Đề tài Một số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học

MỤC LỤC

Trang

 

Lời cảm ơn . 3

Lời cam đoan . . 4

Các chữ viết tắt .5

Mục lục .6

A. PHẦN MỞ ĐẦU 8

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC

MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC

1. Lý do chọn đề tài : .8

2. Mục đích nghiên cứu .8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .9

4. Phương pháp nghiên cứu .9

5. Dự kiến đóng góp của đề tài .10

B. PHẦN NỘI DUNG 11

Chương I. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài : 11

1.1. Cơ sở pháp lý 11

1.2. Cơ sở lý luận . 11

1.3. Cơ sở thực tiễn .12

Chương II. Thực trạng của việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học 12

2.1. Thuận lợi 12

2.2. Khó khăn .14

Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học . 15

3.1. Điều tra cơ bản . 15

3.2. Biện pháp tiến hành 16

3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học . .19

3. 4 . Kết quả thực hiện các giải pháp 21

3. 5 . Chứng minh những giải pháp trên 21

 

C . PHẦN KẾT LUẬN 40

1. Kết luận chung 40

2. Kiến nghị 41

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

 

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15571 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật dân tộc đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về vẻ đẹp, về nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác. 1.3. Cơ sở thực tiễn : Từ thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy : Các em rất yêu thích Mĩ thuật, vì qua đó các em được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng của thiếu nhi không những ở trong nước mà cả của quốc tế. Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích, tập trung trang trí góc học tập của mình, ... Song, bên cạnh việc giảng dạy cho học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản đó thì Tôi thấy còn gặp nhiều hạn chế như : nhận thức của phụ huynh học sinh, chưa coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ, cho nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư. Mặt khác một số giáo viên chưa có phương pháp dạy thích hợp để giúp học sinh thấy hết cái hay, cái đẹp của môn học. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thèn, chưa có phòng chức năng. Phòng học chưa có đủ đồ dùng cần thiết để phục vụ môn học, bàn ghế còn thô sơ, tư liệu có liên quan còn hạn chế. Vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn phải cố gắng chuẩn bị tốt các khâu để kích thích động viên học sinh thường xuyên, kịp thời. Và tôi cũng gặt hái được một số thành quả đáng kể, phần lớn học sinh say sưa với môn học và hiểu được cái hay, cái đẹp trong môn học, góp phần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học ” Chương II. Thực trạng của việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học Năm học 2001 - 2002 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Vĩnh Lương 1, là nơi tôi thực hiện nghiên cứu để viết đề tài này. 2.1: Thuận lợi + Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật : - Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh, nhất là học sinh tiểu học, trước kia không có giáo viên chuyên, môn học này là môn học phụ, không được đầu tư, không được quan tâm. Vì vậy dẫn đến học sinh thờ ơ không có hiệu quả. - Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Bởi vì đặc thù của môn học đã được nhận thức khác so với những năm trước. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật, môn học có đóng góp rất lớn đến việc giáo dục trẻ, môn học bổ ích góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Trong mỗi giờ học, học sinh có thể tự do suy nghĩ, tự nói lên những tình cảm của mình, dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. + Trang thiết bị dạy học : - Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan, ... - Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như : bộ đồ dùng dạy học các phân môn từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham khảo, một số tranh ảnh về tượng, phù điêu, ... + Cơ sở vật chất : Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho dạy học. Vì thế góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Học sinh lúc nào cũng có đủ đồ dùng, không bị quên ở nhà. 2.2 . Khó khăn + Về nhận thức : - Bên cạnh những thuận lợi như trên thì dạy và học môm Mĩ thuật vẫn còn gặp phải một số khó khăn : - Do quan niệm của một số giáo viên, một số bậc phụ huynh về môn học còn hạn chế cho rằng đó là môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viên chuyên môn, sự thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin làm bài. Trên thực tế điều tra tôi còn thấy có giáo viên giảng dạy bộ môn về phương pháp sư phạm còn hạn chế, lời nói còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, trình bày bảng còn vụng về, lúng túng,... dẫn đến học sinh không lắng nghe, không tập trung tìm hiểu bài còn mơ hồ, không nắm được mục tiêu của bài học. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. + Trang thiết bị dạy học : - Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em. - Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : phòng học chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan, ... vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạt của giáo viên và học sinh. Chính vì những thuận lợi và khó khăn trên nên việc dạy học ở trường Tiểu học còn chưa đạt chất lượng cao, vẫn còn những học sinh chưa ham học. Vì vậy, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở làm như thế nào để nâng cao chất lượng, đó chính là lý do tôi chọn nội dung nghiên cứu là “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học ” Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học 3.1: Điều tra cơ bản Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Vĩnh Lương 1, tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh hay một bài tập thực hành. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ. Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra ở một số lớp xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Kết quả điều tra ban đầu : Lớp Sĩ số Số học sinh thích học Số học sinh không thích học môn Mĩ thuật Ghi chú TS % TS % 1/2 30 21 70 9 30 2/1 28 20 71,4 8 28,6 3/2 31 23 74,2 8 25,8 4/3 29 22 75,9 7 24,1 5/2 27 21 77,8 6 22,2 3.2: Biện pháp tiến hành Từ thực tế giảng dạy ở giai đoạn đầu, phần đông học sinh yêu thích môn học. Bên cạnh đó có một số em rất thờ ơ, thậm chí chán nản đến giờ học, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh quả là khó khăn và hết sức cần thiết. Dựa vào tâm lý của học sinh là thích khen ngợi, động viên và hay tò mò nên trước thời gian thực hành, tôi giới thiệu cho các em một số tác phẩm vẽ tiêu biểu của những hoạ sĩ nhí trong trường bạn để các em xem và tự học tập theo cách vẽ, cách thể hiện tranh. Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp được thể hiện qua các bức tranh đó, động viên các em ai cũng có thể vẽ đẹp, chỉ cần các em cố gắng tập trung, lắng nghe và thổ lộ tình cảm, thổ lộ những suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy giáo, cô giáo cùng tháo gỡ những gì em còn chưa hiểu. Vì thế sự căng thẳng và chán nản trong mỗi giờ học được giảm bớt đi, các em đã có hứng thú hơn với các tiết học. Sau đó trong những bài học vẽ tranh tôi khuyến khích các em vẽ nhiều và vẽ đẹp cho học sinh tự nhận xét, tự đánh giá tác phẩm của bạn có đẹp hay không đẹp và vì sao? Như vậy tôi đã hướng dẫn cho các em biết tự nhận xét, đánh giá được bài vẽ của mình. Môn học Mĩ thuật không chỉ đòi hỏi các em vẽ phải đẹp các bài tập thực hành mà còn đòi hỏi các em có sự cảm nhận giá trị nghệ thuật, nắm được mục tiêu giáo dục ở trong mỗi bài học. Vì thế trong quá trình giảng dạy tôi đều phải lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp. VD : Với bài tập nặn con vật hay thực hành Mĩ thuật tuỳ vào nội dung mà có thể chia nhóm để các nhóm cùng hoạt động đưa ra những tác phẩm hay, những sáng kiến bất ngờ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với cách này thì toàn bộ học sinh cần phải để ý, tham gia quân số rồi mới trả lời, mới vận dụng được vào làm bài tập thực hành mà bạn nhóm trưởng yêu cầu. Việc muốn học sinh thực sự tập trung vào môn học thì đòi hỏi phải có sự quan tâm của giáo viên, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ bài dạy, đồ dùng dạy học phải sát với nội dung bài học, đẹp và hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. Muốn học sinh thể hiện được những tác phẩm theo cảm nhận của riêng mình thi người giáo viên phải gợi ý, giảng giải đặc biệt là phải tạo ra được không khí sôi nổi, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, khích lệ, động viên học sinh tự tìm tòi, tự sáng tạo ra những cái hay, cái đẹp ở mỗi bài học, từ đó học sinh có thể lựa chọn và vận dụng linh hoạt vào các bài tập sau này của mình. Trên thực tế muốn có tiết học trở lên hấp dẫn, luôn cuốn, tìm tòi, khám phá, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của mình thì giáo viên là người phải hiểu sâu sắc được mục tiêu giáo dục. từ đó mới có thể chuẩn bị đồ dùng, chuẩn bị phương pháp sao cho phù hợp. Vì thế tiết học mới có thể tốt hơn, ngoài ra phải áp dụng cho các em tiếp xúc thực tế với tự nhiên. Giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của thế giới thực, hướng các em vào việc chọn nội dung tranh, sử dụng sắc màu, hiểu được bố cục, cách chọn hình mảng chính, phụ và luật xa gần. Sau đó các em tự thể hiện theo cảm nhận riêng của mình. Những buổi học như vật đã đem lại cho học sinh sự hứng thú và ấn tượng tốt đẹp đối với từng tiết học. Ngoài ra ở các giờ học của tôi, đối với học sinh nào có tác phẩm đẹp thì tôi sẽ chọn và trưng bày trong lớp học để cho các bạn cùng xem. Nói tóm lại, việc giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học tuy là kiến thức rất cơ bản, song để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả lại là một vấn đề khó khăn đòi hỏi người giáo viên làm công tác giảng dạy môn Mĩ thuật (còn gọi là môn giáo dục thẩm mĩ cho học sinh) phải thực sự linh hoạt và khéo léo, phải gần gũi với học sinh, hiểu rõ đặc điểm tâm lý của các em là chóng thích, chóng chán. Mặt khác khi giáo dục nghệ thuật cần dựa vào cảm hứng mới sáng tác được. Nắm được đặc điểm này tôi đã chọn những thời điểm thích hợp để động viên khích lệ các em luôn tôn trọng ý nghĩ của các em, không áp đặt, đòi hỏi cao đối với các em, người giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn lại trong giảng dạy. Bằng những biện pháp như vậy tôi thấy học sinh trường tôi có rất nhiều tiến bộ trong học tập môn Mĩ thuật cả về tâm lý và năng lực. Khi các em có niềm say mê nghệ thuật thì việc truyền thụ kỹ thuật sẽ thuận lợi hơn, giờ học sổi nổi hơn, điều đó thúc đẩy khả năng sáng tạo của các em, lôi cuốn các em vào môn học và học tốt bộ môn. 3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra cho bậc tiểu học, xác định rõ vai trò và mục tiêu giáo dục của bộ môn cũng thông qua thực tế giảng dạy áp dụng phương pháp mới giúp học sinh thực hiện tốt bộ môn Mĩ thuật tôi tự khẳng định và rút ra một số kinh nghiệm sau : - Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu để học sinh thực hành, do vậy giáo viên cần thiết kế bài dạy như một kế hoạch tổ chức các hoạt động, để học sinh chủ động, tích cực tham gia và phát huy hết khả năng và năng lực của mình ở mỗi bài vẽ. - Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng. - Đối với một số bài vẽ tranh đề tài, giáo viên có thể tổ chức cho học sinhhoạt động vẽ theo tổ, theo nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè, thầy cô giáo. - Có thể đưa các trò chơi hổ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù hợp. - Tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến các học sinh nhút nhát, chưa tích cực hoạt động. - Về phân bố thời gian của tiết học, giáo viên cần lưu ý bố trí thời gian hướng dẫn bài và thời gian thực hành của học sinh sao cho hợp lí ( phần hướng dẫn của giáo viên chỉ nên từ 10 đến 14 phút, phần thực hành từ 16 đến 20 phút, phần đánh giá từ 4 đến 5 phút ). - Tuỳ theo nội dung của từng bài, giáo viên điều chỉnh thời gian thực hành của học sinh cho phù hợp, không thực hiện máy móc cho tất cả các bài. - Trong quá trình thực hiện các tiết dạy, giáo viên cần lưu ý học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không nên đi sâu rèn luyện kĩ năng vẽ. - Tất cả các bài thực hành của học sinh đều phải được giáo viên đánh giá thường xuyên theo quy định đánh giá của Bộ. - Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi. - Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích, yêu cầu của môn học, từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn. - Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. - Luôn tôn trọng gần gũi học sinh. - Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em. - Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát. - Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học. - Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. - Ứng dụng thông tin phần mềm công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua đĩa, băng hình, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả cao. 3.4. Kết quả thực hiện các giải pháp : Lớp Sĩ số Số học sinh thích học Số học sinh không thích học môn Mĩ thuật Ghi chú TS % TS % 1/2 30 30 100 0 0 2/1 28 28 100 0 0 3/2 31 31 100 0 0 4/3 29 29 100 0 0 5/2 27 27 100 0 0 Kết quả cuối năm 100% các em học sinh thích học Mĩ thuật, các em học tập với tinh thần hăng say và cũng thông qua việc giảng dạy rút kinh nghiệm của bản thân. Tôi nhận thấy đề tài này có những ưu điểm sau : - Về phía giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, lời nói cử chỉ có phần mềm dẻo hơn, hoạt động của giáo viên trên lớp ít (chủ yếu là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động) mà đem lại hiệu quả cao. - Về phía học sinh các em biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được làm quen. 3.5. Chứng minh những giải pháp trên Để chứng minh những giải pháp trên tôi đưa ra một số tiết dạy mẫu như sau : Ø TIẾT 1 : Mĩ thuật lớp 5 Bài 5: Tập nặn tạo dáng Nặn con vật quen thuộc I. Mục tiêu : - Kiến thức : Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động - Kĩ năng : Học sinh biết cách nặn con vật và nặn được con vật theo ý thích ( Học sinh khá giỏi : tạo hình dáng cân đối, gần giống con vật mẫu ) - Thái độ : Học sinh có ý chăm sóc, bảo vệ các con vật II. Chuẩn bị : - Giáo viên + Sách giáo khoa, sách giáo viên + Sưu tầm tranh ảnh về các con vật quen thuộc + Bài nặn con vật của học sinh lớp trước + Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn - Học sinh + Sách giáo khoa + Sưu tầm tranh ảnh về các con vật + Bài nặn con vật của các bạn lớp trước ( nếu có ) + Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán ( nếu không có điều kiện thực hành bài nặn ) III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Giới thiệu bài : GV dùng tranh, ảnh các con vật và sản phẩm đất nặn (đã chuẩn bị) tìm cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh về các con vật, đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ trả lời : dễ hiểu và đúng với đặc trưng con vật. + Con vật trong tranh ( ảnh ) là con gì ? + Con vật có những bộ phận gì ? + Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy, nhảy,…thay đổi như thế nào? + Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về hình dáng giữa các con vật. + Ngoài các con vật trong tranh ảnh, em còn biết những con vật nào nữa? - Giáo viên gợi ý học sinh chọn con vật sẽ nặn: + Em thích con vật nào nhất? Vì sao? + Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật em định nặn. - Giáo viên nhấn mạnh nếu em thích nặn con vật nào thì phải chú ý quan sát nhớ lại đặc điểm chung về hình dáng, màu sắc và đặc điểm nổi bật của con vật. Ví dụ : con trâu có thân hình to lớn, bụng căng tròn, chân to, sừng dài, đuôi dài, … Hoạt động 2 : Cách nặn con vật - Giáo viên gợi ý học sinh cách nặn + Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn + Chọn màu đất nặn cho con vật ( các bộ phận và chi tiết ) + Nhào đất kĩ cho mềm, dẻo trước khi nặn + Có thể nặn theo 2 cách : Nặn từng bộ phận và các chi tiết của con vật rồi ghép, dính lại Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính của con vật Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh ( tạo dáng đi, đứng, chạy, nhảy, …cho sinh động ) - Giáo viên nặn và tạo dáng một con vật đơn giản để học sinh quan sát, nắm được từng bước nặn ( nặn theo 2 cách trên ) - Trước khi học sinh nặn, giáo viên có thể cho học sinh xem một số sản phẩm đẹp để học sinh rút kinh nghiệm về cách nặn, cách tạo dáng. Hoạt động 3 : Thực hành - Bài này có thể tiến hành như sau : + Học sinh thực hành theo nhóm : Những học sinh thích nặn con vật giống nhau ngồi cùng nhóm. Mỗi học sinh nặn một, hai con vật với kích thước theo chỉ định của nhóm trưởng, rồi cùng sắp xếp theo nội dung như : đàn lợn, đàn voi, đàn gà,… + Học sinh thực hành cá nhân : Nặn theo ý thích, nếu nặn được nhiều con vật thì sắp xếp theo đề tài. - Trong khi học sinh thực hành , giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm cho các em. Gợi ý cụ thể với những học sinh còn lúng túng về cách nặn, hướng dẫn từng bước nặn để học sinh có thể hoàn thành bài tập. - Nhắc học sinh khi nặn cần trải giấy lên bàn, không bôi bẩn ra bàn ghế, quần áo, khi nặn xong cần rửa tay và lau tay sạch sẽ. - Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi, thời gian làm bài Lưu ý: Nếu học sinh không đem theo đất nặn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tạo dáng bằng các vật liệu khác hoặc vẽ hay xé dán vào vở thực hành. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Giáo viên yêu cầu học sinhbày bài nặn theo nhóm hoặc cá nhân để cả lớp cùng nhận xét , xếp loại. - Giáo viên khen ngợi những học sinh có bài nặn đẹp. - Chọn một số bài nặn đẹp làm đồ dùng dạy học - Củng cố lại kiến thức Dặn dò : - Liên hệ giáo dục, dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung bài học sau - Nhận xét chung tiết học. Đánh giá, tuyên dương, nhắc nhở./. Ø TIẾT 2. Mĩ thuật lớp 3 Bài 17: Vẽ tranh Đề tài cô ( chú ) bộ đội I. Mục tiêu : - Kiến thức : Học sinh hiểu đề tài Chú bộ đội - Kĩ năng : Học sinh biết vẽ tranh đề tài Chú bộ đội và vẽ được tranh về đề tài Chú bộ đội. ( Học sinh khá giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp ) - Thái độ : Học sinh yêu quý Cô, Chú bộ đội II. Chuẩn bị : - Giáo viên + Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài Chú bộ đội + Hình gợi ý cách vẽ tranh + Một số bài vẽ về đề tài về bộ đội của học sinh các lớp trước. - Học sinh + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Giới thiệu bài : Giáo viên lựa chọn cách giời thiệu bài cho phù hợp với nội dung. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận biết: + Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội + Tranh, ảnh về đề tài cô, chú bộ đội rất phong phú : bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân, .... + Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn. - Gợi ý cho học sinh nêu lên những tranh về đề tài bộ đội mà các em biết. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại hình ảnh cô hoặc chú bộ đội: + Quân phục : quần áo, mũ, màu sắc, ... + Trang thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay, ... - Gợi ý cho học sinh cách thể hiện nội dung, có thể vẽ : + Chân dung cô hoặc chú bộ đội. + Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo. + Bộ đội tập luyện trên thao trường hay đứng gác. + Bộ đội vui chơi với thiếu nhi. + Bộ đội giúp nhân dân ( thu hoặc mùa, chống bão lũ, ...) - Nhắc học sinh cách vẽ : + Vẽ hình ảnh chính trước. + Ngoài hình ảnh cô và chú bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn. - Trước khi vẽ, giáo viên cho học sinh xem một số tranh của học sinh các lớp tr­íc để tạo niềm tin cho các em. Hoạt động 3 : Thực hành - Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi, thời gian làm bài - Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm cách thể hiện nội dung - Nhắc học sinh cách vẽ. + Vẽ hình ảnh chính, phụ. + Gợi ý học sinh vẽ thêm cảnh vật cho sinh động, nhưng phải phù hợp với nội dung tranh. - Quan sát, gợi ý học sinh. + Vẽ hình như đã hướng dẫn ( vẽ vừa với phần giấy quy định ) + Vẽ màu : phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ về : + Cách thể hiện nội dung đề tài. + Bố cục hình dáng. + Màu sắc. - Học sinh chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình. - Củng cố lại kiến thức Dặn dò : - Liên hệ giáo dục, dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung bài học sau - Nhận xét chung tiết học. - Đánh giá tuyên dương, nhắc nhở./. Ø TIẾT 3 : Mĩ thuật lớp 4 Bài 21: Vẽ trang trí Trang trí hình tròn I. Mục tiêu : - Kiến thức : Học sinh hiểu cách trang trí hình tròn - Kĩ năng : Học sinh biết cách trang trí hình tròn và trang trí được hình tròn đơn giản ( Học sinh khá giỏi : Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình tròn, vẽ màu đều, rõ hình chính, phụ ) - Thái độ : Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống II. Chuẩn bị : - Giáo viên + Sách giáo khoa, sách giáo viên + Công nghệ thông tin + Một số đồ vật được trang trí hình tròn + Hình gợi ý cách trang trí h ình tròn ở bộ đồ dùng dạy học + Một số bài vẽ trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước. -Học sinh + Sách giáo khoa + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ + Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ… + Sưu tầm một số bài trang trí hình tròn. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Ổn định lớp ( slide 1 ) Giới thiệu bài: ( Slide 2 ) Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét ( Slide 3 ) - Trình chiếu bài trang trí hình tròn, đặt câu hỏi gợi ý học sinh thảo luận nhóm đôi tìm hiểu về: + Bố cục ( cách sắp xếp hình mảng, hoạ tiết ) + Vị trí của các hình mảng chính, phụ + Những hoạ tiết thường được sử dụng để trang trí hình tròn + Cách vẽ màu - Giáo viên bổ sung : + Trang trí hình tròn thường : Đối xứng qua các trục Mảng chính ở giữa, mảng phụ ở xung quanh Màu sắc làm rõ trọng tâm Ø Cách trang trí này gọi là trang trí cơ bản + Có những hình tròn không theo cách nêu trên nhưng cân đối về bố cục , hình dáng, màu sắc như : trang trí cái đĩa, huy hiệu , ( cho học sinh xem vật thật ) Ø Cách trang trí này gọi là trang trí ứng dụng Hoạt động 2 : Cách trang trí hình tròn ( Slide 4) - Yêu cầu học sinh chọn một bố cục hợp lý nhất, giải thích ? ( Slide 4 ) - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 về các bước trong một bài vẽ trang trí - Dựa vào cách trả lời của học sinh, giáo viên hệ thống lại và kết hợp minh hoạ cụ thể : Bước 1 : ( Slide 5 ) Bước 2 : ( Slide 6 ) Bước 3 : ( Slide 7 ) Bước 4 : ( Slide 8 , 9 ) ( Slide 5 ) ( Slide 6 ) ( Slide 7 ) ( Slide 8 ) ( Slide 9 ) - Trước khi làm bài cho học sinh xem một số bài trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước để rút kinh nghiệm. ( Slide 10 ) ( Slide 10 ) - Tổ chức trò chơi phát triển kĩ năng : ( slide 11 ) Chia lớp thành 2 nhóm, đại diện nhóm tham gia trò chơi “ Vẽ nhanh vào hình” ( Giáo viên vẽ hai hình tròn trên giấy trắng, kẻ các đường trục và phác các hình mảng khác nhau vào mỗi hình tròn. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số hoạ tiết hoa lá vẽ vào mảng của các hình tròn ( dán vào bảng lớp) ( slide 11 ) Hoạt động 3 : Thực hành - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập ( Slide 12 ) ( Slide 12 ) - Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi, thời gian làm bài - Giáo viên bao quát lớp và gợi ý học sinh + Vẽ một hình tròn ( vẽ bằng compa sao cho vừa phải, cân đối với tờ giấy ) + Kẻ các đường trục ( bằng bút chì, mờ + Vẽ các hình mảng chính, phụ + Chọn các hoạ tiết thích hợp vẽ vào mảng chính + Tìm hoạ tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học.doc
Tài liệu liên quan