LỜI NÓI ĐẦU: 1
CHƯƠNGI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG,TIỀN CÔNG
I. TIỀN LƯƠNG: 3
1. Khái niệm tiền lương, tiền công: 3
1.1. Khái niệm tiền lương: 3
1.2. Khái niệm tiền công: 3
2. Khái niệm tiền lương tối thiểu: 3
2.1. Tiền lương tối thiểu: 3
2.2. Tiền lương tối thiểu áp dụng trong doanh nghiệp Nhà nước. 4
3. Vai trò của tiền lương, tiền công. 4
3.1. Vai trò của tiền lương,tiền công đối với người lao động: 4
3.2. Vai trò của tiền lương đối với doanh nghiệp: 5
4. Các nguyên tắc, yêu cầu của trả lương, công trong doanh nghiệp: 5
4.1. Trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị như nhau: 5
4.2. Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc dộ tăng tiền lương: 6
4.3. Đảm bảo duy trì nhân viên giỏi và thu hút nhân viên: 6
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ CÔNG. 6
1. Hình thức trả lương theo thời gian: 6
1.1. Khái niệm trả lương theo thời gian: 6
1.2. Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian: 7
1.3. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian: 7
1.4. Các dạng (chế độ) trả lương theo thời gian: 7
1.4.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản: 7
1.4.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng: 9
1.5. Một số điều kiện trả lương theo thời gian có hiệu quả: 9
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 10
2.1. Khái niệm trả lương theo sản phẩm: 10
2.2. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm: 10
2.3. Các điều kiện cần đảm bảo khi sử dụng hình thức trả
lương theo sản phẩm: 11
2.4. Các chế độ trả lương theo sản phẩm: 11
2.4.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: 11
2.4.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể: 11
2.4.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: 15
2.4.4. Chế độ trả lương theo sản phẩm khoán: 16
2.4.5. Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng: 17
2.4.6. Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến: 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG,TRẢ CÔNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG: 21
1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy: 21
1.1. Quá trình hình thành Nhà máy: 21
1.2. Quá trình phát triển Nhà máy: 21
2. Đặc điểm của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý: 23
3. Tình hình đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Nhà máy: 29 4.1. Đặc điểm về sản phẩm và sản xuất kinh doanh: 29
4.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu: 30
4.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị: 31
4.4. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá: 33
5. Đặc điểm về lao động của Nhà máy: 36
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy: 40
II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
TRẢ CÔNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG: 41
1. Quy chế trả lương tại Nhà máy: 41
2. Sự hình thành quỹ lương: 42
3. Các hình thức trả lương, trả công áp dụng tại Nhà máy: 43
3.1. Hình thức trả lương theo thời gian: 43
3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 47
3.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: 47
3.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể: 49
3.2.3Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán: 53
3.3. Các điều kiện của trả công theo sản phẩm: 60
3.3.1. Công tác định mức của Nhà máy: 60
3.3.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc: 65
3.3.3. Thống kê, nghiệm thu chất lượng sản phẩm: 65
3.3.4. Ý thức trách nhiệm của người lao động: 66
1. Một số kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong
việc áp dụng các hình thức trả công tại Nhà máy: 66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ CÔNG TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG.
I. HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN: 68
1. Phân công bố trí lại một số vị trí làm việc của lao động quản lý: 68
2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian: 73
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hình thức trả lương, trả công tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cắt ngọn phối trộn
Làm ẩm lá đã cắt ngọn
Tách cuộng
Thùng trữ ủ lá
Làm ẩm ngọn lá
Gia liệu
Thái lá
Thái cuộng
Hấp ép cuộng
Thùng trữ cuộng
Làm ẩm cuộng
Sấy sợi
Trương nở cuộng
Sấy sợi cuộng
Phân ly sợi cuộng
Thùng trữ sợi cuộng
Phối trộn sợi lá sợi cuộng
Phun hương
Thùng trữ sợi thành phẩm
Cuốn điếu
Đóng bao
Đóng tút
Kho thành phẩm
Đóng kiện
Nguồn: Giáo trình công nghệ sản xuất thuốc lá.
5. Đặc điểm lao động của nhà máy.
Sự biến động về lao động của nhà máy trong ba năm gần đây từ 2000 – 2002 được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 4: Bảng thống kê đội ngũ lao động năm 2000 – 2002.
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số người
Tỷ lệ
(%)
Số người
Tỷ lệ
(%)
Số người
Tỷ lệ
(%)
1
Tổng số lao động
Trong đó nữ
1183
708
100
59,85
1224
688
100
56,21
1225
688
100
56,16
2
Lao động gián tiếp
202
17,075
207
16,91
201
16,41
3
Lao động trực tiếp sản xuất
847
71,6
852
69,61
861
70,28
4
Lao động phục vụ
134
11,33
165
13,48
163
13,31
Nguồn: Sổ thống kê đội ngũ lao động.
Qua bảng thống kê lao động em thấy:
- Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy (CBCNV ) giữa năm 2000 và năm 2001 có sự biến động lớn, về số tuyệt đối tăng 41 người tăng tương ứng 3,46% còn giữa năm 2002 với năm 2001 thì hầu như không có sự biến động về số lượng lao động.
- Về lao động gián tiếp có xu hướng giảm , cụ thể :năm 2001 so với năm 2000 giảm 5 người tương ứng 0,165%, năm 2002 so với năm 2001giảm 0,5%. Mặc dù vậy lượng giảm vẫn còn thấp. Mặt khác trong mỗi năm tỷ trọng lao động gián tiếp vẫn còn cao vì vậy nhà máy trong những năm tới cần giảm lao động quản lý hơn nữa giúp cho
việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Về lao động trực tiếp sản xuất giữa năm 2001so với năm 2000 theo số tuyệt đối tăng 5 người song về số tương đối lại giảm 1,99%. Trong khi đó lao động phục vụ lai tăng nhanh 31 người. Những vấn đề này đã được nhà máy điều chỉnh trong năm 2002. Cụ thể: Công nhân trực tiếp sản xuất giữa năm 2002 so với năm 2001 tâng 9 người và giảm tỷ trọng lao động phục vụ. Điều này được coi như là chuyển biến tốt của nhà máy.
+ Cơ cấu lao động theo độ tuổi CBCNV nhà máy năm 2002.
Biểu 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
STT
Độ tuổi (năm)
CBCNV
Số người
Tỷ lệ (%)
1
Từ 20 – 29
193
15.44
2
Từ 30 – 39
754
61,44
3
Từ 40 – 49
222
18.22
4
Từ 50 – 60
56
4,9
Nguồn: Sổ thống kê đội ngũ lao động.
Như vậy CBCNV nhà máy có độ tuổi chủ yếu từ 30 – 39 tuổi, có thể nói đối với công nhân sản xuất thì đây là độ tuổi tương đối cao. Điều này cũng có ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm đó là: Người lao động sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệp có điều kiện nâng cao tay nghề, tăng mức độ thành thạo công việc.
Mặt hạn chế đó là: So với lao động trẻ, khả năng tiếp thu công nghệ mới, khoa học kỹ thuật hiện đại có phần yếu hơn.
+ Chất lượng đội ngũ lao động của các phòng ban phân xưởng thể hiện qua bảng sau (trang bên)
Biểu 6: Cơ cấu lao động theo trình độ.
stt
Phòng ban, phân xưởng
Đại học, cao đẳng
Trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Phòng tổ chức
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng tiêu thụ
Phòng nguyên liệu
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng KCS
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng hành chính
Phòng thị trường
Đội bảo vệ
Đội bốc xếp
Đội xe
Phân xưởng bao xứng
Phân xưởng bao mềm
Phân xưởng Dunhill
Phân xưởng sợi
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng 4
5
14
10
7
9
9
5
7
21
28
1
1
0
14
10
8
12
13
3
1
0
8
23
27
0
29
5
130
14
31
41
18
181
243
37
145
73
32
Tổng
187
1038
Nguồn: Sổ thống kê đội ngũ lao động.
Nhìn chung đối với phòng ban thì tỷ lệ có trình độ đại học – cao đẳng tương đối cao như phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật cơ điện, phòng tổ chức... Nhân viên cán bộ ở nhà máy thường tự đi học nâng cao trình độ của mình đây là điều cần phát huy.
+ Chất lượng của đội ngũ lao động theo bậc thợ:
Công nhân bậc VI có 28 người chiếm 2,29% tổng số CBCNV.
Thợ bậc V có 213 người chiếm 17,4%
Thợ bậc IV trở xuống có 631 người chiếm 51,55%, trong đó thợ bậc IV có 407 người chiếm 33,25%.
Ta thấy lao động bậc IV, V chiếm tỷ lệ tương đối cao đặc biệt là lao động bậc IV. Tuy nhiên tỷ lệ lao động bậc VI còn qúa ít. Nhà máy cần đào tạo để nâng cao trình độ cho công nhân nói chung và tăng số lao động bậc cao trong nhà máy nói riêng.
+ Tính đến 30/9/2002 tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật kể cả cán bộ chức danh là 163 người trong đó nữ 73 người.
Biểu 8: Cơ cấu cán bộ khoa học kỹ thuật theo trình độ.
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỷ lệ
Tổng số cán bộ KHKT
Trong đó nữ
163
73
100
44,78
Trên đại học
Đại học- cao đẳng
Trung cấp
1
154
8
0.61
94,48
4,91
Nguồn: Sổ thống kê đội ngũ lao động.
Qua bảng trên em thấy cán bộ KHKT của nhà máy có trình độ đại học cao đằng là đa số chiếm 94.48%. Nhìn chung chất lượng của đội ngũ lao động này là tương đối cao. Tuy nhiên cán bộ KHKT có trình độ trung cấp chiếm 9.41%, nhà máy nên tiến hành đào tạo, bồi dưỡng thêm hoặc có thể bằng hình thức khác như gửi đi học để nâng cao trình độ cho bộ phận lao động này tiến tới mục tiêu là 100% cán bộ KHKT có trình độ đại học, cao đẳng trở lên.
+ Vấn đề sử dụng lao động.
Đối với cán bộ chức danh: từ trưởng, phó phân xưởng, phòng ban trở lên: Tổng số là 38 người trong đó nữ 15 người. Chỉ có 63% sử dụng đúng ngành nghề chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với cán bộ KHKT tổng số 163 người, chỉ có 25% được sử dụng đúng ngành đào tạo.
Vậy em thấy vấn đề làm trái ngành, trái nghề trong nhà máy đang là hiện tượng phổ biến. Chính điều này cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc chung của nhà máy. Vì vậy việc sắp xếp bố trí sử dụng đúng ngành, nghề người lao động được đào tạo đòi hỏi nhà máy cần phải quan tâm.
+ Kế hoạch đào tạo của nhà máy trong giai đoạn 2003-2010.
Biểu 9: Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2003-2010.
Ngành nghề đào tạo
Số lượng
Nguồn từ các trường
Cử cán bộ đi học
1. Marketing
13
13
2. Công nghệ phối chế
3
3
3. Ngoại ngữ
8
8
Nguồn: Báo cáo kế hoạch đào tạo.
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy năm 2002 được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 10: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002.
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện
2001
Kế hoạch
2002
Thực hiện
2002
TH2002/ KH2002(%)
Sản lượng
Tổng doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Đơn giá tiền lương
Quỹ tiền lương
Thu nhập bình quân
NSLĐ bình quân
1000 Bao
Trđ
Trđ
Trđ
đ/1000bao
Trđ
1000đ/ng/th
1000đ/ng/n
232525
612120
12965
226144
107480,19
32047
2183
500500
254000
660460
14500
230000
110000
33958
2314
540032
259509
689594
21000
230541
110000
35243
2397
562934
102,17
104,41
144,83
100,24
100,00
103,78
103,58
104,24
Nguồn:Phòng tổ chức lao động tiền lương.
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy em thấy:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy năm 2002 vừa qua đã tăng lên đáng kể cụ thể là: tổng sản lượng năm 2002 là 259.509.599 bao so với năm 2001 là 232.525.937 bao tăng 11,6%.
Mặt khác lợi nhuận mà nhà máy đạt được năm 2002 tăng vọt so với năm 2001 về số tuyệt đối là 8.034.335.439 đồng, về số tương đối tăng 61,97%. Có thể nói đây là một kết quả rất đáng khích lệ mà nhà máy cần giữ vững và phát huy.
Thu nhập bình quân đầu người trên tháng của nhà máy tương đối cao và liên tục tăng qua các năm 2001 là 2.183.000 đồng/người/tháng, đến năm 2002 là 2.397.000 đồng/người/tháng tăng 9,8%. Với mức thu nhập này đời sống của toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy được đảm bảo cơ bản và không ngừng cải thiện.
Có thể nói năm 2002 nhà máy thuốc lá Thăng Long đã đạt được nhiều kết quả tốt, khẳng định sự cố gắng, quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong việc xây dựng nhà máy đứng đầu ngành sản xuất thuốc lá của Việt Nam.
II. Thực trạng áp dụng các hình thức trả lương, trả công tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
1. Quy chế trả lương tại nhà máy.
Thực hiện Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ vào công văn số 4320/LĐTB-XH ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động thương binh xã hội về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long tiến hành xây dựng quy chế trả lương với những nội dung sau:
+ Thu nhập hàng tháng của công nhân viên không cố định mà có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào năng suất lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
+Những ngươi trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm áp dụng trả lương theo định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm.
+ Những người không trực tiếp làm ra sản phẩm làm việc theo thời gian được trả 100% lương cấp bậc chức vụ, và cấc khoản phụ cấp theo nghị định 26/CP.
2. Sự hình thành quỹ lương.
+ Thành phần quỹ lương bao gồm:
VC = VKH + Vbs + VK
Trong đó :
VC : Tồng quỹ tiền lương .
VKH : Quỹ lương kế hoạch tính theo đơn giá .
Vbs : Quỹ lương bổ sung .
VK : Quỹ lương khác .
+ Xác định quỹ lương kế hoạch theo đơn giá .
VKH = QKH x ĐGKH
Trong đó :
QKH : Tổng sản lượng kế hoạch quy đổi ( bao ): 276.000.000 bao.
ĐGKH : Đơn giá tiền lương kế hoạch tính trên 1000 bao quy đổi.
ĐGKH = Vg x Tsp
Trong đó :
- Tsp : Mức tiêu hao lao động : 14,115 g/1000bao.
- Vg : Lương bình quân giờ và được tính theo công thức sau:
Lminđc x ( Hcb + Hpc )
Vg =
Gcđ
Với:
Lminđc : Mức lương tối thiểu của Nhà máy.
Lminđc = Lminc x ( 1 + Kđc )
Kđc = K1 + K2
Lminc = 290000 đồng / tháng .
K1: hệ số điều chỉnh theo vùng : 0,3.
K2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành : 1,0
Kđc : Hệ số điều chỉnh : 1,3
Lminđc = 290000 x (1 + 1,3 ) = 667000 đồng.
Hcb : Hệ số lương cấp bậc bình quân : 2,54.
Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân : 0,3502.
Phụ cấp độc hại bình quân : 0,04.
Phụ cấp làm đêm thường xuyên bq : 0,281.
Phụ cấp lưu động bình quân : 0,0145.
Phụ cấp chức vụ và trách nhiệm bq : 0,0149.
Gcđ : Giờ công chế độ trong tháng: 208 giờ .
Vậy : 667000 x ( 2,54 + 0,3502 )
Vg = = 9267,45 đồng/giờ
208
ĐGKH = 9267,45 x 14,115 = 130.811,15 đồng/1000 bao.
Quỹ lương năm kế hoạch theo đơn giá:
VKH = 130811,15 x 276000 = 36.103.877.400 đồng.
+ Quỹ lương bổ sung:
- Ngày lễ tết : 8 ngày x 1230 = 9840 ngày
- Phép thâm niên : 16 ngày x 1230 = 19.680 ngày
- Ngày đi đường trong dịp nghỉ phép : 4 x 50 người = 1000 ngày
- việc riêng hưởng lương : 3 x 260 người = 780 ngày
- Thời gian cho con bú:[1giờ x 24ngày x 8tháng x 25người] : 8 = 600 ngày
- Vệ sinh phụ nữ :
[(30phút x 3ngày x 12tháng x 580người) : 60 phút] : 8 = 1305 người
- Học tập hội họp : 7ngày x 1200người = 8400 ngày
Tổng số ngày: 41605 ngày
Vbs = 41.535 x [(290.000 x 2.54) : 29] = 1.274.778.357đ
+ Quỹ lương khác : VK = 2.087.523.120 đồng.
Vậy: VC = 36103877400 + 1274778357 + 2087523120 = 39466178877đ
3. Các hình thức trả lương đang áp dụng tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
3.1. Hình thức trả lương theo thời gian.
+ Đối tượng áp dụng:
Lãnh đạo nhà máy.
Công nhân viên phòng ban, ban quản đốc.
Đội xe.
Nhân viên phục vụ.
Y bác sĩ nhà máy.
áp dụng trả lương thời gian cho các đối tượng này vì công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ được, bởi tính chất công việc không thể đo lường kết quả một cách chính xác.
+ Tiền lương mỗi người nhận được sẽ được tính như sau:
TLtt = TLCB + PCTN
Trong đó:
- TLtt : Tiền lương thực tế mà mỗi người nhận được trong tháng.
TLCB : Tiền lương cơ bản của người lao động trong 1tháng được tính dựa trên lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng
Ta có : TLCBT
TLCBN =
n
TLCB = TLCBN x Ntt
Trong đó:
TLCBN : Tiền lương cấp bậc ngày.
TLCBT : Tiền lương cấp bậc tháng.
n =24 : Số ngày chế độ
Ntt : Số ngày làm việc thực tế trong tháng.
- PCTN : Tiền lương phụ cấp chức vụ và trách nhiệm.
TLmindn
PCTN = x Ntt x Htn
24
Trong đó: - TLmindn: Tiền lương tối thiểu doanh nghiệp.
- Htn : Hệ số trách nhiệm.
+ Ngoài ra quản đốc, phó quản đốc 4 phân xưởng sau được hưởng thêm phụ cấp độc hại là: phân xưởng sợi, phân xưởng bao cứng, phân xưởng bao mềm, phân xưởng Dunhill.
Khi đó: TLtt = TLCB + PCTN + PCĐH
Trong đó : PCĐH là tiền lương phụ cấp độc hại.
Hệ số lương trách nhiệm được quy định tại nghị định NĐ số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ như sau:
Biểu 11: Hệ số lương trách nhiệm quy định.
STT
Chức danh
Mức áp dụng
1
2
3
4
5
6
7
8
Giám đốc
Phó giám đốc và chức vụ tương đương
Trưởng phòng và chức vụ tương đương
Phó phòng và chức vụ tương đương
Quản đốc phân xưởng
Phó quản đốc phân xưởng
Cán bộ làm công tác Đảng uỷ, bí thư chi bộ
Cán bộ phó bí thư chi bộ
0,6
0,5
0,4
0,3
0,4
0,3
0,254
0,4
Nguồn: Báo cáo xây dựng đơn giá tiền lương.
Vậy:
TLmindn
TLtt = ( HCB + HTN + HĐH) x Ntt
24
Ví dụ: Tính trả lương cho cán bộ phòng tổ chức tháng 3/2003 như sau:
Biểu 12: Bảng chấm công của cán bộ phòng tổ chức tháng 3/2003.
STT
Họ và tên
Ngày trong tháng
Tổng số Ntt
1
2
3
4
...
31
1
2
3
4
5
6
Nguyễn Văn Hán
Đỗ Thị Vân Lâm
Nguyễn Thị Thanh Lịch
Lê Thanh Hoài
Nguyễn Anh Hùng
Đỗ Tấn Đạt
x
x
x
x
x
o
x
x
x
o
x
o
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
o
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
24
24
24
23
21
22
Nguồn: Phòng lao động tiền lương.
Tính tiền lương của bác Nguyễn Văn Hán với các số liệu sau:
Hệ số lương 3,26
Hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,4
Số ngày làm việc thực tế: 24
Như vậy ta tính được:
667.000 x 3,26
TLCB = x 24 = 2.174.420 đồng
24
667.000
PCTN = x 0,4 x 24 = 266.800 đồng
24
TLtt = LCB + PCTN = 2.441.220 đồng
Vậy lương thực tế của bác Nguyễn Văn Hán tháng 3/2003 là: 2.441.220 (đ)
Tương tự ta sẽ tính được lương thực tế của những cán bộ trong phòng tổ chức lao động tiền lương và được tóm tắt qua bảng thanh toán lương tháng 3/2003.
Biểu 13: Bảng thanh toán lương tháng 3/2003.
Đơn vị: Phòng tổ chức.
STT
Họ và tên
Bậc
lương
Ntt
Lương cấp bậc
HTN
Lương phụ cấp
Lương thực tế
1
Nguyễn Văn Hàn
3,26
24
2174420
0,4
266.800
2441220
2
Đỗ Thị Vân Lâm
2,98
24
1987660
0,3
200.100
2187760
3
Nguyễn Thanh Lịch
2,18
24
1454060
1454060
4
Lê Thanh Hoài
2,5
23
1598021
1598021
5
Nguyễn Anh Hùng
2,02
21
1178923
1178923
6
Đỗ Tấn Đạt
1,78
22
1088322
1088322
Tổng
9481406
9948306
Nguồn: Sổ lương phòng tổ chức lao động.
+ Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian .
Có thể nói việc áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian cho cán bộ quản lý và một số đối tượng khác đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi trước hết nó phù hợp với tính chất công việc là khó có thể định mức và đo lường kết quả thực hiện công việc một cách chính xác. Sau đó nó cũng có những ưu điểm sau:
- Việc tính toán trả lương treo cách này không gây phức tạp và dễ tính. - Nhìn vào bảng thanh toán lương sẽ phản ánh được trình độ của người lao động( qua lương cấp bậc), phản ánh được tính chất công việc qua lương chức vụ.
- Đặc biệt nó khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ số ngày công trong tháng.
+ Nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian .
Do việc trả lương chỉ căn cứ vào hệ số lương cấp bậc, ngày công thực tế và phụ cấp trách nhiệm nên thông qua tiền lương của mỗi người nhận được sẽ không phản ánh mức độ hoàn thành công việc tức là không có sự phân biệt giữa việc hoàn thành công việc ở mức tốt, mức trung bình hay kém. Chính vì vậy có thể sẽ dẫn đến người lao động không thực sự hết lòng, tận tâm, tận lực đối với công việc, không tạo ra động lực khuyến khích họ hăng say làviệc, phát huy sáng kiến dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến tất cả các khâu và đến năng suất lao động chung của toàn nhà máy.
3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
3.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
+ Đối tượng áp dụng :
- Công nhân kỹ thuật làm việc độc lập bao gồm : công nhân dẫn máy phân ly và dẫn máy xé điếu: Đây là hai máy có đặc điểm đều do một người đảm nhận kết quả cuối cùng được xác định bằng khối lượng nguyên liệu đưa vào như đối với máy xé điếu phế phẩm thì đó là khối lượng điếu phế phẩm được xử lý, đối với máy phân ly cuộng thì được tính cho sợi thành phẩm sau khi phân ly.
- Lao động phục vụ: Chỉ áp dụng đối với công nhân vận chuyển nguyên liệu từ kho nguyên liệu về phân xưởng sợi. Có 5 công nhân làm nhiệm vụ trên và phương tiện vận chuyển là những xe các nhỏ .
+ Cách tính :
- Tính đơn giá tiền lương:
L0
ĐG =
Q0
Trong đó :
ĐG : Đơn giá tiền lương .
L0 : Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ.
Q0 : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ.
- Lương thực tế nhận được trong kỳ:
L = ĐG x Q
Trong đó :
L : Tiền lương thực tế người lao động nhận được trong kỳ.
ĐG: Đơn giá tiền lương.
Q : Sản lượng thực tế trong kỳ.
* Ví dụ: Anh Trần Văn Tiến là công nhân bậc 3/6 tương ứng với hệ số lương 1,7 có nhiệm vụ đưa thùng sợi từ kho vật liệu vào phân xưởng sợi, mức sản lượng của công nhân này là 1250 thùng/tháng .Đến cuối tháng 3/2003 thực tế công nhân này đã chuyển được 1328 thùng.
Lương của công nhân này được tính như sau:
667000 x 1,7
ĐG = = 907,12 đồng
1250
Tiền lương thực tế anh Tiến nhận được trong tháng là:
L1 = 907.12 x 1328 = 1204655 đồng.
* Với cách trả lương này của nhà máy có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
- Về ưu điểm: Nhìn chung theo cách trả lương này ta dễ dàng tính được tiền lương thực tế người đó nhận được trong kỳ . Mặt khác do tiền lương mà người lao động nhận được gắn trực tiếp với kết qủa mà họ làm được vì vậy kích thích người công nhân hăng say làm việc, phát huy hết khả năng của mình nhằm tăng năng suất lao động.
- Về nhược điểm : Khi nhà máy sử dụng cách trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân có thể dễ gây ra hiện tượng người công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm như đối với công nhân vận chuyển thì làm nguyên liệu gãy, vụn nhiều, còn đồi với công nhân dẫn máy thì có thể nguyên liệu chưa đủ cộ mềm đã đưa ra để tiếp mẻ khác. Đồng thời do đặc điểm của đối tượng lao động này gắn liền với máy móc, nên vấn đề an toàn và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị cũng được đặt ra.
Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể.
+ Đối tượng áp dụng của hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể .
- Tổ phân xưởng bao mềm gồm có :
Máy cuốn Trung Quốc: bao gồm 3 lao động.
Máy cuốn C7: gồm 4 lao động
Máy cuốn AC11: 5 lao động
Máy cuốn M8: 5 lao động
Máy cuốn YJ : 5 lao động
Máy đóng bao Đông Đức: 14 lao động
Máy đóng bao Tây Đức : 14 lao động
-Tổ phân xưởng bao cứng:
Máy cuốn DECOUPLE : gồm 5 lao động
Máy cuốn MAK : gồm 5 lao động
Máy đóng bao Đức : gồm 8 lao động
Dây chuyền đóng bao B1, B2 + đóng tút T2: gồm 13 lao động
Dây chuyền đóng bao B3 + đóng tút T1 : gồm 8 lao động
- Phân xưởng sợi gồm :
Dây chuyền sợi: gồm nhiều máy móc được bố trí theo yêu cầu công nghệ sản xuất như máy hấp chân không, máy cắt ngọn, máy đánh lá, máy dịu ngọn lá, máy gia liệu...
Tổ phân xưởng Dunhill
Đặc điểm công việc của công nhân bố trí trên các máy hay dây chuyền này là phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện mới tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.
+ Cách tính:
Tính đơn giá tiền lương :
Trong đó :
ĐGj : Đơn giá tiền lương sản phẩm của tổ phụ trách máy j.
Lmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp .
Hcbịj : Hệ số lương cấp bậc của công nhân i phụ trách máy j.
Mslj : Mức sản lượng áp dụng cho tổ phụ trách máy j.
- Tiền lương của tổ phụ trách máy j.
TLj = ĐGj x Q
Trong đó:
TLj : Tiền lương thực tế của cả tổ .
ĐGj : Đơn gía tiền lương sản phẩm của tổ phụ trách máy j.
Q : Sản lượng thực tế của cả tổ .
- Chia lương cho từng người lao động trong tổ :
* Bước 1: Xác định ngày công hệ số của của từng người lao động dựa trên ngày công thực tế.
Nhsịj = Hcbij x Nij
Trong đó:
Nhsịj : Ngày công hệ số của công nhân i trong tổ phụ trách máy j.
Hcbij : Hệ số lương công nhân i trong tổ phụ trách máy j.
Nij : Ngày công làm việc thực tế của công nhân i.
* Bước 2: Tính ngày công hệ số của cả tổ.
Trong đó:
Nhsj : Tổng ngày công hệ số của cả tổ phụ trách máy j.
Nhsij : Ngày công hệ số của công nhân i thuộc tổ phụ trách máy j.
n : Tổng số công nhân của cả tổ phụ trách máy j.
* Bước 3: Tính tiền lương cho một ngày công hệ số.
TLj
TLhsj =
S Nhsj
Trong đó:
TLhsj : Tiền lương cho một ngày công hệ số của cả tổ phụ trách máy j.
TLi , S Nhsj : Được giải thích như công thức trên.
* Bước 4 : Tính tiền lương cho từng người.
TLij = Lhsj x Nhsij
Trong đó :
TLij : Tiền lương thực tế của công nhân i thuộc tổ phụ trách máy j.
Lhsj , Nhsij : Được giải thích như ở công thức trên.
Ví dụ :
Tính lương cho tổ phụ trách máy cuốn Trung Quốc, có mức sản lượng 1ca là 72 khay, tháng 3/2003 tổ làm 24 ca. Vậy mức sản lượng trong tháng là: 72 x 24 = 1728 khay/tháng. Cuối tháng 3/2003 sản lượng thực tế của cả tổ là 2013 khay.
Số lao động phụ trách máy cuốn này bao gồm: 3 lao động
1 lao động làm công việc bỏ thuốc bậc 3/6.
1 lao động làm công việc dẫn máy bậc 5/6.
1 lao động làm công việc lạp khay bậc 4/6.
Khi máy chạy để làm ra sản phẩm thì đòi hỏi sự phối hợp họat động của cả 3 công nhân trên .
Anh Nguyễn Văn Hải lao động bậc 5/6( Hcb = 2,41),số ngày làm việc thực tế 24
Anh Lê Quang Tú lao động bậc 4/6 ( Hcb = 1,9 ),số ngày làm việc thực tế 22
Cô Phan Thu Trà lao động bậc 3/6 ( Hcb = 1.7 ), số ngày làm việc thực tế 24.
Tiền lương của mỗi người trong tổ được tính như sau:
- Đơn giá tiền lương của cả tổ:
667000 ( 2,41 + 1,9 + 1,7 )
ĐGm = = 2319,8 đồng.
1728
- Tiền lương của cả tổ nhận được trong tháng :
TLm = 2319,8 x 2013 = 4.669.822 đồng.
- Chia lương cho công nhân trong tổ:
Biểu 16: Bảng tính ngày công hệ số của tổ .
STT
Họ và tên
Hệ số lương cấp bậc
Ngày công thực tế
Ngày công hệ số
1
2
3
Nguyễn Văn Hải
Lê Quang Tú
Phan Thu Trà
2,14
1,9
1,7
24
22
24
57,84
41,8
40,8
Tổng
140,44
Nguồn : Sổ lương phân xưởng bao mềm.
* Một số ưu nhược điểm của việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể:
+ Về ưu điểm :
Với việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể cho các đối tượng ở trên em thấy rằng nhìn chung đã phù hợp bởi đặc điểm công việc của các tổ phụ trách máy này là công việc mang tính chất tập thể và sản lượng hoàn thành phụ thuộc vào tất cả các công nhân trong tổ ấy .
Với cách trả lương này đã khuyến khích được người lao động đi làm đầy đủ số ngày quy định, và học tập để nâng cao trình độ. Có thể nói Nhà máy sử dụng phương pháp chia lương tới từng người trong tổ theo phương pháp ngày công hệ số so với phương pháp ngày công – hệ số trong phần lý luận chung về tiền lương trình bày ở trên về bản chất theo em là không có gì khác nhau, chỉ có một điểm đó là Nhà máy không thống kê thời gian làm việc của công nhân theo giờ mà theo ngày công
+ Về nhược điểm :
Với đặc điểm đây là những công việc đòi hỏi một, tổ nhóm công nhân thực hiện , và kết quả cuối cùng thì xác định cho cả tổ . Vì thế sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ do đó không khuyến khích được sự nỗ lực và nhiệt tình của mỗi cá nhân đồng thời dễ gây ra sự ỷ lại giữa các cá nhân trong tổ .
3.2.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm khoán:
+ Đối tượng áp dụng:
-Công nhân sản xuất trong phân xưởng cơ điện
Bộ phận công nhân sản xuất hưởng lương khoán trong phân xưởng cơ điện bao gồm công nhân sản xuất những phụ tùng để thay thế ở các máy hỏng như : bánh răng, ốc vít, ...hoặc theo đơn đặt hàng của các nhà máy khác. Việc sản xuất mang tính chất đơn lẻ, không phải hàng loạt và các công nhân làm việc độc lập với nhau.
-Công nhân sản xuất phân xưởng IV.
Phân xưởng IV là phân xưởng sản xuất phụ chuyên sản xuất những phụ kiện phục vụ cho khâu sản xuất chính đó là: In hộp carton, dệt ruban, may khẩu trang, gang tay, dán túi PE
+ Căn cứ giao khoán cho các phân xưởng này:
- Điều kiện sản xuất kinh doanh.
- Nội dung công việc.
- Khối lượng công việc.
- Yêu cầu về chất lượng công việc.
Định biên lao động.
Hàng tháng phòng kế hoạch sản xuất cùng với phòng tổ chức lao động tiền lương sẽ giao tiền lương khoán cho bộ phận sản xuất hưởng lương khoán trong phân xưởng kèm theo phiếu khoán.
Phiếu khoán bao gồm các nội dung về : Khối lượng sản phẩm cần hoàn thành, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành, đơn giá tiền lương khoán, tổng tiền lương khoán.
Đơn giá tiền lương khoán được tính cho từng loại sản phẩm dựa trên mức khoán sản lượng đối với loại sản phẩm đó và tiền lương cấp bậc công việc của công nhân làm công việc đó (theo định biên lao động)
Ví dụ: Tính đơn giá khoán cho loại sản phẩm là hộp catton 3 màu của phân xưởng IV như sau:
Mức khoán sản lượng là: 100 hộp/ công .
In hộp catton 3 màu là công việc bậc 5/6 .
2.41 x 667000
Đơn giá khoán = = 670 đồng/hộp
hộp carton 3 màu 24 x 100
Tiền lương khoán cho toàn bộ bộ phận sản xuất hưởng lương khoán của phân xưởng được tính theo công thức sau:
Trong đó :
TLk: Tiền lương khoán của toàn bộ bộ phận sản xuất của phânxưởng hưởng lương khoán
ĐGki : Đơn giá khoán sản phẩm loại i.
Qi : Số sản phẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0015.doc