Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện điều lệ trường tiểu học

Nội dung

- Lý do chọn đề tài

- Mục đích nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu

- Đối tượng, phương pháp, phạm vi, những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.

- Chương I: Cơ sở lý luận của hiệu lực thực hiện Điều lệ trường tiểu học.

1.1. Một số khái niệm.

1.2. Điều lệ trường tiểu học,

- Chương II: Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ ở một số Trường tiểu học.

2.1. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của CBQL ở một số Trường tiểu học.

2.1.1. Về nhận thức của CBQL (điều tra đối với CBQL).

2.1.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ tiểu học của CBQL.

2.1.3. Một số đề xuất của CBQL về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ tiểu học.

2.2. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của giáo viên ở một số Trường tiểu học.

2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên.

2.2.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của giáo viên.

2.2.3. Một số đề xuất của giáo viên về các biện pháp nâng co hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học.

2.3. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của học sinh ở một số Trường tiểu học.

2.3.1. Nhận thức của học sinh trong việc thực hiệ Điều lệ Trường tiểu học.

2.3.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của học sinh.

2.3.3. Một số đề xuất của học sinh về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học.

2.4. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ, nguyên nhân của thực trạng.

2.4.1. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ.

2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng.

2.5. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết.

- Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học.

* Biện pháp 1: Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với nhà trường trong công tác chỉ đạo thực hiện Điều lệ Trường tiểu học.

* Biện pháp 2:

- Phần kết luận và khuyến nghị.

+ Kết luận.

+ Khuyến nghị.

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện điều lệ trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do tác động của tổ công chức, đoàn thể cán bộ, giáo viên trong trường tạo thành môi trường thuận lợi để cán bộ, giáo viên thực hiện tốt Điều lệ TTH. Để nghiên cứu về nhận thức của giáo viên đối với vấn đề tổ chức, thực hiện Điều lệ TTH trong các Trường tiểu học, chúng tôi tiến hành phát triển điều tra cho 75 giáo viên thuộc các Trường TH Quảng Hùng – Quảng Xương ngày 30/3/2007 Trường TH Quảng Minh - Quảng Xương ngày 8/4/2007, Trường T.H Quảng Cát- Quảng Xương ngày 15/4/2007 có văn bản và phụ lục 2 kèm theo. * Kết quả thu được đối với giáo viên như sau: - Đ/C có biết rõ nội dung của Điều lệ hay không? + 45/75 chiếm 60 % trả lời biết rất rõ. + 29/75 chiếm 38,7% trả lời biết tương đối. (Còn lại 1/75 chiếm 1,3% trả lời không biết.) - Đ/C hãy chọn phương án đúng khi nói về các nhiệm vụ và quyền hạn của Trường tiểu học (được quy định trong Điều lệ Trường tiểu học, điều 3): Số lượng người chọn phương án đúng là 50/75 giáo viên (chiếm 66,7%). - Trong Điều 4 về các loại hình trường TH, qua câu hỏi chọn phương án đúng chúng tôi thu được kết quả: Số người chọn phương án đúng cả 4 loại hình của trường TH là công lập, bán công, dân lập và tư thục trong loại hình tổ chức của trường TH: + 62 GV/75 giáo viên chọn phương án đúng (chiếm 82,7%). + Tỷ lệ chọn phương án đúng đối với CBQL chiếm 89,4%. Qua đó cũng chứng tỏ giáo viên đã quan tâm tới các văn bản quản lý giáo dục. Về các căn cứ pháp lý để xây dựng nội quy của trường TH: có 74/75 giáo viên chiếm 98,7% số phiếu Điều tra đưa ra ý kiến nội quy được xây dựng dựa trên căn cứ pháp lý là Điều lệ Trường tiểu học. - Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên (bao gồm cả giáo viên chủ nhiệm) trong Điều 32 và Điều 33, chỉ có 57/75 giáo viên trả lời đúng (tổng số có 7 nhiệm vụ, 5 quyền hạn) chiếm 76%. - Nhận thức về vấn đề quy định trình độ chuẩn và ngạch của giáo viên tiểu học được các giáo viên nắm rất vững, cụ thể là có 100% số giáo viên được hỏi ý kiến trả lời đúng là trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là: tốt nghiệp trung học sư phạm đối với miền xuôi và 97% đối với miền núi. Người tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chưa qua đào tạo sư phạm muốn trở thành giáo viên tiểu học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Nhưng về ngạch của giáo viên cao cấp tiểu học là đại học, thạc sĩ thì chỉ có 55/75 giáo viên được hỏi trả lời đúng chiếm 73,3%. Qua kết quả xử lý các phiếu Điều tra trên, chúng tôi xin được rút ra một số nhận xét: giáo viên ở các Trường tiểu học đã chú ý tới thông tin mang tính gián tiếp, chú trọng hơn đến những thông tin liên quan trực tiếp đến bản thân như trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học thì được trả lời rất đúng (thể hiện ở tỷ lệ phiếu thu được 100% trả lời đúng). - Điều lệ Trường tiểu học quy định các hành vi bị cấm đối với nhà giáo được đề cập hết sức nghiêm túc; có 61/75 giáo viên trả lời đúng có 4 hành vi bị cấm đối với giáo viên chiếm 81,3%. - Trang phục của giáo viên khi đến trường phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với hoạt động sư phạm (Điều 35) có 75/75 (chiếm 100% số giáo viên) trả lời đúng như Điều lệ đã quy định. - Trong hệ thống giáo dục quốc dân, công tác chủ nhiệm lớp được đặc biệt chú ý. Trong Điều lệ của Trường tiểu học, vấn đề này gắn kết giữa hoạt động sư phạm của giáo viên chuyên ban và một số hoạt động đặc thù cho giáo viên chủ nhiệm. Chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm đối với công tác chủ nhiệm lớp cho 3 nhóm giáo viên tham gia ý kiến thì thu được kết quả như sau: + Giáo viên chủ nhiệm có được dự các giờ học, các hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình không? Trả lời: có là: 75/75 chiếm 100% (phương án đúng). + Giáo viên chủ nhiệm có thành phần trong hội đồng, kỷ luật học sinh của mình hay không? Kết quả: 75/75 chiếm 100% trả lời là có. Tuy nhiên, trong các buổi hội thảo, khá nhiều giáo viên lại cho rằng “giáo viên chủ nhiệm chỉ có quyền được mời dự các buổi họp của hội đồng”. Như vậy, các giáo viên được hỏi đã không chú ý các từ ngữ trong Điều lệ, dẫn đến hiểu sai quy định đối với giáo viên chủ nhiệm là chỉ có quyền “được mời dự các cuộc họp của hội đồng chứ không nhất thiết có thành phần trong hội đồng kỷ luật khi các Hội đồng này giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình (Điều 19 khoản 2 quy định: giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi là thành viên của Hội đồng kỷ luật)”. 2.2.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của giáo viên trong một số Trường tiểu học. Để nghiên cứu các hoạt động thực hiện Điều lệ Trường tiểu học đối với đối tượng giáo viên, chúng tôi đã đưa ra phiếu hỏi bao gồm hệ thống các câu hỏi có liên quan trực tiếp tới giáo viên, sau khi xử lý số liệu của 75 phiếu Điều tra và đã thu được kết quả như sau: Các hoạt động trong nhà trường Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học Rất tốt Tương đối Chưa tốt 1. Tổ chức bộ máy bám sát (nhiệm vụ và quyền) của giáo viên trong Điều lệ trường TH. 34/75 45,3% 40/75 53,4% 1/75 1,3% 2. Việc thực hiện thi tuyển dụng nâng ngạch lưng và thuyên chuyển công tác. 35/75 46,6% 40/75 53,4% 3. Tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. 60/75 80% 15/75 20% 4. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với GV, nhân viên, phân công công tác. 40/75 53,4% 33/75 44% 2/75 2,6% 5. Thực hiện các công tác chuyên môn nói chung 58/75 73,3% 17/75 26,7% 6.Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá. 44/75 58,7% 30/75 40% 1/75 1,3% 7. Thực hiện công tác tổ chức giáo dục học sinh. 60/75 80% 15/75 20% 8. Thực hiện công tác tài chính. 48/75 64% 27/75 36% 9. Tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. 54/75 72% 19/75 25,4% 2/75 2,6% 10. Việc soạn giáo án, ghi chép các sổ sách của giáo viên. 65/75 86,7% 10/75 13,3% 11. Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường. 56/75 74,7% 18/75 24% 1/75 1,3% 12. Công tác bồi dưỡng đội ngũ trong nhà trường. 66/75 88% 9/75 12% 13. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. 49/75 65,3% 23/75 30,7% 3/75 4% 14. Việc thu và sử dụng những khoản đóng góp của học sinh. 42/75 56% 31/75 41,4% 2/75 2,6% 15. Công tác Đảng và đoàn thể trong nhà trường. 70/75 93,3% 5/75 6.7% 16.Việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật. 50/75 66,7% 22/75 29,3% 3/75 4% 17. Giải đáp những ý kiến và đơn thư khiếu nại, tố cáo trong nhà trường. 42/75 56% 30/75 40% 3/75 4% 18. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 43/75 57,4% 30/75 40% 2/75 2,6% 19. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và truyền thống nhà trường. 36/75 48% 38/75 50,7% 1/75 1,3% 20. Thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa của nhà trường. 63/75 84% 12/75 16% 2.2.3. Một số đề xuất của đội ngũ giáo viên về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. - Cần quan tâm hơn việc giải quyết các chế độ, chính sách đối với giáo viên; - Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất thiết bị trường học. - Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trường học; - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường. - Khi hỏi những vấn đề khó khăn khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học, chúng tôi thu được 24/75 phiếu có ý kiến về vấn đề này. Hầu hết cho rằng học sinh của trường có trình độ không đồng đều và nhìn chung là thấp, công tác xã hội hoá giáo dục gặp rất nhiều khó khăn, một phần do đại bộ phận dân cư còn nghèo, mặt khác do trình độ dân trí ở các vùng nông thôn có đời sống khó khăn còn thấp. Cơ sở vật chất quá thiếu thốn đã ảnh hưởng xấu đến các buổi học tập, sinh hoạt khác trong trường. Ngoài ra khi đề cập đến những khó khăn trước mắt có 2 phiếu Điều tra cho ý kiến về đời sống của giáo viên chưa được quan tâm, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được quan tâm nhưng thường xuyên. 2.3. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học đối với học sinh trong một số Trường tiểu học. Bám sát vào (nhiệm vụ + quyền + những Điều cần) đối với học sinh trong Điều lệ trường trung học. 2.3.1. Nhận thức của học sinh trong việc thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. Theo tập phiếu Điều tra đối với 80 em học sinh ở các Trường tiểu học Quảng Hùng, tiểu học Quảng Minh, T.H Quảng Cát huyện Quảng Xương – Thanh Hoá, kết quả như sau: - Việc tổ chức cho học sinh học tập Điều lệ Trường tiểu học, có 60/60 học sinh (chiếm 100%) học sinh trả lời: đã tổ chức học tập. - Quy định độ tuổi đến trường ở lớp đầu cấp tiểu học là 6 – 14 tuổi. - Điều 39, Điều lệ Trường tiểu học có ghi rõ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học, kết quả có 25/60 học sinh (chiếm 41,7%) chọn đúng. - 5 quyền hạn học sinh quy định trong Điều lệ Trường tiểu học (Điều 40): số học sinh trả lời đúng là 44/60 (chiếm 73,3%). - Có 56/60 chiếm 93,3% học sinh trả lời: việc xây dựng nội quy có căn cứ vào Điều lệ Trường tiểu học. - Về năm hành vi cấm đối với học sinh Trường tiểu học, kết quả có 45/ 60 chiếm 75% trả lời tương đối đầy đủ (so với 5 hành vi cấm). - Trong Điều 41 của Điều lệ Trường tiểu học có quy định học sinh không được đeo đồ trang sức khi đi học. Chúng tôi có đưa ra câu hỏi để tìm hiểu thái độ các em về Điều này, thì kết quả là: + Có 36/60 học sinh, (chiếm 60% số học sinh) cho rằng: nên cấm. + Có 23/60 học sinh (chiếm 38,3% số học sinh) có ý kiến: không nên cấm. + 1/60 học sinh chiếm 1,7% em không có ý kiến gì về vấn đề này. Nói đến vấn đề đeo trang sức đến trường, một số em phản ảnh trong phiếu Điều tra: Điều lệ đặt ra như vậy, nhưng có một số trường thực hiện chưa nghiêm túc, hiện còn một số bạn gái vẫn đeo đồ trang sức đến trường mà không bị trường có ý kiến gì. Chúng tôi ở trường hầu hết các em không đeo trang sức đến trường. Nếu có em nào vi phạm lập tức bị giáo viên chủ nhiệm thu ngay. Qua trao đổi với giáo viên của trường, chúng tôi đều nhận được câu trả lời: Ban Giám hiệu đã quán triệt các quy định của Điều lệ Trường tiểu học ngay từ đầu năm học. Việc mặc đồng phục của học sinh được quy định trong Điều lệ Trường tiểu học là: tuỳ điều kiện từng trường, Hiệu trưởng có thể quyết định việc mặc đồng phục đến trường nếu được hội đồng giáo dục nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh đồng ý. Theo kết quả của các phiếu điều tra: có 48/60 học sinh (chiếm 80%) số học sinh trả lời đúng như nội dung trên. Để trắc nghiệm về mức độ và số lần vi phạm các quy định pháp luật trong phạm vi nhà trường và ngoài xã hội, chúng tôi đưa ra một bảng liệt kê những hình thức vi phạm để các em học sinh tự lựa chọn và đã thu được kết quả như sau: Bảng 9 Số TT Tên những sai phạm Đã vi phạm Chưa mắc Một vài lần Nhiều lần 1 Tụ tập xem và cổ vũ cho những người đua xe 60 2 Tàng trữ chất gây cháy để nghịch ngợm 2 58 3 Vượt đèn đỏ vì đang vội đến lớp 60 4 Quay cóp trong giờ kiểm tra 40 4 16 5 Thử hút thuốc lá, bắt chước các anh chị lớn tuổi 12 2 46 6 Thử uống rượu, bia. 15 1 44 7 Tàng trữ vũ khí (Côn, dao nhọn..)để tự vệ, hoặc chỉ để chơi cho oai ; 5 55 8 Sử dụng thử ma tuý 1 hoặc 2 lần ; 60 9 Nói chuyện riêng trong giờ học ở lớp 42 4 14 10 Sử dụng băng, đĩa hình khiêu dâm, có thể vì tò mò hoặc do bạn bè xui khiến; 10 1 49 11 Đánh nhau vì bênh vực bạn mình 12 48 12 Che dấu hành vi ăn cắp vặt của bạn mình 5 1 54 13 Đi chơi với “Nhóm bạn“, trong khi mình chưa học bài và làm bài tập; 24 2 34 14 Những vi phạm khác … Kết quả thu thập được từ Bảng 9 cho thấy: phần lớn học sinh các Tiểu học chưa vi phạm các qui định pháp luật như: Tụ tập xem và cổ vũ cho những người đua xe; Tàng trữ vũ khí (Côn, dao nhọn..) để tự vệ, hoặc chỉ để chơi cho oai; Sử dụng thử ma tuý 1 hoặc 2 lần; Che dấu hành vi ăn cắp vặt của bạn mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số em học sinh vi phạm các quy định pháp luật như: Tàng trữ chất gây cháy để nghịch ngợm; Tàng trữ vũ khí (Côn, dao nhọn..)để tự vệ, hoặc chỉ để chơi cho oai (8,3 %); ; Che dấu hành vi ăn cắp vặt của bạn mình (10 %). Một số hành vi vi phạm khác lại bị các em coi nhẹ và các em xem đó chỉ là những lỗi nhỏ trong đời sống xã hội, nên đã có khá nhiều em học sinh vi phạm như: Quay cóp trong giờ kiểm tra: (73,3 %), thậm chí quay cóp nhiều lần: (6,6%); Thử hút thuốc lá, bắt chước các anh chị lớn tuổi (23,3 %); Thử uống rượu, bia:(26,6 %); Nói chuyện riêng trong giờ học ở lớp: (76,7 %); Sử dụng băng, đĩa hình khiêu dâm, có thể vì tò mò hoặc do bạn bè xui khiến:18,3%; Đánh nhau vì bênh vực bạn mình; (20 %); Đi chơi với “Nhóm bạn”, trong khi mình chưa học bài và làm bài tập: (43,3 %) Công tác khen thưởng, kỷ luật là hình thức không thể thiếu được trong các nhà trường nói chung và trong Trường tiểu học nói riêng. Công tác đó không những động viên các em học tốt và còn là thước đo đối với hoạt động dạy và học của cả thầy và trò. Khi được hỏi về các hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh các em trả lời theo trí nhớ của mình: tặng danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, không có học sinh nào trả lời đủ cả 4 hình thức khen thưởng và 2 hình thức kỷ luật đối với học sinh tiểu học. 2.3.2: Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học đối với học sinh. a. Những việc các Trường tiểu học đã cho học sinh được biết, được bàn và được tham gia ý kiến. Nhằm đi sâu nghiên cứu vào từng mặt hoạt động trong nhà trường, chúng tôi đã đưa ra một bảng câu hỏi để học sinh đánh dấu vào các cột theo mức độ nhận thức của mình. Qua 60 phiếu Điều tra ở thời điểm 4/2007 (Phụ lục 3 trang cuối) cho thấy kết quả như sau: Những hoạt động trong nhà trường Học sinh được Biết Bàn 1- Việc thực hiện các chủ chương, chính sách của nhà nước, của ngành đối với học sinh. 54/60 90% 6/60 10% 2- Việc cung cấp những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt, các khoản đóng góp theo quy định. 55/60 91,7% 5/60 8,3% 3- Việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch tổ chức cho học sinh phấn đấu, tham gia các đoàn thể trong nhà trường. 45/60 75% 15/60 25% 4- Kế hoạch tuyển sinh, KH đào tạo, việc tổ chức dạy và học trong nhà trường có liên quan đến học sinh. 48/60 80% 12/60 20% 5- Việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường liên quan đến giáo viên, học sinh. 54/60 90% 6/60 10% 6- Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến học sinh. 45/60 75% 15/60 25% b. Mức độ đã làm được để thực hiện Điều lệ Trường tiểu học ở trong nhà trường. (điều tra học sinh). Theo số liệu Điều tra nhận được từ các em học sinh của các trường TH nói trên chúng tôi đã thống kê xử lý số liệu kết quả thu được như sau: Những công việc trong nhà trường Mức độ đã làm được để thực hiện Điều lệ trường TH Rất tốt Tương đối Chưa tốt 1- Việc thực hiện độ tuổi đi học lớp đầu cấp của trường bạn. 36/60 60% 24/60 40% 2- Tình trạng phòng học của trường bạn. 18/60 30% 36/60 60% 6/60 10% 3- Tình trạng khu sân chơi bãi tập của trường bạn. 21/60 35% 40/60 50% 9/60 15% 4- Tình trạng khu để xe của trường bạn 21/60 35% 40/60 50% 9/60 15% 5- Tình trạng khu vệ sinh của trường bạn. 6/60 10% 36/60 60% 18/60 30% 6- Thái độ của học sinh trong các kỳ kiểm tra đánh giá. 12/60 20% 36/60 60% 12/60 20% 7- Thái độ của giáo viên trong các kỳ thi, kiểm tra đánh giá. 21/60 35% 30/60 50% 9/60 15% 8- Việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường bạn. 18/60 30% 33/60 55% 9/15 15% 9- Công tác đoàn (đoàn thể khác) trong trường bạn. 30/60 50% 30/60 50% 10- Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường bạn. 15/60 25% 39/60 65% 6/60 10% 11- Việc thực hiện chống các tệ nạn xã hội ở trường bạn. 18/60 30% 36/60 60% 6/60 10% 12- Tính ổn định của thời khoá biểu của trường bạn. 21/60 35% 24/60 40% 15/60 25% 13- Việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật. 30/60 50% 30/60 50% 14- Vấn đê thực hiện quy định mặc đồng phục của trường bạn. 21/60 35% 39/60 65% 2.3.3. Một số đề xuất của các em học sinh về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. Những ý kiến đóng góp của các học sinh trong hội thảo và kết quả ghi trong các phiếu hỏi gồm những vấn đề sau: - Cần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng để học sinh thực hiện Điều lệ Trường tiểu học, luật giao thông,… Vì khá nhiều học sinh ít hiểu biết về quyền và nhiệm vụ của giáo viên, học sinh và những quy định cơ bản về Luật giao thông. - Nên tổ chức học tập bằng những hình thức hoạt động ngoại khoá, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Giáo dục, Điều lệ Trường tiểu học, Luật giao thông, các văn bản về phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống thiên tai dịch bệnh,…. - Có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các văn bản luật trong phạm vi một trường hoặc tổ chức các cuộc thi từng cụm trường. - Mở rộng giao lưu với các trường bạn để học hỏi kinh nghiệm học tập và rèn luyện nhằm thực hiện một cách triệt để những quy định trong Điều lệ Trường tiểu học. - Cần trang bị thêm các phương tiện, dụng cụ thể dục thể thao, đồ dùng thí nghiệm, tăng thêm số đầu sách trong thư viện của trường. - Một số ý kiến cho rằng không nên cấm học sinh đeo đồ trang sức, dùng phấn son khi đến trường. - Cần chú ý hơn nữa đến những việc chưa làm được, hoặc làm nhưng chưa triệt để như vấn đề mặc đồng phục của trường, ăn mặc lố lăng, hở hang, loè loẹt trong những ngày không bắt buộc mặc đồng phục. - Mặc dù bài tập sân chơi đã có nhưng việc chống xuống cấp chưa được quan tâm và cần trang bị thêm các phương tiện, dụng cụ thể dục thể thao, đồ dùng thí nghiệm, phòng sách và thư viện của trường. - Đề nghị cần khen thưởng thích đáng và kịp thời những học sinh có thành tích tốt và kỷ luật không quá nặng đối với những khuyết điểm xảy ra do sơ ý, hoặc mới mắc phải lần đầu. - Thông qua những hình thức trên, cán bộ, giáo viên, học sinh sẽ từng bước nắm vững được các quy định trong Điều lệ. Tuy nhiên nhận thức về các văn bản còn nhiều hạn chế, nhận thức chưa đồng đều, một số giáo viên còn chưa thấy được cần phải gắn bó việc thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm và quyền lợi được hưởng, một số giáo viên còn có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, chưa phát huy được hết khả năng và quyền làm chủ của mình trong trường. 2.4. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ, nguyên nhân của thực trạng. 2.4.1. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ: Qua kết quả của 05 buổi hội thảo và xử lý 254 phiếu Điều tra cho các đối tượng cán bộ quản lý, chúng tôi có một số nhận xét: a. Những mặt đã làm được: - Việc tổ chức học tập Điều lệ Trường tiểu học đã từng bước được triển khai ở hầu hết các Trường tiểu học và đã đạt được một số kết quả nhất định (như đã trình bày trong phần nghiên cứu thực trạng kể trên); Các trường đã tổ chức học tập và thảo luận các quy định trong Điều lệ một cách nghiêm túc và có hiệu quả thông qua các hình thức sau: + Tổ chức các buổi học tập Điều lệ và các văn bản nhà nước khác với quy mô toàn trường. + Phổ biến chung toàn trường trong các buổi chào cờ đầu tuần, những quy định quan trọng được cụ thể hoá trong văn bản nội quy của trường. + Phổ biến trong các buổi họp Hội đồng giáo dục, họp giao ban, họp tổ chuyên môn. + Niêm yết ở bảng thông báo hàng tuần, hàng tháng. + Chuyển các văn bản ( bản sao) đến từng đơn vụ chuyên môn. - Công tác tổ chức học tập và thảo luận các quy định trong Điều lệ được tiến hành thông qua các hoạt động tổ chức chính trị, đoàn thể như chi bộ Đảng, Công đoàn, đoàn thanh niên, tổ nữ công trong nhà trường. - Vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã được nâng cao, trách nhiệm của từng người trong Ban giám hiệu, trong các đơn vị, đoàn thể cũng được xác định rõ ràng, nhờ đó sức mạnh của tập thể được tăng cường, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. - Việc giải quyết, xử lý kịp thời những ý kiến và thắc mắc trong cán bộ, giáo viên, học sinh đã góp phần tích cực làm cho tinh thần đoàn kết nội bộ được cải thiện, quan hệ giữa cá nhân trong tập thể được gắn bó hơn tránh được những nghi kỵ hiểu lầm nhau. - Ở hầu hết các trường, công tác hướng dẫn, chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với các tổ chức quần chúng trong đơn vị (Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Tổ nữ công, Đội TNTP HCM…) tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật như: Thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép các nội dung tìm hiểu pháp luật vào các phong trào thi đua của trường đã được thực hiện. - Để quản lý và tổ chức triển khai các nhiệm vụ của nhà trường, đại bộ phận các Hiệu trưởng của các Trường tiểu học đã dựa vào văn bản pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành để soạn thảo các văn bản nội bộ (nội quy, quy định trong nhà trường), các đồng chí CBQL đã thường xuyên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành và các văn bản quản lý của địa phương, phải cụ thể hoá những văn bản chỉ đạo đó thành văn bản nội bộ, văn bản nội bộ phải phù hợp với điều kiện của trường ở địa phương để tăng cường tính khả thi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã thể hiện một số vấn đề còn hạn chế và những khó khăn, vướng mắc sau: a. Những vấn đề còn hạn chế: - Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa Chi bộ Đảng với chính quyền và đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện; biểu hiện cụ thể là: nghị quyết của Chi bộ Đảng chưa thực sự gắn kết với nhiệm vụ của nhà trường; hoạt động lãnh đạo của Chi bộ khá độc lập, không gắn bó với hoạt động quản lý của chính quyền nhà trường. Hơn nữa việc triển khai còn chậm, chưa kịp thời dẫn đến còn tồn tại một số kiến nghị thắc mắc của cán bộ, giáo viên và học sinh chậm được giải quyết. - Việc tổ chức học tập Điều lệ Trường tiểu học ở một số trường còn mang nặng tính hình thức, sơ sài, đại khái, thiếu thường xuyên, nhiều việc chưa đưa ra để cán bộ, giáo viên và học sinh được bàn và góp ý kiến, do đó đã hạn chế tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện các quy định trong Điều lệ Trường tiểu học. - Hầu hết các trường chưa tiến hành sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện Điều lệ Trường tiểu học, thể hiện ở một số trường: cán bộ, giáo viên và học sinh chưa nắm được đầy đủ nội dung của Điều lệ. - Các văn bản nội bộ trong từng trường cũng chưa được cán bộ, giáo viên và học sinh hiểu sâu sắc, một số giáo viên và học sinh ít tham gia ý kiến, việc đề xuất các biện pháp thực hiện hữu hiệu các quy định trong Điều lệ được coi như là nhiệm vụ của lãnh đạo. - Một số cán bộ quản lý còn thiếu năng lực quản lý, chưa thực hiện triệt để những quy định do Điều lệ đề ra, còn thiếu hiểu biết trong công tác quản lý tài chính, thiếu sự nhạy bén trong quản lý Điều hành dẫn đến một thực tế là: một số trường cơ sở vật chất thiếu thốn đã nhiều năm mà chưa có biện pháp khắc phục. - Hầu hết các trường chỉ cho học sinh học Điều lệ một cách sơ qua đại khái, chưa có những buổi sơ kết về kết quả thực hiện, chưa lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên và học sinh về những kết quả của việc thực hiện Điều lệ. - Công tác hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục (theo vần, chữ cái, theo thời gian ban hành,….) ở các Trường tiểu học hiện nay chưa được tiến hành thường xuyên, một số ít trường đã thực hiện việc hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật thì thực chất chỉ đơn thuần là việc sắp xếp lại các văn bản theo thời gian, loại bỏ các văn bản lạc hậu. - Một số Hiệu trưởng không thấy rõ vị trí quan trọng của những văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo, họ cho rằng việc tận dụng các văn bản pháp luật là công việc của các cơ quan nhà nước cấp trên, còn hoạt động quản lý giáo dục là hoạt động chuyên môn thuần tuý chứ không liên quan gì đến pháp luật. Thêm vào đó là thói quen quản lý theo chủ nghĩa kinh nghiệm đã làm cho một số CBQL ngại tiếp cận với các loại văn bản pháp luật. - Phần đông số CBQL cho rằng: cấp trên chỉ kiểm tra kết quả nhưng hoạt động cụ thể, chứ họ chưa từng thấy cấp trên nào đi kiểm tra việc nắm và vận dụng các văn bản pháp luật bao giờ. 2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng: a. Nguyên nhân của những mặt đã làm được: - Vai trò của lãnh đạo chi bộ Đảng đối với chính quyền, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đã thực hiện. - Hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo đã được ban hành và từng bước hệ thống hoá, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo. - Một số Hiệu trưởng đã nhận thức được vị trí quan trọng của các văn bản pháp luật, đặc biệt là những văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo, họ tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập ngay từ đầu năm học. - Một số Hiệu trưởng đã quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, trong tổ chức Điều hành các hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh,…. - Một số nhà trường đã biết phối hợp hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính quyền, đoàn thể vào việc tổ chức, thực hiện Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường. b. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. - Vai trò của lãnh đạo chi bộ Đảng đối với chính quyền ở 1 số nơi chưa được tăng cường, chưa giải quyết tốt mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong nhà trường. - Hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo có một số lượng quá lớn, còn thiếu đồng bộ, dễ gây khó khăn trong công tác hệ thống hoá văn bản; trong hệ thống văn bản có hiện tượng chồng chéo; nhiều văn bản có nội dung chung chung, thiếu cụ thể, chưa kịp thời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện điều lệ trường tiểu học.doc