài sản cố định : 18.853.134.228 đồng -Tài sản lưu động : 21.808.054.436 đồng Nguồn vốn: -Công nợ phải trả: 23.891.070.979 đồng -Nguồn vốn chủ sở hữu:16.460.126.745 đồng Nguồn vốn kinh doanh của công ty không ngừng được bổ sung, mở rộng qua các năm. Một phần do được nhà nước cấp bổ sung với mức độ tăng hơn năm trước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó do công ty làm ăn có lãi, có tiền để bổ sung vào nguồn vốn của mình, nói chung mức bổ sung đều tăng hơn năm trước. Riêng năm do công ty phải chi phí nhiều hơn vào công tác quảng cáo, kích thích tiêu thụ nên việc bổ sung vào vốn kinh doanh của công ty có giảm đi so với năm 1996. Nhờ kinh doanh tốt, công ty cũng thường xuyên đầu tư vào máy móc trang thiết bị hiện đại với tổng số vốn tăng hơn năm trước. Tuy nhiên nguồn vốn bỏ vào chủ yếu là vay ngân hàng, nhất là năm 1997 số vay này tăng vọt do vốn của công ty không đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng sản xuất. Đến năm 1998 nhờ kết quả quá trình đầu tư của nhiều năm trước mà công ty có lãi lớn, có điều kiện bổ sung nâng cấp nhà xưởng, mua sắm máy móc và vốn vay ngân hàng ít hơn năm 1997. Năm 1998 công ty đã đầu tư 748 triệu đồng để nâng cấp nhà xưởng, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị khoảng 3642 triệuđồng Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy: tỷ trọng tài sản lưu động của Công ty lớn hơn so với tài sản cố định, tuy nhiên lại tập trung quá nhiều ở các khoản phải thu và tồn kho. Như vậy hiệu quả kinh doanh, sử dụng đồng vốn chưa cao, Công ty đang đặt ra chính sách thu hồi vốn nhanh, kích thích tiêu thụ, sản xuất kịp thời, giảm tồn đọng. Làm được điều đó sẽ đảm bảo tài chính để thanh toán công nợ, tăng nguồn vốn chủ sở hữu Bảng cân đối kế toán Đơn vị : 1000 đồng Tài sản Mã đầu năm Cuối kỳ Nguồn vốn Mã đầu năm Cuối năm A. Tài sản lưu động và DTngẵn. I.TIEN 1. tiền mặt tại quỹ 2.tiền gửi ngân hàng 3.tiền đang chuyển II.Các khoản ĐTCT ngắn. 1.ĐT CK ngắn hạn 2.Đt ngắn hạn khác 3.DP GT ĐT NH III. Các khoản PT 1.PT của khách hàng 2.trả trước người bán 3.PT nội bộ vốn KD ơe các ĐV PT nội bộ khác 4. Các Khoản PT K. 5.DP PT khó đòi IV hàng tồn kho 1.H mua đi đường 2.NVl tồn kho 3. Công cụ dụng cụ 4.CF SXKD dở dang 5.TPhẩm tồn kho 6. hàng hoá tồn kho 7.hàng gửi đi bán 8.Dphòng Giảm giá hàng tồn V. TSLĐ khác 1. tạm ứng 2.chi phí trả trước 3.Chi phí cho kết C 4.TS thiếu chờ xủ lý 5. các khoản TC, KQ VI.Chi Phí sự nghiệp 1.CPSN năm trước 2.CPSN năm nay B.TSCĐ 1.TSCĐ hữu hình -nguyên giá -Gía trị HM luỹ kế 2.TSCĐ thuê Tài C -nguyên giá -Gía trị HM luỹ kế 3.TSCĐ vô hình - nguyên giá -Giá trị HM luỹ kế II.Các khoản ĐT tài chính Dài hạn. III.CPXD cơ bản DD IV.Các khoản kýquỹ TÔNG CÔNG 100 110 111 112 113 120 121 128 129 130 131 132 133 134 135 136 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 149 150 151 152 153 154 155 160 161 162 200 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 230 240 250 21,808,054 1.288.562 1.177.546 111.015 2.080.383 1.207.129 50.000 589.137 347.894 241.242 234.117 17.052.782 4.995.642 39.859 10.106.685 1.700.445 250.150 1.386.326 685.661 720.664 -20.000 18.543.143 18.543.143 18.157.476 18.066.641 90.837 385.667 310.000 75.667 40.351.197 23.160.675 5.169.679 153.660 5.016.019 1.054.652 628.067 25.000 293.166 338.775 -45.609 108.418 15.673.330 8.261.518 47.426 4.978.066 2.137.823 248.495 1.263.012 675.951 613.982 2.079 -29.000 13.033.922 13.033.922 12.787.292 12.271.686 -6.484.393 246.630 338.298 -141.667 36.194.597 A.Nợ Phải Trả I.Nợ ngắn hạn 1.Vay ngắn hạn 2.Nợ Dài h đến ngàyP trả 3.phải trả người bán 4.người muatrả trước 5.thuế và các khoản Pnộp 6.Phải trả CNV 7.Phải trả nội bộ 8.Các khoản PT khác II.Nợ Dài Hạn 1.Vay dài hạn 2.Nợ dài hạn III.Nợ Khác 1.Chi phí phải trả 2.Tài sản thừa chờ xl 3.Nhận ký quỹ B.Nguồn VốnCSH I.Nguồn vốn- quỹ 1.Nguồn vốn KD 2.Chênh lẹch đánh giá lại Tài Sản 3.Chênh lẹch tỷ giá 4.Quỹ phát triển KD 5Quý dự trữ 6.Lợi nhuận chưa phân phối 7.Quỹ khen thưởng,phúc lợi 8.Nguồn vốn ĐT XDCB 9.Quỹ dự trữ mất việc làm III.Nguồn kinh Phí 1.Quỹ quản lý của cấp trên 2.Nguồn kinh phí sựnghiệp -Nguồn KP SX năm trước -Nguồn KP SX năm nay 3.Nguồn kinh phí đã hình thành 300 310 311 312 313 314 315 316 317 318 320 321 322 330 331 332 333 400 410 411 412 413 414 415 416 417 418 419 420 421 422 423 424 425 23.891.070 21.481.206 8.472.000 5.186.270 914.757 4.239.642 1.700.016 553.843 144.675 2.409.865 2.409.864 16.460.126 16.460.126 14.966.340 50.858 126.148 138.489 1.114.215 64.075 40.351.197 22.986.568 21.223.353 22.435 4.835.633 11.706.701 2.852.572 1.530.357 275.652 1.763.215 1.763.215 13.208.029 13.028.029 10.591.556 1.585.165 317.286 49.701 442.467 181.853 36.194.597 II.Phân tích tình hình áp dụng ISO 9002 tại Công ty. 1.Tình hình quản lý chất lượng chung ở Công ty trước khi áp dụng ISO 9000. Kể từ khi được thành lập , Công ty Rượu- Nước giải khát Thăng Long đã trải qua hơn 10 năm trưởng thành và phát triển. Trong 10 năm đó Công ty đã có bao thăng trầm, bởi lẽ sự ra đời của Công ty gắn liền với sự thay đổi của nền kinh tế nên không ít khó khăn mặc dù vậy nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty mà công ty đã có một ưu thế trên thị trường, sản phẩm của Công ty được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Khi mới thành lập, Công ty đã phải tự mình vươn lên để có thể tồn tại trước sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, trước tình hình đó Công ty đã tự xây dựng cho mình rất nhiều chiến lược, như: giá cả, khâu phân phối ...và chất lượng sản phẩm . Công ty nhận thấy rằng chất lượng đóng vai trò quan trọng quyết định sự cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó Công ty đã xây dựng cho mình các chỉ tiêu về chất lượng một cách chặt chẽ và quản lý các tiêu chuẩn đề ra. Bảng theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu ĐV tính Năm 1991 Năm 1992 Năm 1993 Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Doanh thu Tỷ 1538 4138 8365 17136 42312 52684 56489 58400 62500 So với năm trước % 269 202 205 247 125 107 103 175 Sản lượng bán ra hàng năm 1000 lít 196 568 905 1637 3859 4726 4807 5000 5000 So với năm trước % 290 159 181 236 122 102 97 97 Nộp ngân sách nhà nước Tr 337 835 1976 4090 10050 9828 8222 9300 10000 So với năm trước % 248 237 207 246 97 84 106 121 Mức nộp bình quân đầu người Tr (đ) 4.61 13.47 26.0 42.0 61.0 54.0 31.5 29.8 32.5 Sản lượng sản xuất ra Lít 1690272 3958874 4782346 4814209 5210948 5623256 So với năm trước % 228 124 101 Thu nhập bình quân đầu người Tr 146 300 500 1124 1400 1400 1400 1400 1400 Lợi nhuận trước thuế Tr 91.7 228.8 704.1 1640.8 4137.7 4373.6 6500.9 6521.0 6631.4 So với năm trước % 8 1 233 252 54 151 132 167 Qua bảng số liêu ta thấy :Doanh thu tăng một cách đáng kể qua các năm điều đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty đã được thị trường ngày càng chấp nhận. Sản lượng bán ra của Công ty không ngừng tăng lên từ 4726 nghìn lít năm 1996 tăng lên 5 triệu lít năm 1998. Qua đó thấy được Công ty có một vị thế rất lớn trên thị trường. Từ năm 1996 đến năm 1998 nộp ngân sách không ngừng tăng lên đó là một cố gắng lớn của Công ty trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Số lượng sản xuất cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Để đạt được những thành tựu trên , phải kể đến sự cố gắng nỗ lực của mỗi thành viên trong Công ty. Những cố gắng đó được thể hiện qua năng suất lao động của họ Bảng năng suất lao động của Công ty Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 S 22.7720 22.2870 23.3824 23.7830 P 20.8238 30.0925 30.0627 30.0524 S: Mức sản xuất của một lao động trong từng năm (1000 lít) Tổng số lượng sản xuất ra trong năm S= Tổng số lao động trong năm P: Mức sinh lời của một lao động trong từng năm (triệu đ) Tổng số lợi nhuận trong năm P= Tổng số lao động trong năm Để có những kết quả trên Công ty đã phải thực hiện những giải pháp cụ thể như: -Trước hết Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm Vang Thăng Long. Bảng các chỉ tiêu chất lượng Vang Thăng Long TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1 Hàm lượng etanol 14%V 2 Hàm lượng axít bay hơi quy về axít axetic 0,86 g/l 3 Hàm lượng este theo este etylaxetat 3732 mg/11000 4 Hàm lượng theo aldehyt theo axetatdehyt 104 mg/11000 5 Hàm lượng metanola 0,028% V 6 Nồng độ đường 70 +/- 10 g/l 7 Nồng độ cồn 14% V 8 Độ axít 6,5+/- 0,5 g/l 9 Màu sắc Nâu sáng 10 Hương vị Đặc trưng Vang Ngoài các chỉ tiêu trên Công ty cũng đề ra các chỉ tiêu về chai, nhãn mác,.. Nhờ đó mà sản phẩm Vang truyền thống - Vang nhãn vàng của công ty được khách hàng cảm tình và mến mộ. Rượu Vang Thăng Long đươc khách hàng đánh giá cao và dùng làm tiêu chuẩn đi so sánh với các sản phẩm vang khác. -Trong năm 1998, Công ty đã đầu tư khẩn trương vào các khâu như công nghê và kỹ thuật tạo điều kiện mở rộng quy mô phát triển sản xuất; Quý III năm 1998 Công ty đã đầu tư dây chuyền rửa chai, máy dãn nhãn, đóng thùng hiện đại được lắp đặt với mức cơ giới hoá tự động cao ở những khâu công nghệ chốt yếu; chuyển đổi từ thủ công bán cơ giới sang cơ giới hoá tự động. Công nghệ và chất lượng luôn đi liền với nhau, do đó trong thời gian qua, chất lượng của Công ty được ổn định và tỷ lệ các sản phẩm không phù hợp giảm đến mức tối thiều làm cho năng suất sản xuất Vang tăng lên rõ rệt. Năm 1997 tăng so với năm trước 20 -22% Năm 1998 tăng so với năm trước 17% Năm 1999 tăng so với năm trước 19% -Đẩy mạnh các biện pháp thi đua đánh giá chất lượng lao động. Giảm thưởng vật chất ;khích lệ mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực bằng nhiều biện pháp tổng hợp. Hàng ngày, phòng kỹ thuật cử cán bộ phụ trách chất lượng KCS xuống phân xưởng theo dõi, lấy mẫu bán thành phẩm của rượu để phân tích đánh giá chất lượng trước khi đem ra thị trường. Ngoài ra, cán bộ của phòng kỹ thuật cũng kết hợp với cán bộ của phòng kinh doanh trong công tác đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất. Phòng kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên tìm tòi các phương pháp phối liệu phù hợp nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đề ra các biện pháp kỹ thuật để giảm thời gian sản xuất ra một mẻ rượu và nâng cao năng suất. -Ngoài chế độ thưởng phạt rõ ràng nhằm thúc đẩy mọi người có trách nhiệm với kết quả lao động của mình. Công ty luôn coi trọng công tác khoa học, cải tiến chất lượng một cách cơ bản. Đặc biệt năm 1997-1998 có những cải tiến công nghệ thiết bị quan trọng, tạo bước chuyển vững chắc vể chất lượng và nó đem lại nguồn lợi cho Công ty. Cụ thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0020.doc
Tài liệu liên quan