Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển của Công ty TNHH Nhật Minh Quốc/DANZAS

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2

1. Khái niệm, bản chất và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiêp. 5

1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả KD trong doanh nghiệp. 6

1.4. Phân loại hiệu quả. 8

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 10

2.1.Các nhân tố làm tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 10

2.2. Các nhân tố làm giảm chi phí kinh doanh 11

3.Các quan diểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả KD. 19

3.1. Những quan điểm đánh giá hiệu quả 19

3.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả KD. 20

4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 21

4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 21

4.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu qủa kinh doanh bộ phận 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY NHẬT MINH QUỐC/DANZASHN 27

I. Giới thiệu chung về công ty 28

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Nhật Minh Quốc/DANZAS(DANZASHN) 28

2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty TNHH Nhật Minh Quốc 29

2.1. Chức năng 29

2.2. Nhiệm vụ 30

2.3 Tổ chức hoạt động của DANZASHN 31

3. Quy mô của công ty 34

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở DANZASHN 35

1. Tình hình kết quả kinh doanh tổng hợp của công ty giai đoạn 1997-2002. 35

2.Tình hình kết quả hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường không của công ty giai đoạn 1997-2002. 38

3.Tình hình kết quả hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển của công ty giai đoạn 1997-2002. 40

III. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Nhật Minh Quốc /DANZASHN 46

1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp 47

2. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phận 50

3. Đánh giá tổng quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 58

3.1. Những thành tựu đạt được 59

3.2.Những tồn tại về hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển của công ty NHẬT MINH QUỐC/DANAS 62

4.Nguyên nhân của các tồn tại về hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển của công ty TNHH NHẬT MINH QUỐC 63

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT MINH QUỐC 65

1. Các biện pháp về thị trường 65

2. Các biện pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 69

3. Các biện pháp về tổ chức quản lý 70

4. Kiến nghị đối với Công ty Nhật Minh Quốc/DANZAS. 73

4.1 Về quản lý nhân sự: 74

4.2 Chiến lược kinh doanh. 74

4.3 Về sử dụng vốn. 75

KẾT LUẬN 78

 

doc90 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường biển của Công ty TNHH Nhật Minh Quốc/DANZAS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp). Là đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá và xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế, tiếp nhận hàng hoá, làm thủ tục hải quan và các nghĩa vụ cơ bản khác đối với hàng hoá theo đúng các qui định của quốc gia và quốc tế về vận chuyển giao nhận hàng hoá ngoại thương. Bảng1: cơ cấu tổ chức lao động của công ty Chức danh Số lượng Nam Nữ Trình độ Tuổi BQ 1 Giám đốc 1 1 Đại học 29 3 Phòng Kế toán 3 3 Đại học 28 4 Phòng hoạt động điều hành - Vận tải hàng không - Vận tải biển - Nội địa - Xuất nhập khẩu 20 6 4 5 5 12 3 2 5 2 8 3 2 3 Đại học Đại học Đại học Đại học 29 29 24 25 5 Phòng sales-marketing - Sales - Marketing 7 4 3 3 1 2 4 3 1 Đại học Đại học 26 25 Tổng 31 16 15 26,8 Nguồn: phòng kế toán - tài chính –công ty DANZASHN. Qua các số liệu phân tích chúng ta thấy quy mô về lao động của công ty tăng nhanh qua các năm. Cơ cấu lao động về độ tuổi, trình độ và độ tuổi cũng biến động liên tục, trình độ ngày càng cao (đặc biệt là tất cả cán bộ và công nhân viên của công ty đều có trình độ đại học trở lên). Độ tuổi ngày càng trẻ. Đây là tiềm năng thế mạnh của công ty về nguồn nhân lực, và một trong những yếu tố làm nên sự thành công của công ty trong các năm gần đây. Bảng2 : lương trung bình cán bộ công nhân viên công ty giai đoạn 1997-2002 Đơn vị:triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Mức lương trung bình của nhân viên/tháng 2,00 2,5 2,8 3,00 3,2 3,5 Nguồn: phòng kế toán- tài chính công ty DANZASHN. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao lực lượng lao động có trình độ cao nghiệp vụ chuyên môn giỏi lại vào công ty với số lượng khá lớn. Như vậy, qua bảng lương trên ta thấy chế độ đãi ngộ của công ty đối với nhân viên là rất lớn, đây là sự trả công thích đáng cho những gì mà nhân viên của công ty đã đóng góp vào sự phát triển của công ty. Tuy mức lương trên chưa phải là cao trong xã hội hôm nay, song nó cũng khuyến khích sự làm việc hăng say và cống hiến hết mình cho sự phát triển cho công ty. Theo bảng số liệu trên ta thấy thu nhập trung bình của công nhân viên tăng đều qua các năm, năm 1994 mức lương trung bình của công nhân viên là 1,5 triệu đồng thì đến năm 2002 mức lương đã đặt là 3,5 triệu đồng/1tháng, tăng 2 triệu đồng, tốc độ tăng 2,6 lần. Chính những đãi ngộ hợp lý thông qua mức lương đã trả lời phần nào câu hỏi tại sao lượng lao động giỏi lại tập trung vào công ty nhiều như vậy qua các năm. 3. Quy mô của công ty Là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và là đại lý chính thức cho tập đoàn DANZAS AEI được thành lập theo giấy phép số 4765/GP/TLDN cấp ngày 17/11/1994 của UBND thành phố Hà Nội do vậy hầu hết nguồn vốn của công ty đều do công ty mẹ là công ty DANZAS AEI cấp ban đầu khi mới thành lập doanh nghiệp, cùng với các phần vốn góp của các thành viên của công ty. Ngồn vốn kinh doanh : 15500 triệu đồng Vốn cố định: 5500 triệu đồng Vốn lưu động: 10000triệu đồng Công ty phải tự tạo nguồn vốn cho các hoạt động, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. Chủ yếu vốn kinh doanh của đơn vị là tự bổ sung từ hai nguồn: nội bộ của công ty và vay ngân hàng. Hiện nay, tổng diện tích trụ sở làm việc, chi nhánh của công ty là 500m2. Điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tương đối hiện đại. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở DANZASHN 1. Tình hình kết quả kinh doanh tổng hợp của công ty giai đoạn 1997-2002. Theo điều lệ, chức năng nhiệm vụ của công ty. Hiện nay công ty hoạt động trên các lĩnh vực như : dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường không và đường biển, cùng với hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá. Đây là những hình thức kinh doanh ra đời từ rất lâu trên thế giới, nhưng còn rất mới tại Việt Nam. Nhưng nhờ uy tín quy mô rộng lớn của công ty mẹ và với chiến lược kinh doanh khéo léo có cở khoa học cùng sự nhạy bén thị trường dịch vụ đã tạo nên hiệu quả rất đáng khích lệ của công ty trong những năm gần đây, được biểu hiện qua các số liệu cụ thể sau: Bảng 3: Bảng kết quả kinh doanh của công ty (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu 31.584 48.777 59.624 65.887 65.886 65.987 Nộp ngân sách 2.143 2.460 1.876 2.157 2.528 2.728 Lợi nhuận 2.225 2.995 3.925 3.999 2.880 2.997 Ln/dt(%) 7,04 6,14 6,6 4,55 4,4 4.54 Nguồn: phòng kế toán- tài chính- Công ty DANZAS Nhìn qua bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm qua ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm điều này càng chứng tỏ rằng chiến lược kinh doanh của công ty từng thời kỳ từng năm là rất phù hợp với thị trường và nó cũng là kết quả của sự nỗ lực hết mình của Ban giám đốc và nhân viên công ty trong việc nghiên cứu nắm bắt tình hình thị trường mở rộng quy mô kinh doanh và đang dạng hoá sản phẩm. Và mặc dù năm 1997, 1998 bùng nổ khủng hoảng kinh tế - tài chính tiền tệ thế giới và những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các nước ở khu vực Châu á đặc biệt là các nước khu vực ASEAN. Song với sự nhạy bén và kinh nghiệm kinh doanh, công ty đã có chiến lược kinh doanh khéo léo, phù hợp với thị trường không những đã chèo chống công ty khỏi sự tác động của cuộc khủng hoảng mà còn làm cho doanh thu tăng lên, đó chính là công ty đã biết khai thác một cách có hiệu quả thị trường nội địa, một thị trường rộng lớn và tương đối dễ tính, và chính điều đó đã làm cho doanh thu của công ty vẫn tăng trong 2 năm 1997, 1998. Vượt qua thời kỳ khủng hoảng 1997, 1998, doanh thu của công ty đã tăng rất nhanh qua các năm, có được điều này là do nền kinh tế của các nước khu vực Châu á đặc biệt là các nước ASEAN đã được khôi phục và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Do vậy mà thị trường nước ngoài được khai thông dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của công ty đã tăng trở lại, điều đó đã giúp cho doanh thu của công ty tăng trong các năm tiếp theo. Doanh thu: Tổng doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của việc nghiên cứu năm bắt tình hình thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm. Mặc dù năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng doanh thu vẫn tăng Với các số liệu ở bảng 1, ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 1: tỉ lệ % lợi nhuận đạt được trên tổng doanh thu của công ty Từ kết quả ở bảng 1 và biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng từ năm 1997 - 2002, tổng doanh thu bình quân tăng 20%/năm. Đạt được điều đó công ty đã phải liên tục kiện toàn bộ máy quản lý, đồng thời quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, thêm vào đó công ty luôn thực hiện đúng kế hoạch về sửa chữa, xây mới kho xưởng, xí nghiệp bằng nguồn vốn tự có của công ty theo định kỳ. Bảng 4: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Đơn vị: Triệu đồng Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 NộP NS 2.143 2460 1876 2157 2528 2728 THUế GTGT 314 381 473 587 896 954 THUế NK 1411 1416 700 802 800 850 THUế TNDN 84 264 318 383 448 498 THUế kinh doanh 74 74 74 74 74 74 NộP KHáC 260 325 312 311 310 352 Nguồn : Phòng kế toán tài vụ - Công ty DANZASHN Cùng với việc tăng doanh thu thì hàng năm công ty cũng hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước .công ty luôn luôn chấp hành các khoản nộp thuế theo quy định và quyết định của Nhà nước.Qua bảng trên ta thấy số thuế mà công ty nộp đã tăng lên qua các năm ,đây là một điều rất hợp lý bởi cùng với sự phát triển của công ty ,cho nên doanh thu, mặt hàngkinh doanh đa dạng ,dịch vụ ngày càng mở rộng, vì thế số thuế nộp sẽ phải nhiều lên, và một lần nữa khẳng định sự lớn mạnh của công ty của công ty qua các năm.Và nó chứng minh một điều rằng các chiến lược kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ ở từng giai đoạn khác nhau là rất đúng hướng. 2.Tình hình kết quả hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường không của công ty giai đoạn 1997-2002. Bảng5: kết quả kinh doanh từ dịch vụ giao nhận hàng hoá vận tải hàng không Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng doanh thu dv giao nhận hàng không (DT1) 21000 31250 39749 42510 42343 42132 Chi phí 18100 28881 35882 37854 38762 38654 Lợi nhuận trước thuế 2900 3630 3867 4656 3581 3478 Nộp ngân sách 1428 1640 1250 1321 1423 1465 Lơi nhuận sau thuế (LN1) 1472 1990 2626 3335 2158 2013 DT1/Tổng DT 0,66 0,64 0,67 0,64 0,64 0,63 LN1/Tổng LN 0,66 0,66 0,67 0,83 0,75 0,67 Nguồn : Phòng kế toán tài vụ - Công ty DANZASHN. Trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm các hoạt động dịch vụ và xuất nhập khẩu trực tiếp .Trong đó, các hoạt động dịch vụ bao gồm hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hoá từ hàng không và dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển .Trước hết, chung ta xem xét kết quả kinh doanh từ dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không. Từ bảng 4 ta thấy kêt quả kinh doanh từ hoạt động giao nhận hàng không là rất tốt, tổng doanh thu tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt qua khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới nhưng doanh thu vẫn thể hiện hiệu quả kinh doanh một cách rõ nét và đáng kinh ngạc của công ty trong hai năm 1997,1998. Điều tuyệt vời nhất là công ty không bị ảnh huởng bởi cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ, uy tín của tập đoàn mẹ đã tạo đà phát triển vững vàng cho công ty con.Tạo nên sự khác biệt so với các hãng vận tải giao nhận hàng không khác trên thế giới,khi mà những công ty này lao đao vất vả trước biến động mang màu săc kinh tế –chính trị rất lớn, thậm chí có những công ty phải đóng cửa, phá sản. Công ty đảm bảo niềm tin cho khách hàng, uy tín được quảng bá rộng rãi. Tuy doanh thu năm 2001 có giảm chút ít so với năm 2000(0,004%). Nhưng nhìn chung đây là mức doanh thu khá trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty nên lợi nhuận của nó là khá lớn, chiếm trung bình 65% trong tổng số lợi nhuận lẫn doanh thu của công ty. Tỷ lệ này luôn ổn định trong những năm gần đây có thể coi là bất hợp lý, song xét ở điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của hàng không Việt Nam thì ta nên tạm chấp nhận, bởi mặc dù đã đầu tư nhiều máy bay, mở rộng đường băng song số lượng chuyến bay còn hạn chế, loại máy bay nhỏ, các điều kiện bốc dỡ, lưu kho của sân bay của chúng ta còn rất nhiều hạn chế ,cho nên mặc dù đã có nhiều cố gắng hết sức song công ty chỉ có được kết quả như vậy, đây là một nỗ lực hết sức đáng khen ngợi của công ty. Ta có biểu đồ sau : Đơn vị: triệu đồng Biểu đồ 2: lợi nhuận sau thuế về giao nhận hàng hoá bằng đường không của công ty DANZASHN. Từ biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần từ năm 1997 cho đến năm 2000. Đặc biệt năm 2000 lợi nhuận đạt cao nhất là 3335 triệu đồng. Sau đó lợi nhuận giảm dần từ hai năm 2001, 2002 do ảnh hưởng của cuộc khủng bố toàn nước Mỹ ngày 11-9-2001, cho nên lợi nhuận giao nhận hàng không có phần giảm sút, nhưng không đáng kể. Một phần do uy tín, sự lớn mạnh của tập đoàn mẹ và cũng do chi phí, thuế khai báo hải quan ngày càng tăng cùng với đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng là : giá cả rẻ, tiện lợi nhanh chóng, chính vì thế công ty phải hy sinh một phần lợi nhuận để nuôi dưỡng, duy trì mối quan hệ làm ăn với khách hàng. 3.Tình hình kết quả hoạt động giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển của công tygiai đoạn 1997-2002. Bảng 6: kết quả kinh doanh từ dịch vụ giao nhận hàng hoá vận tải biển. Đơnvị:triệuđồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng dt dich vụ gn đường biển(dt2) 6584 9526 14352 17565 15446 16887 Chi phí 6121 7986 13345 16975 14492 15663 Lợi nhuận trước thuế 463 1010 1007 590 954 1224 Nộp ngân sách 120 420 329 185 641 645 Lợi nhuận sau thuế(ln2) 343 590 678 405 313 579 Dt2/dt 0,21 0,20 0,24 0,27 0,23 0,25 Ln2/ln 0,15 0,20 0,17 0,10 0,11 0,19 Nguồn : Phòng kế toán tài vụ - công ty DANZASHN. Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu kết quả kinh doanh từ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển .Qua các số liệu ban đầu (bảng 6) đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của công ty trong lĩnh vực này. Kể từ khi mở cửa nền kinh tế hội nhập với thế giới (từ 1986) cho đến nay, nền kinh tế nước ta đã được khai thông và có quan hệ kinh tế với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, các nhà đầu tư đang đổ dồn vào để đầu tư tại Việt Nam . Hoà mình với sự phát triển đó, công ty đã khai thác rất tốt loại hình dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển, và cho đến nay kết quả từ hoạt động này đã càng chiếm một vị trí khá quan trọng trong tổng doanh thu của công ty. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy ,doanh thu từ dịch vụ giao nhận bằng đường biển tăng nhanh qua các năm , như đã nói ở trên, do có cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ , cho nên hầu hết các khách hàng trên thế giới đều giảm lòng tin bằng các vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, do vậy mà năm 2000 gọi là năm “được mùa của vận tải đường biển quốc tế, hầu hết các hàng hoá đều được vận chuyển bằng đường biển . Chính vì thế mà năm 2000 doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng bằng đường biển đã tăng đột biến, đạt mức kỷ lục(tính từ năm 1999 trở về trước), đạt 17565 triệu đồng. Đây quả là một thành tích đáng nể, nhưng một câu hỏi được đặt ra là mặc dù doanh thu tăng đột biến mà tại sao lợi nhuận lại giảm .Theo em thì có các nguyên nhân sau, thứ nhất, mặc dù đây là năm được mùa của ngành hàng hải quốc tế, song đây là thời kỳ suy thoái của nền kinh tế thế giới, các chỉ số lạm phát cao, các chi phí vào việc giao nhận hàng hoá tăng cao, do vậy mặc dù tăng doanh thu nhưng lợi nhuận vẫn thấp ; thứ hai là, vào thời điểm năm 2000 thì đã có rất nhiều hãng kinh doanh tham gia vào lĩnh vực giao nhận hàng hoá bằng đường biển, do vậy muốn tồn tại để cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải hạ giá ; thứ ba là, mặc dù năm 2000 Việt Nam có xuất khẩu nhiều nhưng đó hầu hết là hàng nông lâm hải sản và hầu hết đều do các tổng công ty Nhà nước xuất khẩu trực tiếp cho nên rất khó cạnh tranh .Song kết quả trên cũng là một kết quả khá ấn tượng và rất đáng khích lệ đối với công ty .Và vào năm 2002, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới và đặc biệt là nền kinh tế Châu á, cho nên doanh thu đã tăng trở lại và cùng với nó là lợi nhuận tăng cao .Hoà mình với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trong tương lai lợi nhuận từ dịch vụ giao nhận hàng bằng đường biển sẽ ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của công ty, chứ không phải dừng lạỉ ở mức khiêm tốn như hiện nay là 20%. Từ các số liệu ở bẩng trên ta có biểu đồ lợi nhuận về giao nhận hàng hoá bằng đường biển của công ty như sau : Đơn vị: triệu đồng Biểu đồ 3: lợi nhuận sau thuế từ giao nhân hàng hoá bằng đường biển của công ty DANZASHN. Từ biểu đồ trên ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế qua giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển tăng theo hai giai đoạn : 1997-1999; 2000-2002. Năm 1999 có lợi nhuận đạt cao nhất là 678 triệu đồng, thấp nhất là năm 2001 lợi nhuận chỉ đạt 313 triệu đồng. 4. Tình hình kết quả hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá của công ty giai đoạn 1997-2002. Bảng7: kết quả kinh doanh từ hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá. Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Dt xnk hàng hoá trực tiếp(dt3) 4000 8001 5523 5812 8097 6968 Chi phí 2995 6455 4596 4902 7224 5945 Lợi nhuận trước thuế 1005 815 927 910 873 1023 Nộp ngân sách 595 400 297 740 566 618 Lợi nhuận sau thuế(ln3) 410 415 630 570 407 805 Dt3/dt 0,13 0,14 0,09 0,09 0,13 0,12 Ln3/ln 0,19 0,2 0,16 0,07 0,14 0,14 Nguồn : Phòng kế toán - tài chính - công ty DANZASHN. Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu của công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (bảng 7). Trong những năm vừa qua, nhờ có chính sách mở cửa của nhà nước cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên, công ty đã thực hiện chiến lược kinh tế xuất nhập khẩu theo hướng đa dạng hoá mặt hàng, đa dạng hoá thị trường. Vì vậy, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 1998 cũng như tình trạng chung của tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cộng với thiên tai ở trong nước keó dài đã làm cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên không đáng kể. Song đến năm 1999, 2000 và 2001 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên nhiều không những về mặt lượng mà còn thay đổi cả về cơ cấu của mặt hàng. Từ các số liệu của bảng trên ta có biểu đồ sau: Đơn vị: triệu đồng Biểu đồ 4: Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động xúât nhập khẩu trực tiếp hàng hoá của công ty DANZASHN. Qua biểu đồ 4, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp của công ty tăng dần từ năm 1997 cho đến 2002, tuy năm 2001 có phần giảm sút nhưng bù lại năm 2002 tiến lên vượt bậc đạt 805 triệu đồng, thể hiện hiệu quả hinh doanh tốt đẹp và khả quan trong lĩnh vực này. Bảng 8: Tình hình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và chủng loại hàng hoá của công ty giai đoạn 1997- 2002. Đơn vị:triệu dồng Các mặt hàng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 I. Giá trị NK 2086 3223 3021 3540 4154 3756 Nguyên nhiên vật liệu 1072 1471 1220 1483 1637 1471 Máy móc thiết bị 732 1314 1265 1432 1851 1453 Thiết bị y tế 100 112 86 287 292 365 Hàng tiêu dùng 101.74 138.6 95 81 90 150 Hàng khác 80.26 187.4 255 257 284 317 II. Giá trị XK 1707 4760 2449 2180 3162 3078 Nông sản 1173 1971 1390 1045 1156 1128 Thuỷ sản 225 1410 338.5 346 352 859 Thủ công mỹ nghệ 185 1201.2 436.5 607.5 609 512 Dệt may 23 50 75 76.2 79 97 Hàng khác 101 127.8 209 105.3 966 482 III. Tổng kim ngạch XNK 3793 7983 5470 5720 7316 6834 Nguồn : Phòng kế toán tài vụ - công ty DANZASHN. Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tăng lên qua các năm một phần do giá hàng hoá của các nước trong khu vực khá rẻ vì đồng tiền của họ bị mất giá. Do vậy, công ty tiến hành nhập khẩu hàng hoá để tiêu thụ trong nước để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, do có một số điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu của nhà nước như hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhằm bảo hộ sản xuất trong nước như : thiết bị y tế, hàng tiêu dùng.... vì thế cơ cấu hàng nhập khẩu có nhiều thay đổi. Nhóm mặt hàng tiêu dùng ngày càng có xu hướng giảm đi trong cơ cấu hàng nhập khẩu. Có hai nhóm kháchhàng chiếm tỷ trọng lớn là nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị (chiếm 50 - 55% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu). Hai nhóm hàng này có xu hướng tăng nhẹ, nhưng biến động không lớn. Cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu của công ty tương đối hợp lý, phù hợp với xu thuế phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy mà hàng hoá nhập về đến đâu là tiêu dùng hết đến đó, không có hiện tượng tồn kho hay giảm giá. Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu ngày càng có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Điều này rất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước đồng thời phản ánh những nỗ lực, cố gắng của công ty trong việc phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi qua các năm. Các nhóm hàng nông sản, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu (đều là các nhóm hàng mũi nhọn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay). Có được kết quả như vậy là do công ty đã có sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh, biết tận dụng những cơ hội do chính sách mở cửa mang lại bằng việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và phát triển mối quan hệ bạn hàng với nhiều tổ chức, công ty ở nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, công ty cũng phát triển được một mạng lưới thu mua rộng khắp, tìm kiếm được nguồn hàng cho xuất khẩu. III. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH NHậT MINH QUốC/DANZASHN Qua kết quả phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty NHậT MINH QUốC/DANZAS HN trong mấy năm gần đây cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Cùng với sự đầu tư trang thiết bị kỹ thuật có chiều sâu và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đa dạng hoá sản phẩm đã góp phần thúc đẩy tăng doanh thu, tăng lợi nhuận tuy nhiên năm 2002 thì lợi nhụân giảm so với năm 2000, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để đánh giá một cách chính xác, toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng, ta phải đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu sau. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp Chỉ tiêu này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân,...Hiệu quả tổng hợp của Công ty TNHH NHậT MINH QUốC được phản ánh qua các chỉ tiêu ở bảng dưới đây : Bảng 6: Hiệu quả tổng hợp của Công ty (1997-2002) Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu thuần 6584 9526 14352 17565 15446 16887 Tông chi phí 6121 7986 13345 16975 14492 15663 Lợi nhuận ròng 343 590 678 405 313 579 Vốn bình quân 11200 12000 12500 13700 14200 15000 Tỷ suât lợi nhuận/doanh thu 0,052 0,062 0,047 0,023 0,02 0,034 Tỷ suất lợi nhuận/vốn bình quân 3,06 4,91 5,424 2,95 2,2 3,86 Sô lần chu chuyển của tổng tài sản 0,588 0,8 1,148 1,28 1,088 1,12, Qua bảng trên cho ta thấy, nhìn chung doanh thu thuần của Công ty tăng qua các năm cụ thể ở đây là doanh thu thuần năm 1998 tăng 2942 triệu đồng tương ứng là tăng 44,68% so với năm 1997, còn năm 1999 tăng là 4826 triệu đồng tưng ứmg là tăng 50,66% so với năm1998 , còn năm 2000 tăng là 3240 triệu đồng tưng ứmg là tăng 22,62% so với năm1999 , còn năm 2001 thì lại giảm là 2119 triệu đồng tưng ứng với mức giảm là 12,06% so với năm 2000, còn năm 2002 tăng là 1441 triệu đồng tưng ứmg là tăng 9,32% so với năm 2001 Mặc dù doanh thu thuần tăng như vậy nhưng lợi nhuận ròng lại tăng giảm không đều cụ thể năm 1997 lợi nhuận đạt 343 triệu đồng, đến năm 1998 lợi nhuận là 590 triệu đồng tức tăng 274 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 72% so với năm 1997,đến năm 1999 lợi nhuận là 678 triệu đồng tức tăng 88 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 14,92% so với năm 1998,đến năm 2000 lợi nhuận lại giảm xuống còn 405 triệu đồng tức giảm 273 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 40,26% so với năm 1999. Nhưng đến năm 2001 lợi nhuận đạt được chỉ là 313 triệu đồng tức giảm 92 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 22,7% so với năm 2000,nhưng đến năm 2002 thì lợi nhuận đã tăng trở lại đạt 579 triệu đồng và tăng 266 triệu đồng tương ứng tăng 85% so với năm 2001.Nguyên nhân chính ở đây là do tổng chi phí của các năm tăng giảm không đồng đều, cụ thể như sau: Năm 1997 tổng chi phí là 6121 triệu đồng, năm 1998 tổng chi phí là 7986 triệu đồng tăng 1856 triệu đồng tương ứng là 30,46% so với năm 1997, năm 1999 tổng chi phí là 13345 triệu đồng tăng 5359 triệu đồng tương ứng là 67,1% so với năm 1998, năm 2000 tổng chi phí là 16975 triệu đồng tăng 3630 triệu đồng tương ứng là 27,2% so với năm 1999, năm 2001 tổng chi phí là 14492 triệu đồng giảm 2483 triệu đồng tương ứng là 14,6% so với năm 2000 ,năm 2002 tổng chi phí là 15663 triệu đồng tăng 1171 triệu đồng tương ứng là 8,1% so với năm 2001... Qua bảng trên ta thấy: +Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu như sau: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận/ doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, năm 1997 tỷ suất lợi nhuận / doanh thu như sau: cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 5,2 đồng lợi nhuận, năm 1998 tăng lên 6,2 đồng tốc độ tăng trưởng tương ứng là 19,2% so với năm 1997, và năm 1999 chỉ đạt 4,7 đồng tỷ lệ tương ứng giảm 24,2% so với năm 1998 ,năm 2000 chỉ đạt 2,3 đồng tỷ lệ tương ứng giảm 51% so với năm 1999, năm 2001 chỉ đạt 2 đồng tỷ lệ tương ứng giảm 13% so với năm 2002 và đến năm 2002 thì tỷ lệ này đẫ tăng trở lại đạt 3,4 đồng tương ứng với 70% so với năm 2001 Năm 2002 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng lợi nhuận năm 2002 khá cao 36,4% so với năm 2001 +Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân = lợi nhuận/ vốn sản xuất bình quân. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, cũng qua chỉ tiêu này cho Công ty biết được việc sử dụng vốn của Công ty mình có hiệu quả hay không để từ đó các cán bộ phòng ban có biện pháp sử lý và đề ra phương hướng phát triển chung cho toàn Công ty, cụ thể năm 1997 chỉ tiêu này của Công ty là 3,06 tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được 3,06 đồng lợi nhuận, đến năm 1998 chỉ tiêu này của Công ty đạt 4,91 tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được 4,91 đồng tăng 1,85 đồng tỷ lệ tương ứng là 60,45% so với năm 1997,đến năm 1999 chỉ tiêu này của Công ty đạt 5,424 tức là cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân thì thu được 5,424 đồng tăng 0,514 đồng tỷ lệ tương ứng là 10,47% so với năm 1998, thế nhưng đến năm 2000 thì con số này lại giảm chỉ còn 2,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0182.doc
Tài liệu liên quan