Công trình nằm ở vùng núi biên giới, việc vận chuyển, tập kết vật tư vật liệu, thiết bị xe máy thi công là rất khó khăn, dẫn tới tăng chi phí xây dựng, tăng giá dự thầu.
- Địa hình đồi núi nên việc san lấp mặt bằng là tương đối khó khăn, phải làm đường thi công.
- Công trình nằm xa nguồn nước phục vụ thi công, đòi hỏi phải có biện pháp đưa nguồn nước tới chân công trình, phát sinh chi phí làm tăng giá dự thầu.
Tóm lại với gói thầu “Trụ sở làm việc huyện uỷ + khối dân huyện Phục Hoà tỉnh Cao Bằng”, trừ Công ty TNHH Thái Phin, 4 Công ty còn lại nhìn chung đều có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công, vì vậy khả năng cạnh tranh về mặt kỹ thuật và tiến độ sẽ không găy gắt. Cho nên vấn đề mà các nhà thầu cần quan tâm ở đây là giá bỏ thầu.
Công ty TNHH Thái Phin có giá dự thầu thấp nhất nhưng kết quả cuối cùng Constrexim đã trúng gói thầu này với giá dự thầu là 6.396.382.000 đồng. Sở dĩ như vậy là vì trong số các công ty này thì Công ty Constrexim là một công ty nhà nước, có tiềm lực về tài chính, máy móc thiết bị kỹ thuật cũng như về nhân lực, uy tín trong việc thi công các công trình tương tự cộng với giá dự thầu thấp hợp lý. Trong khi đó, Công ty TNHH Thái Phin chưa có nhiều uy tín trong ngành xây dựng, năng lực kỹ thuật công nghệ, tiềm lực tài chính còn nhiều hạn chế, khó có thể đáp ứng được những yêu cầu của chủ đầu tư.
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu tại công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (bộ xây dựng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị cũ đang chờ thanh lý đồng thời thay vào đó là một số thiết bị mới.
Qua thống kê về năng lực trang thiết bị của Constrexim như trên cho thấy với một số lượng lớn máy móc thiết bị, đa dạng về chủng loại, tương đối hiện đại và đồng bộ như hiện nay là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm tăng chất lượng công trình, tăng uy tín của Công ty , đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi cao của khách hàng về một công trình có chất lượng tốt, bền vững và có giá trị thẩm mỹ cao. Góp phần làm tăng ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, đặc biệt là trong công tác đấu thầu.
3.4. Đặc điểm nguồn nhân lực
3.4.1. Thống kê nhân lực
Bảng 4: Cán bộ quản lý chuyên môn, kỹ thuật
TT
Cán bộ quản lý
số
lượng
Số năm kinh nghiệm
< 5năm
≥ 5năm
≥ 10năm
≥15năm
1
Thạc sỹ
15
5
4
4
2
Kỹ sư xây dựng
95
18
39
26
2
3
Kiến trúc sư
54
13
20
16
12
4
Kỹ sư điện
17
3
5
6
5
5
Kỹ sư giao thông
19
5
6
5
3
6
Kỹ sư môi trường đôthị
10
2
3
3
3
7
Kỹ sư vật liệu xâydựng
10
2
5
3
2
8
Kỹ sư máy xây dựng
14
3
6
4
9
Kỹ sư thông gió cấp nhiệt
10
1
5
3
1
10
Kỹ sư xây dựng cảng
5
3
2
1
11
Kỹ sư cấp thoát nước
10
2
3
3
2
12
Kỹ sư cơ khí
15
2
7
4
2
13
Kỹ sư kinh tế xây dựng
25
5
12
5
3
14
Kỹ sư đo đạc
25
4
11
7
3
15
Cử nhân kinh tế
18
3
8
5
2
16
Cử nhân ngoại thương
18
2
8
5
3
17
Cử nhân tài chính kế toán
20
5
8
5
2
18
Cử nhân luật
8
2
1
3
2
19
Kỹ sư các nghành khác
7
3
3
1
20
Cao đẳng+ trung cấp cácngành
10
2
5
3
Tổng cộng
405
79
162
115
49
Nguồn: Báo cáo chất lượng cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ quý 1năm 2003
Bảng 5: Công nhân kỹ thuật
TT
Công nhân
kỹ thuật
Số
lượng
Bậc
2/7
Bậc
3/7
Bậc
4/7
Bậc
5/7
Bậc
6/7
Bậc
7/7
1
Công nhân vận hành máy xây dựng
380
93
72
86
63
45
21
2
Công nhân lắp máy
26
3
2
3
8
8
2
3
công nhân điện
40
4
5
4
16
9
2
4
công nhân cơ khí
42
3
6
5
15
11
2
5
công nhân hàn
207
14
26
35
64
61
7
6
CN lắp đặt thiết bị đường ống
30
6
4
9
8
3
7
CN lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh
38
3
4
6
12
10
3
8
công nhân nề
308
25
47
32
94
76
34
9
công nhân bê tông
235
23
20
35
78
57
22
10
công nhân sắt
258
38
28
20
82
72
18
11
công nhân cốt pha
230
26
23
27
78
65
11
12
công nhân mộc
76
5
6
15
24
19
7
13
công nhân trắc đạc
40
4
6
13
11
6
14
công nhân sản xuất VLXD
30
5
2
4
11
5
3
15
công nhân kỹ thuật khác
20
2
3
8
7
16
Lao động phổ thông
50
17
Lái xe
30
13
17
Tổng
2040
255
270
285
575
464
141
Nguồn: Báo cáo chất lượng công nhân quý 1 năm 2003
3.4.2. Trình độ, cơ cấu, điều kiện lao động và thù lao lao động
Trình độ lao động và cơ cấu lao động cơ cấu:
Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam gồm một đội ngũ đông đảo các cán bộ kỹ sư, kỹ thuật được đào tạo chuyên ngành trong nước hoặc tu nghiệp ở nước ngoài về tổ chức quản lý và thi công các công trình xây dựng cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trong việc thi công các công trình xây dựng có quy trình công nghệ phức tạp, đòi hỏi tính kỹ thuật, mỹ thuật cao. Trong đó:
Tổng số cán bộ công nhân viên : 2445
aTrình độ trên đại học : 15
a Trình độ đại học : 380
a Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp : 10
a Cônh nhân xây dựng bậc cao : 1180
a Công nhân lành nghề khác : 810
a Công nhân hợp đồng : 50
- Tỉ lệ cán bộ quản lý chuyên môn, kỹ thuật chiếm khoảng 17% trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty, trong đó 4% số cán bộ có trình độ trên đại học, 94% có trình độ đại học và 2% là cao đẳng và trung cấp, họ đều là những người dày dạn kinh nghiệm trong tổ chức quản lý thi công công trình xây dựng, 40% trong số họ có kinh nghiệm trên 10 năm, 40% có kinh nghiệm trên 5 năm và 20% có kinh nghiệm dưới 5 năm.
- Tổng số công nhân kỹ thuật của Công ty là 2040, chiếm 83% trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Trong đó, công nhân bậc 5/7 chiếm 29%, tiếp đến là công nhân bậc 6/7 chiếm 23%, bậc 3/7 chiếm 14%, 4/7 chiếm 14%, 2/7 chiếm 13% và công nhân 7/7 chiếm 7%. 82% trong số họ là lao động trực tiếp trong lĩnh vực xây lắp, còn lại là công nhân sản xuất vật liệu xây dựng, lái xe và một số lao động phổ thông khác.
Với một doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu là xây lắp như Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam thì đây là một cơ cấu lao động tương đối hợp lý, tuy nhiên chất lượng lao động chưa đồng đều, trình độ tay nghề của người công nhân cần phải được nâng cao hơn nữa, số thợ bậc 7/7 chỉ chiếm có 7% trong khi thợ bậc 2/7 lại chiếm 13% trong hơn hai nghìn công nhân, vì vậy muốn tăng chất lượng lao động Công ty cần tăng thêm đội ngũ thợ bậc 7/7 đồng thời giảm bớt số lượng công nhân bậc 2/7.
Điều kiện lao động và thù lao lao động:
Lao động chủ yếu của Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, trong khi đó việc sản xuất sản phẩm xây lắp lại chủ yếu diễn ra ngoài trời, chịu tác động, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết khí hậu vì vậy điều kiện lao động của công nhân rất vất vả, hơn nữa sản phẩm xây lắp là cố định tai nơi sản xuất nên mọi điều kiện phục vụ cho xây dựng trong đó có cả công nhân đều phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình. Những công trình do Công ty thi công phân bố trên mọi miền đất nước, do vậy khác với các công nhân của các lĩnh vực sản xuất khác, công nhân xây dựng không chỉ lao động mà còn phải sinh hoạt trên công trường cho đến khi công trình này hoàn thành thì lại tiếp tục công trình khác, đó là những khó khăn mang tính đặc thù của ngành xây dựng.
Tuy nhiên Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam luôn cố gắng tạo những điều kiện lao động tốt nhất cho công nhân và hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra để công nhân yên tâm trong lao động.
Thu nhập bình quân của những công nhân này vào khoảng 800.000đồng/tháng, trong đó người có thu nhập cao nhất vào khoảng từ 1,5-2 triệu đồng (đối với công nhân xây dựng bậc cao, thâm niên nhiều năm) và những công nhân có mức lương thấp nhất vào khoảng 300 –500 nghìn đồng (đối với những lao động phổ thông). Ngoài lương công nhân còn nhận được các khoản phụ cấp khác như tiền thưởng, tiền ăn ca ...và được trợ cấp BHXH đúng theo quy định của nhà nước.Với trình độ lao động và mức độ lành nghề của người công nhân trong Công ty như hiện nay thì chính sách tiền lương như vậy là tương đối thoả đáng, đảm bảo được tái sản xuất sức lao động và có tích luỹ.
Tuy nhiên để sử dụng sức lao có hiệu quả hơn và để khuyến khích tinh thần tích cực lao động của cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp thì Công ty cần phải phát huy tốt hơn nữa việc sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế, thực hiện tốt công tác quản lý lao động và tiền lương, đảm bảo thoả đáng cho người lao động theo thời gian và khối lượng công việc mà họ đã cống hiến cho Công ty.
3.5. ảnh hưởng của các đặc điểm trên tới công tác lập giá dự thầu của Công ty
Qua những đặc điểm cơ bản về kinh tế - kỹ thuật phân tích ở trên cho thấy những đặc điểm này có ảnh hưởng lớn tới công tác lập giá dự thầu của Công ty, có thể phát sinh những chi phí làm tăng hoặc giảm mức dự toán, làm thay đổi giá dự thầu:
- Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, địa chất, thuỷ văn, điều kiện về thời tiết khí hậu ở địa phương, giá vật liệu đến chân công trình, giá nhân công, điều đó làm cho giá của các bộ phận công trình rất khác nhau ngay cả khi sử dụng một thiết kế định hình. Các rủi ro về thiên tai như mưa, lũ… cần phải được lường trước nếu có thể. Việc gián đoạn quá trình thi công do thời tiết gây khó khăn cho việc lựa chọn trình tự thi công, làm chi phí phát sinh tăng do có dự trữ, làm ảnh hưởng tới mức dự toán, làm thay đổi chi phí xây lắp công trình.
- Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lực lượng công nhân lành nghề cộng với tiềm lực lớn về trang thiết bị, máy móc kỹ thuật là điều kiện tốt giúp Công ty khai thác triệt để các tiềm năng này để hạ giá thành xây lắp, nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý giá dự thầu.
- Việc di chuyển lực lượng sản xuất và cơ sở vật chất phục vụ tạm thời cho sản xuất thực hiện một cách liên tục từ công trình này sang công trình khác dẫn tới quy trình tổ chức sản xuất không ổn định, điều kiện về môi trường sống, làm việc của công nhân thay đổi liên tục ảnh hưởng tới năng suất lao động chung của toàn công trình, kéo dài tiến độ, ứ đọng vốn. Vì vậy trong trường hợp thời gian quá dài cần phải xem xét đến các rủi ro cũng như các yếu tố làm trượt giá như lạm phát, lãi suất thị trường thay đổi.
- Các công trình xây dựng có lợi thế so sánh do điều kiện của địa phương đem lại như công trình gần guồn nguyên vật liệu xây dựng, máy xây dựng, sẵn nhân công hoặc thuê được nhân công tại chỗ với giá rẻ…sẽ có nhiều lợi thế trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành xây lắp đồng nghĩa với giá dự thầu giảm, khả năng trúng thầu sẽ cao hơn.
- Ngoài ra, sản phẩm xây dựng thường là các công trình có giá trị lớn, vốn đầu tư nhiều, thời gian xây dựng kéo dài, Công ty có thể gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, khi công trình hoàn thành dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học công nghệ, tuy nhiên những yếu tố này khó có thể tính toán cụ thể, chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm và năng lực của Công ty.
Tóm lại, sản phẩm xây dựng có tính đa dạng và cá biệt cao, mang tính đơn chiếc, gắn liền với điều kiện địa phương nơi đặt công trình, các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của mỗi sản phẩm là không giống nhau vì vậy việc xác định giá dự thầu cho mỗi công trình là tương đối phức tạp, đòi hỏi trong công tác lập giá dự thầu phải tính toán một cách đầy đủ, kỹ lưỡng, chính xác cũng như phải lường hết các yếu tố dẫn tới các khoản phát sinh tăng, giảm để đảm bảo mức giá dự thầu của Công ty đưa ra không quá cao hay quá thấp so với giá gói thầu trong kế hoặch đấu thầu được duyệt. Cả hai trường hợp đều không tốt vì nếu mức giá cao quá nhà thầu sẽ bị đánh trượt còn thấp quá sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến của nhà thầu.
Phần II: Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu tại Công ty Constrexim
1. Tổng quan về việc tham gia đấu thầu của Công ty
Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Xây dựng đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, hoạt động xây dựng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng kỹ thuật phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Góp một phần vào sự nghiệp ấy, Công ty Constrexim đã và đang tiến hành các hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn quốc, bước đầu vươn ra một số nước trong khu vực và trên thế giới. Công ty đã khẳng định mình bằng các dấu ấn của các công trình, Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình trọng điểm của nhà nước như: Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II, Nhà máy điện Phú Mỹ II, Dự án thoát nước Thành phố Hà Nội…, các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao như: Trụ sở làm việc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, Trung tâm thể thao quận Hai Bà Trưng… và một số công trình ở nước ngoài: Tuyến đường cao tốc tại Cộng Hoà Palau, các toà nhà, biệt thự ở Đubai, Cô oét…
Trên thực tế hiện nay, cơ sở hạ tầng của nước ta còn nhiều hạn chế, mặt khác, trước đòi hỏi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với quá trình kiến thiết đất nước, khi mà chưa bao giờ các vấn đề như xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, khu công nghiệp, tiểu khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở… lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Nhu cầu xây dựng đang là rất lớn, trong đó một bộ phận lớn các công trình là sử dụng nguồn vốn nhà nước và tất yếu phải được thực hiện bằng phương thức đấu thầu trừ một số dự án có tính chất thử nghiệm, dự án cấp bách do thiên tai, bí mật quốc gia. Đây là cơ hội để Công ty tham gia đấu thầu các công trình có quy mô lớn tuy mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, vì vậy trong những năm qua Công ty không ngừng đổi mới, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên để tham gia đấu thầu.
Với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển dự án, Công ty Constrexim đã hoàn toàn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong công tác: tư vấn, thiết kế thi công các công trình xây dựng, kiểm tra chất lượng, giám sát kỹ thuật, phát triển đầu tư…Với tinh thần chủ động sáng tạo, nỗ lực và kiên trì trong công tác đổi mới, sự dịch chuyển cơ cấu kinh doanh một cách hợp lý và sự thành công trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Constrexim đã vươn lên trở thành một trong những Công ty vững mạnh và uy tín của ngành xây dựng Việt Nam. Sau đây là một số dự án và hợp đồng xây lắp điển hình mà Công ty đã và đang thực hiện:
Bảng 6: Một số dự án đầu tư điển hình Constrexim đã và đang thực hiện
TT
Tên dự án
Quy mô
Giá trị
(Triệu VNĐ)
Địa điểm
1
Dự án khu nhà ở Ngọc Khánh
1720m2
10.000
Ba Đình
Hà Nội
2
Dự án xây dựng khu nhà ở và làm việc C7-Thanh Xuân
5000 m2
25.000
Thanh Xuân
Hà Nội
3
Dự án xây dựng thí điểm nhà ở cao tầng B4 – tập thể Kim Liên
21.251m2
91.000
Đống Đa
Hà Nội
4
Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Yên Hoà
4 ha
288.000
Cầu Giấy
Hà Nội
5
Dự án xây dựng khu nhà ở 173 Xuân Thuỷ
10.000m2
20.000
Cầu Giấy
Hà Nội
6
Dự án hợp tác đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B
25,5 ha
22.000
Phố Nối
Hưng Yên
7
Dự án hợp tác đầu tư Khu công nghiệp Dĩ An- Bình An - Bình Dương
40 ha
100.000
Dĩ An-Bình An Bình Dương
8
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát TERRAZZO
250.000m2/n
15.000
Thuỷ Xuân Tiên Hà Tây
9
Dự án liên doanh đầu tư sản xuất gạch lát CONSTREXIM-COSNICO
50.000m2/năm
20.000
Hoà Thành
Tây Ninh
10
Dự án liên doanh đầu tư nhà máy nghiền xi măng Bửu Long
100.000 tấn/n
50.000
Vĩnh Cửu
Đồng Nai
Bảng 7: Các hợp đồng xây lắp của Công ty được hoàn thành năm 2002
STT
Tên hợp đồng
Tên cơ quan
Ký kết
Giá trị
hợp đồng
(Đơn vị: VND)
Địa điểm
1
Nhà máy giầy xuất khẩu Sao Vàng
Công ty TNHH Sao vàng Hải Phòng
29.330.000.000
Hải Phòng
2
Hạ tầng cụm công nghiệp may Phố Nối
Tổng Công ty Dệt may Việt Nam
21.603.000.000
Hưng Yên
3
Trung tâm triển lãm KTKT và xúc tiến TM tỉnh Sơn La
Công ty Thương nghiệp tỉnh Sơn La
18. 820.000.000
Sơn La
4
Trung tâm TDTT Quận Hai Bà Trưng
Ban quản lý dự án Quận Hai Bà Trưng
15.950.000.000
Hà Nội
5
Nhà ở phục vụ di dân GPMB (nhà E, G, H)
Ban quản lý dự án Quận Hai Bà Trưng
19.517.493.000
Hà Nội
6
Bênhi viện đa khoa Thanh Trì
Ban quản lý dự án Huyện Thanh Trì
6.020.000.000
Thanh Trì
7
Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bình Thuận
Sở y tế tỉnh Bình Thụân
6.493.387.000
Bình Thuận
8
Trạm cấp nước
Gia Lâm
Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm
3.000.000.000
Gia Lâm
9
Khu xử lý nước nhà máy
Xi măng Hải Phòng (mới)
Ban quản lý nhà mắy xi măng HP(mới)
4.855.095.272
Hải Phòng
10
Đường ra Đầm Môn -
Khánh Hoà
Sở du lịch tỉnh Khánh Hoà
11.529.960.000
Khánh Hoà
11
Hệ thống cấp nước
Tam Điệp - Nho Quan
Công ty cấp nước Ninh Bình
25.675.000.000
Ninh Bình
12
Đường tỉnh lộ 315
Phú Thọ
Ban quản lý dự án giao thông Phú Thọ
2.840.000.000
Phú Thọ
13
Nhà D&E khách sạn
Hoàng Gia
Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia
3.911.800.000
Quảng ninh
14
Nhà văn hoá tỉnh
Ba Chẽ – Quảng Ninh
Ban quản lý dự án huyện Ba Chẽ- Quảng Ninh
3.755.000.000
Quảng ninh
2. Phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu của Công ty
2.1. Một số đặc điểm chung về định giá sản phẩm xây dựng
- Giá của sản phẩm xây dựng có tính cá bịêt cao vì các công trình phụ thuộc nhiều vào địa điểm xây dựng, điều kiện địa chất vào loại hình công trình xây dựng, và vào các yêu cầu sử dụng khác nhau của chủ đầu tư, do đó giá xây dựng không thể định trước hàng loạt cho các công trình.
- Trong xây dựng không thể định giá trước cho hàng loạt công trình nhưng có thể dự tính giá cho một công trình cụ thể thông qua các số liệu khảo sát, thiết kế. Việc dự tính như vậy gọi là dự toán xây lắp. Dự toán này được lập trên cơ sở tập hợp của từng công việc theo thiết kế, từng hạng mục công trình, dự toán xây lắp thường được sử dụng để khống chế và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Với một thiết kế hoàn chỉnh và những tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng của bên mời thầu, mỗi doanh nghiệp xây lắp đều có thể xây dựng công trình trong khả năng thực hiện của đơn vị đó, tuy nhiên trong đấu thầu ( hạn chế hay rộng rãi) giá xây dựng do đơn vị xây lắp lập chỉ có thể coi là giá xây dựng công trình nếu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu và có giá đánh giá thấp nhất.
- Quá trình hình thành giá xây dựng thường kéo dài kể từ khi đấu thầu đến khi kết thúc xây dựng và bàn giao trải qua các điều chỉnh và đàm phán trung gian giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Giá xây dựng một công trình nào đó đã được hình thành trước khi sản phẩm thực tế ra đời.
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh xây dựng là sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng thông qua đấu thầu là chủ yếu, tức là người bán, người mua dã được định rõ, nhà thầu xây dựng không thể bán sản phẩm xây dựng nhận thầu ấy cho người khác. Do đó, giá nhận thầu phải bao gồm các chi phí và phải thêm cả thuế và lãi, vì khi sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác, một người bán có thể có nhiều người mua, không thể đặt trước mức lãi như trong sản xuất kinh doanh xây dựng mà lãi là do lấy doanh thu trừ đi chi phí.
- Việc mua bán sản phẩm xây dựng không phải là một hành vi trao đổi hàng hoá đơn thuần mà là một quá trình thông qua đấu thầu xây lắp, trong đó giá dự thầu là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến việc thắng thầu của nhà thầu xây dựng.
Như vậy có thể thấy giá xây dựng một công trình nào đó sẽ được hình thành trước khi sản phẩm thực tế ra đời và qua đấu thầu nó trở nên khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của bên mời thầu hay nhà thầu. Chính vì tính khách quan nên khi lập giá dự thầu nhà thầu phải tính toán đầy đủ các nội dung công việc, nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, cân nhắc mức lợi nhuận hợp lý để có được mức giá dự thầu hợp lý.
2.2. Phương pháp chung trong việc lập giá dự thầu tại Công ty
Giá dự thầu: là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có), giá này do các nhà thầu tham gia tranh thầu tự lập ra để tranh thầu.
2.2.1. Căn cứ để lập giá dự thầu
- Hướng dẫn của hồ sơ mời thầu: bao gồm các nội dung về hành chính pháp lý và về kỹ thuật ( biện pháp thi công, tiến độ thực hiện hợp đồng, nguồn cung ứng vật tư, vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật của vật tư, vật liệu…)
+ Biện pháp thi công: với mỗi phương pháp thi công khác nhau thì chi phí trực tiếp là khác nhau. Doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp thi công (phương án công nghệ và trình tự tổ chức thi công) hợp ý nhất dựa trên hồ sơ thiết kế và các yêu cầu về kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, để có thể tiết kiệm chi phí, làm giảm giá dự thầu. Tuy nhiên, phương pháp thi công này phải phù hợp với kinh nghiệm, năng lực, trình độ lao động của nhà thầu và đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Tiến độ thực hiện hợp đồng: thường thì rút ngắn tiến độ thi công sẽ giảm được chi phí chung, đặc biệt là chi phí quản lý tại hiện trường ( chi phí kho bãi, dự trữ, lán trại…). Tuy nhiên nếu rút ngắn quá mức cho phép có thể làm tăng chi phí trực tiếp dẫn đến tăng giá dự thầu. Do vậy, Công ty cần xác định được một tiến độ thi công phù hợp để vừa rút ngắn được tiến độ lại vừa giảm được giá dự thầu đồng thời đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Trong trường hợp chủ đầu tư có các yêu cầu cụ thể về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật vật liệu thì Công ty phải dựa trên những yêu cầu này để lập giá dự thầu. Nhưng trường hợp không có các yêu cầu đó thì bằng uy tín và những mối quan hệ của mình, Công ty có thể khai thác được những nguồn cung ứng vật liệu giá thấp hơn giá thị trường như mua từ các nhà cung cấp truyền thống của doanh nghiệp hoặc từ các Công ty thành viên. Tuy nhiên, trong bất kể trường hợp nào thì giá vật liệu tính trong đơn giá dự thầu được tính theo giá cả thị trường ở nơi có công trình xây dựng tại thời điểm lập giá ( báo giá vật liệu do Sở Tài chính vật giá địa phương đó cung cấp). Nếu Công ty khai thác tốt nguồn cung ứng thì giá thực tế vật tư, vật liệu mà Công ty mua được sẽ thấp hơn giá thị trường (ghi trong bảng báo giá), vì vậy một phần lợi nhuận sẽ có được từ chênh lệch giá vật tư, vật liệu, từ đó có thể hạ thấp mức lãi dự kiến của nhà thầu, giảm giá dự thầu.
- Tiên lượng kèm theo hồ sơ mời thầu: khối lượng công việc do chủ đầu tư tính toán trước.
- Căn cứ vào quy định chung về định mức dự toán xây dựng cơ bản và đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình xây dựng.
- Tham khảo các tiêu chí xét thầu của bên mời thầu
- Căn cứ vào môi trường đấu thầu.
- Căn cứ vào ý đồ chiến lược tranh thầu của Công ty
2.2.2. Phương pháp lập giá dự thầu
a) Yêu cầu
Lập giá dự thầu là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra một mức giá hợp lý, đảm bảo mức giá này không quá cao hoặc quá thấp so với giá gói thầu mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu, vì với mức giá cao nhà thầu có thể sẽ bị đánh trượt còn với mức giá quá thấp sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến của nhà thầu. Do vậy công việc lập giá dự thầu đòi hỏi sự nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, chính xác và hết sức tinh tế của cán bộ lập giá dự thầu.
Nếu chưa tính đến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá dự thầu thấp hợp lý thì nhà thầu đó có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu cao.
(Xác xuất trúng thầu)
(Mức giá dự thầu)
Muốn vậy công tác lập giá dự thầu cần quán triệt một số yêu cầu sau:
Tuân thủ các hướng dẫn của hồ sơ mời thầu
Phản ánh trung thực phương án công nghệ và phương án tổ chức thi công đã lựa chọn
Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao nhất
b) Phương pháp
Phương pháp chung: Trước hết xác định giá cho một đơn vị tính (đơn giá dự thầu) của từng loại công việc xây lắp; sau đó tổng hợp chi phí cho từng hạng mục, rồi cho cả công trình xây dựng theo các quy định hiện hành
b1. Xác định đơn giá dự thầu
Các thành phần chi phí tạo thành đơn giá dự thầu:
j. Chi phí trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu: căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu đủ quy cách phẩm chất tính cho một đơn vị tính: bao gồm chi phí vật liệu cấu thành sản phẩm và vật liệu hao hụt khâu thi công ( vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu luân chuyển); Căn cứ vào bảng giá các loại vật liệu bán trên thị trường, giá cước vận tải và các quy định hiện hành về tính giá vật liệu đến chân công trình.
VL = + CLvi
VL: chi phí vật liệu
Qi : khối lượng vật liệu theo định mức trong công tác xây lắp thứ i
Dvi : Đơn giá vật liệu công tác xây lắp thứ i
CLi : chênh lệch chi phí vật liệu ( nếu có)
- Chi phí nhân công: dược tính cho nhân công trực tiếp làm công tác xây lắp, căn cứ vào cấp bậc thợ, nhóm mức lương, lương cơ bản và các khoản phụ cấp.
nc =
Dni = dni x (1+ F1/ h1i+ F2/ h2i) x Knc
Qi: số công theo định mức bậc thợ i
Dni: đơn giá ngày công của bậc thợ i
dni : đơn giá ngày lương bậc thợ i
F1: các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đử trong đơn giá xây dựng hiện hành
F2: các khoản phụ cấp lương (nếu có ) tính theo tiền lưong cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa tính đủ trong đơn giá xây dựng hiện hành
h1n: hệ sốtiền công nhóm n trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu
h2n : hệ số tiền công nhóm n trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc
Knc : hệ số điều chỉnh chi phí nhân công theo quy định hiện hành
Bảng 8: Các trị số của h1i và h2i
Nhóm mức lương
I
II
III
IV
h1i
2,342
2,493
2,638
2,795
h2i
1,377
1,370
1,363
1,357
Nhóm I:
Mộc, nề, sắt
Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường
Sơn vôi và cắt lắp kính
Bê tông
Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay
Sửa chữa cơ khí tại hiện trường
Công việc sửa chữa tại hiện trường
Công việc thủ công khác.
Nhóm II:
Vận hành các loại máy xây dựng
Khảo sát, đo đạc xây dựng
Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống
Bảo dưỡng máy thi công
Xây dựng đường giao thông
Lắp đặt tua bin có công suất < 15MW
Duy tu, bảo dưỡng đường bộ, đường sắt.
Nhóm III:
Xây lắp đường dây điện cao thế
Xây lắp thiết bị, trạm biến áp
Xây lắp cầu
Xây lắp công trình thuỷ
Xây dựng đường băng sân bay
Công nhân địa vật lý
Lắp đặt tua bin có công suất ≥ 25MW.
- Chi phí máy xây dựng:
M =
Dmi = di xKm
Qi: số ca máy theo định mức loại máy thứ i
di: đơn giá ca máy loại máy i (chưa điều chỉnh)
Dmi: đơn giá ca máy của loại máy thứ i (đã điều chỉnh)
Km : hệ số điều chỉnh chi phí máy
Vậy chi phí trực tiếp là: T = VL + NC + M
k. Chi phí chung
Chi phí chung là chi phí không thể tính trực tiếp cho từng công tác xây lắp nhưng nó đảm bảo cho việc thi công toàn bộ công trình, gồm chi phí quản lý tại công trường(C1) và chi phí quản lý doanh nghiệp(C2).
- Chi phí quản lý tại công trường: có ý nghĩa như chi phí quản lý phân xưởng trong công nghiệp, được tính trực tiếp cho từng hạng mục xây dựng, bao gồm:
+ Chi phí thuê nhà, đất làm văn phòng công trường
Chi phí văn phòng, lán trại, thông tin liên lạc
Tiền lương cho nhân viên quản lý thi công
Lương, phụ cấp trong những ngày không trực tiếp sản xuất
Tiền đền bù cho điều kiện làm việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0121.doc