Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ 5- 6 tuổi

Việc đặt các câu hỏi trong giờ kể chuyện giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện. Những câu hỏi đặt ra với trẻ không tách rời khỏi nội dung câu chuyện, buộc trẻ phải suy nghĩ, hồi tưởng về những sự kiện đã mô tả dựa trên sự tiếp thu nhạy cảm hình tượng nghệ thuật. Thông qua những câu hỏi của cô giáo trẻ nhớ lại những gì mình đã được nghe kể, giúp trẻ nắm rõ hơn các tình tiết, diễn biến của câu chuyện và được thể hiện những suy nghĩ, những đánh giá của mình về các nhân vật, các sự kiện trong truyện. Để hiểu được tư tưởng của tác phẩm, trong quá trình trao đổi với trẻ, cô giáo đưa ra những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ về nội dung của truyện bằng cách hướng trẻ vào nhân vật chính với nhũng hành động nhân vật, đưa ra các nhận xét về các hình tượng nhân vật, xác định thái độ của mình với các nhân vật. Tuy nhiên khi đặt ra câu hỏi để trẻ trả lời, tôi luôn chú ý đặt câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những câu hỏi nhận biết đến những câu hỏi giải thích, phỏng đoán, suy luận, đánh giá. Chẳng hạn khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Mực con tìm mẹ” tôi đặt những câu hỏi sau:

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4545 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ 5- 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tưởng tượng. Nhân vật chính trong truyện thường là các loài vật, thực vật, và các vật vô tri, vô giác được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới vừa hư vừa thực. Qua cái thế giới vừa hư vừa thực đó, truyện đồng thoại nhằm biểu hiện cuộc sống sinh hoạt của con người. Truyện đồng thoại có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo. Trước hết, truyện cung cấp cho trẻ những hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh. Trẻ được tiếp xúc với vô vàn các loài động vật, các loài thực vật trong thế giới tự nhiên với những đặc điểm, tập tính và môi trường sống của chúng. Hơn thế nữa trẻ còn hiểu một số hiện tượng trong tự nhiên hết sức thú vị: mực phun ra chất có màu đen để lẩn tránh kẻ thù “ Mực con tìm mẹ” hay hiện tượng Nòng nọc đứt đuôi thành nhái bén trong truyện “ Trong một hồ nước”. Tất cả các kiến thức này càng thôi thúc trí tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, kích thích nhu cầu muốn khám phá thế giới tự nhiên xung quanh. Không những cung cấp cho trẻ các kiến thức về thế giới tự nhiên, truyện đồng thoại còn giúp trẻ nhận ra xã hội loài người với những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nhận ra tính người thông qua các hình tượng nghệ thuật. đó là tình cảm yêu thương của những người thân trong gia đình trong truyện “ mắt giếc đỏ hoe”, “ Bồ Nông có hiếu”..., hay tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, những lúc khó khăn ( Truyện “ đôi bạn tốt”, “ thỏ con tìm bạn”, “ trong một hồ nước”...). Truyện đồng thoại còn giúp trẻ nhận ra cách cư xử tế nhị, nhân hậu giữa đồng loại ( truyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”, “ có một bầy hươu”...). Tất cả những tình cảm này như những cơn gió mát lành thổi vào tâm hồn trẻ làm nên những tấm lòng hồn hậu không thờ ơ với số phận con người, làm cháy bừng lên ngọn lửa yêu thương trong tâm hồn trẻ thơ. Truyện đồng thoại là tác phẩm nghệ thuật được xây cất từ nghệ thuật ngôn từ nên rất giàu tính thẩm mỹ và giá trị ngôn ngữ cao. Trẻ bị lôi cuốn vào vẻ đẹp trong cách ứng xử mang tính người thể hiện qua các hình tượng nhân vật cũng như được hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và đầy màu sắc được miêu tả trong truyện. chính những xúc cảm này gây cho trẻ những xúc động trong tâm hồn, hình thành ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, làm tăng khả năng nhạy cảm với cái đẹp, yêu cái đẹp, bồi dưỡng ở trẻ năng lực cảm thụ văn học, tạo sự say mê văn học ngay từ thủa nhỏ. Hơn nữa, ngôn ngữ trong truyện đồng thoại thường ngắn gọn, trong sáng nên nó giúp trẻ trau dồi lời ăn tiếng nói hàng ngày. Chính những giá trị phong phú này đã làm cho truyện đồng thoại có sức hấp dẫn trẻ thơ và trở thành một trong những phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. 1.2.đặc điểm lĩnh hội truyện đồng thoại ở trẻ 5- 6 tuổi. Trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi rất yêu thích truyện đồng thoại. đây là giai đoạn các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đã bắt đầu hoàn thiện cả về cấu tạo lẫn chức năng. Theo Mukhina “ trẻ đã có thể phân biệt được ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện, như vậy cảm xúc về ngôn ngữ và năng lực biểu cảm bằng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển khá”. Và tư duy của trẻ đã có một bước ngoặt cơ bản đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ với tư cách là nội dung và công cụ tư duy. Trẻ đã biết phân tích, tổng hợp không chỉ dừng lại ở việc nhận biết đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ. điều đó có nghĩa là trẻ không chỉ nhận biết các sự vật, hiện tượng nghệ thuật, thích mô phỏng lời nói, hành động của các nhân vật mà trẻ bắt đầu biết so sánh, phân tích các nhân vật trong tác phẩm và các tác phẩm khác, từ đó nhận thức về nhân vật một cách sâu sắc. Tuy nhiên các biểu tượng và hình tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với hành động và chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, tình cảm. Trẻ 5- 6 tuổi rất giàu xúc cảm cùng với cái nhìn vô tư, hồn hậu trước cuộc sống càng giúp trẻ dễ dàng thâm nhập vào các tình tiết trong câu chuyện, hoá thân vào các nhân vật. Chính vì thế trẻ 5-6 tuổi hoàn toàn có thể lĩnh hội truyện đồng thoại qua việc đọc, kể của cô giáo. Tuy nhiên cách lĩnh hội truyện đồng thoại ở trẻ có một số đặc điểm sau: Trẻ tiếp nhận truyện đồng thoại mang tính gián tiếp do trẻ chưa biết đọc, biết viết nên trẻ biết đến truyện đồng thoại hoàn toàn phụ thuộc vào việc đọc, kể của cô giáo. do đó không phát huy được khả năng tri giác giữa chữ viết và âm thanh, giữa kí hiệu và nghĩa, phần nào giảm năng lực ghi nhớ và liên tưởng của trẻ. Cho nên giáo viên cần phát triển tính tập trung nghe của trẻ, giúp trẻ biết nghe đến cùng một câu chuyện mà không bị phân tán. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận Tđt ở trẻ mang đậm màu sắc xúc cảm. Chính điều này giúp trẻ nhanh chóng biểu lộ cảm xúc của mình khi nghe cô kể truyện đồng thoại. do truyện đồng thoại viết về những sự vật gần gũi xung quanh trẻ, mang đậm chất mơ tưởng, khiến cho trẻ từ những thính giả thụ động thành người tham gia tích cực vào các sự kiện. Trẻ có thể hoà mình vào câu chuyện, trẻ thấy mình là một nhân vật trong truyện, dõi theo từng tình tiết trong truyện. Trẻ có thể thêm thắt vào câu chuyện, đưa ra các ý kiến của mình, biểu lộ sự tức giận hoặc xúc động... Trẻ 5-6 tuổi còn tiếp nhận truyện đồng thoại với trí tưởng tượng phong phú. ở trẻ tưởng tượng hoang đường chiếm ưu thế, tuy nhiên nó hoà quyện với tưởng tượng về cái thực. Thế giới tưởng tượng và thế giới thực hoà quyện trong tư duy trẻ và chính tưởng tượng là cầu nối giữa hai thế giới đó. Trẻ thường bị cuốn hút bởi những hình tượng ngộ nghĩnh, đáng yêu của các nhân vật đồng thoại, thấy được sự thân thương bầu bạn trong cuộc sống hàng ngày và hình dung ra hình ảnh của cuộc sống. Theo PGS. TS Hà Nguyễn Kim Giang “ trí tưởng tượng được trẻ vận dụng trong tiếp nhận văn học là để đi sâu, mở rộng và thanh lọc đời sống cảm xúc của mình và nhận ra các mối quan hệ trong các quan hệ tưởng chừng khó gắn chúng lại với nhau. Từ đó làm nảy sinh khát vọng và kỹ năng sáng tạo cho trẻ”. Vì vậy khi kể truyện đồng thoại, giáo viên cần hướng trẻ vào chất mơ tưởng của đồng thoại, làm rung động ở trẻ những tình cảm thực, tạo cho trẻ một ấn tượng mạnh mẽ với tác phẩm, chắp cánh cho những ước mơ hồn nhiên của chúng càng thêm bay bổng. Trẻ 5-6 tuổi tiếp nhận truyện đồng thoại rất ngây thơ và triệt để. Trẻ luôn khao khát biết những gì xảy ra trong môi trường xung quanh cũng như trong truyện bởi nhu cầu nhận thức của trẻ rất lớn. Vì vậy khi nghe truyện đồng thoại trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi “ vì sao?” “tại sao?” “chứng tỏ các em muốn đi đến tận cùng và thường dồn người đối thoại đến chân tường”( PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang). Nhưng tâm hồn của trẻ còn quá ngây thơ, kinh nghiệm sống của trẻ còn quá ít ỏi nên trẻ vẫn chấp nhận cách giải thích không đầy đủ khoa học của người lớn, miễn là sự giải thích đó phải hợp lý trong khuôn khổ hiểu biết hạn hẹp của trẻ. Nhưng sự giải thích cho trẻ cần phải nhất quán để tạo niềm tin, thoả mãn khát vọng tìm ra chân lý của trẻ. Thực trạng: Trong chương trình làm quen trẻ với tác phẩm văn học ở trường mầm non có rất nhiều truyện đồng đã lựa chọn để dạy trẻ như: “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”, “ Chú dê đen”,“ Thỏ xám tìm bạn”, “ Trong một hồ nước”, “ ếch xanh và cóc vàng”, “Mực con tìm mẹ”, “ Quả táo của ai”,...Tuy nhiên qua quá trình trao đổi với các giáo viên trong và ngoài trường, tôi nhận thấy các giáo viên đều không biết tên gọi của thể loại truyện này. Việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các giờ học. Bởi vì chỉ có nắm được đặc trưng của các thể loại truyện mới giúp giáo viên tìm ra các biện pháp đọc kể phù hợp. Qua quá trình chủ nhiệm lớp, tôi cũng nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích nghe kể truyện đồng thoại. Trong quá trình tiếp xúc với truyện trẻ tỏ ra rất thích thú và thể hiện ngay các cảm xúc của mình với từng nhân vật, các tình tiết trong truyện. Tuy nhiên sau đó nhiều trẻ không nhớ được hết các tình tiết chính trong truyện, trả lời câu hỏi chưa mạch lạc và nhiều trẻ không kể lại được truyện mà trẻ đã được nghe nhiều lần. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: - Trẻ mẫu giáo rất thích nghe kể truyện đồng thoại. - Bản thân tôi cũng rất yêu thích mảng truyện đồng thoại và có mong muốn tìm tòi các biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc kể mảng truyện này. - Tôi được tiếp xúc với nhiều sách báo viết về truyện đồng thoại của nhà văn Võ Quảng, Tô Hoài, TS Lã Thị Bắc Lý... - Tôi luôn được sự ủng hộ, quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cùng với các bạn đồng nghiệp. Khó khăn: - Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về phương pháp kể truyện đồng thoại và nhiều giáo viên không biết đến tên gọi của thể loại truyện này nên chưa đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyện đồng thoại. - Tôi là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghệ thuật lên lớp còn nhiều hạn chế. - Cơ sở vật chất còn hạn chế cộng với khả năng làm đồ dùng trực quan của tôi còn chưa cao nên rất khó khăn trong việc làm đồ dùng kể truyện. - Qua khảo sát chất lượng đầu vào tôi nhận thấy khả năng lĩnh hội truyện đồng thoại của trẻ lớp tôi chưa cao, cụ thể: + 80- 85% trẻ rất yêu thích truyện đồng thoại, tuy nhiên còn một số cháu thờ ơ, không thích thú với giờ kể truyện đồng thoại ví dụ như cháu Nguyên, Hoàng Hiếu, Tuấn Minh... + Khoảng 60% trẻ trả lời được các câu hỏi của cô giáo. + 50- 55 % trẻ nhớ được các tình tiết chính trong những câu chuyện đã được học. + 10- 15 % trẻ kể lại được truyện đã tiếp xúc nhiều lần ( cháu Bảo, đình Phương, Trọng Khánh, Thuỷ Ngọc, Hồng Nhung...) + 10% trẻ thu nhận được các kiến thức khác qua giờ kể truyện đồng thoại. Đứng trước thực trạng đó, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, xây dựng và áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các giờ kể truyện đồng thoại để giúp trẻ lĩnh hội tốt hơn những giá trị của mảng truyện này. 3.Các biện pháp. 3.1.Lựa chọn những tác phẩm phù hợp với trẻ. Kho tàng truyện đồng thoại rất phong phú và đa dạng với nhiều câu chuyện khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học. Có rất nhiều truyện đồng thoại hay nhưng truyện quá dài nên không phù hợp với khả năng chú ý, ghi nhớ của trẻ ví dụ như truyện đồng thoại “ dế mèn phưu liêu kí” của nhà văn Tô Hoài, “ Những chiếc áo ấm”... Vì vậy khi đưa đồng thoại đến với trẻ, tôi luôn chọn lựa những tác phẩm đồng thoại với dung lượng ngắn gọn, ý nghĩa, tư tưởng dễ hiểu, phù hợp nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó truyện đồng thoại viết về những loài động vật, thực vật và các vật xung quanh trẻ nên rất phù hợp với những chủ đề, chủ điểm mà trẻ đang học. Nên tuỳ từng chủ điểm tôi chọn lựa những câu chuyện phù hợp để kể cho trẻ nghe. Ví dụ như trong chủ điểm “Trường mầm non” tôi có thể chọn truyện “ Mèo hoa đi học”, “ Học trò của cô giáo chim Khách”, “ Gà tơ đi học”... Hay trong chủ điểm “ Gia đình”, tôi chọn truyện : “ Mực con tìm mẹ”, “ Bồ Nông có hiếu”, “ Kể chuyện mẹ”... Hoặc trong chủ điểm “ Nghề nghiệp” tôi chọn truyện “ Bác sĩ chim”, “ Lợn và Cừu”, “ Nhà rùa ở đâu”... 3.2. Biện pháp tạo môi trường đồng thoại. Theo tôi, muốn thu hút ngay trẻ vào câu chuyện mình muốn kể cái nên làm đầu tiên là tạo môi trường đồng thoại. Vì vậy khi tiến hành kể một câu chuyện đồng thoại nào đó, tôi bố trí, tạo dựng không gian thu nhỏ của câu chuyện. Tôi có thể xây dựng mô hình hoặc tranh ảnh về các nhân vật trong truyện tại nơi tôi sẽ kể cho trẻ nghe. Biện pháp này sẽ làm tăng cường “ sức nghe” và “ trường lắng nghe” cho trẻ, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ truyện đồng thoại cho trẻ. Biện pháp này nhằm cuốn hút trẻ vào môi trường nghệ thuật của câu chuyện, kích thích trí tưởng tượng bay bổng kì diệu của trẻ. Chẳng hạn như khi kể câu chuyện “ Chú dê đen” tôi tạo dựng khung cảnh của một khu rừng bằng phông ảnh to có kèm theo tiếng gió thổi và suối chảy róc rách trong đàn Organ. Qua quan sát tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích thú và hăng say nghe tôi kể chuyện. Trẻ cũng cảm thấy mình như đang đựơc gặp gỡ các nhân vật và chứng kiến các tình tiết diễn ra trong truyện. Cũng như khi kể truyện “ Mực con tìm mẹ” tôi cũng tạo một khung cảnh dưới lòng đại dương với những nhân vật trong truyện bằng mô hình và tranh ảnh, con rối. Kết quả nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích nghe kể câu chuyện này và ghi nhớ rất tốt các tình tiết trong câu chuyện. 3.3. Sử dụng phối hợp nhiều biện pháp, hình thức kể chuyện. do trẻ chưa biết đọc nên việc tiếp xúc với truyện đồng thoại hoàn toàn phụ thuộc vào việc kể chuyện của cô giáo. Vì vậy muốn truyền tải được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện tới trẻ, giáo viên cần phải kể chuyện diễn cảm. đây là biện pháp chủ đạo trong giờ kể chuyện. Khi kể truyện đồng thoại, giáo viên cần phải thể hiện đúng giọng điệu, ngữ điệu của từng nhân vật, kể phải rõ ràng, khúc triết, sinh động, cần phải chú ý vào những câu văn hay, những từ ngữ đẹp, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. Kể diễn cảm giúp trẻ nhận ra tính cách của từng nhân vật, hiểu được tính liên tục của cốt truyện, hiểu được tư tưởng của tác phẩm, học được lối diễn đạt của ngôn ngữ đời sống sinh động. Khi kể tôi cũng luôn chú ý kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt ... để giúp trẻ dễ dàng hình dung thái độ của nhân vật trong các tình tiết truyện, từ đó giúp trẻ thâm nhập sâu hơn, hiểu hơn các tình tiết, ý nghĩa của truyện. Ngoài ra tôi còn phối hợp kể diễn cảm với âm nhạc, âm thanh. tức là tôi chọn nền nhạc phù hợp với câu chuyện để kể làm cho giọng kể nổi lên. Khi kể đến nhân vật có tâm trạng vui vẻ hoặc những tình tiết vui nhộn thì chất nhạc cũng phải vui vẻ, rạo rực còn khi thể hiện tâm trạng u buồn thì âm nhạc cũng phải trầm lắng. Trong những đoạn này đôi khi tôi dừng kể để cho âm nhạc vang lên. Biện pháp này tạo nên cảm xúc cho trẻ, làm tăng sự hồi hộp, hấp dẫn trẻ. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các âm thanh như tiếng suối chảy, tiếng chim hót, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi... kết hợp vào những đoạn kể thích hợp để tạo sự phong phú, sinh động cho tác phẩm, cuốn hút trẻ vào môi trường nghệ thuật, mang lại sự thích thú, say mê, làm thức dậy ở trẻ những biểu tượng về cái đẹp, cái thiện, làm cho chất thơ, chất mơ của trẻ thêm sâu sắc. Chẳng hạn như khi kể truyện “ Bác gấu đen và hai chú thỏ” tôi chọn đoạn nhạc nhẹ nhàng, khi kể đoạn bác gấu đi chơi tôi có thể kết hợp thêm những lời hát vui vẻ “ là lá la la...” để diễn tả tâm trạng vui tươi của nhân vật hoặc khi kể đến đoạn bác gấu gặp trời mưa tôi kết hợp với âm thanh của tiếng mưa rơi, gió thổi mạnh... làm cho đoạn kể thêm sinh động, gợi mở những tưởng tượng bay bổng của trẻ. Hoặc khi kể đến đoạn thỏ nâu không cho bác Gấu vào nhà, bác rất buồn tôi dừng lại một chút để cho nhạc nền nổi lên thể hiện rõ tâm trạng buồn bã, thất vọng của bác Gấu. Bên cạnh đó tôi còn kể diễn cảm kết hợp với sử dụng các hình tượng trực quan như tranh ảnh, con rối, mô hình hoặc dạng phim hoạt hình được thiết kế trên các phần mềm tin học. Biện pháp này làm chính xác hoá các biểu tượng trẻ đã tiếp thu được qua ngôn ngữ biểu cảm của cô, làm tăng sự gần gũi giữa trẻ với các nhân vật trong truyện. Tuy nhiên khi sử dụng đồ dùng trực quan tôi phải sử dụng thật khéo léo và kết hợp hài hoà với lời kể để không làm gián đoạn quá trình tiếp xúc tác phẩm của trẻ và không làm trẻ bị phân tán. đối với tác phẩm hay có nhiều đoạn miêu tả sinh động, có những câu văn hay, ngôn ngữ dí dỏm tôi còn kết hợp giữa kể diễn cảm và đọc đoạn trích. Biện pháp này giúp trẻ được tri giác ngôn ngữ văn học viết súc tích, chuẩn xác, trẻ nhận thấy sự hoàn hảo của câu, từ trong tiếng Việt. Như vậy có rất nhiều hình thức, nhiều cách thức kể truyện đồng thoại. Tuỳ từng câu chuyện mà tôi chọn những hình thức, biện pháp phù hợp để kết hợp trong giờ kể truyện đồng thoại cho trẻ nghe, tuy nhiên biện pháp chủ đạo vẫn là biện pháp kể chuyện diễn cảm. do đó tôi luôn có ý thức tự luyện tập, trau chuốt giọng kể, ngữ điệu kể cho bản thân và tìm hiểu kỹ về tác phẩm để tìm ra cách kể phù hợp với từng câu chuyện, tính cách của các nhân vật mình thể hiện. 3.4. Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở khi trò chuyện trao đổi với trẻ về nội dung tác phẩm. Việc đặt các câu hỏi trong giờ kể chuyện giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện. Những câu hỏi đặt ra với trẻ không tách rời khỏi nội dung câu chuyện, buộc trẻ phải suy nghĩ, hồi tưởng về những sự kiện đã mô tả dựa trên sự tiếp thu nhạy cảm hình tượng nghệ thuật. Thông qua những câu hỏi của cô giáo trẻ nhớ lại những gì mình đã được nghe kể, giúp trẻ nắm rõ hơn các tình tiết, diễn biến của câu chuyện và được thể hiện những suy nghĩ, những đánh giá của mình về các nhân vật, các sự kiện trong truyện. để hiểu được tư tưởng của tác phẩm, trong quá trình trao đổi với trẻ, cô giáo đưa ra những câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ về nội dung của truyện bằng cách hướng trẻ vào nhân vật chính với nhũng hành động nhân vật, đưa ra các nhận xét về các hình tượng nhân vật, xác định thái độ của mình với các nhân vật. Tuy nhiên khi đặt ra câu hỏi để trẻ trả lời, tôi luôn chú ý đặt câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những câu hỏi nhận biết đến những câu hỏi giải thích, phỏng đoán, suy luận, đánh giá. Chẳng hạn khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Mực con tìm mẹ” tôi đặt những câu hỏi sau: + Cô kể cho các con nghe truyện gì? + Trong truyện có những nhân vật nào? + Mực con sống ở đâu? + Mực con sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nào? + Trên đường đi tìm mẹ mực con đã gặp ai? Những câu hỏi đơn giản này giúp trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, hoàn cảnh của nhân vật, ghi nhớ một cách có hệ thống diễn biến của câu chuyện. Tôi còn đặt những câu hỏi khó hơn để trẻ giải thích theo ý hiểu của mình: + Tại sao mực con lại quyết định đi tìm mẹ? + Tại sao cô cá xinh đẹp, cô Bạch Tuộc và cô Rùa đều không phải là mẹ của mực con? Với câu hỏi này trẻ không những phải nhớ các tình tiết trong truyện mà còn biết vận dụng những kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi. Khi giải thích vì sao cô cá, cô Bạch Tuộc, cô Rùa không phải là mẹ của Mực con chính là trẻ đã hiểu được một số điểm khác biệt giữa những sinh vật này thông qua câu chuyện hoặc nhờ những hiểu biết của trẻ trong quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh. Ngoài ra tôi còn đặt một số câu hỏi giúp trẻ đặt mình vào tình huống của nhân vật để trải nghiệm hoặc bộc bạch những cảm nhận của trẻ về tác phẩm. Ví dụ như “ Nếu con là Mực con khi gặp được mẹ, con sẽ cảm thấy như thế nào? vì sao?” hoặc “ Qua câu chuyện này con có những suy nghĩ gì?” . Khi trả lời những câu hỏi này cũng chính là giúp cho ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn, trau chuốt hơn và thể hiện những cảm xúc, cảm nhận của trẻ về câu chuyện. Ngoài ra trao đổi với trẻ về tác phẩm, cô giáo không chỉ giúp trẻ độc lập nói lên những suy nghĩ, đánh giá của mình về những sự kiện hành động mô tả trong câu chuyện mà còn giúp trẻ tranh luận, thảo luận về một tình huống hoặc một ấn tượng mà chúng thu được khi nghe kể. Chẳng hạn như khi trao đổi với trẻ về nội dung truyện “ Bác Gấu đen và hai chú thỏ”, tôi có thể đặt câu hỏi “ Con có yêu bạn Thỏ Nâu không? Vì sao?”. Trong câu hỏi này sẽ có hai cách đánh giá hành động nhân vật, hai cách trả lời khác nhau. Như ở lớp tôi, có trẻ thì trả lời trẻ không yêu bạn Thỏ Nâu vì bạn không cho bác Gấu vào nhà trú mưa, còn những trẻ còn lại thì cho rằng bạn Thỏ Nâu đã biết xin lỗi bác gấu và hối hận về những hành động của mình nên vẫn đáng yêu. Sau đó, tôi giúp trẻ thoả thuận và thống nhất ý kiến giúp trẻ: Bạn Thỏ Nâu tuy lúc đầu không cho bác Gấu vào nhà trú mưa nhưng sau đó bạn đã rất hối hận và biết xin lỗi bác Gấu, bác Gấu cũng đã tha lỗi cho bạn Thỏ Nâu nên bạn Thỏ Nâu vẫn xứng đáng được các bé yêu mến. Như vậy hệ thống câu hỏi gợi mở trong giờ kể chuyện giúp trẻ hiểu rõ hơn nội dung, tư tưởng, những bài học đạo đức được thể hiện trong tác phẩm, kích thích, phát triển các thao tác tư duy cho trẻ, trau dồi thêm lời ăn tiếng nói cho trẻ, giúp trẻ học được cách đặt câu hỏi cần thiết và đơn giản. 3.5. Sử dụng biện pháp mang tính vui chơi. Vui chơi là một con đường để trẻ lĩnh hội kiến thức, tạo động cơ cho trẻ tham gia các hoạt động. Sử dụng vui chơi trong giờ kể chuyện đồng thoại chính là thực hiện theo phương châm “ học mà chơi” trong giáo dục mầm non. Những trò chơi hoặc những tình huống chơi trong giờ kể truyện đồng thoại có thể giúp trẻ củng cố lại câu chuyện hoặc tạo trạng thái vui vẻ, thích thú trong hoạt động. Hơn nữa, truyện đồng thoại thường viết về vạn vật gần gũi được nhân cách hoá nên có những tình tiết rất vui tươi, dí dỏm nên rất thích hợp để lồng ghép những trò chơi hoặc những tình huống chơi trong quá trình kể chuyện. Chẳng hạn, sau khi kể cho trẻ nghe truyện dưới các hình thức kể hấp dẫn, cô có thể cho trẻ chơi trò chơi “ ai nhớ giỏi”: Cô kể lại câu chuyện đó với một số tình tiết sai hoặc sai ở ngữ điệu, giọng điệu của nhân vật, nhiệm vụ của trẻ là phát hiện nhanh những lỗi sai đó và sửa lại. Tôi đã sử dụng trò chơi này trong quá trình kể truyện “ Chú dê đen” và trẻ lớp tôi rất thích thú tham gia. Qua đó giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn cả các tình tiết lẫn giọng điệu của nhân vật. Hoặc có thể cho trẻ thực hiện lại một số lời thoại hay trong truyện hoặc tái tạo lại vận động của một số nhân vật. Biện pháp này sẽ giúp cho giờ học thêm sinh động, tăng cường hứng thú của trẻ trong quá trình nghe kể truyện, giúp cho quá trình ghi nhớ truyện của trẻ lâu hơn. 3.6. Biện pháp kết hợp với các kiến thức của các lĩnh vực khác. Các kiến thức của nhiều lĩnh vực được kết hợp hướng vào nội dung của câu chuyện giúp trẻ mở mang thêm những tri thức mới hoặc vận dụng những kinh nghiệm của mình để giải quyết tình huống đặt ra trong tác phẩm. đó chính là những kiến thức về toán học, môi trường xung quanh, âm nhạc, tạo hình, vận động...Có thể sử dụng âm nhạc hoặc những trao đổi về môi trường xung quanh vào đầu giờ học, không những để tạo hứng thú cho trẻ mà còn định hướng trẻ vào nội dung của câu chuyện. Ví dụ như khi kể truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn” có thể cho trẻ hát vận động theo bài hát “ Trời nắng trời mưa” và trò chuyện với trẻ về các chú thỏ. Từ đó dẫn dắt trẻ vào câu chuyện về hai anh em nhà thỏ muốn được mẹ khen mình nhiều hơn trong truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn”. Và trong các câu truyện đồng thoại trẻ sẽ được tiếp xúc với rất nhiều kiến thức về môi trường xung quanh trong đó có cả những cái trẻ đã biết và chưa biết. Tuỳ theo từng chủ điểm mà giáo viên có thể lựa chọn các câu chuyện phù hợp và trước khi kể cho trẻ nghe một câu chuyện nào đó giáo viên có thể cung cấp cho trẻ biết một số kiến thức về những nhân vật trong truyện. Chẳng hạn như trước khi kể cho trẻ nghe truyện “ Thỏ xám tìm bạn” giáo viên có thể trò chuyện với trẻ về một số đặc điểm của loài thỏ và nhím trong giờ hoạt động chiều. đó là những kiến thức về nơi sống, đặc điểm, tập tính của chúng. Ví dụ như tập tính ngủ đông của loài nhím...Chính nhờ những kiến thức mà trẻ thu nhận được trong quá trình trao đổi trước sẽ giúp trẻ dễ dàng hiểu được những tình huống trong truyện. Hoặc trẻ có thể vận dụng những kinh nghiệm của mình để dễ dàng thâm nhập vào các tình huống trong câu chuyện. Chẳng hạn như “ Vì sao Mực con khi khóc lại làm tối đen một vùng nước”. Nếu trẻ đã được cung cấp kiến thức về tập tính của loài mực, trẻ sẽ dễ dàng lý giải được câu hỏi này. Còn những trẻ chưa biết thì qua câu chuyện này,trẻ sẽ biết được một đặc thù của loài mực đó là phun ra chất có màu đen giống như mực để lẩn trốn những nguy hiểm xung quanh mình. Hay như khi giải thích vì sao bạn nhím lại rời xa bạn thỏ xám suốt mùa đông trẻ sẽ vận dụng những hiểu biết của mình về tập tính ngủ đông của loài nhím để trả lời cho câu hỏi. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng tạo hình vào cuối tiết học như cho trẻ vẽ lại những ấn tượng của mình về các nhân vật, tình tiết trong câu chuyện. Ngoài ra còn có thể sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để khái quát lại nội dung câu chuyện càng giúp trẻ khắc sâu các ấn tượng về tác phẩm, bởi vì mỗi một câu chuyện đồng thoại đều ẩn chứa một bài học đạo đức sâu sắc. Chẳng hạn có thể khái quát nội dung truyện “ Có một bầy hươu” bằng câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”. Hoặc sau khi đàm thoại với trẻ về nội dung truyện “ Bồ nông có hiếu” cô có thể khái quát lại ý nghĩa của truyện bằng câu ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Có nhiều lúc khi nhắc đến câu tục ngữ, ca dao này trẻ lại liên hệ đến câu chuyện thân quen mà trẻ đã được nghe. Từ đó giúp trẻ làm quen và hiểu lời ăn tiếng nói hàng ngày, cũng như khắc sâu bài học đạo đức trong câu chuyện. Bên cạnh đó, với nhiều câu chuyện tôi còn sử dụng những bài hát ý nghĩa phù hợp với nội dung truyện vào cuối tiết học để củng cố lại những ấn tượng của trẻ đồng thời thay đổi trạng thái, tâm thế cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình tổ chức hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ. 4.Kết quả đạt được. Qua việc vận dụng các biện pháp trên vào việc tổ chức hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ nghe, tôi đã thu được một số kết quả sau: - 100% trẻ thích nghe và hứng thú với các giờ kể truyện đồng thoại. - 80- 85 % trẻ nhớ các tình tiết trong truyện và trả lời tốt các câu hỏi đàm thoại trong giờ học. - 50- 55 % trẻ kể lại được các truyện đồng thoại đã được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kể truyện đồng thoại cho trẻ 5- 6 tuổi.doc
Tài liệu liên quan