Cương I:
Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
I. Khái quát về vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại . 06
1. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh . 06
1.1. Khái niệm vốn kinh doanh . 06
1.2. Phân loại vốn kinh doanh 07
2. Đặc điểm của vốn kinh doanh . 09
2.1. Đặc điểm của vốn lưu động . 09
2.2. Đặc điểm của vốn cố định . 10
3. Vai trò của vốn kinh doanh . 11
II. Nội dung vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại . 13
1. Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại 13
1.1. Thành phần và cơ cấu vốn lưu động 13
1.2. Nguồn của vốn lưu động . 16
2. Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại . 17
2.1. Thành phần và cơ cấu vốn cố định . 17
2.2. Nguồn của vốn cố định 20
3. Sự cần thiết của việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả trong các doanh nghiệp thương mại . 20
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại . 21
1. Các nhân tố chủ quan 21
2. Các nhân tố khách quan 23
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất, đặc biệt là lớp trẻ sau này đã hình thành một tập thể năng động, sáng tạo đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật đáp ứng mọi yêu cầu công tác trong thời kỳ mới.
Sự đầu tư một cách toàn diện, có chiều sâu như vậy đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển mạnh mẽ và ổn định tạo nên thế và lực đưa công ty lên một tầm cao mới.
Với mục đích kinh doanh chính là đáp ứng tốt nhất về xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, góp phần làm bình ổn thị trường trên địa bàn mình phụ trách. Ngoài ra công ty còn tận dụng phát huy hết điều kiện năng lực sẵn có để phát triển các hoạt động kinh doanh khác. Bằng sự nỗ lực của mình công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong sản xuất kinh doanh như: thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế tài chính, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Trong kinh doanh, dưới tác động của cơ chế thị trường công ty đã nhanh chóng hoạch định những chiến lược kinh doanh mới, thay đổi cơ chế đảm bảo nguồn và cơ chế định giá cùng với việc mở rộng mạng lưới thay đổi phương thức bán hàng (bán buôn, bán lẻ, bán qua đại lý) đã làm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, công ty còn tăng cường các biện pháp quản lý ở từng công đoạn (tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển cấp phát…) nên đã giảm được hao hụt và giữ được phẩm chất các mặt hàng, đảm bảo uy tín trên thương trường.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1998-2002.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu:
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
1999/1998
2000/1999
2001/2000
2002/2001
D
%
D
%
D
%
D
%
Tổng DT
KD xăng dầu
KD khác
222.968
221.518
1.450
215.781
213.546
2.235
270.036
265.423
4.153
251.037
246.881
4.156
289.293
284.498
4.795
-7.187
-7.972
785
96,7
96,4
154,1
54.255
51.877
1.918
125,1
124,3
185,8
-18.999
-18.542
3
92,9
93
100,1
38.256
37.617
639
115,2
115,2
115,4
Giá vốn
201.743
198.391
251.711
234.331
272.959
-3.352
98,3
53.320
126,9
-17.384
93,1
38.628
116,5
Chi phí
14.550
14.624
17.887
16.294
16.522
74
100,5
3.263
122,3
-1.593
91,1
228
101,4
LN trước thuế
LN từ HĐKD
LN từ HĐKD
LN từ HĐKD
6.675
6.207
413
55
2.943
2.763
154
26
612
438
140
34
79
411
130
-462
-185
-188
-62
65
-3.732
-3.444
-259
-29
44,1
44,5
37,3
47,3
-2.331
-2.325
-14
8
20,8
15,9
90,9
130,8
-533
-27
-10
-496
12,9
93,8
92,9
-
-264
-599
-192
527
-
-
-
-
Thuế TNDN
2.136
942
191
25
31
-1.194
43,3
-751
20,3
-166
13,1
6
124
LN sau thuế
4.539
2.001
421
54
-216
-2538
44,1
-1.580
20,0
-367
12,8
-270
-
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm – Phòng kinh doanh.
Trong những năm qua, công ty luôn đạt và vượt kế hoạch các chỉ tiêu về sản lượng, doanh số, lợi nhuận. Kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là:
Tính từ năm 1998 – 2002, công ty đã bán ra hơn 353 nghìn m3 xăng dầu các loại, bình quân mỗi năm lượng xăng dầu bán ra đạt 70,6 nghìn m3. Ngoài ra, công ty còn kết hợp với các công ty thương mại của tỉnh, huyện để cung ứng mặt hàng dầu lửa thắp sáng phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa. Tính từ năm 1998 đến nay công ty đã cung ứng trên 12 nghìn m3 dầu lửa.
Doanh thu từ năm 1998 – 2002 đạt 1.249 tỷ đồng. Trong đó năm 1998 thực hiện 222,968 tỷ đồng, năm 2002 là 289,293 tỷ đồng tăng 1,3 lần so với năm 1998, thực tế hàng năm luôn đạt từ 102 – 110% kế hoạch.
Về lợi nhuận, đặc biệt là trong năm 2001, 2002 ở nhiều thời điểm giá nhà nước giao cho công ty là quá cao, có mặt hàng (giá giao + VAT + phí xăng dầu + vận chuyển tạo nguồn) đã gần bằng hoặc đội giá tối đa. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Hơn nữa, chi phí vận chuyển tạo nguồn quá lớn 110 đ/lít, công ty chỉ nhận được sự hỗ trợ 26 đ/lít từ phía tổng công ty xăng dầu Việt Nam không đủ bù đắp chi phí vận chuyển thực tế tối thiểu cần thiết. Như vậy, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm sút.
Tuy nhiên, xét trên tổng thể hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã đóng vai trò quyết định bình ổn thị trường, không để xảy ra những cơn sốt xăng dầu trên địa bàn, khẳng định được vị trí chủ đạo, chủ lực của doanh nghiệp nhà nước trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh sản xuất kinh doanh.
Đồng thời với việc đẩy mạnh kinh doanh xăng dầu, công ty đã tiến hành mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng khác phục vụ cho các ngành kinh tế và tiêu dùng của nhân dân:
Kinh doanh gas, gần đây có nhiều thuận lợi do nhu cầu thị trường tăng lên. Từ năm 1998 – 2002 khối lượng gas bán ra là 555,2 tấn. Trong đó, năm 1998 thực hiện 80,4 tấn năm 2002 là 137,5 tấn tăng 1,7 lần.
Kinh doanh hoá dầu, chủ yếu là dầu mỡ nhờn. Từ năm 1998 – 2002 khối lượng dầu mỡ nhờn bán ra là 1.342,2 m3. Sản phẩm này luôn giữ ở mức ổn định bình quân mỗi năm bán ra 268,4 m3.
Kinh doanh vận tải của công ty cũng phát triển khá, do chủ động được nguồn hàng. Doanh thu đạt 0,8 tỷ năm 1998, năm 2002 đạt 2,6 tỷ tăng 3,25 lần. Khối lượng vận chuyển đạt cao, lợi nhuận ổn định năm 2002 đạt 418,7 triệu đồng.
Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn nộp ngân sách nhà nước. Tổng nộp ngân sách năm 1998 là 5.733 triệu đạt 120% kế hoạch, 1999 là 3.453 triệu đạt 113% kế hoạch, năm 2000 là 2.149 triệu đạt 131,6% kế hoạch, năm 2001 là 1.039 triệu đạt 129,8% kế hoạch, năm 2002 là 901,7 triệu đồng. Tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 200 cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân 1,3 triệu đồng/người/tháng.
Với những kết quả đạt được, trong những năm tới công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên quyết tâm giữ vững và phát triển mạng lưới rộng khắp xuống cả vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
II. thực trạng tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty xăng dầu bắc tây nguyên.
1. Khái quát về vốn kinh doanh của công ty.
Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, nên nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là do nhà nước cấp và nguồn tự bổ xung qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn do ngân sách nhà nước cấp hàng năm không đáng kể, trong khi đó nguồn tự bổ xung có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty.
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Tổng vốn
Kinh doanh
Vốn cố định và ĐTDH
Vốn lưu động
Trị giá
Tỷ trọng (%)
Trị giá
Tỷ trọng (%)
1998
37.150
8.151
21,94
28.999
78,06
1999
43.291
14.153
32,69
29.139
67,31
2000
33.522
11.318
33,76
22.203
66,24
2001
32.756
9.949
30,37
22.806
69,63
2002
34.466
9.974
28,93
24.492
71,07
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm – Phòng kế toán.
Cơ cấu vốn của công ty mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn. Qua bảng số liệu trên ta thấy, vốn cố định của công ty từ năm 1998 đến năm 2002 chiếm khoảng từ 21 – 33%, vốn lưu động chiếm từ 66 – 78% trong tổng số vốn. Như vậy với một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu như xăng dầu thì đây là cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, ổn định.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu:
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
I.Nợ phải trả
1.Nợ NH
2.Nợ DH
3.Nợ khác
II.Nguồn vốn CSH
1.Nguồn vốn-quỹ
2.Nguồn kinh phí
18.533
18.531
-
2
18.616
18.614
2
49,9
49,9
-
0,0
50,1
50,1
0,0
16.696
16.200
-
496
26.595
26588
7
38,6
37,5
-
1,1
61,4
61,4
0,0
9.012
5.638
2.633
740
24.510
24.505
5
26,9
16,8
7,9
2,2
73,1
73,1
0,0
10.115
9.400
-
715
22.640
22640
-
30,928,7
-
2,2
69,1
69,1
-
12.257
11.449
-
807
22.209
22.209
-
35,632,2
-
2,3
64,4
64,4
-
Cộng
37.150
100
43292
100
33.522
100
32.756
100
34.466
100
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm – Phòng kế toán.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu năm 1999 tăng một lượng đáng kể so với năm 1998 là 7.979 triệu đồng nhưng trong những năm tiếp theo nguồn này giảm có xu hướng giảm dần. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu từ năm 1999 – 2002 giảm về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại tăng lên, năm 1998 chỉ chiếm 50,1%, trong những năm tiếp theo chiếm từ 61,4 – 73,1%. Trong khi đó, nợ phải trả có xu hướng giảm dần về số tuyệt đối và tỷ trọng cũng giảm dần từ năm 1998 – 2000, năm1998 là 18.533 triệu đồng chiếm 49,9%, năm 2000 là 9.012 triệu đồng chiếm 26,9% trong tổng nguồn vốn, giảm 9.521 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ trong giai đoạn này doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh bằng vốn tự có. Tuy nhiên, trong hai năm 2001và 2002 nợ phải trả tăng lên so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 1.623 triệu đồng và thực tế cũng chứng tỏ giai đoạn này doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên phải tăng cường huy động vốn chiếm dụng để đưa vào kinh doanh.
Để xem xét khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính, ta đi vào so sánh chỉ tiêu tỷ suất tài trợ.
Nguồn vốn CSH
Tỷ suất tài trợ (Tstt) =
Tổng nguồn vốn
18.616
Tstt 1998 = = 0,5
37.150
26.592
Tstt 1999 = = 0,61
43.292
24.510
Tstt 2000 = = 0,73
33.522
22.640
Tstt 2001 = = 0,69
32.756
22.209
Tstt 2002 = = 0,64
34.466
Qua các năm các chỉ tiêu này tăng cao điều đó cho thấy, mặc dù phải huy động vốn chiếm dụng vào kinh doanh nhưng khả năng tài chính của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo, vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
2. Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty.
2.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động.
Trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp thương mại vốn lưu động chiếm đến 80%, vì vậy việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên, trong những năm qua triển khai thực hiện các quy chế, quy định của Ngành và chế độ của Nhà nước, nhìn chung vốn lưu động được bảo toàn và sử dụng có hiệu quả. Công tác quản lý, điều hành vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh tương đối hợp lý, luôn đảm bảo cân đối đủ vốn đáp ứng cho khâu tạo nguồn cũng như phục vụ các hoạt động kinh doanh khác.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty ta đi vào phân tích từng bộ phận của vốn lưu động:
Bảng 5: Phân tích cơ cấu tài sản lưu động từ năm 1998 – 2002.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu:
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
1999/1998
2000/1999
2001/2000
2002/2001
D
%
D
%
D
%
D
%
I. TSLĐ và ĐTNH
1.Tiền
2.Đầu tư ngắn hạn
3.Các khoản phải thu
4.Hàng tồn kho
5.TSLĐ khác
6.Chi sự nghiệp
28.999
1.708
-
19.315
6.533
1.443
-
29.139
1.200
-
19.877
6.334
1.728
-
22.203
6.263
-
3.999
9.483
2.458
-
22.806
1.975
-
6.597
11.599
2.635
-
24.492
3.579
-
9.888
8.405
2.619
-
+140
-508
-
+562
-199
+285
-
100,5
70.2
-
102,9
96,9
119,7
-
-6.936
+5.036
-
-15.878
+3.140
+730
-
76,2
512,9
-
20,1
149,7
142,2
-
+603
-4.288
-
+2.598
+2.116
177
-
102,7
31,5
-
165,0
122,3
107,2
-
+1.686
+1.604
-
+3.291
-3.194
-16
-
107,4
181,2
-
149,9
72,5
99,4
-
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm - Phòng kế toán.
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản lưu động cho thấy, tài sản lưu động trong những năm qua có xu hướng giảm, năm 1998 là 28.999 triệu đồng, năm 1999 là 29.139 triệu đồng tăng 140 triệu bằng 100,5% so với năm1998, năm 2000 tài sản lưu động giảm mạnh xuống còn 22.203 triệu đồng chỉ bằng 76,2% so với năm 1999 đã giảm đi 6.936 triệu. Năm 2001 tài sản lưu động có sự tăng trở lại giá trị là 22.806 triệu đồng tăng 603 triệu bằng 102,7% so với năm 2000, năm 2002 là 24.492 triệu đồng tăng 1.686 triệu bằng 107,4% so với năm 2001. Như vậy, từ năm 2000 trở đi do kinh doanh gặp khó khăn lợi nhuận giảm sút, vốn bổ sung từ lợi nhuận không đáng kể, nên vốn lưu động giảm nhiều so với năm 1998 và 1999.
Các thành phần của vốn lưu động:
Lượng tiền mặt có sự biến động qua các năm và có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối, năm 1998 là 1.708 triệu đồng đến năm 1999 là 1.200 triệu giảm 508 triệu và bằng 70,2% so với năm 1998 , năm 2000 lượng tiền mặt tăng mạnh, giá trị là 6.263 triệu đồng tăng 5.036 triệu và bằng 512,9% so với năm 1999, năm 2001 lượng tiền mặt giảm còn 1.975 triệu đồng giảm 4.288 triệu và bằng 31,5% so với năm 2000, năm 2002 là 3.579 triệu đồng tăng 1.604 triệu và bằng 181% so với năm 2001. Sở dĩ lượng tiền mặt của công ty tăng lên, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2000 là do công ty đã chủ động, tích cực trong việc thu hồi công nợ, trong đó chủ yếu là công nợ khách hàng.
Trong khi đó các khoản phải thu có xu hướng giảm xuống, năm 1998, 1999 các khoản phải thu lớn trên 19.000 triệu đồng do đó vốn tiền mặt của công ty thấp. Năm 2000 các khoản phải thu giảm mạnh trị giá là 3.999 triệu đồng giảm 15.878 triệu bằng 20,1% so với năm 1999. Điều này chứng tỏ công ty đã chủ động có những biện pháp nhằm thu hồi công nợ khách hàng, do đó vốn bằng tiền trong năm 2000 tăng lên. Tuy nhiên, trong hai năm tiếp theo kinh doanh khó khăn nên công ty buộc phải bán nợ cho khách hàng với số lượng lớn để giữ thị phần làm cho các khoản phải thu lại tăng lên, năm 2001 là 6.597 triệu đồng tăng 2.598 triệu bằng 165% so với năm 2000, năm 2002 là 9.888 triệu đồng tăng 3.291 triệu bằng149,9% so với năm 2001 do đó vồn bằng tiền giảm. Tại thời điểm năm 2002 trong các khoản phải thu thì công nợ khách hàng là 7.858 triệu đồng chiếm 22,8% tổng vốn kinh doanh. Như vậy trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp để giảm thiểu công nợ nhằm giảm áp lực thiếu vốn kinh doanh.
Về hàng tồn kho, là một doanh nghiệp thương mại thuần tuý do đó lượng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu động. Năm 1999 hàng tồn kho là 6.533 triệu đồng giảm 199 triệu bằng 96,9%, năm 2000 hàng tồn kho tăng mạnh giá trị là 9.483 triệu đồng tăng 3.140 triệu bằng 149,7% so với năm 1999, năm 2001 là 11.599 triệu đồng tăng 2.116 triệu bằng 122,3% so với năm 2000, tuy nhiên năm 2002 hàng tồn kho giảm sút so với năm 2001 giá trị là 8.405 triệu đồng giảm 3.147 triệu bằng 72,5% . Việc giảm hàng tồn kho đã gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên việc giảm sút này là do nhà cung cấp (Tổng công ty xăng dầu Việt Nam) gặp khó khăn trong khâu nhập khẩu hàng hoá do giá cả thế giới có nhiều biến động.
Tài sản lưu động khác có sự tăng lên tuy với lượng nhỏ, năm 1998 là 1.443 triệu đồng năm 2002 là 2.639 triệu đồng tăng 1.176 triệu bình quân mỗi năm tăng 235,2 triệu đồng.
Như vậy, trong những năm qua cùng với sự gia tăng sản lượng, doanh thu và phát triển mở rộng các lĩnh vực kinh doanh làm xuất hiện những khó khăn và yêu cầu mới trong công tác quản lý và điều hành vốn. Doanh thu hàng năm tăng làm cho nhu cầu về vốn tăng cao, nhất là đối với vốn dự trữ hàng tồn kho và vốn bằng tiền. Trong khi đó, nguồn vốn bổ sung rất hạn chế, do kinh doanh xăng dầu liên tục 3 năm qua có nhiều khó khăn, lợi nhuận không đáng kể.
Để cân đối giải quyết vấn đề vốn, công ty đã huy động sử dụng tối đa các nguồn quỹ xí nghiệp chưa sử dụng, thu nộp ngân sách chưa đến hạn và tranh thủ tín dụng của người bán hàng. Đồng thời, có biện pháp giảm thiểu công nợ khách hàng. Kết quả của các phương pháp này là đã huy động được nguồn vốn đến mức tối đa phục vụ cho kinh doanh, cải thiện đáng kể chu trình luân chuyển vốn.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.1. Phân tích chung.
Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động.
* Sức sản xuất của vốn lưu động (Ssx): chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất của =
vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
222.968
Ssx 1998 = = 9,42
23.664
215.781
Ssx 1999 = = 7,42
29.069
270.036
Ssx 2000 = = 10,53
25.647
251.037
Ssx 2001 = = 11,19
22.433
298.293
Ssx 2002 = = 12,61
23.649
Qua chỉ tiêu này cho thấy, năm 1998 với 1 đồng vốn lưu động thu được 9,42 đồng doanh thu, năm 1999 là 7,42 đồng giảm 2 đồng do nhu cầu của xã hội giảm sút cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp ngoài ngành làm giảm sản lượng của công ty. Các năm tiếp theo sức sản xuất của vốn lưu động tăng cao, năm 2000 là 10,53 đồng, năm 2001 là 11,19 đồng, năm 2002 là 12,61 đồng, do công ty đã thay đổi phương thức bán hàng phù hợp hơn với cơ chế thị trường nên tăng doanh thu bán hàng và giữ vững ổn định thị phần.
* Sức sinh lợi của vốn lưu động (Ssl): chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lợi của =
vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
6.675
Ssl 1998 = = 0,282
23.664
2.943
Ssl 1999 = = 0,101
29.069
612
Ssl 2000 = = 0,023
25.647
79
Ssl 2001 = = 0,003
22.433
- 185
Ssl 2002 = = - 0,007
23.649
Qua chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động ta thấy, năm 1998 hiệu quả sinh lợi của vốn lưu động cao với một đồng vốn lưu động thu được 0,282 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên trong những năm sau đó sức sinh lợi của vốn lưu động giảm dần mà nguyên nhân chủ yếu là do có biến động mạnh về giá xăng dầu. Giá nhập khẩu của nhà cung cấp cao trong khi đó lại không được điều chỉnh giá bán trong nước cho phù hợp dẫn đến lãi gộp luôn cao hơn tổng chi phí. Điều này thể hiện rõ trong năm 2002, lợi nhuận gộp là 16.334 triệu đồng, tổng chí phí là 16.519 triệu đồng, dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ.
2.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Số vòng luân chuyển của vốn lưu động (n): chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay của =
vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
222.968
n 1998 = = 9,42 (vòng)
23.664
215.781
n 1999 = = 7,42 (vòng)
29.069
270.036
n 2000 = = 10,53 (vòng)
25.647
251.037
n 2001 = = 11,19 (vòng)
22.433
298.293
n 2002 = = 12,61 (vòng)
23.649
* Thời gian của một vòng luân chuyển (T): chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng.
Thời gian của kỳ phân tích
Thời gian của một =
vòng luân chuyển Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
360
T 1998 = = 38,2 (ngày)
9,42
360
T 1999 = = 48,5 (ngày)
7,42
360
T 2000 = = 34,2 (ngày)
10,53
360
T 2001 = = 32,2 (ngày)
11,19
360
T 2002 = = 28,5 (ngày)
12,61
* Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (Hsđn):
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm =
vốn lưu động Tổng doanh thu thuần
23.664
Hsđn 1998 = = 0,106
222.968
29.069
Hsđn 1999 = = 0,135
215.781
25.647
Hsđn 2000 = = 0,095
270.036
22.433
Hsđn 2001 = = 0,089
251.037
23.649
Hsđn 2002 = = 0,079
298.293
* Số vốn lưu động tiết kiệm được (B):
Tổng doanh thu thuần kỳ KH
B = * ( T BC – T KH )
360
215.781
B 1999 = * ( 38,2 – 48,5 ) = - 6.174
360
270.036
B 2000 = * ( 48,5 – 34,2 ) = 10.726
360
251.037
B 2001 = * ( 34,2 – 32,2 ) = 1.395
360
298.293
B 2002 = * ( 32,2 – 28,5 ) = 3.065
360
Bảng 6: Kết quả sử dụng vốn lưu động từ năm 1998 – 2002.
Chỉ tiêu:
1998
1999
2000
2001
2002
1999/1998
2000/1999
2001/2000
2002/2001
Tổng doanh thu thuần (triệu)
222.968
215.781
270.036
251.037
298.293
7.187
54.255
-18.999
47.256
Vốn lưu động bình quân (triệu)
23.664
29.069
25.647
22.433
23.649
5.403
-3.422
-3.214
1.216
Số vòng luân chuyển (vòng)
9,24
7,42
10,53
11,19
12,61
-1,82
3,11
0,66
-1,42
Thời gian một vòng quay (ngày)
38,2
48,5
34,2
32,2
28,5
10,3
-14,3
-2
-3,7
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (đồng)
0,106
0,135
0,095
0,089
0,079
0,029
-0,04
-0,006
-0,01
Số vốn tiết kiệm được (triệu)
- 6.174
10.726
1.395
3.065
-
-
-9.331
1.670
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm từ 1998 – 2002, Phòng kế toán.
Kết quả trên cho thấy:
Năm 1999, so với năm 1998 vốn lưu động sử dụng không hiệu quả, số vòng luân chuyển vốn là 7,42 vòng giảm 1,82 vòng, thời gian một vòng quay là 48,5 ngày tăng 10,3 ngày, hệ số đảm nhiệm vốn là 0,135 đồng tăng 0,029 đồng, nguyên nhân của việc sử dụng vốn không hiệu quả là nhu cầu về xăng dầu giảm sút so với năm 1998 khi nhiều công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn đã gần hoàn thành, do sự cạnh tranh của các đơn vị ngoài ngành cũng như các đơn vị tuyến trước (lợi thế về nguồn hàng) đã gây giảm sút về doanh thu bán hàng do đó mà gây lãng phí vốn là 6.174 triệu đồng.
Năm 2000, doanh thu bán hàng tăng rõ rệt làm cho số vòng luân chuyển đạt 10,53 vòng, tăng 3,11 vòng, thời gian của một vòng quay là 34,2 ngày giảm 14,3 ngày, hệ số đảm nhiệm vốn là 0,095 đồng giảm 0,04 đồng. Sự tăng trưởng trên là do tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tăng trưởng khá kéo theo tổng nhu cầu xăng dầu tăng gần 9% so với năm 1999 (98000/90000) cũng trong năm này công ty đã mở thêm được phương thức bán tái xuất sang Cambodia, tình hình công nợ đã được giải quyết đáng kể. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng, số vốn tiết kiệm được là 10.726 triệu đồng.
Năm 2001, doanh thu giảm sút do nhu cầu xã hội giảm nhiều so với năm 2000. Các ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn mà chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp giảm do cà phê và các loại nông lâm sản bị rớt giá. Tuy nhiên do có những thay đổi về phương thức tổ chức bán hàng phù hợp hơn với cơ chế thị trường nên đã khắc phục được phần nào khó khăn. So với năm 2000, hiệu quả sử dụng vốn có tăng lên, số vòng quay là 11,19 vòng tăng 0,66 vòng qua đó rút ngắn thời gian thực hiện một vòng luân chuyển xuống còn 32,2 ngày giảm được 2 ngày, hệ số đảm nhiệm vốn là 0,089 đồng giảm 0,006 đồng, số vốn tiết kiệm được là 1.395 triệu đồng.
Năm 2002, doanh thu đạt cao nhất từ trước tới nay do công ty luôn chủ động nắm chắc diễn biến thị trường và có chính sách bán hàng phù hợp nên luôn giành được quyền bán hàng cho hầu hết các khách hàng lớn. Mạng lưới bán hàng được bố trí một cách hợp lý, có đủ nguồn lực để giải quyết tốt các yêu cầu của khách hàng, tuy vậy công nợ khách hàng còn khá cao nên cần có biện pháp giải quyết để tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn. Trong năm này số vòng luân chuyển là 12,61 vòng tăng 1,42 vòng rút ngắn thời gian quay vòng còn 28,5 ngày giảm 3,7 ngày hệ số đảm nhiệm là 0,079 giảm 0,01 đồng nên tiết kiệm được một khoản vốn tương đối là 3.065 triệu đồng.
3. Tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định của công ty.
Đối với doanh nghiệp thương mại vốn cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn kinh doanh, tuy nhiên vốn cố định lại là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Qua phân tích đánh giá vốn cố định, doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh về quy mô cũng như cơ cấu vốn đầu tư, có các quyết định quan trọng như đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định hiện có thông qua việc đánh giá năng lực sản xuất của tài sản cố định. Nhờ đó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
3.1. Tình hình sử dụng vốn cố định
Phần lớn vốn cố định của công ty được biểu hiện dưới dạng tài sản cố định. Thời điểm hiện tại tài sản cố định của công ty hiện có:
+ Nhà cửa và vật kiến trúc gồm có: văn phòng làm việc, nhà kho và các cửa hàng. Trong đó: nhà kho được xây dựng từ những năm 1980 do đó hệ thống công nghệ lạc hậu, tỷ lệ hao hụt cao.
+ Máy móc thiết bị phục vụ công tác quản lý cũng như bán hàng luôn được lãnh đạo công ty quan tâm đầu tư, trong đó quan trong nhất vẫn là hệ thống cột bơm xăng dầu. Những năm gần đây công ty đã đẩy mạnh đầu tư trang bị lại hệ thống cột bơm mới, hiện đại cho các cửa hàng nhằm đảm bảo độ chính xác cao và an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ vệ sinh môi trường.
+ Phương tiện vận tải: phương tiện vận tải chủ yếu của công ty là các loại xe xitéc vận chuyển xăng dầu. Tuy nhiên hiện nay, có đến 90% các phương tiện này đã qua sử dụng từ 8 năm trở lên và đã hết khâu hao do đó công ty luôn phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng, có kế hoạch sửa chữa và bảo quản thường xuyên.
Bảng 7: Phân tích cơ cấu tài sản cố định từ năm 1998 – 2002.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu:
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
1999/1998
2000/1999
2001/2000
2002/2001
D
%
D
%
D
%
D
%
II. TSCĐ và ĐTDH
1.Tài sản cố định
2.Đầu tư dài hạn
3.Chi phí XDCB dởdang
4.Ký quỹ,ký cược DH
8.151
4.443
150
3.557
-
14.153
9.922
256
3.974
-
11.318
8.699
259
2.360
-
9.949
7.752
238
1.958
-
9.974
7.035
226
2.712
-
+6.002
+5.479
+106
+417
-
173,6
223,3
170,7
111,7
-
-2.835
-1.223
+3
-1.614
-
80,0
87,7
101,2
59,4
-
-1.369
-947
-21
-402
-
87,9
89,1
91,9
83,0
-
+25
-717
-12
+754
-
100,3
90,7
9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36829.doc