Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN I: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ DOANH NGHIỆP TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN

I. Hiệu quả kinh tế và vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh

1. Bản chất của hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh

2. Đặc điểm của hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh

3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các

 doanh nghiệp nước ta hiện nay.

II. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp

1. Tiêu chuẩn hiệu qủa kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.

 2.1. Chỉ tiêu hệ thống kinh doanh tổng hợp

 2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí

1. Quá trình hình thành và phát triển

2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của Công ty Dụng cụ cắt và Đo

 lường Cơ khí.

II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí

1. Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ sản xuất

2. Đặc điểm về thị trường

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị

4. Đặc điểm về lao động

 

doc89 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đo lường cơ khí trong giai đoạn này thì yếu tố thị trường càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, mặc dù chủng loại sản phẩm của Công ty rất đa dạng nhưng có thể chia thành các loại thị trường sau: - Thị trường sản phẩm cắt gọt, đo lường - Thị trường sản phẩm dầu khí, xây dựng cơ bản - Thị trường sản phẩm cho sản xuất bánh kẹo và cho sản xuất dầu khí - Thị trường sản phẩm cho sản phẩm khác Ta sẽ điểm qua tình hình của từng loại thị trường, qua đó đánh giá ảnh hưởng của chúng tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đầu tiên là thị trường dụng cụ cắt gọt và đo lường. Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp nặng nói chung và ngành cơ khí nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước có chính sách tập trung vào ngành xuất khẩu như: Da giầy, may mặc, nông sản (gạo, cà phê, điều), hải sản và ít quan tâm phát triển công nghiệp nặng. Vì vậy việc mở rộng thị trường này của Công ty gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do nhu cầu thị trường ngày một phức tạp, đòi hỏi ngày càng cao. Đây cũng là trở ngại mà Công ty cần vượt qua. Đối với các thị trường còn lại, tình hình khá khả quan cho Công ty. - Thị trường xây dựng cơ bản: Hiện nay đất nước trong giai đoạn và phát triển, hệ thống cầu đường giao thông cũng cần cải tạo và xây dựng để đáp ứng, phù hợp với điều kiện mới. Vì vậy, thị trường các sản phẩm về cầu đường sẽ có tiềm năng phát triển. - Thị trường công nghiệp nhẹ: Đây là thị trường mà Nhà nước đang quan tâm, ưu tiên phát triển. Do đó các nhu cầu về phụ tùng máy móc thiết bị để chế biến cũng sẽ tăng theo. Đây là thị trường rất nhiều tiềm năng mà Công ty có thể khai thác, tận dụng. Tuy nhiên đây là những sản phẩm mới của Công ty, chính vì thế các sản phẩm đòi hỏi phải vừa nghiên cứu vừa sản xuất nên cũng gây khá nhiều khó khăn cho Công ty. Bên cạnh những khó khăn như thế thì mức độ cạnh tranh ở trên các thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Ngoài các công ty cơ khí của Quân đội cạnh tranh với Công ty ngày càng cao. Công ty KATO của Nhật cũng đã đem máy móc thiết bị vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh. Điều này đã làm cho những khó khăn của công ty lại càng trở lên khó khăn hơn và việc quan tâm chú trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thực sự là điều kiện để Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí có thể tồn tại và phát triển. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Năng lực của máy móc thiết bị cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. ở Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí thì máy móc thiết bị ảnh hưởng đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện ở những điểm sau: Số lượng máy móc thiết bị của Công ty tương đối nhiều nhưng rất lạc hậu khó khăn cho việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và khó khăn trong công tác kiểm tra, chuẩn bị, bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Hiện nay, Công ty có gần 300 máy móc các loại như sau: Bảng 3: Các loại máy móc thiết bị của Công ty STT Tên thiết bị Số lượng (cái) Nước chế tạo) 1 Máy khoan các loại 34 Liên Xô 6 Tiệp Khắc 4 Đức 16 Việt Nam 2 5 Việt Nam 7 Liên Xô 3 Đức 3 Máy mài các loại 7 Việt Nam 80 Liên Xô 11 Đức 1 Đài Loan 1 Nhật 4 Máy phay 46 Liên Xô 5 Đức 1 Hungari 5 Máy cưa 4 Việt Nam 1 Nhật 1 Rumani 2 Liên Xô 6 Máy dập 2,5 tấn 3 Việt Nam 5 tấn 3 Việt Nam 250 tấn 1 Liên Xô 400 tấn 1 Liên Xô 7 Máy cắt tôn 1 Việt Nam 1 Liên Xô 8 Máy búa 400 kg 1 Trung Quốc 1 Liên Xô 9 Máy nén khí 2 Liên Xô 10 Máy ép, lăn số, máy cắt ren và máy xọc 4 Việt Nam 14 Liên Xô 1 Tiệp Khắc 2 Đức (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Đại bộ phận máy móc thiết bị của Công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên năng lực sản xuất là rất ít (còn từ 30-35%), dễ hỏng hóc, độ chính xác thấp, nên rất khó khăn cho việc đảm bảo tình hình sản xuất của Công ty. Hơn nữa hoạt động sửa chữa bảo dưỡng và đổi mới máy móc thiết bị của Công ty còn rất yếu. Số lượng máy móc thiết bị được sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm của Công ty hết sức khiêm tốn. Năm 1999 : Sửa chữa 17 máy và lắp đặt vận hành 3 thiết bị mới. Năm 2000 : Sửa chữa lớn 14 thiết bị lớn và sửa chữa đột xuất 15 máy. Năm 2001 : Sửa chữa lớn 15 thiết bị lớn và sửa chữa đột xuất 17 máy. 4. Đặc điểm về lao động. Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với lao động sản xuất nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay nghề (bậc thợ), kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc ở Công ty Dụng vụ cắt và Đo lường cơ khí hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 413 người. Trong đó: Số kỹ sư, đại học: 64 người Số trung cấp kỹ thuật: 25 người Tổng số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty là 162 người. Trong đó có 64 người có trình độ đại học, 25 người có trình độ trung cấp, 73 sơ cấp. Như vậy, số người có trình độ đại học chiếm 39,5%. Số người có trình độ trung cấp chiếm 15,4% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, nó thể hiện ở số cán bộ quản lý có trình độ cao. Điều này tạo điều kiện tốt cho Công ty trong việc điều hành và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lao động gián tiếp chiếm 39,2% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Với chức năng chính của Công ty là sản xuất kinh doanh thì việc có nhiều lao động gián tiếp so với số lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty nên có biện pháp giảm bớt số lao động gián tiếp này. Năm 2001 Công ty có 251 công nhân sản xuất với cơ cấu bậc thợ như sau: Bậc thợ 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 Số ca 17 21 33 31 81 68 (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Bậc thợ bình quân = ằ 5,36 Số lượng công nhân kỹ thuật, bậc thợ cao trong Công ty chiếm tỷ lệ lớn: Công nhân thợ bậc 5 - 7 là 180 người, chiếm 71,7% tổng số công nhân của Công ty. Công nhân bậc thợ 3-4 là 54 người, chiếm 21,5% tổng số công nhân của Công ty. Như vậy công nhân bậc thợ 3-7 chiếm 93,2% tổng số công nhân của Công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao góp phần rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Với trình độ cán bộ công nhân viên kỹ thuật cao, nếu Công ty biết bố trí lao động một cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. III. đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí giai đoạn 1997 đến năm 2001. 1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 1.1. Chỉ tiêu doanh thu của Công ty. Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Công ty. Năm Tổng doanh thu kế hoạch (tr.đồng) Tổng doanh thu thực hiện (tr.đồng) Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) Tỷ lệ % so với năm trước (%) 1997 15.000 15.535 103,56 1998 17.000 15.922 93,659 102,49 1999 13.600 10.474 77,01 65,78 2000 14.560 13.875 97,50 135,85 2001 15.000 14.743 98,29 140,76 (Nguồn: Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Qua số liệu trên ta thấy từ năm 1997 đến năm 2001 cả doanh thu theo kế hoạch lẫn doanh thu thực tée đều biến động thất thường, tuy nhiên xu hướng chung là giảm. Năm 1998, so với năm 1997 thì doanh thu tăng không nhiều chỉ tăng 2,44%. Đến năm 1999 thì doanh thu giảm mạnh so với năm 1998, giảm 5.448 triệu đồng hay giảm 34,22%. Tuy nhiên đến năm 2001 thì doanh thu có dấu hiệu phục hồi, tăng 4.269 triệu đồng hay 40,76% so với năm 1999. Nếu xét trong cả thời kỳ thì doanh thu giảm. Doanh thu năm 2001 giảm 792 triệu đồng so với năm 1997. Tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty cũng không mấy khả quan. Cả 3 năm 1998, 1999, 2001, doanh thu thực tế đều thấp hơn doanh thu kế hoạch, đặc biệt là năm 1999 thì doanh thu của Công ty chỉ đạt 77,01% kế hoạch đề ra (mặc dù mức kế hoạch này đã được điều chỉnh lại trong năm). Riêng năm 1997 thì vượt mức kế hoạch tăng 535 triệu đồng hay 3,56%. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu trong cả thời kỳ là do: Năm 1997, Công ty đã gặp phải những khó khăn như: + Nhu cầu khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty thay đổi. + Chu kỳ sản xuất cơ khí kèo dài + Sản phẩm của Công ty gửi tiêu thụ bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tuy nhiên Công ty đã có những giải pháp kịp thời cũng như thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm chuyển đối cơ cấu sản phẩm (từ sản phẩm truyền thống sang sản phẩm phục vụ xây dựng cơ bản như: Cầu,, cống, công nghiệp thực phẩm: sản xuất bánh kẹo) nên Công ty đã khắc phục được ít nhiều các khó khăn, doanh thu của Công ty đạt và vượt mức kế hoạch. Năm 1998: Kết quả sản xuất thấp do đó doanh thu không đạt kế hoạch. Trong năm 1998 có 25 hợp đồng với giá trị 1.106.000.000 đồng chậm tiến độ giao hàng (giá trị phạt do giao hàng chậm xấp xỉ 60 triệu đồng) trong đó đêù có 685 triệu đến hết năm 1998 vẫn chưa có hàng giao cho khách. Nguyên nhân khách quan của tình hình trên là do cơ cấu sản phẩm rất phức tạp, tỷ trọng sản phẩm mới và khó nhiều, loại sản phẩm nhỏ, đơn chiếc là chủ yếu dẫn đến thời gian chuẩn bị kỹ thuật kéo dài. Điều này kéo theo việc chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất cũng kéo dài, làm cho quá trình tổ chức sản xuất trở nên phức tạp tất yếu sẽ làm chậm tiến độ hợp đồng, hạn chế hiệu quả tiêu thụ, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh do bị chậm hợp đồng. Nguyên nhân chủ quan là sự chỉ đạo điều hành sản xuất, chỉ đạo chuẩn bị kỹ thuật của Ban giám đốc còn thiếu kiên quyết. Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ còn chưa sâu sát với thực tế sản xuất tại các xưởng. Việc chấp hành kỹ thuật lao động trên toàn Công ty rất yếu kém, trong đó có một số cán bộ lãnh đạo kém gương mẫu. Chính điều này dẫn đến sai hỏng sản phẩm nhiều. Năm 1998 giá trị doanh thu giảm do sản phẩm sai hỏng lên đến 808,08 triệu đồng. Năm 1999: Doanh thu của Công ty trong năm 1999 giảm mạnh chỉ đạt 10474 triệu đồng, đây là thời điểm mà Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình hình này là do tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của Công ty giảm mạnh (đặc biệt là thị trường Nhật Bản - thị trường nước ngoài duy nhất của Công ty chiếm 21%). Từ cuối năm 1998 Công ty KATO đưa thiết bị sang Việt Nam sản xuất do đó thị phần xuất khẩu của Công ty bị thu hẹp. Giá trị hợp đồng xuất khẩu năm 1999 chỉ bằng 23% năm 1998. Mức cầu của thị trường trong nước đối với sản phẩm của Công ty cũng giảm. Sự cạnh tranh cũng vì thế mà càng gay gắt hơn. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quân đội, dân sự tham gia vào đấu thầu (có lúc tới 9 đơn vị tham gia đấu thầu). Mặt khác trong số các doanh nghiệp cạnh tranh với Công ty thì có một số doanh nghiệp có ưu thế hơn vì vậy 90% danh mục sản phẩm ký được trong năm này là sản phẩm mới và khó, vừa nghiên cứu chế thử vừa thực hiện hợp đồng nên kém hiệu quả và dễ bị chậm tiến độ. (Trong số 35 hợp đồng của năm 1998 chuyển sang và ba hợp đồng ký được năm 1999 thì có 6 hợp đồng giao chậm tiến độ). Bên cạnh đó thì hệ thống chuẩn bị và quản lý sản xuất, sự phối hợp giữa các khâu, các hệ thống chưa chặt chẽ, bị coi nhẹ. Việc lập và kiểm tra tiến độ các khâu chuẩn bị kỹ thuật, chuẩn bị sản xuất chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức. Tình hình quản lý và sử dụng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Ngoài ra một trong những nguyên nhân chủ chốt, quan trọng thiết yếu làm cho tình trạng doanh thu không đạt kế hoạch là khâu tiếp thị; tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm. Năm 2000 và 2001: Doanh thu của Công ty đã được phục hồi một cách đáng kể, đạt 14.743 triệu đồng, tăng 4.269 triệu đồng so với năm 1999. Tuy nhiên doanh thu của Công ty mới chỉ gần đạt mức kế hoạch (98,29%) nguyên nhân của kết quả này là do Công ty đã chủ động tăng dần sản phẩm truyền thống cả về giá trị tuyệt đối và cả về tỷ lệ % trong tổng sản lượng. Công ty đã chú trọng nâng sản lượng lưỡi cưa máy chế tạo từ thép của Đức và dao tiện gắn hợp kim WIDA của Đức. Bên cạnh đó do đoán được sự giảm sút của thị trường máy trên Công ty đã giảm sản lượng mặt hàng này. Mặt khác ở thị trường dầu khí Công ty không những giữ vững mức của năm trước mà còn phát triển được (đạt 2.250 triệu đồng so với 1.596 triệu đồng năm 1999). Nhưng đáng chú ý hơn cả là Công ty đã quan tâm đến công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Chính vì vậy mà Công ty đã đặt chân được vào thị trường phía Nam (dụng cụ cắt) tháng 3 năm 2000 khai trương chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và tính đến hết tháng 12 năm 2000 đạt doanh số 373,27 triệu đồng. Mặc dù đã có một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại khiến doanh thu của Công ty chưa đạt mức kế hoạch. Đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng chấp hành kỷ luật lao động thấp. Doanh thu giảm do sản phẩm sai hỏng tăng đến mức khá cao tới 1.050,16 triệu đồng. Công ty cần chú trọng giải quyết vấn đề này, có những biện pháp kịp thời để có thể tăng doanh thu tiêu thụ trong các năm tới, đồng thời tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cơ cấu sản phẩm sản xuất chưa đạt được như dự kiến nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và thị trường. Có một số sản phẩm tại một số thời điểm cung chưa kịp, chưa khớp với cầu. Tình trạng chậm tiến độ giao hàng vẫn tiếp diễn đã hạn chế kết quả và doanh thu của Công ty. 1.2. Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của kinh doanh. Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 1997 - 2001. (Đơn vị triệu đồng) TT Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 1 Tổng doanh thu 15.534,707 15.922,099 10.474,126 14.743,22 2 Các khoản giảm trừ + thuế (VAT), xuất khẩu phải nộp 330,467 658,610 229,679 349,763 3 Doanh thu thuần 15.204,330 15.263.489 10.244,447 14.393,46 4 Giá vốn hàng bán 11.963,51 12.480.674 8.100,664 11.810,50 5 Lợi tức gộp 3.250,919 2.782.842 2.143,783 2.582,956 6 Chi phí bán hàng 247,892 273,278 161,568 286,749 7 Chi phí quản lý D/nghiệp 2.801,047 2.335,819 2.139,771 2.212,263 8 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 174,890 173,745 - 157,780 83,944 9 Lợi nhuận hoạt động tài chính 0 0 - 149,311 0 10 Lợi nhận hoạt động bất thường 57,873 6,758 289,138 63,476 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 232,853 179,903 - 17,953 147,420 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Bảng 7: Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1998 so với năm 1997 Năm 1999 so với năm 1998 Năm 2001 so với năm 1999 Tổng doanh thu 387,392 - 5.447,973 4.269,099 Khoản giảm trừ 328,143 - 428,931 120,084 Doanh thu thuần 59,159 - 5.019,042 4.149,015 Giá vốn hàng bán 527,206 - 4.379,983 3.709,842 Lợi tức gộp - 468,047 -639,059 439,173 Chi phí bán hàng 25,386 -111,710 125,181 Chi phí quản lý doanh nghiệp - 465,228 -196,048 72,492 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh - 1,145 -331,525 241,724 Lợi nhuận hoạt động tài chính 0 -149,311 149,311 Lợi nhuận bình thường - 51,115 282,38 - 225,662 Tổng lợi nhuận trước thuế - 52,95 -197,856 165,373 (Nguồn: Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản làm tăng lợi nhuận như doanh thu và các khoản lợi nhuận như giá vốn hàng bán, các loại chi phí. So với năm 1997 lợi nhuận năm 1998 đã giảm 52,95 triệu đồng, lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 lại giảm tới 197,856 triệu đồng. Nhưng đến năm 2001 lợi nhuận đã tăng 165,373 triệu đồng so với năm 1999. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do doanh thu thay đổi: Doanh thu thường có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại. Doanh thu năm 1998 so với năm 1997 tăng 387,392 triệu đồng làm lợi nhuận tăng 387,392 triệu đồng vào năm 1998. Doanh thu năm 1999 so với năm 1998 giảm 5447,973 triệu đồng làm lợi nhuận giảm 5447,973 triệu đồng. Doanh thu năm 2001 tăng so với năm 1999 một lượng là 4269,099 triệu đồng làm lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 cũng tăng 4269,099 triệu đồng. - Do khoản giảm trừ (thuế doanh thu, hàng bán bị trả lại, hoa hồng) làm lợi nhuận năm 1998 so với năm 1997 giảm 328,143 triệu đồng. Lợi nhuận năm 1999 so với năm 1997 tăng 428,931 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 lại giảm 120,084 triệu đồng. Do các khoản giảm trừ của doanh thu năm 2001 tăng 120,084 triệu đồng so với năm 1999. - Do giá vốn hàng bán thay đổi: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Nếu giá vốn hàng bán càng tăng thì lợi nhuận càng giảm. Do vậy ảnh hưởng của giá vốn hàng bán làm lợi nhuận của năm 1998 so với năm 1997 đã giảm 527,206 triệu đồng. Còn lợi nhuận của năm 1999 so với năm 1998 tăng 4379,983 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 giảm 3079,842 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của chi phí bán hàng: Cũng như giá vốn hàng bán chi phí bán hàng càng tăng thì càng làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Do ảnh hưởng của chi phí bán hàng làm lợi nhuận năm 1998 so với năm 1997 giảm 25,386 triệu đồng. Nhưng lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 thì tăng 111,710 triệu đồng và lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 lại giảm 125,181 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của chi phí quản lý: Năm 1998 công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí quản lý so với năm 1997 là 465,288 triệu đồng, làm lợi nhuận của năm 1998 so với năm 1997 tăng 465,288 triệu đồng. Lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 tăng 196,048 triệu đồng. Nhưng lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 giảm 72,492 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của thu, chi hoạt động tài chính làm lợi nhuận của năm 1999 so với năm 1998 giảm 149,311 triệu đồng. Thu chi của hoạt động bất thường làm lợi nhuận năm 1998 giảm 51,115 triệu đồng so với năm 1997, lợi nhuận năm 1999 tăng 282,18 so với lợi nhuận năm 1998 và lợi nhuận năm 2001 giảm 225,622 so với lợi nhuận năm 1999. Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch nộp ngân sách của Công ty Năm Nộp ngân sách theo kế hoạch (tr.đồng) Nộp ngân sách thực hiện (tr.đồng) Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) Tỷ lệ % so với mức thực hiện năm trước (%) 1997 312,65 326,27 104,36 1998 358,57 415,24 115,80 127,27 1999 581,74 551,06 94,73 132,71 2001 589,37 699,84 118,74 127,00 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành cơ khí hiện nay thường nộp ngân sách thông qua thuế doanh thu với tỷ lệ 1% doanh thu (đến năm 1999 thay bằng thuế VAT 10%) và 3,6% phần lợi tức sau thuế. Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng thì nộp ngân sách sẽ tăng. Mức nộp ngân sách của công ty ngày càng tăng từ năm 1997 đến năm 2001 do doanh thu qua các năm này ngày càng tăng. Đồng thời số thực hiện cũng tăng hơn so với kế hoạch nộp ngân sách của Công ty. Từ năm 1997 đến năm 2001, tỷ lệ nộp ngân sách thực tế so với kế hoạch của từng năm tăng ngày càng cao. Năm 1997 đạt 104,360%, năm 1998 đạt 115,80%, năm 1999 chỉ đạt 94,73%, năm 2001 vượt mức kế hoạch 18,74%. Tuy 1999 Công ty không hoàn thành kế hoạch nộp Ngân sách nhưng nhìn chung Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. 1.3. Nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm 1997 - 2001 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty từ năm 1997 đến 2001 (Đơn vị; triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 A. Vốn lưu động (TSLĐ) 10.267,569 10.499,110 10.598,048 10.562,659 1. Tiền mặt 507,614 191,642 328,076 356,191 2. Phải thu 2688,943 2.649,112 3.675,121 3.745,986 3. Hàng tồn kho 7021,769 7.587,313 6.373,046 7.102,931 4. TSLĐ khác 49,243 71,043 221,805 857,551 B. Vốn cố định 5.221,678 4.972,277 4.929,277 4.976,136 TSCĐ 5.221,678 4.972,277 4.972,277 4.976,136 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Theo bảng số liệu trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng ngày càng tăng, từ 15489,247 triệu đồng của năm 1997 đến năm 2001 đã tăng lên thành 15538,795 triệu đồng. Trong khi vốn cố định lại ngày càng giảm từ năm 1997 đến năm 1999, năm 1997 tổng vốn cố định là 5221,678 triệu đồng, năm 1999 chỉ còn là 4929,277 triệu đồng. Như vậy vốn cố định năm 1999 giảm so với năm 1997 một lượng là 292,401 triệu đồng. Đến năm 2001 lượng vốn cố định lại tăng thêm thành 4976,136 triệu đồng. Vốn cố định năm 2001 tăng hơn năm 1999 là 46,859 triệu đồng là do mở chi nhánh bán hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ta có bảng số liệu biểu hiện sự tăng, giảm nguồn vốn: Bảng 10: Tốc độ tăng nguồn vốn qua các năm Năm Tốc độ tăng vốn lưu động Tốc độ tăng vốn cố định Chênh lệch (tr.đồng) % Chênh lệch (tr.đồng) % 1998 1197,499 187,67 - 13,864 96,13 1999 506,215 120,0 - 35,121 89,8 2000 668,096 121,71 58,507 118,9 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Vốn lưu động có xu hướng ngày càng tăng. Năm 1997 vốn lưu động là 10.267,569 triệu đồng. Đến năm 1999 thì vốn lưu động là 10.598,048 triệu đồng tức là hơn 330.479 triệu đồng so với năm 1997. Đến năm 2001 thì lượng vốn lưu động giảm 35,389 triệu đồng so với năm 1999, tức là chỉ còn 10.562,659 triệu đồng. Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 1997 đến năm 2001. Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 - Vốn lưu động/tổng vốn 79,22% 88,15% 90,84% 91,04% - Vốn cố định/tổng vốn 20,78% 11,85% 9,16% 8,96% (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Như vậy, vốn lưu động có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Vốn lưu động năm 1997 là 10267,569 triệu đồng chiếm 66,29% vốn kinh doanh đã tăng 231,541 triệu đồng lên thành 10499,110 triệu đồng (chiếm 67,86% vốn kinh doanh) vào năm 1998 và tiếp tục tăng 98,938 triệu đồng lên thành 10598,048 triệu đồng (chiếm 68,25% vốn kinh doanh) vào năm 1999. Đến năm 2001 vốn lưu động giảm chỉ còn 10562,659 triệu đồng (chiếm 67,98% vốn kinh doanh). Vốn cố định lại có xu hướng ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 1997 chiếm tỷ trọng 33,71% trong tổng số vốn, năm 1998 chỉ còn 32,14%, năm 1999 tiếp tục giảm còn 31,75%. Đến năm 2001 tăng lên 32,02%. Nguyên nhân của tình hình trên là do: - Vốn lưu động ngày càng tăng chủ yếu là do khoản chi phải thu tăng. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất các loại máy móc thiết bị cơ khí đòi hỏi vốn lớn nên khách hàng mua máy của Công ty thường thanh toán bằng hình thức trả chậm, chiếm dụng vốn của Công ty, trong khi công ty ngày càng sản xuất và tiêu thụ được nhiều dây chuyền sản xuất thiết bị dụng cụ cắt và đo lường cũng như các sản phẩm phục vụ ngành dầu khí. Do vậy, số vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều, khoản phải thu tăng dẫn đến vốn lưu động tăng. - Vốn cố định từ năm 1997 đến năm 1999 ngày càng giảm do tài sản cố định của công ty là các máy móc thiết bị cũ kỹ, dùng lâu, đã gần hết khấu hao nhưng không được bổ sung làm giảm vốn cố định. Đến năm 2001 nhận thấy cần phải thay đổi một số máy móc thiết bị tốt để mở rộng thị trường, phục vụ sản xuất kinh doanh nên công ty mua thêm một số máy móc thiết bị mới làm tăng vốn cố định của năm 2001. Vốn vay ngắn hạn ngân hàng: Bảng 12: Vốn vay ngắn hạn ngân hàng qua các năm 1997 đến 2001. (Đơn vị: triệu đồng) Năm 1997 1998 1999 2001 Vốn vay ngân hàng 4564,013 5.222,515 4.485,359 4.931,861 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Do đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty đòi hổi vốn lớn mà nguồn vốn do Nhà nước cấp và nguồn vốn tự có của Công ty còn ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nên Công ty buộc phải vay ngắn hạn ngân hàng để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. 1.4. Chỉ tiêu chi phí. Thực trạng chi phí của Công ty được thể hiện: Bảng 13 : Tình hình chi phí của Công ty năm 1997 - 2001 Năm Tổng chi phí Mức thay đổi Chênh lệch Tỷ lệ % đạt được so với năm trước 1997 15.301,8 1998 15.741,2 440,4 102,88% 1999 10.492,1 -5.250,1 66,65% 2001 14.595,8 4.103,7 139,11% (Nguồn : Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Nhìn vào bảng trên ta thấy chi tiêu tổng chi phí của Công ty thay đổi khá thất thường. Năm 1998 tổng chi phí của Công ty chỉ còn là 10.492,1 triệu đồng nghĩa là đã giảm 5250,1 triệu đồng so với năm 1998 (giảm 33,35%). Nhưng đến năm 2001 thì tổng chi phí của Công ty lại tăng lên 14.595,8 triệu đồng, lớn hơn năm 1999 4103,7 triệu đồng (hay là tăng 39,11%). Sự thay đổi của chi tiêu tổng chi phí chủ yếu là do sự thay đổi chi phí nguyên vật liệu và chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT2055.doc
Tài liệu liên quan