LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LƯUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH 3
1.1 Vốn và nguồn vốn trong kinh doanh khách sạn – du lịch 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn 3
1.1.2 Phân loại vốn 4
1.2 Tầm quan trọng của vốn cố định đối với DN khách sạn – du lịch 8
1.2.1 Khái niệm vốn cố định . 8
1.2.2 Phân loại vốn cố định 8
1.2.3 Nguồn hình thành vốn cố định 11
1.2.4 Tầm quan trọng của vốn cố định đối với DN 12
1.2.5 Nội dung công tác quản lý sử dụng vốn cố định 14
1.3 Hiệu quả sử dụng vốn trong DN du lịch. 14
1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 14
1.3.2 Khái niệm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 15
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ 18
1.4.1 Các nhân tố khách quan 18
1.4.2 Các nhân tố chủ quan 19
1.5 Bảo toàn và phát triển vốn 21
1.5.1 Ý nghĩa của việc bảo toàn và phát triển vốn 21
1.5.2 Bảo toàn và phát triển vốn cố định 22
1.6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY DL - DV HỒNG HÀ 25
2.1 Giới thiệu về Công ty DL - DV Hồng Hà. 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 26
2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh 29
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2002-2003 của Công ty 30
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2002- 2003 30
2.2.2 Tình hình lao động và thu nhập của lao động trong Công ty 33
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại Công ty DL - DV Hồng Hà 35
2.3.1 Phân tích vốn và nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. 35
2.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại Công ty 37
2.3.3. Tình hình bảo toàn và phát triển VCĐ của Công ty 42
2.4 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty DL - DV Hồng Hà. 43
2.5 So sánh hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Du lịch – Dịch vụ Hồng Hà với một số công ty khác. 46
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY DL - DV HỒNG HÀ 48
3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch – Dịch vụ Hồng Hà. 48
3.1.1 Thị trường kinh doanh khách sạn ở Hà nội. 48
3.1.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động tại Công ty Du lịch – Dịch vụ Hồng Hà. 49
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty 52
3.2.1 Nghiên cứu và mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. 52
3.2.2 Tăng cường quản lý VCĐ trong quá trình kinh doanh: 57
3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên phục vụ. 59
3.2.4 Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh. 61
3.2.5 Quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn 63
3.2.6 Một số biện pháp khác. 64
3.3 Các kiến nghị 66
3.3.1. Một số kiến nghị đối với cơ quan cấp trên. 66
3.3.2 Những đề xuất đối với Công ty: 67
KẾT LUẬN 69
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty du ịch - Dịch vụ Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho giám đốc trong quá trình quản lý và tổ chức điều hành trong công ty.
- Phòng hành chính tổ chức : tham mưu, ngoại giao, quản trị, tổ chức các hoạt động tác nghiệp của công ty. Có chức năng quản lý hồ sơ, tiếp nhận và bố trí điều hành nhân lực nhằm hỗ trợ các phòng ban trong quá trình tuyển dụng đề bạt, điều động đội ngũ công nhân viên. Thực hiện các chế độ khen thưởng, kỷ luật cùng chế độ tiền lương cho nhân viên trong công ty.
- Phòng kế toán – tài chính : Có chức năng ghi chép lại các giao dịch về tài chính, chuẩn bị và diễn giải các báo cáo tài chính. Cung cấp cho ban quản lý của các bộ phận khác bản báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động đạt được để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh. Chuẩn bị bảng lương kế toán thu và kế toán chi đồng thời hạch toán kết quả kinh doanh, phân tích lỗ lãi và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước .
- Phòng bảo dưỡng điện nước : Phụ trách về việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty bao gồm : Điện , cơ khí , hệ thống sưởi , máy điều hòa không khí , bộ thông khí , các loại bơm và thực hiện sửa chữa nhỏ cùng tu bổ trang thiết bị .
- Trung tâm du lịch : Tiếp thị các dịch vụ : phòng nghỉ , hội thảo , tiệc các loại , cho thuê xe, … và phối hợp với lễ tân để có kế hoạch nhận đăng ký sử dụng dịch vụ . Thực hiện tốt các công việc về lữ hành du lịch . Giúp Ban Giám đốc chuẩn bị các hợp đồng dịch vụ , trình giám đốc ký với khách hàng.
- Bộ phận bảo vệ : Phụ trách công việc đảm bảo an toàn cho con người cùng tài sản của khách và của công ty .
- Tổ phục vụ cơm bình dân : Phục vụ cơm bình dân vào các buổi trưa hàng ngày trong tuần ( trừ Thứ 7 và chủ nhật ) tại cơ quan Thành ủy .
- Bộ phận buồng : là bộ phận chăm lo nơi nghỉ ngơi của khách trong suốt thời gian khách lưu lại khách sạn, giữ gìn vệ sinh trong phòng và đại sảnh khách sạn .
- Bộ phận lễ tân , Mar : là bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng , đón khách đến , khách đi , làm thủ tục đăng ký và trả phòng , theo dõi chặt chẽ các phòng được đăng ký trước ở khách sạn . Đồng thời chuyên nghiên cứu thị trường khách hàng trong lĩnh vực : ăn uống , lưu trú , du lịch … để giúp cho giám đốc có chiến lược , kế hoạch thích ứng với thị trường .
- Bộ phận Bàn Bar : là bộ phận phục vụ tại phòng ăn , phục vụ và cung ứng thức ăn và đồ uống cho các thực khách của khách sạn trong các buổi liên hoan tiệc chiêu đãi , hội nghị , lễ cưới …
- Bộ phận bếp : là bộ phận chế biến và chuẩn bị các bữa ăn phù hợp với đơn đặt hàng của khách do bộ phận lễ tân đưa xuống . Bộ phận này liên quan chặt chẽ với bộ phận bàn bar để phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách .
2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh
Với diện tích đất sử dụng gần 2000m 2 , công ty đã xây dựng 1 khu nhà 5 tầng gồm các bộ phận :
- Bộ phận đại sảnh của công ty được trang trí thoáng đẹp, hiện đại mà vẫn đậm nét dân tộc. Đại sảnh còn được bố trí 1 bộ ghế đệm lịch sự cùng một ti vi để phục vụ khách ngồi nghỉ ngơi giải trí . Một gian hàng bán đồ lưu niệm . Một cầu thang máy thiết kế hiện đại, đảm bảo yêu cầu vận chuyển nhanh ít ồn , hiệu quả kinh tế cao.
- Khách sạn có 72 phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế .
- Công ty du lịch - dịch vụ Hồng Hà có 3 phòng ăn, trang trí mỹ thuật và tiện nghi hiện đại . Đặc biệt có phòng ăn lớn khi cần có thể chuyển đổi thành phòng hội nghị , hội thảo hay tiệc đứng… Hệ thống ánh sáng hoàn hảo gồm nhiều đèn , lắp đặt ở nhiều góc độ do vậy có thể điều chỉnh mức sáng tối khác nhau. Bàn ghế luôn sạch đẹp, trình bày đúng quy cách tiêu chuẩn. Có quầy bar trong phòng luôn bày bán đủ các loại rượu, bia, nước hoa quả .
- Bộ phận bếp thông thẳng với phòng ăn, được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản và đun nấu hiện đại như : nhà lạnh, lò sấy , bếp ga , thiết bị đo đạc kiểm tra … được bố trí hợp lý , thuận tiện cho việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất chế biến cũng như quá trình tiêu thụ các thành phẩm .
- Bãi đỗ xe rộng rãi được xây dưng ở ngay cạnh công ty , đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và công tác trông nom bảo quản phương tiện cho khách.
Trên đây là những nét căn bản về quá trình hình thành, phát triển cũng như cơ cấu tổ chức và tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty DL - DV Hồng Hà. Để biết được cơ cấu hoạt động và việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật như thế nào? ta chuyển sang mục 2.2
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2002-2003 của Công ty
2.2.1 kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2002- 2003
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh khách sạn và các dịch vụ liên quan đến khách sạn du lịch như dịch vụ đưa đón khách từ khách sạn đi đến các điểm tham quan du lịch. Ngoài ra Công ty còn thành lập trung tâm du lịch,nhà hàng phục vụ cơm bình dân, phục vụ tiệc cưới, phục vụ hội nghị…và liên kết với các hãng lữ hành khác. Trong thời gian tới để khẳng định vị thế của Công ty với các DN ở thủ đô và cả nước, Công ty xác định chiến lược kinh doanh lâu dài là đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, chuyển cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh.
Biểu số 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 - 2003
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
So sánh 2003/2002
2002
2003
±
%
1. Tổng doanh thu (D)
tr.đ
5350
5780
430
8,04
- Doanh thu lưu trú
tr.đ
3070
3250
180
5,86
Tỷ trọng
%
57,38
56,23
- 1,15
- Doanh thu ăn uống
tr.đ
1230
1390
160
13,01
Tỷ trọng
%
23
24
1
- Doanh thu khác
tr.đ
1050
1140
90
8,6
Tỷ trọng
%
19,62
19,77
0,15
2. Tổng chi phí (F)
tr.đ
4718,4
5087,14
368,74
7,8
Tỷ suất chi phí
%
88,19
88,01
- 0,18
- Chi phí lưu trú
tr.đ
2723,68
2880,75
157,07
5,8
Tỷ suất
%
50,9
49,8
- 1,1
- Chi phí ăn uống
tr.đ
1074,06
1214,95
140,89
13,12
Tỷ suất
%
20,08
21,02
0,94
- Chi phí khác
tr.đ
920,66
991,44
70,78
7,69
Tỷ suất
%
17,21
17,19
- 0,02
3. Tổng số nộp ngân sách
tr.đ
465,46
502,86
37,41
8,04
- Thuế doanh thu
tr.đ
404,95
432,76
27,81
6,87
- Thuế lợi tức
tr.đ
60,51
70,1
9,59
15,85
4. Lợi nhuận (L)
tr.đ
166,15
180
13,85
8,34
Tỷ suất lợi nhuận
%
3,10
3,11
0,01
- Lợi nhuận KD lưu trú
tr.đ
85,37
93
7,63
8,94
Tỷ suất
%
1,6
1,61
0,01
- Lợi nhuận KD ăn uống
tr.đ
51,39
56,9
5,51
10,72
Tỷ suất
%
0,96
0,96
0,02
Lợi nhuận KD dịch vụ khác
tr.đ
29,39
30,1
0,71
2,41
Tỷ suất
%
0,54
0,52
- 0,02
5. Tổng số lao động
người
72
74
2
2,78
6. Năng suất lao động
tr.đ/người
74,31
78,11
3,8
5,11
7. Tổng quỹ lương
tr.đ
799,2
844,8
45,6
5,71
Tỷ suất tiền lương
%
14,94
14,62
- 0,32
8. Tiền lương bình quân
tr.đ
0,825
0,85
0,025
3,03
Từ biểu số 1 ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt thể hiện ở các chỉ tiêu tổng doanh thu, lợi nhuận, thuế nộp cho Nhà nước đều tăng. Tổng doanh thu năm 2003 tăng 8,04%, về số tiền tăng 430tr.đ; lợi nhuận tăng 8,34% tương ứng với số tiền 13,85tr.đ so với năm 2002. Vì vậy, tổng số nộp ngân sách tăng 8,04%, về số tiền tăng 37, 41tr.đ. Để phân tích được khách quan và xác thực hơn về tình hình hiệu quả kinh tế chung ở công ty chúng ta chuyển qua xem xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tương đối.
Các chỉ tiêu mức doanh thu và lợi nhuận đạt được trên 1 đồng chi phí kinh doanh đều tăng. Cụ thể là:
- Doanh thu đat được từ 1 đồng chi phí bỏ ra kinh doanh năm 2003 so với năm 2002 là
Năm 2002 là: 1,13386 ( đồng doanh thu / 1 đồng chi phí )
Năm 2003 là: 1,1362 ( đồng doanh thu / 1 đồng chi phí )
Số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí theo doanh thu năm 2003 so với năm 2002 đã tăng 0,00234 đồng.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí theo lợi nhuận cho biết 1 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2002 là 0,0352 ( đồng lợi nhuận / 1 đồng chi phí ), năm 2003 là 0,0354 đồng và tăng 0,0002 ( đồng lợi nhuận / 1 đồng chi phí ) so với năm 2002.
Vậy điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả chi phí bỏ ra kinh doanh.
Để có được kết quả như trên, Công ty đã chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng dịch vụ, mạnh dạn đầu tư vốn vào những lĩnh vực mới và đã thu được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó phải nói đến một ban Giám đốc năng động, linh hoạt cùng với một đội ngũ lao động tận tình với công việc.
Tuy nhiên, ngoài những điểm mạnh trên thì Công ty vẫn còn một số điểm yếu cần phải khắc phục. Thứ nhất là trong điều kiện phát triển nhanh,mạnh như hiện nay thì các sản phẩm đòi hỏi phải có sự động bộ và cần phải mở rộng kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ khác. Đối với các dịch vụ bị xuống cấp không còn phù hợp với nhu cầu hiện nay thì phải bổ sung, nâng cấp. Thứ 2 là Công ty chưa khai thác hết chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của mình. Cụ thể là, các chương trình du lịch nói chung còn nghèo nàn và ít thay đổi nên khách dễ nhàm chán không đi lại lần 2, khách hàng của Công ty chủ yếu vẫn là khách nội địa vơi khả năng thanh toán thấp và một phần khách quốc tế mà chủ yếu là khách Trung quốc.
Về công tác quản lý lao động:
- Tổng số lao động năm 2003 tăng 2,78% tương ứng với số người tăng lên là 2 người. Năng suất lao động trong năm 2003 tăng 5,11% tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,8tr.đ/ người so với năm 2002.
- Tổng quỹ lương của DN trong năm 2003 so với năm 2002 tăng 5,71%, tương ứng với số tiền tăng là 45,6 tr.đ. Nếu so sánh tỷ lệ tăng của quỹ lương vơi tỷ lệ tăng của tổng doanh thu thì ta thấy việc sử dụng quỹ lương của DN là hợp lý. Vì tỷ lệ tăng quỹ lương nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu, nên tỷ suất tiền lương giảm là 0,32%
- Mức lương bình quân trên 1 lao động tăng 3,03%, tương ứng với số tiền tăng là 0,025tr.đ. Trong khi đó năng suất lao động tăng 5,71%, điều này chứng tỏ chi phí tiền lương là hợp lý.
2.2.2 Tình hình lao động và thu nhập của lao động trong Công ty
Tính đến hết năm 2003, Công ty có tổng số 74 lao động. Trong đó:
Số lao động nam : 39 người
Số lao động nữ : 35 người
Biểu số 2: Đội ngũ lao động của Công ty năm 2003
STT
Các bộ phận
Số lượng
Trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
PTTH
1
Ban Giám đốc
2 người
2
2
Phòng hành chính - tổ chức
5 người
3
2
3
Phòng tài chính kế toán
4 người
3
1
4
Phòng bảo dưỡng điện nước
5 người
1
1
3
5
Trung tâm du lịch
7 người
4
2
1
6
Ban bảo vệ
9 người
1
2
3
3
7
Tổ phục vụ cơm bình dân
3 người
1
2
8
Tổ buồng
14người
2
4
5
3
9
Ban lễ tân
8 người
6
2
10
Tổ bàn
9 người
3
1
2
3
11
Tổ bếp
8 người
1
2
5
12
Tổng số lao lộng(T)(người)
74người
26
18
21
9
13
Tổng quỹ lương(F)(tr.đ)
70.4
14
Tiền lương bình quân(x=F/T)(tr.đ/người)
0.95
Trình độ nhân viên trong Công ty khá cao, có 26 người có trình độ đại học , số còn lại đã tốt nghiệp cao đẳng trung cấp và PTTH. Mức thu nhập bình quân của một lao động hiện nay là 950000đồng/ tháng, đạt mức thu nhập chung của xã hội.
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại Công ty DL - DV Hồng Hà
2.3.1 Phân tích vốn và nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh.
Biểu số 3: Tình hình vốn và nguồn vốn
Đơn vị tính: tr.đ
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Tỷ trọng
1. Tổng vốn kinh doanh
12000
100
12000
100
- VCĐ và đầu tư XDCB
10000
83,33
10000
83,33
- VLĐ
2000
16,67
2000
16,67
2. Doanh thu
5350
5780
430
8,04
3. Lợi nhuận
166,15
180
13,85
8,34
4. Hiệu quả sử dụng vốn KD
0,45
0,48
0,03
6,67
5. Sức sinh lợi của vốn KD
0,014
0,015
0,001
7,14
6. Tổng giá trị nguồn vốn
12000
100
12000
100
- Vốn vay
7720
64,33
7250
60,42
-470
- 6,09
- 3,91
- Vốn Ngân sách cấp
3070
25,58
3230
26,92
160
5,21
1,34
- Vốn tự có
1210
10,09
1520
12,66
310
25,62
2,57
Căn cứ vào biểu số 3 ta thấy rằng:
Đánh giá chung việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong năm là chưa được tốt vì: Doanh thu tăng 430tr.đ với tỷ lệ tăng là 8,04%, lợi nhuận kinh doanh tăng13,85tr.đ với tỷ lệ tăng là 8,34%. Trong khi đó tổng vốn kinh doanh không tăng.
Việc phân bổ vốn kinh doanh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng loại hình DN. Nhìn chung ở DN kinh doanh khách sạn du lịch thì vốn thuộc tài sản cố định và đầu tư dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là vốn thuộc nhà cửa, máy móc trang thiết bị nội thất. Còn VLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.
Qua biểu trên ta thấy rằng cơ cấu vốn kinh doanh của khách sạn là hợp lý vì VCĐ chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng VLĐ. VLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp. Còn VCĐ và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ trọng của chúng lại không tăng. Đó chính là sự bất hợp lý trong việc phân phối về vốn của khách sạn.
Tuy tổng nguồn vốn bình quân không tăng nhưng DN vẫn sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả bởi hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN tăng và hệ số sinh lợi của vốn cũng tăng so với năm 2002. Cụ thể là:
- Hiệu quả sử dụng vốn tăng 6,67%, tương ứng tăng với số tuyệt đối là 0,03 tr.đ trên 1 đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Hệ số sinh lợi của vốn tăng 7,14%, tương ứng tăng với số tuyệt đối là 0,001tr.đ trên 1 đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh.
Nói tóm lại, trong năm vừa qua tuy việc phân bổ nguồn vốn kinh doanh của khách sạn chưa hợp lý,nhưng việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong năm là có hiệu quả. Kể cả hiệu quả sử dụng vốn, lẫn sức sinh lợi của vốn đều tăng. Điều đó cho thấy DN đã có những chính sách và phương pháp quản lý vốn 1 cách có hiệu quả. Nhưng vì vốn kinh doanh của DN không tăng, chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh không tăng.
ứng với tổng số vốn không tăng thì tổng giá trị nguồn vốn cũng không tăng lên.Nhưng trong đó nguồn vốn ngân sách cấp tăng 160tr.đ, tương ứng với tỷ trọng tăng 1,34%. Vốn tự có tăng 310tr.đ tương ứng với tỷ trọng tăng 2,57%. Còn vốn vay giảm 470tr.đ, tỷ trọng giảm 3,91% Như vậy, do tình hình kinh doanh gặp khó bởi tác động của dịch bệnh nên công ty đã được Đảng và Nhà nước trợ giúp mặt khác do sự biến động của thị trường tiền tệ nên DN đã giảm tỷ lệ vốn vay nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra.
2.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại Công ty
a) Tình hình sử dụng VCĐ
Biểu số 4: Tình hình vốn cố định
Đơn vị tính: Tr.đ
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 03/02
Số tiền
TT
Số tiền
TT
Số tìên
%
TT
- VCĐ trong kinh doanh lưu trú
7718,92
77,19
7340
73,4
-37892
4,91
-379
- VCĐ trong kinh doanh ăn uống
1768,16
17,68
2018,88
20,19
250,72
14,18
2,51
- VCĐ trong kinh doanh dịch vụ khác
512,92
5,13
641,12
6,41
128,2
25
1,28
Tổng VCĐ trong sản xuất kinh doanh
10000
100
10000
100
Qua biểu 4 phân tích tình hình tài sản của Công ty ta thấy rằng 100% tài sản được sử dụng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Như vậy, Công ty đã biết tận dụng hết khả năng sản xuất kinh doanh của tài sản cố định.
VCĐ sử dụng năm 2003 vẫn tập trung nhiều nhất vào việc kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống, nhưng VCĐ ở nghiệp vụ kinh doanh lưu trú đang có chiều hướng giảm xuống cả về số tiền lẫn tỷ trọng. Ngược lại, VCĐ dùng trong kinh doanh ăn uống và kinh doanh các dịch vụ khác lại tăng lên. Chứng tỏ DN đang chuyển hướng đầu tư vốn.
Theo cách phân tích ở trên ta chỉ nắm được một cách khái quát tình hình phân bổ VCĐ. Muốn nhận biết tình hình sử dụng VCĐ như thế nào, sau đây ta sẽ đi phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ trong từng nghiệp vụ kinh doanh.
b) Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ trong kinh doanh lưu trú
Biểu 5: Hiệu quả sử dụng VCĐ trong kinh doanh lưu trú
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 03/ 02
±
%
1. Doanh thu lưu trú
Tr.đ
3070
3250
180
5,86
2. Lợi nhuận kinh doanh lưu trú(KDLT)
Tr.đ
85,37
93
7,63
8,94
3. VCĐ trong KDLT
Tr.đ
7718,92
7340
-378,92
- 4,91
4. Số phòng
Phòng
72
72
0
0
5. Sức SXKD của VCĐ KDLT
0,40
0,44
0,04
10
6. Sức sinh lời của VCĐ trong KDLT
0,011
0,013
0,002
18,18
7. Sức SXKD của 1 phòng
42,639
45,139
2,5
5,86
8. Sức sinh lời của 1 phòng
1,186
1,292
0,106
8,94
Qua biểu phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lưu trú năm 2003 so với năm 2002 ta thấy rằng:
Doanh thu lưu trú năm 2003 tăng so với năm 2002 nhưng tốc độ giảm của VCĐ bình quân trong kinh doanh lưu trú giảm làm cho sức sản xuất kinh doanh của một đồng VCĐ đã bỏ ra để kinh doanh tăng 10%, về số tuyệt đối tăng 0,04 tr.đ.
Do doanh thu lưu trú tăng đã làm cho sức sản xuất kinh doanh của một phòng kinh doanh lưu trú tăng theo cụ thể đã tăng 5,86% về số tiền tăng 2,5 tr.đ
Về lợi nhuận kinh doanh lưu trú năm 2003 so với năm 2002 tăng một cách đáng kể, điều này đã làm cho hệ số sinh lợi của 1 đồng VCĐ bỏ ra kinh doanh lưu trú tăng lên 18,18%. Do lợi nhuận tăng cho nên sức sinh lợi của 1 phòng kinh doanh lưu trú cũng tăng theo. Sức sinh lợi của 1 phòng tăng là 8,94% tương ứng với số tiền là 0,106 tr.đ.
Tóm lại, việc sử dụng VCĐ trong kinh doanh lưu trú năm 2003 của Công ty DL - DV Hồng Hà là tốt vì Công ty đã nâng được mức lợi nhuận và sức sản xuất kinh doanh của vốn lên, về thực chất hiệu quả sử dụng VCĐ trong kinh doanh lưu trú thể hiện ở chỉ tiêu sức sản xuất kinh doanh của một phòng mà chỉ tiêu này cũng tăng. Vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn là tốt, mặc dù Công ty đã giảm các khoản đầu tư. Trong thời gian tới ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty cần có những giải pháp để tăng các khoản đầu tư, mở rộng kinh doanh và nâng cao chất lượng nhằm khai thác tối đa công suất sử dụng phòng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ trong kinh doanh ăn uống
Qua biểu phân tích số 6 ta thấy doanh thu và lợi nhuận kinh doanh ăn uống tăng. Doanh thu ăn uống năm 2003 tăng so với năm 2002 nhưng tốc độ tăng của VCĐ bình quân trong kinh doanh ăn uống tăng nhanh hơn làm cho sức sản xuất kinh doanh của một đồng VCĐ đã bỏ ra để kinh doanh giảm 1,43% tương ứng số tiền doanh thu thu được khi bỏ một đồng VCĐ ra để kinh doanh giảm 0,08 tr.đ.Và chỉ tiêu sức sinh lợi của VCĐ trong kinh doanh ăn uống là giảm, bởi vì tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của VCĐ. Vậy chỉ tiêu này chứng tỏ năng lực của VCĐ sử dụng trong kinh doanh ăn uống giảm
Biểu 6: Hiệu quả sử dụng VCĐ trong kinh doanh ăn uống
Các chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
So sánh 03/ 02
±
%
1. Doanh thu kinh doanh ăn uống
Tr.đ
1230
1390
160
13,01
2. Lợi nhuận kinh doanh ăn uống
Tr.đ
51,39
56,9
5,51
10,72
3. VCĐ kinh doanh ăn uống bình quân
Tr.đ
1768,16
2018,88
250,72
14,18
4. Số ghế ngồi
chiếc
360
360
0
0
5. Sức SXKD của VCĐ KD ăn uống
0,70
0,69
- 0,01
- 1,43
6. Sức sinh lợi của VCĐ trong KD ăn uống
0,029
0,028
- 0,001
-3,45
7. Sức SXKD của 1 ghế ngồi dùng trong KD ăn uống
3,42
3,86
0,44
12,87
8. Sức sinh lợi của 1 ghế ngồi dùng trong KD ăn uống
0,14
0,16
0,02
14,29
Doanh thu và lợi nhuận tăng làm cho hiệu quả sử dụng ghế ngồi cũng tăng theo hiệu quả sử dụng ghế ngồi là 1 trong những chỉ tiêu hiệu quả đặc trưng cho sản xuất kinh doanh ăn uống. Vậy năm 2003 so với năm 2002 sức sản xuất kinh doanh trên 1 ghế ngồi của Công ty DL – DV Hồng Hà tăng 12,87% tương ứng số tiền tăng là 0,44tr.đ trên 1 ghế. Sức sinh lợi của 1 ghế ngồi cũng tăng lên 14,29% về số tiền tăng 0,02tr.đ/ 1 ghế
Tóm lại, hiệu quả sử dụng VCĐ trong kinh doanh ăn uống năm 2003 của Công ty DL – DV Hồng Hà chưa được tốt vì năng lực của VCĐ sử dụng trong kinh doanh ăn uống giảm trong khi đó hiệu quả sử dụng ghế ngồi lại tăng. Nguyên nhân là Công ty chưa sử dụng vốn hợp lý nên Công ty chưa đẩy mạnh được bán ra, việc thu hút khách hàng chưa có hiệu quả. Trong kỳ tới Công ty cần có những biện pháp thích hợp để nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng ăn uống, đâu tư nâng cấp phòng ăn, nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên bàn, bar, bếp.Cần tạo cho khách sạn những món ăn đặc sản riêng, tăng cường quảng cáo, trích phần trăm cho người dẫn khách…Từ đó thu hút khách hàng ngày một đông để có sự luân chuyển vốn có hiệu quả hơn.
d) Tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty DL – DV Hồng Hà.
Như đã phân tích ở phần trước VCĐ dùng trong kinh doanh không tăng trong khi đó tổng doanh thu và lợi nhuận đạt được tăng tương đối nhanh. Tổng doanh thu năm 2003 đạt 5780tr.đ, tăng 8,04%, tổng lợi nhuận tăng 8,33%, về số tiền tăng 180tr.đ. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ sẽ tăng. Thật vậy, nhìn vào biểu số 7 ta thấy sức SXKD của VCĐ năm 2003 là 0,578ng. DT/1đ VCĐ, tăng 8,04%.
Biểu 7: Hiệu quả sử dụng VCĐ trong SXKD
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 03/ 02
±
%
1. Tổng doanh thu
ng.đ
5350000
5780000
430000
8,04
2. Tổng lợi nhuận
ng.đ
166150
180000
13850
8,33
3. VCĐ bình quân
ng.đ
10000000
10000000
0
0
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định
ng.đ
574230
545000
-29230
-509
5. Số lao động bình quân
Người
72
74
2
2,78
6. Sức SXKD của VCĐ bình quân
0,535
0,578
0,043
8,04
7. Sức sinh lợi của VCĐ bình quân
0,017
0,018
0,001
5,88
8. Sức SXKD của 1 đồng chi phí TSCĐ
9,32
10,65
1,29
13,84
9. Sức sinh lợi của 1 đồng chi phí TSCĐ
0,29
0,33
0,04
13,79
10. VCĐ bình quân trên 1 người lao động
138888,89
135135,14
-375375
-27
Đối với chỉ tiêu khả năng sinh lợi của VCĐ so sánh 2003/2002 thấy tăng 5,88% về số tiền tăng 0,001ng.đ LN/ 1đ VCĐ. Như vậy, hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty không cao. Vậy nguyên nhân là do đâu? Trước hết là do DN chưa tận dụng triệt để số TSCĐ hiện có của mình, việc sử dụng và quản lý chi phí còn nhiều bất hợp lý, chi phí hoàn trả vốn ngân hàng cao cũng làm cho chi phí tăng lên.
Ngoài hai chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ em còn sử dụng hai chỉ tiêu là sức SXKD của chi phí khấu hao TSCĐ và khả năng sinh lợi của chi phí khấu hao TSCĐ. Nhìn vào bảng số liệu ra thấy, doanh thu được từ 1 đồng chi phí khâu hao TSCĐ năm 2003 là 10,65ng.đ tăng 13,84% so với năm 2002. Tuy nhiên, chỉ tiêu sức sinh lợi của chi phí TSCĐ không cao, biểu hiện ở 1 đồng chi phí năm 2003 bỏ ra chỉ thu được 0,04ng.đ lợi nhuận, tăng 13,79%.
Mức trang bị VCĐ cho 1 lao động cũng là 1 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ. Hiện nay, ở Công ty có 74 lao động và mức trang bị VCĐ cho 1 lao động là 135135,14ng.đ, giảm 2,7% so với năm 2002, về số tiền giảm 3753,75. Như vậy, để VCĐ sử dụng có hiệu quả hơn đơn vị cần chú trọng việc bố trí sắp xếp lao động và tuyển chọn nhân viên một cách hợp lý sao cho sở trường của nhân viên được phát huy một cách tối đa từng khâu cũng như việc tuyển chọn nhân viên phù hợp với khả năng trang bị vốn có của Công ty. Mạnh dạn cắt bỏ lao động ở khâu không cần thiết, chuyển sang khâu khác cần thiết hơn.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng VCĐ trong SXKD của Công ty năm 2003 so với năm2002 là chưa được tốt lắm. Xét về lâu dài thì tình hình kinh doanh như hiện nay là có lợi cho Công ty vì tất cả các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng chứng tỏ việc đầu tư có hiệu quả. Trong kỳ kinh doanh tới Công ty cần có những biện pháp đầu tư mở rộng kinh doanh thu hút khách hàng đến tiêu dùng sản phẩm đẩy mạnh doanh thu, khai thác hết công suất của TSCĐ có như vậy hiệu quả sử dụng VCĐ mới tốt hơn.
2.3.3. Tình hình bảo toàn và phát triển VCĐ của Công ty
Bảo toàn và phát triển VCĐ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các DN duy trì và phát triển vốn SXKD. Hàng năm các DN Nhà nước sau khi được các cơ quan Nhà nước có thâm quyền công bố hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ của từng ngành kinh tế, kỹ thuật sẽ tiến hành điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ, thực hiện bảo toàn và phát triển VCĐ.
Việc bảo toàn và tăng trưởng VCĐ được thực hiện từ những năm 1992, theo chỉ thị của Nhà nước số VCĐ phải bảo toàn theo công thức sau:
Số vốnđược giao đầu kỳ (hoặc số phải bảo toàn đến cuối kỳ)
Số VCĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ
Tăng, giảm vốn trong kỳ
Hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ
x
Khấu hao cơ bản trích trong kỳ
_
=
±
Số VCĐ được giao đầu 2003: 479520 ng.đ khấu hao cơ bản trích trong kỳ: 95904ng.đ, hệ số điều chỉnh: 1,2
Thay số vào công thức trên ta được:
Số VCĐ phải bảo toàn = ( 479520 – 79920 ) x 1,2 = 479520 ng.đ
Hệ số tăng trưởng VCĐ: 479520/ 479520 = 1
Như vậy, ta thấy trong năm 2003 Công ty đã bảo toàn được VCĐ. Theo tính toán tổng số VCĐ thực tế Công ty đã bảo toàn là 479520 ng.đ đúng bằng số VCĐ phải bảo toàn cuối kỳ.
Trong năm 2003, tính theo yêu cầu bảo toàn VCĐ thì lợi nhuận Công ty đạt được phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng VCĐ và lợi nhuận đạt được là 180tr.đ.
Trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn. Phấn đấu phát triển VCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chúng và hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng.
2.4 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty DL - DV Hồng Hà.
Qua thời gian thực tập tại Công ty DL - DV Hồng Hà, được nghiên cứu và tìm hiểu thực tế quá trình xây dựng, phát triển của Công ty em xin phép được nhận xét về những thành tựu và những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình sử dụng VCĐ của công ty như sau:
Công ty DL - DV Hồng Hà là DN Nhà nước thuộc ban tài chính quản trị thành ủy Hà nội được thành lập theo quyết định số 3238/ QĐUB của ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, hoạt động trên cơ sở luật DN Nhà nước và có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập, Công ty đã gặp phải khó khăn chung l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0113.doc